Nguyên Nhân Sự Chia Cắt Giữa A.dharmapala Và H.S.Olcott

26/12/20191:00 SA(Xem: 6209)
Nguyên Nhân Sự Chia Cắt Giữa A.dharmapala Và H.S.Olcott

NGUYÊN NHÂN SỰ CHIA CẮT GIỮA
A.DHARMAPALA VÀ H.S.OLCOTT
Diệu Tùng Bùi Thanh Thủy

 

Trong lịch sử Phật giáo thế giới nói chung và lịch sử Phật giáo Sri Lanka nói riêng, Anagarika Dharmapala và Henry Steel Olcott là hai nhân vật có công lớn đối với Phật giáo, rất được kính trọng, nhớ ơn và yêu mến. Họ đã từng cùng nhau làm việc, gắn bó mật thiết trong sự nghiệp phục hưng Phật giáo vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, chủ yếu ở Ấn Độ và Sri Lanka. Nhưng những bất đồng đã xãy ra, đi đến chia cắt sau 22 năm cộng táchợp tác.

I. Hai người có công rất lớn với Phật giáo :

Trang web Wikipedia có phần giới thiệu tóm tắt như sau :

Anagarika Dharmapala• Về A.Dharmapala :

– Anagarika Dharmapala (1864 - 1933) là một nhà văn và nhà văn phục hưng Phật giáo Sri Lanka (Sinhala). Ông là nhà truyền giáo Phật giáo toàn cầu đầu tiên;

– là một trong những người đóng góp sáng lập của chủ nghĩa dân tộc Phật giáo Sinhala bất bạo động và là một nhân vật hàng đầu trong phong trào độc lập Sri Lanka chống lại sự cai trị của Anh;

– là người tiên phong trong sự hồi sinh của Phật giáoẤn Độ sau khi nó gần như tuyệt chủng ở đó trong nhiều thế kỷ;

– là người thành lập Hội Maha Bodhi và khôi phục các đền thờ Phật giáo thiêng liêng Ấn Độ;

– là Phật tử đầu tiên trong thời hiện đại để thuyết pháp tại ba châu lục: Châu Á, Bắc Mỹ và Châu Âu.

– Cùng với Đại tá H.S.Olcott, một trong hai nhà sáng lập Hiệp hội Thông thiên học (Theosophical Society), ông là một nhà cải cách lớn và là người phục hưng của Phật giáo Sinhala và là một nhân vật quan trọng trong truyền tải phương Tây.[1]

Henry Steel Olcott• Về H.S.Olcott :

Đại tá Henry Steel Olcott (1832 - 1907) là một cựu sĩ quan quân đội, nhà báo, luật sư người Mỹ, cùng với bà Helena Petrovna Blavatsky (HPB) đã đồng sáng lập Hội Thông thiên học vào năm 1875. Ông là Chủ tịch đầu tiên của hội nầy.

–  Ông là người Mỹ gốc Âu nổi tiếng đầu tiên thực hiện chuyển đổi chính thức sang Phật giáo.

– Những hoạt động tiếp theo của ông với tư cách là chủ tịch của Hiệp hội Thông thiên học học đã giúp tạo ra một sự phục hưng trong nghiên cứu Phật giáo.

– Ông được coi là một người theo chủ nghĩa hiện đại Phật giáo vì những nỗ lực của ông trong việc giải thích Phật giáo thông qua lăng kính phương Tây.

Quan điểm Tây phương hóa của ông về Đức Phật đã ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo Sri Lanka, như A.Dharmapala.

– Ông là một nhà phục hưng chính của Phật giáo ở Sri Lanka và ông vẫn được vinh danh ở Sri Lanka vì những nỗ lực này, đặc biệtxây dựng hằng trăm trường học cho trẻ em Phật giáo. H.S.Olcott đã được người Sri Lanka gọi là "một trong những anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của chúng tôi và là người tiên phong cho sự phục hưng tôn giáo, quốc giavăn hóa hiện nay". [2]

II. Quá trình liên kết

Năm 1880, hai nhà sáng lập Hội Thông thiên học H.S.Olcott và H.P.Blavatsky đến Ceylon (tên gọi Sri Lanka đương thời), quy y Tam bảolập Hội Thông thiên Phật giáo. A.Dharmapala và gia đình rất phấn khích và ngưỡng mộ hai người ngay từ khi chưa gặp. Gia đình A.Dharmapala đã đến nghe và làm quen với họ sau buổi diễn thuyết đầu tiên. Riêng A.Dharmapala có ấn tượng rất sâu sắc và bị thu hút mạnh mẽ bởi H.P.Blavatsky. Khi đủ tuổi trưởng thành, A.Dharmapala đã xin gia nhập Hội Thông thiên của H.S.Olcott với mục đích cống hiến cho Phật giáo.

1) A.Dharmapala với Hội Thông thiên học :

Năm 1884, trở về từ Ấn Độ, A.Dharmapala xin gia nhập Hội Thông thiên học, do ảnh hưởng trực tiếp và tác động của H.P.Blavatsky, nhưng động cơ chính yếuniềm tin rằng lợi ích của Phật giáolợi ích của Hội Thông thiên học là giống hệt nhau[3]. Sau này, trong bài diễn thuyết ở New York năm 1893, ông nói “Tôi trung thành với sự nghiệp Thông thiên, đơn giản vì nó khiến tôi phải tôn trọng tôn giáo của chính mình.”[4]

Từ đó trở thành một Anagarika, ông hoạt động rất tích cực, cống hiến trọn vẹn cho Hội Thông thiên học trong hơn 5 năm. Giai đoạn nầy, bất cứ khi nào H.S.Olcott được kêu gọi vào công việc của Thông Thiên đến Ấn Độ hay Châu Âu, A.Dharmapāla thực hiện công việc một tay hoặc hợp tác với người nầy người nọ trong số các nhà thông thiên Châu Âu đã bắt đầu đến Ceylon để giúp đỡ trong sự phục hưng của Phật giáo.[5] Công việc nổi bật của ông là thông dịch, viết báo và diễn thuyết.

Sau chuyến hành hương Ấn Độ ở Sarnath và Bodh Gaya, ông trở về Ceylon lập Hội Maha Bodhi, đồng thời vẫn duy trì hoạt động với Hội Thông thiên.

2) Olcott với Hội Maha Bodhi :

Năm 1891, A.Dharmapala và Edwin Arnold sáng lập Hội Maha Bodhi ở Colombo, thủ đô của Ceylon. Những nỗ lực ban đầu của hội là để hồi sinh Phật giáoẤn Độ, và khôi phục các ngôi đền Phật giáo cổ tại Bodh Gaya, Sarnath và Kushinara. H.S.Olcott giữ chức Giám đốc kiêm Cố vấn trưởng của hội nầy.

Năm sau, Hội Maha Bodhi lập tờ báo Maha Bodhi Journal, H.S.Olcott đã viết một bài đăng trong số báo đầu tiên, tựa đề  “Tinh thần dịu ngọt của Phật giáo ” (The Sweet Spirit of Buddhism). [6]

III. Quá trình rạn nứt và chia cắt

1) Thất vọng đầu tiên của A.Dharmapala về H.S.Olcott :

Năm 1884, Dharmapala được gia đình chấp thuận, chuẩn bị đi với H.P. Blavatsky sang Ấn Độ để học môn huyền bí ở Adyar[7]. Bỗng trước ngày lên đường người cha đổi ý, không muốn cho con đi. H.S.Olcott đã từ chối một cách tích cực trong việc can thiệp với gia đình A.Dharmapala (lúc ấy còn mang thế danh David Hewavitarne). Trong cơn tuyệt vọng của A.Dharmapala, H.P.Blavatsky đến nơi và mọi việc được giải quyết ổn thỏa. Đến Adyar, H.P.Blavatsky khuyên A.Dharmapala bỏ qua môn huyền bí và học Pali, phục vụ cho nhân loại. Lời khuyên nầy đã định hướng cho cuộc đời hoạt động của A.Dharmapala và làm tăng thêm lòng kính mến, biết ơn tuyệt đối của ông dành cho H.P.Blavatsky. Trong mắt ông, Blavatsky là một Phật tử và là đại diện của các Chân sư, cũng là những Phật tử.

Những kỷ niệm nầy đã để lại những ấn tượng tương phản về hai con người.

2) Thất vọng của A.Dharmapala về hành xử của H.S.Olcott với H.P.Blavatsky:

Trong thời gian A.Dharmapala ở Adyar, H.P.Blavatsky bị vu khống, bị bôi bác nhân cách bởi những người muốn loại trừ ảnh hưởng của bà ở Madras trong lúc bà đang vắng mặt ở đây. H.P.Blavatsky hay tin đã quay về để phản đối nhưng kết cục đã phải rời khỏi Adyar vài tháng sau đó và không bao giờ trở lại. A.Dharmapala tin chắc bà là nạn nhân vô tội của một âm mưu. Chưa thấy sách sử nói việc H.S.Olcott có hành động bảo vệ bà trong vụ nầy. Biết rằng ông đã từng tuyên bố "Bị ràng buộc với nhau bởi mối quan hệ không thể phá vỡ của một công việc chung – công việc của các Đạo sư – có lòng tin cậy và trung thành lẫn nhau và một mục tiêu trong quan điểm, chúng tôi cùng đứng vững hoặc cùng nhau ngả xuống"[8]. Và biết rằng trang web Theosophy Wiki nói “Ông bênh vực HPB trong tất cả các cuộc tấn công vào bà, mặc dù ông thường cảm thấy bị buộc phải đặt lợi ích của Hội lên trên sự bảo vệ danh tiếng của bà.” [9]

Năm 1889 A.Dharmapala sang Nhật cùng với H.S.Olcott, chưa xong công tác phải xuống tàu về trước vì bị bệnh. Trên đường về ông nói chuyện với Thuyền trưởng là bạn của H.P.Blavatsky. Khi người nầy cho rằng H.S.Olcott đã ghen tị với bà, và rằng H.S.Olcott đã thiết kế sự ra đi của bà khỏi Ấn Độ, A.Dharmapala đã bác bỏ ý kiến đó, nói rằng nếu họ ghen tị với nhau thì sẽ không bao giờ giao phó vận mệnh của Hội Thông Thiên Học cho sự chăm sóc chung của họ. Vào thời kỳ này, sự tận tụy với H.S.Olcott vẫn còn là một trong những niềm đam mê của A.Dharmapala khi ấy mới 25 tuổi.

Sự thật, những xung đột đã nảy sinh giữa H.S.Olcott và H.P.Blavatsky từ giữa thập niên 1880, và chỉ được giải quyết một phần bằng cách cho phép một mức độ độc lập khá lớn cho các phân nhánh khác nhau trong Hội Thông thiên. H.S.Olcott đã cố nắm giữ quyền lực đối với nhánh ở Anh, nhưng H.P.Blavatsky đã đối kháng mạnh mẽ. Trận chiến chưa ngã ngũ thì dừng lại khi H.P.Blavatsky qua đời năm 1891.[10]

Những sự thật nầy sớm hay muộn A.Dharmapala cũng hay biết hoặc nghiệm ra, dù có thể ông đã không phát biểu. Điều đó có nghĩa là ông thất vọng về “tình huynh đệ đại đồng” (universal brotherhood) mà H.S.Olcott đã đem ra đối xử với H.P.Blavatsky, người huynh đệ vĩ đại của H.S.Olcott và cũng là người mà A.Dharmapala luôn kính mến và biết ơn. Về sau, chính là theo lời đề nghị của A.Dharmapala mà Alice Leighton Cleather[11] đã viết cuốn sách nổi tiếng “H.P.Blavatsky - Cuộc đời và công việc của bà cho nhân loại”, được xuất bản dưới dạng sách vào năm 1922 sau khi xuất hiện như một loạt các bài báo trong Mahā Bodhi Journal.

3) Ủng hộ bất đắc dĩ của H.S.Olcott cho A.Dharmapala trong Đại hội Tôn giáo Chicago:

Năm 1893, A.Dharmapala được Tiến sỹ J. H. Barrows mời đi dự Đại hội Tôn giáo Thế giới ở Chicago với tư cách Đại diện Phật giáo Miền nam. H.S.Olcott không tán thành, nhưng A.Dharmapala quyết định sẽ đi.[12] Tuy nhiên cuối cùng H.S.Olcott ngừng phản đối; A.Dharmapala được xếp vào đoàn Đại biểu của Hội Thông thiên với tư cách đại diện Phật giáo, đi dự Đại hội cùng với Olcott với nguồn tài trợ của Hội Thông thiên.[13]

Trong chuyến đi nầy, nhận thấy A.Dharmapala đã bắt đầu khó chịu về sự kiểm soát của Hội Thông thiên, H.S.Olcott đã giao cho C.W.Leadbeater dùng sự hậu đãi để mong kéo A.Dharmapala trở về với bầy đàn.[14]

4) Thất vọng của A.Dharmapala về đường lối tôn giáo của Hội Thông thiên:

Sau cái chết của H.P.Blavatsky, A.Dharmapala ngày càng lo lắngphẫn nộ khi nhìn thấy Hội Thông thiên mà bà đã sáng lập, dưới sự lãnh đạo của Annie Besant quay lưng với Phật giáo sang Brahman.

Năm 1896, sự ly giáo bắt đầu xãy ra trong Hội thông thiên. A.Dharmapala đang ở Mỹ; các nhà Thông thiên Mỹ bấy giờ chia thành hai phe và cả hai đều cố gắng sử dụng ông cho những mục đích riêng của họ. Cũng trong năm nầy A.Dharmapala đang lên kế hoạch mua đất ở Bodh Gaya, nhưng H.S.Olcott và A.Besant khuyên ông không nên mua. A.Dharmapala bắt đầu hành động độc lập với H.S.Olcott, kết quả là H.S.Olcott từ chức khỏi Hội Maha Bodhi.

Từ Mỹ trở về Ceylon năm 1897, A.Dharmapala phát hiện ra rằng một nhóm trong Hội Thông thiên đã chống lại Hội Mahā Bodhi, và cảm thấy rằng Phật giáochủ nghĩa Bà-la-môn mới của A.Besant không tương thích, ông đề nghị với H.S.Olcott rằng chữ “Thông thiên” nên bị loại khỏi tên của Hội Thông thiên Phật giáo Ceylon. H.S.Olcott coi đó là xấc láo, đã làm mọi cách để kiểm tra các hoạt động của A.Dharmapāla ở Ceylon. Và người học trò ngày xưa lấy làm tiếc đi đến kết luận rằng người đàn ông lớn tuổi ghen tị với thành công của mình, và rằng ông ta trong sự lo lắng của mình nhằm duy trì quyền lực tại Adyar đã sẵn lòng cho phép A.Besant và những người theo họ trục xuất Đức Phật và Pháp của ngài.[15]

Tuy nhiên, A. Dharmapāla đã không từ chức khỏi Hội Thông thiên cho đến vài năm sau đó (1906).

Tháng 11 năm 1901, A.Dharmapala đang ở Ấn Độ, người bạn thân Norendronath Sen khuyên ông quay trở lại Ceylon vì H.S.Olcott đang làm việc chống lại ông.

Quan hệ giữa A.Dharmapala và H.S.Olcott ngày càng phai lạt và đi đến xung đột.

5) Phẫn nộ của Dharmapala về sự xúc phạm xá lợi Phật của Olcott:

Dharmapala luôn rất tôn kính xá lợi Phật và xem đó là di sản lớn của đất nước Ceylon.

Tháng 10 năm 1904, A.Dharmapala đến thăm H.S.Olcott ở Adyar, hai người cãi nhau về vấn đề xá lợi. Nguyên H.S.Olcott đã xúc phạm cảm xúc của những người theo đạo Phật bằng cách thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với Di tích Răng Phật, một trong những thánh tích linh thiêng nhất của Đức Phật được tôn thờ ở Sri Lanka. Trước đó, H.S.Olcott đã đặt một bản sao xá lợi Răng Phật phía dưới kệ sách thư viện. [16]

Tháng 3 năm 1906, A.Dharmapala từ chức khỏi Hội Thông thiên, sau đó bắt đầu chiến dịch chống lại Hội Thông thiên ở Colombo.

Tháng 11 năm 1906, tại cuộc họp lớn của Phật giáo ở Kandy, A.Dharmapala lên án H.S.Olcott vì đã xúc phạm xá lợi Răng Phật[17].

Anne M. Blackburn nói về sự việc nầy như sau :

Một cuộc họp lớn được tổ chức tại Dalada Maligawa [Đền thờ xá lợi Răng] quy tụ khoảng 100 người gồm các vị tăng, trong đó có các vị sư lãnh đạo các dòng tu Phật giáo trên đảo, và các cư sĩ, nhằm lên án hành động của H.S.Olcott. Nguyên tháng 9 năm 1905 H.S.Olcott đã đăng trên tờ “The Theosopists” bài báo chê bai xá lợi Răng Phật tại Kandy và nói rằng những người theo đạo Phật tôn thờ nó là điều hoàn toàn sai lầm và bất công.

Một nghị quyết của buổi họp đã được thông qua, yêu cầu H.S.Olcott hủy bỏ bài báo và hủy bỏ cái gọi là bản sao của xá lợi mà ông đã nói đến và để trong Thư viện Adyar như một vật để nhạo báng. Khi nào H.S.Olcott chưa hoàn thành các điều kiện nêu trên, ông sẽ không được coi là bạn của Phật tử.[18]

Ba tháng sau, tháng 2 năm 1907, H.S.Olcott qua đời ở Adyar.

IV. Kết luận

Sự tan vỡ quan hệ giữa A.Dharmapala và H.S.Olcott chủ yếu do sự gắn bó lớn dần của Dharmapala với sự nghiệp Phật giáo, có thể tóm tắt thành 4 biểu hiện chính:

1) H.S.Olcott nghĩ rằng ưu tiên hàng đầu của các hoạt động nên được dành cho việc truyền bá giáo lý Phật giáo, trong khi A.Dharmapala coi trọng việc đấu tranh để giành lại quyền kiểm soát Đền thờ tại Bodh Gaya. [19]

2) A.Dharmapala không chấp nhận chủ trương tôn giáo đại đồng (universal religion) mà H.S.Olcott và các nhà Thông thiên đang nhắm tới; ông đã cắt đứt với họ. Một trong những yếu tố quan trọng trong việc bác bỏ Thông thiên tập trung vào vấn đề đại đồng này là: cái giá của việc Phật giáo bị đồng hóa thành một mô hình chân lý phi Phật giáo (non-Buddhist model of truth) cuối cùng là quá cao đối với ông. A.Dharmapala tuyên bố rằng Thông thiên học "chỉ củng cố sự thờ phượng của thần Krishna." Và rằng "Để nói rằng tất cả các tôn giáo có một nền tảng chung chỉ cho thấy sự thiếu hiểu biết của người nói; chỉ riêng Pháp là tối cao đối với Phật giáo" [20]

3) A.Dharmapala bất nhẫn vì H.S.Olcott đã xúc phạm xá lợi Phật.

4) A.Dharmapala kính trọng H.P.Blavatsky như một Phật tử trong khi H.S.Olcott đã phản bội bà và về sau xa cách với Phật giáo.

Khi mức giới hạn đã đến, nhân duyên hội đủ thì sự chia tay là tất yếu. Nhưng những gì người này đã làm được cho bên kia vẫn luôn được ghi nhậncảm ơn.

Diệu Tùng  Bùi Thanh Thủy

Tháng 12 năm 2019

 



[3] Bhikkhu Sangharakshita, Anagarika Dharmapala a biographical sketch, Buddhist Publication Society, Kandy Ceylon, 1952, trang 25.

[5] Sangharakshita, trang 33.

[6] Sangharakshita, trang 40.

[7] Nơi đặt trụ sở quốc tế của Hội Thông Thiên.

[9] như đã dẫn

[10] James R.Lewis and Sarah M.Lewis, Sacred Schisms – How Religions Divide, Cambridge University Press, 2009, trang 201.

[11] Alice Leighton Cleather là người sáng lập Thư viện H. P. B. vào năm 1917, và là đồng sáng lập với William Kingsland của Hiệp hội Blavatsky (1923-1947), Dharmapala là một hội viên.

[12] Sangharakshita, trang 43.

[14] Sangharakshita, trang 74.

[15] Sangharakshita, trang 53.

[16] Kelvin TRAINOR, Relics, ritual, and representation in Buddhism, The Cambridge University Press, 1997, trang 15.

[17] Steven KEMPER, Rescued from the Nation: Anagarika Dharmapala and the Buddhist World, The University of Chicago Press, Chicago and London, 2015, trang 461.
[18] Anne M. BLACKBURN, Locations of Buddhism - Colonialism and Modernity in Sri Lanka,  The University of Chicago Press, 2010, trang 141

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.