Ngài Ban Thiền Lạt Ma Ở Đâu

08/09/20153:22 SA(Xem: 16316)
Ngài Ban Thiền Lạt Ma Ở Đâu

NGÀI BAN THIỀN LẠT MA Ở ĐÂU
Trần Khải

ban thien lat ma 2
Một Phật tử Tây Tạng cầm ảnh của vị Ban Thiền Lạt Ma thiếu thời
khi vị này bị Trung Quốc bắt đi và 'mất tích' từ đó tới nay
(ảnh: BBC World Services)

Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.

Phải chăng, chính phủ Bắc Kinh lên tiếng như thế là để trả lời áp lực từ Đại sứ Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo David Saperstein? Có lẽ thế. Saperstein hồi cuối tháng 8-2015 đã thăm TQ và đã lớn tiếng đòi tự do tôn giáo hoàn toàn tại Tây Tạng. Thế là Bắc Kinh lên tiếng rnằg mọi chuyện bình thường thôi. Có phải thế chăng?

Đức Ban Thiền Lạt Ma (His Holiness the Panchen Lama) nguyên khởi là danh hiệu do ngài Đạt Lai Lạt Ma (His Holiness the Dalai Lama) đời thứ 5 tặng cho thầy mình là vị trụ trì chùa Trát-thập Luân-bố trong thế kỉ 17. Vì Đạt-lại Lạt-ma được xem là hóa thân của Quán Thế Âm nên lúc đó Ban Thiền Lạt Ma được gọi là hóa thân của Phật A-di-đà. Như dòng Đạt Lai, dòng Ban Thiền cũng được xem là một dòng tái sinh (tulku).

Vậy thì, nhà nước TQ can thiệp thế nào về việc lưạ chọn và bắt cóc vị hóa thân gần nhất? Hai thập niên biến mất… cậu bé đước Đức Đạt Lai Lạt Ma chọn là hậu thân Ban Thiền Lạt Ma đã bị công an TQ bắt cóc năm 1995 và bặt tin tới bây giờ.

Ban Thiền Lạt Ma giữ chức cao thứ hai trong tông phái Gelug sau Đạt Lai Lạt Ma. Dòng tái sinh Ban Thiền Lạt Ma giữ nhiệm vụ đi tìm hóa thân mới của Đạt Lai Lạt Ma và ngược lại. Việc đi tìm hóa thân của Ban Thiền Lạt Ma, hay nói chung là việc tìm bất cứ hóa thân nào, luôn luôn là một nghi lễ tôn giáoĐạt Lai Lạt Ma là người lựa chọn quyết định.

Bản tin Phayul hôm 2 tháng 9-2015 ghi rằng Đại sứ Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế David Saperstein đã thăm TQ các ngày 20 tới 28-8-2015 để bàn về tự do tôn giáo với các viên chức chính phủ CSTQ, các lãnh đạo tôn giáo TQ và các nhà hoạt động xã hội dân sự. Ông đã thăm Beijing (Bắc Kinh), Shijiazhuang, Shanghai (Thượng Hải), Hangzhou, và Hong Kong, theo một bản tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Bản tin Phayul kể rằng Đại sứ Saperstein thúc giục trả tự do cho các nhà hoạt động nhân quyềnlãnh đạo tôn giáo tại TQ, đặc biệt đòi gỡ các hạn chế đối với Phật giáo Tây Tạng.

Hẳn là phiền lòng, nên chính phủ TQ chờ dăm ngày sau mới lên tiếng.

ban thien lat ma
Đức Ban Thiền Lạt Ma Gendun Choekyi Nyima
bị mất tích cách đây 20 năm (ảnh RFI)  

Bản tin RFI hôm Chủ Nhật 6 tháng 92015 ghi rằng:

“Lần đầu tiên từ 20 năm qua, Trung Quốc lên tiếng về Đức Ban Thiền Lạt Ma Gendun Choekyi Nyima, lãnh đạo tinh thần thứ nhì của Tây Tạng.

Theo bản tin của Reuteres, ngày 06/09/2015 lần đầu tiên một quan chức Trung Quốc đại diện cho vùng tự trị Tây Tạng, ông Norbu Dunzhub tiết lộ với phóng viên là Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 Gendun Choekyi Nyima vẫn «có cuộc sống bình thường». Không đi sâu vào thêm chi tiết nhưng tuyên bố trên của một nhân vật đại diện cho chính quyền Bắc Kinh gây ngạc nhiên.

Cách nay 20 năm, tháng 5/1995 Đức Ban Thiền Lạt Ma Gendun Choekyi Nyima, khi đó mới 6 tuổi, đã «mất tích» ba ngày sau khi được Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ địnhhiện thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 10, Choekyi Gyaltsen.

panchen200Lama200
Ban Thiền Lạt Ma do Bắc Kinh chọn
(ảnh: RFI)

Đến tháng 11 cùng năm, bất chấp sự chống đối của người Tây Tạng, chính quyền Bắc Kinh phong cho một đứa bé khác - Gyancain Norbu chức Ban Thiền Đạt Ma. Nhân vật được chính quyền Trung Quốc tấn phong hiện đang sinh sống tại Bắc Kinh.

Trong hàng ngũ tôn giáo của người Tây Tạng, Đức Ban Thiền Lạt Malãnh đạo tinh thần quan trọng thứ nhì, chỉ sau có Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Reuters nhắc lại, năm 1949 khi Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng cả Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 lẫn Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 cùng trong độ tuổi đôi mươi. Năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã vượt biên sang Ấn Độ sống lưu vong cho tới nay.


Còn người thứ nhì thì bị chính quyền Bắc Kinh bắt giữ vào năm 1962 với lý do «tổ chức nổi dậy». Chính quyền viện cớ Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 đã viết bài chỉ trích bước Đại Nhẩy Vọt của Mao. Ngài đã được trả tự do năm 1980 và qua đời tại Tây Tạng năm 1989.

Sách trắng của Trung Quốc vừa được công bố ngày 05/09/2015 khẳng định: tất cả các sinh hoạt tôn giáo của Tây Tạng đều được tôn trọng, hơn 46.000 tăng ni sinh sống trong vùng đều được tự do thể hiện tín ngưỡng.

Reuters trích dẫn các tổ chức bảo vệ nhân quyền, theo đó hàng ngàn người Tây Tạng vẫn bị giam cầm và đàn áp. Từ năm 2011 tới nay đã có 140 tu sĩ Tây Tạng tự thiêu phản đối chính quyền Trung Quốc đàn áp tôn giáo và hủy diệt một nền văn hóa có từ ngàn xưa.”(ngưng trích)

Phải chăng, sau 20 năm giam cầm Đức Ban Thiền Lạt Ma, TQ thấy cần phaỉ mở miệng? Nhưng không đưa ra hình ảnh nào, không có cuộc phỏng vấn nào, không cho biết đời sống bình thường là thế nào, cũng không cho biết bình thường là ở Bắc Kinh hay Thượng Hải hay ở đâu…

Cũng nên nhắc rằng, vị Ban Thiền do chính phủ TQ tấn phong đã hoạt động trong cương vị “lãnh đạo tinh thần Phật Giáo Tây Tạng”…

Một bản tin RFI ngày 11-6-2015 kể về chuyện “Lần đầu tiên Chủ tịch Trung Quốc tiếp Ban Thiền Lạt Ma”…

Bản tin này viết:

ban thien lat ma và tap can binh
Ban Thiền Lạt Ma do Bắc Kinh chọn (ảnh: RFI)

“Theo báo chí Trung Quốc, hôm nay 11/06/2015, lần đầu tiên Chủ tịch Trung Quốc chính thức tiếp Ban Thiền Lạt Ma, nhân vật đứng hàng thứ hai trong truyền thống tâm linh của Phật giáo Tây Tạng. Ông Tập Cận Bình kêu gọi giới chức tôn giáo này hãy «tiếp tục truyền thống yêu nước của Phật giáo Tây Tạng» và «nỗ lực vì sự thống nhất đất nước». Theo một số nhà quan sát, lời lẽ nói trên của lãnh đạo Trung Quốc là nhằm yêu cầu Ban Thiền Lạt Ma giữ khoảng cách tối đa với đức Đạt Lai Lạt Ma - lãnh tụ tinh thần của cộng đồng Tây Tạng, người rất được cộng đồng quốc tế kính trọng.

Theo AFP, trong buổi tiếp kiến nói trên, Ban Thiền Lạt Ma đã biếu Chủ tịch Trung Quốc tấm khăn «Khata» (hay Khatag), một dải lụa trắng dùng để làm khăn quàng, vốn là biểu tượng cho những giá trị tốt đẹp nhất mà văn hóa Tây Tạng tôn vinh. Các bức ảnh được truyền hình Trung Quốc đăng tải cho thấy nhà sư 25 tuổi nghiêng mình một cách kính cẩn trước người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc.

Bắc Kinh muốn sử dụng dịp 50 năm ngày Tây Tạng sáp nhập vào Trung Quốc để tuyên truyền về sự trung thành của giới chức Phật giáo Tây Tạng với chính quyền trung ương, cùng với việc thường xuyên lên án Đạt Lai Lạt Ma, như một «phần tử ly khai» nguy hiểm.

Theo Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức Trung Quốc, «Ban Thiền Lạt Ma đã hứa sẽ học tập tấm gương của người đi trước, và bảo vệ không mệt mỏi sự thống nhất quốc gia và sự hài hòa dân tộc». Người tiền nhiệm, Ban Thiền Lạt Ma thứ 10, đã đột tử vì tai biến tim mạch vào năm 1989, ở tuổi 50. Sau khi bị cầm tù một thời gian, chức sắc Phật giáo Tây Tạng này từng chấp nhận quy phục chính quyền Bắc Kinh, trước khi quyết định giữ một khoảng cách.

Năm 1995, cậu bé Gyancain Norbu Ban được chính quyền Trung Quốc chỉ định làm Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 (Bainqen Erdini Quigyijabu), khi mới 5 tuổi. Bắc Kinh muốn đưa nhân vật này thay thế một Ban Thiền Lạt Ma (Gedhun Choekyi Nyima) khác, do Đạt Lai Lạt Ma chọn lựa, theo thể thức truyền thống. Ban Thiền Lạt Ma chính thức nói trên đã mất tích, cùng với thân nhân của mình, ngay sau khi được Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ định. Nhiều tổ chức Tây Tạng lưu vong khẳng định người này đã bị cầm cố.

Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, trưởng thành và theo học Phật giáo chủ yếu tại Bắc Kinh, là Phó chủ tịch Giáo hội Phật giáo Trung Quốc. Chức sắc Phật giáo Tây Tạng này cũng là thành viên trẻ nhất của Chính Hiệp, một cơ quan tư vấn chính trị bao gồm nhiều đảng phái và tổ chức nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Năm 2008, Ban Thiền Lạt Ma 11 lên án các bạo động của dân chúng Tây Tạng tại Lhassa chống lại sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc. Theo nhiều nhà phân tích, Bắc Kinh muốn Ban Thiền Lạt Ma đóng vai trò nhiều hơn trong tương lai, để cạnh tranh với lãnh tụ Đạt Lai Lạt Ma, nay đã 80 tuổi…”(ngưng trích)

Thế là, một truyền thống văn hóa của dân tộc Tây Tạng đang bị TQ thò tay vào quậy thô bạo…

Đây cũng là bài học cho VN: chớ để bị sáp nhập vào TQ… (Việt Báo)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 32421)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.