Ngày Nay Nhật-Bản Thờ Tượng Phật Giáo Sao-Chép, Qua Kỹ-Thuật In 3-Chiều

21/06/20162:04 CH(Xem: 5028)
Ngày Nay Nhật-Bản Thờ Tượng Phật Giáo Sao-Chép, Qua Kỹ-Thuật In 3-Chiều

Ngày Nay Nhật-Bản Thờ Tượng Phật Giáo Sao-Chép,
Qua Kỹ-Thuật In 3-Chiều

Whitney Hipolite - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: 3dprint.com - Bài Đăng Ngày 4/6/2015

(Japanese Now Worshipping 3D Printed Statues - Whitney Hipolite - Posted: Jun/4/2015)

 

phat in 3 chieuMột trong những tôn giáo lớn ở Nhật BảnĐạo Phật, tôn giáo nầy khác biệt rất nhiều so với tôn giáo của đa số các người Tây Phương. Mặc dù Đạo Phật không tôn thờ Thượng Đế (bởi vì Đức Phật là Bậc Giác Ngộ), tuy nhiên có một người mà các Phật Tử noi gương, để đạt đến "sự giác ngộ", đó là Đức Phật Thích Ca. Đức Phật Thích Ca, thường được mọi người đơn giản gọi là "Đức Phật", có mặt hầu như trong các ngôi chùa dưới hình thức là một pho tượng. Đa số các pho tượng nầy, rất cổ xưa và rất có giá trị, và bởi vì có giá trị, nên pho tượng dễ bị người ta ăn cắp. Trên thực tế, kể từ năm 2007 cho đến năm 2009, có 105 bản báo cáo là các pho tượng ở Nhật Bản bị ăn cắp, hầu hết là xảy ra ở các vùng có dân cư thưa thớt, nơi có ít người sinh sống trong nước Nhật. Điều nầy đã khiến cho nhiều nhóm khác nhau, sống khắp nơi trên nước Nhật, bắt đầu dùng kỹ thuật in 3-chiều, để làm các pho tượng sao-chép từ các pho tượng Phật Giáo nguyên-thủy của họ.

Sau đây là một thí dụ, có một nhóm học sinh từ Trường Trung Học Kỹ Thuật Quận Wakayama, họ đã dùng máy scan (scanner) 3-chiều để tạo ra bản sao-chép từ pho tượng nguyên-thủy Aizen Myoo, có chiều cao là 51 cm. Họ đã phải mất 6 tháng trời để hoàn thành mô hình, trước khi họ làm ra bản sao-chép qua kỹ thuật in 3-chiều. Điều nầy đã cho phép họ dời pho tượng nguyên-thủy cất đi vào một nơi an toàn, trong khi pho tượng sao-chép bằng nhựa, được đặt vào vị trí nguyên-thủy trong ngôi chùa. Nhờ làm điều nầy, nhà chùa không còn lo sợ là pho tượng bị đánh cắp, bởi vì pho tượng nguyên-thủy hiện đang được cất giữ ở một nơi rất an toàn. Đồng thời, viện bảo tàng cũng có một pho tượng sao-chép bằng kỹ thuật in 3-chiều, được triển lãm để người khiếm-thị có thể xúc-chạm, và cảm nhận được pho tượng nầy. Trước đây, điều nầy không thể xảy ra được, bởi vì pho tượng nguyên-thủy được bảo vệ trong lồng kính, có nghĩa là không ai có thể dùng tay xúc-chạm vào pho tượng nầy được.

Các học sinh của Trường Trung Học Kỹ Thuật Wakayama đã khuyến khích các ngôi chùa khác ở khắp nơi trên nước Nhật, hãy làm như họ, nghĩa là nhà chùa hãy tạo ra các "bản sao-chép" từ các pho tượng Phật Giáo quý báu của họ. Và, có nhiều ngôi chùa đã bắt đầu thực hành lời khuyên nầy.

Tại thành phố Jiangjin (Giang Tân), ở quận Shimane, Nhật Bản, có một pho tượng Phật A-Di-Đà đứng cao 90cm, pho tượng nầy đã có mặt ở đây nhiều năm. Pho tượng đã được điêu khắc từ thời Kamakura. Vị sư trụ trì của ngôi chùa đã quan tâm về sự trộm cắp có thể xảy ra, cho nên nhà sư đã đưa pho tượng quý báu nầy đến viện bảo tàng gần đó, và sau khi nhà sư nghe nói về kỹ thuật in 3-chiều, nhà sư đã chọn cách nầy để làm một pho tượng sao-chép từ pho tượng nguyên-thủy. 

"Chúng tôi thật ra, không còn một cách nào khác để có thể bảo vệ vĩnh viễn pho tượng Phật," vị sư trụ trì của ngôi chùa cho biết. "Nhờ kỹ thuật in 3-chiều, một pho tượng Phật sao-chép luôn luôn được tôn trí trong chùa, làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, và an lòng."

Hiện nay, các người đi chùa có cơ hội cảm thấy họ được hướng dẫn khi họ chiêm ngưỡng pho tượng Phật, mà họ không cần phải lo ngại là có một người nào đó, sẽ vào ăn cắp đi pho tượng Phật có nhiều giá trị, quý báu đối với ngôi chùa của họ nói riêng, và đối với Phật Giáo nói chung.

Nếu Các Ngôi Chùa Phật GiáoNhật Bản, và nếu các ngôi chùa khác ở khắp mọi nơi trên thế giới bắt đầu làm theo mô hình nầy, giống như các học sinh, và vị trụ trìNhật Bản đã làm, thì đây là một điều thú vị. Chúng ta nghĩ sao về điều nầy? Đây có phải là giải pháp để bảo vệ di sản văn-hóa, và tôn giáo không?

Source-Nguồn: https://3dprint.com/70693/3d-printed-buddhist-statue/

 

Japanese Now Worshipping 3D Printed Statues - Whitney Hipolite - Posted: Jun/4/2015 - Source-Nguồn: 3dprint.com

One of the major religions in Japan is Buddhism, a religion that differs quite a bit from what most of us in the Western World believe. While they don’t exactly worship a god, there is one figure who Buddhists look up to for “enlightenment”, and that is Gautama Buddha. Gautama Buddha, who is most frequently referred to as just simply “Buddha”, has a presence in most Buddhist temples in the form of a statue. Most of these statues, however, are extremely old and valuable, and as with anything of value, theft tends to occur. In fact, between 2007 and 2009 there had been 105 reported thefts of statues in Japan, most of these occurring in sparsely populated, low population areas of the country. This has led various groups around Japan to begin using 3D printing technology in order to create replicas of their Buddhist statues.

One example was a group of students from the Prefectural Wakayama Technical High School, who used 3D scanners to create a virtual copy an Aizen Myoo statue which measured 51cm in height. It took 6 months for them to complete the model, before they set out to make a 3D printed replica of it. This has allowed the original to be moved into a secure location while the copy, which is made of plastic, has replaced the original in the temple. This removes the fears of theft, as the original is now in a very safe place. At the same time, the museum also has a 3D printed copy on display so that the visually impaired can touch and feel the statue. Previously this was not possible, as the original had been enshrined in glass, meaning no one was able to lay their hands on it.

The students at the Wakayama Technical High School have been encouraging other temples around Japan to do the same as they did, and virtually create “backups” of their valuable Buddhist statues. Many temples have begun taking this advice.

In Jiangjin City, which is located in Shimane, Japan, a large 90cm tall statue of Amitabha Tathagata has stood for years. The statue is sculpted in accordance with the Kamakura period. The abbot of the temple was concerned about possible theft, so he took the valuable statue to a nearby museum, and after learning about 3D printing technology, he elected to also have a copy made of the original.

“There really is no other way to be able to permanently guard the statue (Buddha),” said the temple’s abbot. “With this 3D printed replica, as long as it is enshrined in the temple, people can feel at ease.”

Temple goers now have the ability to look up to the statue for guidance, without the worry that someone will end up stealing something extremely valuable to their temple and their religion in general.

It should be interesting to see if other Buddhist Temples in Japan and around the world begin following this model put forth by these students and this abbot in Japan. What do you think? Is this the solution to protecting cultural and religious heritage? 








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.