Còn đâu phật quốc Pakistan thưở nào…

14/02/20163:59 SA(Xem: 14892)
Còn đâu phật quốc Pakistan thưở nào…

CÒN ĐÂU PHẬT QUỐC PAKISTAN THƯỞ NÀO…
Thích Nữ Giác Anh

Trong chuyến viếng thăm Tu Viện Santi – Bundanoon của chùa Pháp Bảo vào một ngày đẹp trời đầu tháng 9 năm 2012, chúng tôi hân hạnh được Thầy Bhante Sujato, cựu viện trưởng của Tu Viện Santi thời bấy giờ tặng quyển sách “7 bộ luận của Ngài Thế Thân” (Seven works of Vasubandhu), tác giả là nhà nghiên cứu Phật học Stefen Anacker. Cũng trong năm đó, chúng tôi hoàn tất chương trình Phật học tại Đại học Sydney, với môn “Phật Giáo vùng Trung Á” làm môn chính. Quê hương Ngài Thế Thân cũng thuộc vùng Trung Á - Pakistan, nên âu đây cũng là điều trùng hợp kỳ diệu nào đó. Dưới sự khích lệ của Thầy Bổn Sư, và nhất là Thầy Giáo Thọ, chúng tôi đã bắt tay phiên dịch tác phẩm này ra Việt văn. Và cũng nhờ nhân duyên đó, chúng tôi có cơ hội tìm hiểu về đất nước Pakistan, quê hương của Tổ sư Thế Thân thưở nào…

PakistanPakistan của hai ngàn năm trước là một Phật quốc, nền văn hóa Phật giáo Pakistan lừng lẫy huy hoàng một thời, đền đài tu viện, xá lợi Phậtxá lợi các bậc Thánh Tăng được cung nghinh, thờ tự khắp mọi nơi… Nhưng nay đã không còn nữa rồi… Pakistan bây giờ là Cộng hòa Hồi Giáo Pakistan, với hơn 97% dân số theo Hồi giáo. Pakistan là đất nước

Hồi giáo đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Indonesia.

duc phat pakistan
Tượng Đức Phật được khắc vào núi đá tại Gandhara. Phật giáo
đã được hưng thịnh ở Pakistan trong suốt thời kỳ Maurya.

Trong khi đó, hơn 2300 năm trước, cả khu vực Pakistan bấy giờ là trung tâm Phật Giáo lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Phật quốc Ấn Độ mà thôi. Nhất là vào thời điểm từ năm 300 đến năm 180 sau Công nguyên, dòng dõi Mauryan, đặc biệt đời vua A Dục - Mauryan Ashoka - thống nhất cả vùng đất rộng lớn từ đông Á là Bhutan, Bangladesh, tạt ngang qua trái là nước Ấn Độ, rồi qua tiếp phía tây gồm các nước Pakistan, Afghanistan và Iran bây giờ. Các nhà khảo cổ vẫn còn tìm thấy dấu tích trụ đá Vua A Dục tại nơi đây.

Nhắc đến ngài Thế Thân, tưởng cũng nên nhắc đến Ngài Vô Trước và Ngài Tỉ Lân Trì, vì ba Ngài là 3 anh em ruột. Ngài Vô Trước là anh, Ngài Thế Thân là anh giữa, em út là Ngài Tỉ Lân Trì. Trong ba anh em, Tổ Vô Trước và Tổ Thế Thân là hai trong số vài vị Đại luận sư nổi tiếng trong Phật Giáo từ xưa đến nay. Học các bộ Luận lớn trong Phật Giáo, không ai không biết đến hai vị này.

Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Ngài Vô Trước và Ngài Thế Thân là hai trong sáu viên ngọc sáng của Phật Giáo Ấn Độ. Sáu bảo bối “Ấn Độ Phật Giáo Lục Bảo Trang” đó là: Long Thọ, Thánh Thiên, Vô Trước, Thế Thân, Trần NaPháp Xứng.

Mặc dù đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ chính xác năm sinh của Tổ Vô Trước, chỉ biết Ngài ở vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, thọ 75 tuổi, là anh cùng cha khác mẹ với Ngài Thế Thân. Còn Ngài Thế Thân sinh năm 316, mất năm 396, thọ 80 tuổi. Quê hương 3 anh em Tổ sư tại vùng Purusapura, lúc đó là một quốc gia nhỏ độc lập tên Gandhara, trong kinh sách Hán tạng có địa danh Kiền Đà La chính là nơi đây. Bây giờ vùng này là vùng Peshawar, miền Tây Bắc Pakistan.

Thời Ngài Huyền Trang từ Trung Hoa qua Ấn Độ thỉnh Kinh, ngài còn thấy một ngôi bảo tháp ở một ngôi chùa lớn tại Peshawar, tính theo đơn vị đo lường bây giờ, tháp cao khoảng 120m. Lịch sử nói rằng, đó là công trình cao nhất của nhân loại thời bấy giờ. Bảo tháp này được xây dựng ngay trung tâm Peshawar, theo Đại Đường Tây Vức Ký, Ngài Huyền Trang kể chư Thánh xây dựng ngôi tháp này để tôn trí xá lợi Phật.

Bên dưới những ngôi bảo điện là vô số vàng vòng, đá quý, bảo vật, kinh điển… nói lên tinh thần người Phật tử Pakistan thời đó rất sùng mộ và hết lòng tôn kính Tam Bảo. Chúng ta ngày nay, thời gian qua đã lâu như vậy, mà vẫn còn được nghe và sống cùng thời với những công trình tìm kiếm bảo vật từ hai ngàn năm. Nghĩ cũng thật hy hữu…

duc phat pakistan 2
1st century AD Standing Buddha from
Gandhara, Pakistan

Những năm gần đây, các nhà khảo cổ đã cộng tác với giới chuyên gia ngôn ngữ cổ đại, tìm thấy kho tàng Kinh điển viết trên vỏ cây với tuổi thọ 2000 năm. Các bản Kinh này được tìm thấy tại Pakistan, viết bằng ngôn ngữ Kharosthi của 2000 năm về trước. Nhân duyên tìm được những bản Kinh này là sau những biến động phá hoại của quân phiến loạn Taliban, tiếp đến lực lượng Liên Xô rút khỏi Trung Á mang theo những chứng tích từ vùng đất này, người ta phát hiện có rất nhiều những cổ vật, báu vật… đang lưu thông trên “thị trường đồ cổ” tại Peshawar, Pakistan. Các tổ chức văn hóa thế giới cũng như nhóm chuyên gia nghiên cứu… đã không bỏ qua cơ hội ngàn năm một thuở, bằng mọi cách để thu gom, lưu trữ những bảo vật đó. Và, ba bộ sưu tập Kinh điển cổ ngữ Phật Giáo sớm nhất trên thế giới đã được tìm thấy trong giai đoạn lịch sử đầy biến động này.

Đây là những thủ bổn Kinh Phật Giáo cổ ngữ viết bằng ngôn ngữ Ghandhari, hệ chữ Kharosthi (tiền thân của tiếng Sanskrit). Theo các nhà khảo cổ xác minh, những bản Kinh này có niên đại từ những năm đầu thế kỷ thứ I. Và đó là những bản Kinh cổ ngữ Phật Giáo, thuộc di sản văn hóa thế giới, được tìm thấy sớm nhất hiện nay.

Trong 3 bộ sưu tập này, Thư viện Anh quốc hiện đang giữ một bộ. Một bộnữa thuộc Bộ sưu tập Schoyen, có nguồn gốc tại vùng Bamiyan A Phú Hãn, hiện nay đang được giữ tại Na-uy. Bộ còn lại thuộc Bộ sưu tập Cao cấp (Senior Collection), nguồn gốc từ vùng Ghandhara cổ, ngày nay là A Phú Hãn và Tây Bắc Pakistan, hiện đang ở Hoa Kỳ.

Những thủ bổn Kinh cổ ngữ Ghandari này được viết trên vỏ cây bulô (birch bark), cuộn tròn trong những chai lọ bằng đất nung, chôn sâu dưới lòng đất, dưới chân những ngọn tháp. Những bản kinh này có độ dài từ 30cm đến 1m, bản kinh dài nhất đến 3m. Tất cả đều được cuốn theo chiều ngang.

Các nhà khảo cổ cho rằng, nơi chôn những bản Kinh này, ngày trước đã từng là trung tâm văn hóa Phật Giáo rộng lớn và nổi tiếng. Nhờ đặc tính khí hậu nóng, khô của vùng Trung Á, mà trãi qua thời gian gần 2000 năm, những bản Kinh vẫn còn khá nguyên vẹn, chưa bị hư hoại như những chứng tích khảo cổ ở các nơi khác. Cho đến ngày nay đầy đủ nhân duyên, những bản Kinh bí mật này tái xuất hiện với nhân loại, dưới ánh sáng văn minh khoa học thế kỷ 21.

Năm 1996, một Công trình phiên dịch Kinh điển cổ ngữ Phật Giáo đã chính thức được thành lập, do Thư viện quốc gia Anh Quốc (British library) và trường Đại học Washington, Seattle, Hoa Kỳ cùng tiến hành. Công trình này phải nhắc đến sự đóng góp hết sức to lớn của Giáo sư người Úc – Dr Mark Allon, một trong những Giáo sư Phật học, cũng như chuyên gia cổ ngữ Phật Giáo hiếm hoi trên thế giớiTiếng tăm của Ông đã được các báo đài Hoa Kỳ, Âu Châu cũng như Úc châu thường phỏng vấn ca ngợi.

Tác phẩm phiên dịch đầu tiên của Ông đã xuất bản vào năm 2001, do nhà xuất bản Đại học Washington ấn hành. Đây là công trình giải mã, phiên dịch 3 bản Kinh thuộc bộ Tăng Nhất A Hàm; Kinh Phật thuyết cho Bà la môn Dhona, Kinh Phật ngôn và Kinh Phật thuyết cho loài người.

***

Dưới đây là sơ lược nội dung Kinh Dhona:

Ngày nọ có người Bà La Môn tên Dhona, nhân khi thấy dấu chân Đức Phật in dưới cát, dấu chân có hình bánh xe chuyển luân, thấy điều kỳ lạ bèn theo dấu đến gần Ngài. Lúc đó, Phật ngồi dưới gốc cây, thái độ an tỉnh, từ hòa… Dhona đến bên và hỏi:

- Phải chăng Ngài là một vị Trời (Deva)?

- Không, tôi không phải là một vị Trời.

- Vậy Ngài là phi nhân Yakka chăng?

- Không, tôi cũng không phải là phi nhân Yakka.

- Như thế chắc Ngài là người?

- Không, quả thật tôi cũng không phải là người.

- Vậy Ngài là ai?

Đức Phật trả lời rằng, Ngài đã tận diệt phiền não, gốc rễ của sinh tử luân hồi, vốn tạo điều kiện để tái sanh vào những cảnh Trời, phi nhân Yakka hay cảnh người… Ngài là Phật, là bậc hoàn toàn giác ngộgiải thoát.

**

Trong quá trình nghiên cứu, Giáo sư Allon cho biết một điều đáng lưu ý rằng, nội dung của 3 bản Kinh đều hiện có trong Hán tạng và Pali. Tuy khác nhau về ngôn ngữ và niên đại lưu hành, nhưng sự tương tự về chi tiết cũng như kết cấu đã đánh dấu một ý nghĩa quan trọng trong quá trình lưu thôngtruyền thừa Kinh điển Phật Giáo.

Được biết, ngay sau lần đầu tiên những bản Kinh cổ này xuất hiện trên diễn đàn khoa học khảo cổ thế giới, đã gây một tiếng vang rất lớn, tạo một sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong giới khoa học hiện đại. Nhân đây đã mở ra thêm một lãnh vực nghiên cứu mới về nền văn hóa Phật Giáo, đặc biệt lịch sử Phật Giáo vùng Pakistan - Tây Bắc Ấn

Hiện nay Giáo sư Mark Allon là Trưởng khoa Phật học kiêm giảng sư chính tại Đại học Sydney. Ông vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, trợ giúp phiên dịch những Bản kinh cổ ngữ còn lại. Chúng tôinhân duyên được theo học với Ông trong hết tất cả các môn Ông dạy liên quan đến cổ ngữ cũng như những môn liên quan đến Phật Giáo tại vùng Trung Á, tất nhiên trong đó có Phật giáo tại Pakistan.

Như trên đã thưa, ngoài kho tàng Kinh sách, kiến trúc đền đài Tu Viện Phật Giáo còn lại vô số kể ở Pakistan. Pakistan còn là quê hương của hai vị Đại Luận sư nổi tiếng Vô TrướcThế Thân. Bản thân chúng tôi đang phát tâm dịch tác phẩm “7 bộ luận của Ngài Thế Thân” từ Anh ngữ sang Việt ngữ của tác giả Stefen Anacker, nên nhân đây chúng tôi xin được trích dịch lời giới thiệu của Học giả Anacker về Ngài Thế Thân trong tác phẩm của Ông như sau:

“Thế Thân là một trong những nhân vật nổi bật nhất thuộc giai đoạn Phật Giáo Đại Thừa. Tên tuổi Thế Thân gắn liền với lịch sử Ấn Độ nói chung và Phật Giáo nói riêng dưới triều đại Gupta - Ấn Độ, từ năm 280-550 sau Tây lịch. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều tác phẩm được dịch từ nguyên bản tiếng Phạn sang tiếng Hán và Tây Tạng, sau này có vài bản bằng tiếng Pháp, nhưng cho đến nay (2005), vẫn rất hiếm những bản bằng tiếng Anh. 7 bộ luận của Ngài Thế Thân trình bày nơi đây chỉ là một phần nhỏ những trước tác của Ngài. Tuy vậy, 7 bộ này đại diện nhiều chủ đề khác nhau, nên ít nhất có thể đóng vai trò giới thiệu khái quát nền tư tưởng của Thế Thân vậy.

Ngoài sức ảnh hưởng lớn lao đến hầu hết những tác phẩm Phật Giáo sau này, Thế Thân còn cống hiến những áng văn tuyệt tác, dung chứa một bình diện rộng lớn sâu xa, từ niềm hứng khởi, sức linh động, tính nguyên ủy và một tư tưởng phóng khoáng. Không những thế, người đọc còn tìm thấy một nguồn động lực để thoát phiền não. Đặc biệt những phiền não không nên có từ những tâm hành nhỏ nhiệm và cố chấp của chúng ta. Ngài đã dùng nhiều dược pháp khác nhau để đạt mục tiêu này. Chính vì thế, dù Thiền hay Tịnh Độ, mỗi mỗi đều tôn xưng Thế Thân như bậc Tổ của tông phái đó.

Trước tác của Thế Thân mang nhiều hình thức đa dạng phong phú, từ tán lễ thi ca (religious poetry), truyện bổn sinh (ethical animal fables), thích sớ, luận tụng và những bộ kệ tán vừa văn vần lẫn văn xuôi. Phạm vi tri kiến của Thế Thân bao la, tâm thức của Ngài dường như xuyên suốt hết thảy mọi chuyên ngành, từ luận lý, tâm lý, lịch sử Kinh tạng, y khoa, những hướng dẫn hành Thiền thực tiễn, cho đến sự biến hóa ẩn tàng trong giới hạn tâm thức. Thế Thân đã minh chứng một luồng tư tưởng phong phú, linh động và đa dạng bị che khuất trước đây. Xét khía cạnh nào, Thế Thân cũng là một trong những bậc Thầy và triết gia lỗi lạc nhất.

 Dưới cái nhìn Thế Thân, không tồn tại đức tin giáo điều vào bất cứ xu hướng nào. Thậm chí trong một tác phẩm, vấn đề nào cũng được nhìn dưới nhiều khía cạnh rộng mở khác nhau. Thế nên người đọc dễ nhầm lẫn tư tưởng của Thế Thân nếu chỉ nghiên cứu sơ sài vài tác phẩm của Ngài…”

Quê hương của bậc Tổ sư được muôn đời xưng tán này chính là Pakistan bây giờ. Y báo, chánh báo  đất nước và con người Pakistan như thế nào, chỉ có bậc chứng đạo mới biết rõ nhân duyên từ quá khứ cho đến hiện tạivị lai. Nhưng dưới ánh sáng của khoa học, của khảo cổ và của những bậc Tổ sư thế hệ trước, đã vẽ nên một bức tranh Pakistan văn minh, giàu có và kỳ vỹ theo tinh thần Phật Giáo của hai ngàn năm trước là như thế đó.

Còn Pakistan bây giờ thì sao? Từ thời Ngài Huyền Trang, tức thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, chùa viện Pakistan đã bị người Hung Nô càn quét và tàn phá rất nhiều rồi. Nhưng ngược lại trong thời gian đó, sinh hoạt Phật giáo ở nước láng giềng là Afghanistan vẫn còn rất sung thạnh. 2 tượng Phật vĩ đại tại Afghanistan mà Taliban phá hủy vào năm 2001, đã có từ thế kỷ thứ năm, tức là trước Ngài Huyền Trang đến đó 200 năm. Khi Ngài Huyền Trang đến, Ngài vẫn còn thấy và có lưu lại trong bút ký 2 bức tượng Phật vĩ đại đó.

Phật giáo Afghanistan mãi đến nhiều trăm năm sau vẫn còn sung thạnh, nhưng Phật giáo Pakistan thì đã bắt đầu rơi vào cơn phá hủy từ hồi năm 450 sau công nguyên rồi. Lý do như đã nói ở trên, vì vị trí của Peshawar – Pakistan nằm ngay trên con đường thôn chiếm chinh phục Ấn Độ của người Hung Nô - White Hungs. Lịch sử kể lại, làn sóng Hung Nô kéo đến đâu, người chết như rạ đến đó, đền đài tu viện bị tàn phá khủng khiếp, Kinh sách bị đốt sạch trong nhiều tháng trường. Bi cảnh tang thương giống như làn sóng Thổ Nhĩ Kỳ kéo đến hủy diệt Đại Học Phật Giáo Nalanda của Ấn Độ năm nào. Theo Ngài Huyền Trang tả, ngôi chùa lúc sinh thời Ngài Thế Thân giảng Kinh thuyết pháp, chỉ còn lại cảnh điêu tàn, dường như bị phá hủy gần hết, chỉ còn lại những dãy hành lang và điện đường u ám. Khi Ngài Huyền Trang đến, nơi đây đã không còn bóng dáng một vị Tu sĩ nào nữa cả.

Nhiều trăm năm sau, hết người Hung Nô đến người Ả rập Saudi đến chiếm Peshawar. Người Ả rập đi rồi, đến người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đến. Từ đó đến nay Phật GiáoẤn Độ giáo đã không còn nhân duyên trên toàn thể khu vực Nam Ấn, Pakistan, Afghanistan, Iran, Iraq… nữa. Sở dĩ vùng đất Peshawar - Pakistan thường bị các nước tranh giành lấn chiếm, vì vị trí nơi này là cứ điểm quan trọng nối liền giữa Châu Âu và Ấn Độ. Các Đế vương muốn hoàn thành sứ mệnh mở rộng lãnh thổ, điểm đầu tiên phải chiếm đóngvị trí này.

Đúng thật là cái quí, cái tốt theo quan niệm của thế gian, suy cho cùng, cũng không còn quý hay tốt gì nữa !

Có một khoảng thời gian, các đế vương Hồi giáo cũng đã biến vùng đất Pakistan này thành trung tâm văn hóa, văn minh lẫy lừng một thời. Các công trình xây dựng bằng đá quí, kiến trúc mỹ lệ rực rỡ theo phong cách Hồi đã trở thành niềm kiêu hãnh cho Hồi giáo vùng Trung Á từ thế kỷ 13, 14 và nhất là thế kỷ 15. Đáng kể nhất là công trình Trường Thành Qila Rohtas. Bức tường thành chu vi dài 5.3 km, cao 8-10m, dày từ 10-13m, do 30,000 nhân công xây dựng vào thế kỷ thứ 14. Có thể nói Trung QuốcVạn Lý Trường Thành thì Trung Á có Qila Rohtas…

Tuy Hồi giáo Pakistan từng có thời như thế nhưng Hồi giáo Pakistan bây giờ đang nằm trong danh sách các nước nghèo nhất thế giới. Kinh tế Pakistan thậm chí còn nghèo hơn cả Việt Nam. Theo số liệu từ tổ chức Kinh tế Global Finance, năm 2015 mức độ nghèo của Việt Nam đứng hàng thứ 126/185, thì Pakistan xếp thứ 134/185.

Đất nước Úc với diện tích hơn 7 triệu cây số vuông, dân số chỉ có 23 triệu người. Việt Nam diện tích 330 ngàn cây số vuông, dân số gần 90 triệu người. Trong khi đó Pakistan diện tích gần 800 ngàn cây số vuông, dân số 182 triệu người. Dân nghèo Pakistan chiếm 2/3 dân số, khu ổ chuột khắp mọi nơi, từ thành phố Peshawa cho đến thủ đô Islamabad. Bình quân dân nghèo Pakistan ngày nay chỉ sống với 1 bảng Anh cho 1 ngày.

Nhắc đến Pakistan là nhắc đến thể chế chính trị Hồi giáo bất an, mỗi ngày đều có những vụ nổ súng, khủng bố, ôm bom tự sát… Nổi cộm nhất là vụ Biệt động Mỹ đã bắn hạ được tên trùm khủng bố Osama Bin Laden ngay tại Pakistan vào năm 2011.

Nhưng vượt trên những cơn khủng khiếp đó là hình ảnh cô gái quấn khăn theo đạo Hồi Malala Yousafzai, năm nay (2016) 18 tuổi, đã bị bọn khủng bố Taliban bắn vào đầu, duyên may đến, em được sống sót trong gang tấc, và trở thành cô gái trẻ tuổi nhất trong phong trào chống lại chế độ khủng bố quá khích Hồi Giáo. Cô Malala được trao giải Nobel Hòa Bình năm 2015. Cô trở thành người lãnh giải Nobel trẻ nhất thế giới. Liên tục 3 năm liền 2013, 2014 và 2015, Malala được xếp vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới. Trong cái tối nhất, luôn luôn là nền tảng nổi bật cho điểm sáng nhất.

Cuộc sống là thế, thế gian không có gì tồn tại mãi mãi. Phật dạy, các pháp hữu vi đều vô thường, các pháp có tướng đều phải theo định luật sinh, trụ, tàn, hoại… dù tướng đó là tướng gì chăng nữa. Ấn Độ là cái nôi của Phật Giáo, Pakistan, Afghanistan là trung tâm phát triển Phật Giáo suốt 500 năm sau đó, nhưng tất cả nay đã không còn gì nữa. Còn chăng chỉ là những di tích của thành quách, tu viện và đền đài thưở nào. Hết nhân duyên, hình tượng Phật Giáo ra đi khỏi những nơi đó không chút lưu luyến.

Chân lý Phật dạy vượt ngàn trùng giới hạn của địa lý, truyền thống, cố chấp xã hội… đến với những con ngườinhân duyên cầu thỉnh. Dầu thời gian 1000 năm, 2000 năm hay 3000 năm chăng nữa… khi nào còn có người cần cầu giải thoát thì giáo lý Phật ở nơi đó được tỏa sáng. Những kiến trúc vật chất theo đó được hiển hiện để phục vụ việc tu, việc học của con người. Cho đến khi nào, nhân duyên hết thì vật chất theo nhau mất…

Chân lý đó một khi đã thật hiểu rồi, con người sẽ luôn tìm được niềm vui thường hằng giữa cái vô thường luôn biến đổi.

Mừng Xuân Bính Thân nơi quê hương thứ hai Úc Đại Lợi, thành tâm kính chúc tất cả một mùa Xuân miên viễn, sớm đạt giác ngộgiải thoát.

Sydney, 20/1/2016

TKN Thích Nữ Giác Anh

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 32376)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.