07-(e)về Văn Học (5)

21/06/201112:00 SA(Xem: 5853)
07-(e)về Văn Học (5)

NHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA ĐẠO PHẬT

CHO DÂN TỘC, DƯỚI TRIỀU LÝ (1010 - 1225)
Hòa Thượng. Thích Đức Nhuận



Khi ông mất được tặng phong Kiểm hiệu Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công. Nhân dân nhiều nơi lập đền thờ, dựng bia ghi công lao của ông, tiêu biểu nhất là bài văn bia chùa Linh Xứng ở huyện Hà Trưng, Thanh Hoá:
Lý công nước Việt
Noi dấu tiền nhân.
Cầm quân tất thắng,
Trị nước yên dân.
Danh lừng Trung Hạ,
Tiếng nức xa gần.
Vun trồng phúc đức,
Đạo Phật sùng tin.

Tác phẩm: hiện còn một bài thơ thất tuyệt, một bài Lộ Bố Văn, và một lời cầu xin vua cho cầm quân đi đánh Lý Giác (TVLT, tập 1).
Bài thơ thất tuyệt đã được ghi vào lịch sử coi như bản TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ĐẦU TIÊN” của dân tộc ta:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
 

Tạm dịch:
Giang sơn nước Nam do vua Nam ở,
Cương giới đã ghi rõ ràng trong sách trời.
Cớ sao lũ giặc bạo tàn dám tới đây quấy nhiễu?
Hãy coi chừng! Lũ bay thế nào cũng chuốc lấy bại vong.

[27] Người đời sau kể rằng: “dân Tống thấy lời tuyên cáo, đều vui mừng, đem trâu rượu khao quân ta. Từ đó, mỗi lúc dân Tống thấy hiệu cờ Lý Thường Kiệt dàn ra, thì nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam; rồi cùng nhau bày hương án bái phục bên đường. Nhờ đó mà uy danh quân ta vang khắp. Bởi vậy, cuộc tiến công vào nội địa Tống càng thêm dễ dàng”. (LTK).

1 Lúc quân ta đã lọt vào trong thành Ung, Tô Giàm còn đốc thúc lính bị thương, ruổi ngựa đánh rất hăng. Nhưng khi sức đã kiệt, Giàm nói với bộ hạ rằng: “Ta quyết không chịu chết về tay giặc”. Giàm bèn trở về dinh, tự tay giết 36 người nhà, kể cả hai con và hai cháu. Rồi tự thiêu mà chết. Quân dân thấy Giàm nghĩa khí như vậy, không ai chịu hàng. Khi biết Giàm đã chết; quân Lý tức giận, vì phải chiến đấu nhiều ngày, nên đã giết sạch dân thành. Cả thảy hơn năm vạn người. Bên ta, quân và voi chết rất nhiều. Quân mất một vạn người (LTK)

1 SỬ THẦN BÀN RẰNG:
“Nước ta đánh nhau với quân nước Trung Hoa nhiều lần, từ vua Nam Đế trở về trước, việc đã lâu rồi, sau này vua Ngô Quyền đánh Bạch Đằng, vua Lê Đại Hành đánh trận Lạng Sơn, vua Trần Nhân Tông đánh đuổi được Toa Đô, Thoát Hoan, những trận được vẻ vang đó là câu chuyện hãnh diện của nước ta, nhưng đều là giặc đến đất nước, bất đắc dĩ mà phải ứng chiến. Còn đường đường chính chính đem quân vào nước người, khi đánh không ai địch nổi, khi kéo quân về không qi dám đuổi theo, như trận đánh Ung, Liêm này thật là đệ nhất võ công, từ đấy người nước Tàu không dám coi thường chúng ta nữa.

Đến như thư từ của nước ta đưa cho Trung Hoa chỉ dùng có hai tấm ván sơn đen, liệt tên vài vị đại thần dùng ấn tín Trung thư môn hạ mà đóng vào, thế thì triều Lý được trịch với Tống nhiều lắm”.
Việt Sử Tiêu Án bản dịch của Hội VNNCLLVHAC, trang 131 - 132..

2Lý Thường Kiệt đoán trước là thế nào Chiêm Thành, Chân Lạp cũng nhân dịp Tống sửa soạn đánh Đại Việt, sẽ xua quân sang quấy phá miền duyên hải nước ta. Tháng 8 năm 1076, Lý Thường Kiệt đem quân vào tuần tra các châu vừa lấy được của Chiêm Thành, chỉnh đốn việc cai trị, cho dân vào ở thêm, và tăng sự phòng bị (TT). Mà bên Tống cũng không có sức gì uy hiếp Chiêm Thành, Chân Lạp. Cho nên tuy Chiêm Thành có đưa ít quân lên đóng ở biên giới nước ta, nhưng không dám gây sự (LTK).

1”Phần tinh nhuệ quân Tống là kî binh, kî binh là quân xung phong chọc thẳng hàng ngũ địch, dẫn đường cho bộ binh. Kî binh lại là “kỳ binh”, nghĩa là quân đánh những chỗ bất ngờ. Dùng sức ngựa chạy nhanh và qua những gai góc, đá sỏi dễ, kî binh có thể, lúc vướng chỗ này, chạy quanh chỗ khác, để bọc hai bên hông địch. Nhưng muốn lợi dụng kî binh để phá địch, thì phải làm sao qua khỏi vùng hiểm trở, tới chỗ bằng, để cho ngựa xông xáo dẽ dàng.

Bên ta thì thiện chiến về voi. Trong trận đấu Ung, ta đã đem voi theo được, huống chi trên trận địa nước nhà. Thế thủ của ta lại dựa vào sông núi, các đèo hiểm trở, các sông rộng và sâu. Từ trại Vĩnh Bình vào châu Lạng, phải qua dãy núi rậm, có đèo Quyết Lý, ở trên đường từ tỉnh Lạng Sơn đến Đông Mô ngày nay, vào khoảng làng Nhân Lý, ở phía bắc châu Ôn. Rồi lại phải qua dãy núi lèn (đá không phá đất), đá đứng như tường, ở giữa có đường đi rất hiểm: đó là ải Giáp Khẩu, tức là ải Chi Lăng, ở phía bắc huyện Hữu Lũng thuộc Bắc Giang ngày nay. Cuối đời Đinh, Hầu Nhân Bảo, là tướng Tống đã bị chết ở đó; và đời sau, Liễu Thăng là tướng nhà Minh, cũng bỏ mình ở chốn này. Đèo ải tuy hiểm, nhưng có thể dùng kî binh hoặc vượt qua, hoặc len lỏi qua rừng để tránh.

Còn sông sâu rộng, thì ngựa khó lòng qua nổi. Phòng thủ sông khá dễ, đóng cọc và dùng rào giậu ở bờ Nam, cũng đủ ngăn quân địch. Vả chăng thủy binh ta, từ đời Ngô, đã lập nhiều chiến công lừng lẩy. Thế sông ở trung nguyên lại rất tiện cho thủy chiến. Sáu ngành sông chầu về Vạn Xuyên (Vạn Kiếp). Đó là căn cứ tự nhiên của thuỷ quân ta. Hoặc phải ra cửa Bạch Đằng chắn quân thuỷ địch, hoặc phải vào sông Đào Hoa (sông Thương), hoặc phải vào sông Nam Định (sông Cầu) hoặc phải đi vào sông Thiên Đức (sông Đuống), để chặn địch qua sông, ta chỉ cần đóng thuyền ở bến Lục Đầu thì đi đường nào cũng rất tiện và chóng” (theo sách Lý Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hãn). (1)Trong khi mộ quân, vua Tống sợ quân ta lẩn vào làm gián điệp. Ngày 10-3-1076, có chiếu dặn các lộ ven bể, như Quảng Tây, Quảng Đông, Giang Tây, Phúc Kiến, phải coi chừng việc ấy.

1 Ung Châu, như ta đã biết, đây là một cứ điểm quân sự quan trọng, đồng thời cũng là nơi dự trữ nhiều kho khí giới, lương thực của địch. Sau khi bị ta phá hủy và rút quân về nước an toàn, viên Chuyển vận sứ Quảng Tây là Lý Bình Nhật muốn tu bổ thành gấp, đã phải dùng đến năm vạn quân để sửa chữa và bắt dân Quảng Đông tới đắp lại thành. Nhưng đến tháng 4/1076, thành Ung Châu cũng chưa đắp xong, và đường vận lương thực cũng chưa thông, vì sông Ung Châu trước kia bị quân ta đổ đá lấp.

1 Sách Quế Hải Chí kể rằng: Viên tri châu Quang Lang là phò mã, bị thua, bèn trốn vào trong rừng Động Giáp, rồi du kích hậu phương quân Tống. Rình lúc bất ngờ đánh úp quân địch làm chúng rất sợ hãi” (dẫn theo sách LTK).

2. Các châu kể trên đây do các tướng lĩnh thuộc Man Động cai quản như: Nùng Quang Lãm, Nùng Thịnh Đức coi ải Hà Nội; Hoàng Kim Mẫn và Sầm Khánh Tân giữ châu Môn; Vi Thẫm An giữ châu Tô Mậu; Lưu Kỷ coi Quảng Nguyên đã hàng. Duy có phò mã Thân Cảnh Phúc giữ châu Quang Lang (Lạng Sơn) không những không chịu hàng mà còn rút vào rừng đánh du kích, giết rất nhiều quân địch. Những tướng lĩnh này trước kéo quân qua đất Tống, đánh rất giỏi. Rất tiếc, sau quân Tống tràn sang đánh báo thù ta, lúc đầu có cự chiến, nhưng sau vì thất trận và vì sự dụ dỗ, nên đã đầu hàng, thậm chí như Hoàng Kim Mẫn còn chỉ đường bày mưu cho địch.

SG. Hoàng Xuân Hãn,tác giả sách Lý Thường Kiệt đã bình phẩm: 

“Giả như các mặt trận đầu có quân trung châu, thì thế thủ xếp theo trận đồ của lý Thường Kiệt đã dàn ra, có lẽ đánh bại Tống từ đầu. Nhưng thổ quân các châu vội hàng trước đại quân Tống. Quân tiên phong không giữ nổi các ải. Cuối cùng là nhờ phòng tuyến sông Cầu khéo đặt, và thủy quân ta mạnh cho nên Lý Thường Kiệt đã ngăn cản được sức tiến công quyết liệt của Tống” (Sđđ). Quân Tống tiếp tục tràn xuống, theo đường tắt qua dãy núi Đâu Đỉnh, tới phía tây bờ sông Phú Lương; trong khi đó, một cánh quân tách ra, vòng sang phía đông đánh bọc hậu quân ta ở Giáp Khẩu (Chi Lăng) và thẳng tới sông Cầu - Theo sách LTK thì “sông Cầu từ địa phận Cao Bằng chảy đến Lục Đầu, hợp với sông Bạch Đằng.

Từ Lục Đầu ra đến bể, là một cái hào sâu và rộng, che chở cho đồng bằng nước Việt để chống lại tất cả mọi cuộc ngoại xâm đường bộ từ Lưỡng Quảng kéo vào. Đối với đường sá từ châu Ung tới Thăng Long, thì sông Bạch Đằng không can hệ, vì đã có sông Lục Đầu, là cái hào ngăn trước rồi. Trái lại, sông Cầu rất quan trọng. Thượng lưu sông Cầu qua vùng rừng núi rất hiểm. Chỉ có khoảng từ Thái Nguyên trở xuống là có thể qua dễ dàng, và qua rồi thì có đường xuôi. Nhưng sau sông, ở về phía tây có dãy núi Tam Đảo, là một cái thành không thể vượt. Chung qui chỉ có khoảng từ huyện Đa Phúc đến Lục Đầu là phải phòng ngự bờ nam mà thôi. Trong khoảng ấy, lại chỉ khúc giữa, từ đò Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền, là có bến, có đường qua sông để tiến xuống miền nam một cách dễ dàng thẳng và gần.

Xét qua địa thế, ta hiểu rằng Lý Thường Kiệt đem chủ lực chặn con đường từ trại Vĩnh Bình đến sông Nam Định (sông Cầu) bằng cách đặt những doanh đồn và phục binh ở hai ải tiếp nhau: ải Quyết Lý ở phía bắc châu Quang Lang và ải Giáp Khẩu (Chi lăng) ở phía nam châu ấy. Nếu hai phòng tuyến ấy bị tan, thì phải cố thủ ở phòng tuyến thứ ba, tức là nam ngạn sông Nam Định.

Muốn cản quân Tống qua sông, Lý Thường Kiệt sai đắp đê nam ngạc cao như bức thành. Trên thành, đóng tre làm giậu, dày đến mấy từng. Thành đất lũy tre, nối với dãy núi Tam Đảo, đã đổi thế sông Nam Định và bờ nam ngạn ra một dãy thành hào, che chở cả vùng trung nguyên nước Việt, Thành hào ấy dài gần trăm cây số, hẳn khó qua và dễ phòng thủ hơn là thành hào một đồn lẻ như thành Thăng Long” (Sđd).

1 Thuỷ binh Tống do Hòa Mân và Dương Tùng Tiểu chỉ huy đã bị thủy quân của ta, do Lý Kế Nguyênđiều động, chặn đánh ngoài khơi lối vào Vĩnh An.

1 Sách VĐUL chép: “Đang đêm, nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ, táng đảm, không đánh đã tan”.

2 Văn bia chùa Linh Xứng của thiền sư Pháp Bảo, đời Lý.

3 Lý Đào, Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên - dẫn theo sách Lý Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hãn.

1 Dẫn theo LSVN, thế kỷ X - 1427, qI tập 2.

2 Cũng trong năm ấy, vua đổi niên hiệu là Minh 

Đạo và cho đúc tiền Minh Đạo. Đây là một bước ngoặt của sự chuyển biến mới của ngành Tư Pháp nước ta.

1 Sở dĩ có lệnh cấm này là do thái hậu Linh Nhân đã nói với Lý Nhân Tông: “Gần đây, ở kinh thành, hương ấp có nhiều người trốn làm nghề trộm trâu, trăm họ cùng quẫn, mấy nhà cày chung một con trâu. Trước đây ta đã từng nói đến việc âý, triều đình đã có lệnh cấm. Nay giết trâu lại nhiều hơn trước.”

1 Dân Luật Khái Luận, nền pháp luật trong thời kỳ độc lập - Vũ Văn Mẫu.

2Bản chữ Hán chép trong VSL, ĐVSKTT:
“Ngô chi ái ngô tử diệc do thiên hạ phụ mẫu chi ái kỳ tử dã. Bách tính vô tri tự mạo điển hiến. Ngô thậm mẫu yên, Ưng tự kim dĩ hậu, tội vô khinh trọng, nhất tòng khoan hưu”.
1Tứ Nhiếp Pháp, tức là bốn pháp môn đối trị ở đời. Hay nói cách khác là: Bốn phương pháp cư sử thông thường mà người ta cần phải áp dụng nó trong những môi trường sinh hoạt tập thể, thường gọi là xã hội văn minh. 1.B ố thí: sự tương trợ, cứu giúp người về mặt vật chất cũng như về tinh thần một cách không vụ lợi. 2.Ái ngữ: Lời nói hợp lý. Tức lời nói không giận hờn, đặt điều, xu nịnh, dèm pha, mà chỉ nói những điều chân chính, hòa ái.

3.Lợi hành: Làm những việc hữu ích cho tự thể, tha nhân và cho cuộc đời.

4.Đồng sự: phục dịch công vụ. Ai nấy nên đem hết khả năng mình ra làm việc công ích để cùng xây dựng một xã hội - người - văn - minh, giác ngộgiải thoát (PTTH).

2 Ca dao Việt Nam có câu:
.Công lênh chẳng quản bao lâu, ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng. Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang!
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

3LỤC HÒA PHÁP: Sáu phép “hòa ái” nhằm xây dựng môït gia đình hạnh phúc và một xã hội bình đẳng, tự do, công lý. Nói cách khác là Khuôn Mẫu Sống cho tất cả những ai muốn sống một nếp sống văn minh tiến bộ:
Nếp sống văn minh, tiến bộ:
1. Thân Hòa Đồng Trụ: cùng sinh sống trong một gia đình 
(nói riêng), một quốc gia (nói chung), mọi người nên có sự thương yêu, bao bọc cho nhau.
2. Khẩu Hòa Vô Tranh: không cãi mắng nhau, mà chỉ nên nói những lời khiêm cung, hòa ái để tạo một sinh khí đầm ấm trong gia đình và ngoài xã hội.
3. Ý Hòa Đồng Duyệt: Tâm, Ý thì luôn luôn trong sáng, vui vẻ.

4.Kiến Hòa Đồng Giải: Có những sáng kiến gì 
cũng đem ra thảo luận, trao đổi và sách tiến nhau
để ai nấy cùng lĩnh hội.
5. Giới Hòa Đồng Tu: cùng tôn trọng kỷ luật chung.
6. Lợi Hòa Đồng Quân: có của cải cùng nhau chung hưởng, quân phân một cách đồng đều, không có kẻ nhiều người ít, là mầm mống phát sinh sự bất hòa.

1 Ruộng đất tư vốn saün có từ lâu và phổ biến là ruộng của nông dân tự canh, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thủ công và thương nghiệp.”Nền kinh tế tư hữu này ít chịu sự chi phối của nhà nước (nhà Lý thu thuế 3 thăng thóc mỗi mẫu ruộng tư).
Các chùa Phật giáo cũng có một số ruộng đất rất lớn (hàng chục hàng trăm mẫu) do nhà nước cấp, do cá thân chủ quí tộc hay các đệ tử có điền trang cúng (điền trang là những đất do tư nhân khai khẩn được, lập thành điền trang với diện tích rộng hẹp khác nhau), và những người xin ký hậu tại chùa v.v. Đến đời nhà Trần, số ruộng đất của nhà chùa lại tăng lên rất nhiều: “Trần Anh Tông (1293 - 1314) vốn là đệ tử của ngài Tôn giả Pháp Loa, đã cấp hơn 735 mẫu ruộng ở các nơi:
 Lần Thứ Nhất:100 mẫu ruộng ở làng Đại Gia, cùng với người cày.
 Lần Thứ Hai: cấp thêm 25 mẫu ở làng Đại Từ.
 Lần Thứ Ba: 80 mẫu ruộng tốt ở làng An Định cùng với người cày.

Năm 1312, vua lại lấy 500 mẫu ruộng ở trang Niệm Gia cấp cho chùa Quỳnh Lâm làm ruộng: “thường trụ Tam Bảo”. Năm 1313, Trần Anh Tông, bấy giờ đã là thượng hoàng, lại lấy 30 mẫu ruộng của cung nhân Phạm Thị, cúng cho tôn giả (Pháp Loa) làm của thường trụ. Tôn giả Huyền Quang tịch cũng được vua cấp hơn 150 mẫu ruộng để thờ cúng.

Năm 1318, Cư sĩ Hoa Lưu, họ Vũ, cúng cho chùa Quỳnh Lâm 20 mẫu ruộïng ở trang Hoa Lưu; năm 1324, cư sĩ Di Loan, con công chúa Nhật Trinh, cúng cho Tôn giả Pháp Loa 300 mẫu ruộng ở phủ Thanh Hóa; Tư đồ Văn Huệ vương Trần Quang Diệu đã cúng cho chùa Quỳnh Lâm 300 mẫu ruộng ở Gia Lâm, lại cúng thêm hơn 1.000 mẫu ruộng cùng hơn 1.000 nô ở các trang Động Gia, An Lưu (dẫn theo LSVN, th, X - 1427, Qi t2 - trang 81).

3 Thăng, tên một đơn vị đo lường ngày xưa, bằng một phần mười của đấu. Ta thường đọc trại là “Thưng”. Dẫn theo Hán Việt Tự Điển.

1 “. Những chính sách tích cực hay tiêu cực của nhà nước trung ương nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp đã có tác dụng nhất định, nhiều năm được mùa lớn. Cuộc sống nông dân cũng khá ổn định. Một tác giả đời Nguyên là Uông Đại Uyên đã viết: “Nước Đại Việt. đất rộng người đông, khí hậu thường nóng, ruộng đất phần nhiều phì nhiêu”.

Năm 1293, sứ giả Nguyên là Trần Phú sang nước ta đã viết bài thơ An Nam Tức Sự, có câu: “Lúa mỗi năm chín một lần, tuy vào giữa mùa đông mà mạ vẫn mườn mượt”. Trong thơ của Văn Huệ Trần Quang Diệu ta thấy hình ảnh của nông thôn Đại Việt thế kỷ XIV:
“Mưa chan ruộng lúa mây liền đội,
Dâu đến mùa tằm đọt mới ươm”.
Hoặc trong thơ của Bùi Tông Quán ca ngợi ngày mùa:
“Đứng mãi nào hay ngày đã muộn,
khắp đồng lúa tốt tựa mây xanh”.
Làng quê Đại Việt cũng được tả lại trong thơ Trần Phú với hình ảnh “những vườn dâu nho nhỏ, những buồng chuối lớn cong xuống trông như những lưỡi gươm” hoặc ghi câu: Dâu trồng hàng năm để nuội tằm, mỗi nhà có 5, 3 mẩu, giậu tre bao bọc chung quanh (Trích dẫn sách Lịch Sử Việt Nam, thế kỷ X- 1427, qI t2).


Trong Kiến Văn Tiểu Lục, “Phong Vực”, Lê Quí Đôn đã viết về cảnh sinh hoạt đồng áng ở trấn Sơn Tây như sau: “Trấn Sơn Tây gọi là xứ Tam Giang, sau mới đổi tên này. Địa thế trấn này, đất hẹp dân đông, phong tục cần kiệm. Huyện Từ Liêm và Đại Phượng thuộc phía Quốc Oai có nhiều bãi trồng dâu, nhân dân chăm về việc chăn tằm, dệt cửi, các xã Hà Nội, Thiên Mỗ, Ỷ La, Trung Thụy và Đại Phùng có tài dệt lụa, trìu, lĩnh, là và các lụa dày (tục gọi lĩnh, vỉ hoặc láng); xã Mật Cầu làm được thứ nuy, đoạn (một thứ hàng làm bằng sợi, hình dáng trông như dạ hoặc nỉ, nhưng không được bóng nhaün) đủ các màu xanh, tím, biếc, vàng, không kém gì của Trung Quốc. Các phủ Tam Đới và Quảng Oai ít ruộng cấy lúa gió, nhiều đồng bằng và đất bãi già, họ thường trồng thục thử và phiên thử để làm thúc ăn thường (thực thử tục gọi là lúa ngô, phiên thử tục gọi là khoai lang)”

Trấn Hưng Hóa cũng rất trù phú. “lúa bắp bát ngát các ruộng, dâu gai mơn mởn thành hàng, lông thú, cánh chim, ngà voi, da thú, tràn nhập cả sang Trung quốc, bạc vàng châu ngọc, đầy dẫy ở chốn biên cương. Thật là phủ kho ngoại biên giới của quốc gia, mà là nơi tụ tập ngàn vạn đồ trân bảo. Nhờ thế, có thể biết đuợc sự quan trọng và phồn hoa ở địa phương này”. (Sđd, bản dịch của Phạm Trọng Điểm)
1 Theo Trần Cương Trung (tức Trần Phú) trong Sử Giao Châu Thi Tập, thì bấy giờ “người trong nước đều mặc áo lụa thâm, aó hoa, quần mỏng, cổ áo tròn khâu bằng là, đàn bà cũng nặc áo thâm, nhưng màu trắng ở trong rộng hơn để viền vào cổ áo. Các sắc xanh, hồng, vàng, tía, tuyệt nhiên không có” (dẫn theo LSVN, tk x - 1427 Q1 T2).

1Lê Quí Đôn Tập, q VI - “Phong tục” chép: Hai trấn Tuyên Quang và Hưng Hóa, có khoáng sản nhiều nhất nước, nằm trong các châu:

 Châu Mai Sơn có mỏ đỏ, sản xuất đồng đỏ và thạch lục “Lục là màu của đồng, sinh ra đá, chất như chất đá, gọi là thạch lục”. Hay mỏ đồng ở xứ Mỏ Đỏ, châu mai Sơn thuộc Hưng Hóa, mướn người khai thác, lấy được thạch lục rất nhiều, họ nói nếu đem nấu thì thành ra đồng, bán trăm cân chẳng qua được 36 quan, nếu không nấu thì là lục, bán trăm cân có thể được 45 quan. Cho nên nhiều người bán thạch lục.

 Châu Quỳnh Mai, thổ âm gọi là Mường Chăn, có hai mỏ đồng ở Vạn Bằng và Vạn Na.

 Châu Chiêu Tấn, gần sông Thao, thổ âm gọi là Mường Thu, có mỏ vàng ở xứ Mường Khóa, thôn Nguyên Than.

 Châu Văn Bàn, động Khánh Yên có mỏ lưu hoàng.

 Châu Vị Xuyên sản xuất loại gỗ thông, gỗ tử (tục gọi là gỗ giồi), bông gạo, vải to, sáp vàng và cánh kiến, vỏ gió và củ nâu, người địa phương đem xuống bán ở bến sông Cả.

 Châu Ninh Biên, châu này thế núi vây quanh, nước sông bao bọc, đồn sở ở giữa, ruộng đất bằng phẳng màu mở, bốn bên đều chân núi, công việc làm ruộng bằng nửa công việc châu khác, mà số hoa lợi thu hoạch gấp đôi. Thổ sản có sa nhân, sáp vàng, diêm tiêu, lưu hoàng và sắt sống (Sđd).

2Ca Dao Việt Nam, không biết có từ thời nào, đã viết về Ba Mươi Sáu Phố ở Long Thành, tức là Hà Nội ngày nay:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành(+)
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy,
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thúng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phố Hoa thứ nhất Long Thành,
Phố dăng mắc cửi, đường quanh bàn Cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
 

(+) Long Thành: tưc là Thăng Long Thành đặt từ nam 1010 về đời Lý Thái Tổ.

1 Giáo sư Dương Quảng Hàm, trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu, viết về việc học chữ Nho trong các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý sơ (từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XI).
“Trong thời kỳ này, Đạo Phật ở nước ta rất thịnh, hầu như được coi như quốc giáo: triều đình đặt chức quốc sư, mở khoa thi tam giáo (Nho, Phật, Lão); nhiều ông vua nhà Lý, nhà Trần đi tu sau khi thoái vị và chùa chiền đựng lên ở khắp trong nước rất nhiều.
“Mấy triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, phần vì ngắn ngủi, phần vù các vua cần phải lo việc chống nhau với nước Tàu để làm cho nền tự chủ được vững, nên chưa có thì giờ tổ chức việc học chữ Nho. Trong thời kỳ ấy, việc dạy chữ Nho phần nhiều do các nhà sư đảm nhận, vì Phật giáo bấy giờ đương thịnh và các vị sư đều thâm hiểu Hán học cả” (Sđd trang 74).

2 Ở đây, chúng tôi không đề cập các ngài Định Không, Thiện Hội, La Quý An, Đỗ Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu. vì các vị này thuộc hai triều Đinh Tiền Lê.
1 Theo VNSL: “Năm ất mão (1075), vua Lý Nhân Tông cho mở Khoa Thi Tam Trường để lấy người văn học vào làm quan. Kỳ thi ấy là kỳ đầu tiên ở nước ta, chọn được hơn 10 người, Thủ khoa là Lê Văn Thịnh. Ông thủ khoa ấy ngày sau làm đến chức thái sư, nhưng vì làm sự phản nghịch, cho nên phải đày ở trại Thao Giang (huyện Tam Nông, Phú Thọ)”. (Sđd, trang 101).

Và VSTA: “Lê Văn Thịnh mưu làm phản, bị an trí ở Thao Giang. Văn Thịnh có người thày tớ là người nước Đại Lý, biết biến hóa kỹ thuật, khi ấy ông làm chức Tam Công, cầm quyền chính trong nước, liền manh tâm khởi loạn, gặp khi vua đi chơi hồ Dâm Đàm (Hồ Tây) ngự trên thuyền xem cá, hốt nhiên khởi lên đám mây đen, trong đám tối mò nghe có tiếng chèo thuyền rẽ nước đến thuyền vua, vua lấy cây dao ném, chốc lát đám mây đen tan mất, trong thuyền thấy con hổ, người đánh cá là Mục Thận lấy lưới ra chụp lên con hổ, thì là quan thái sư Lê Văn Thịnh. Vua lấy cớ Thịnh là đại thần có công giúp nước, không nỡ giết, chỉ đem đi đày ở đầm trại Thao Giang thôi” (Sđd, trang 133). 3Nhân nói đến Đàm Dĩ Mông bài Phật giáo vào cuối đời Lý, chúng tôi xin lược dẫn nguyên do câu chuyện

Dưới triều vua lý Cao Tông (1176 - 1210), ông từng làm đến chức thái úy và được phong tước vương, và vào những năm đầu triều Lý Huệ Tông (1210 - 1224), ông giữ quyền phụ chính, vốn là nhà Nho, saün có cặp mắt kỳ thị đối với Phật giáo, nhân tình trạng xã hội rối loạn, ông đã chia bè kết đảng, hòng tiểu trừ các phe phái đối lập, làm cho nội bộ nhà Lý đã đến buổi suy tàn lại càng thêm rối loạn, đến nỗi hai viên quan trong triều là thượng đường quan Nguyễn Bảo Lương và thượng thư Bộ Lại Từ Anh Nhĩ đã đàn hặc với vua: “Dĩ Mông là kẻ mọt nước hại dân”.

Theo Việt Sử Lược còn ghi lại lời tâu của ông với vua Cao Tông về việc hạn chế nhà chùa và bắt các sư hoàn tục, nguyên văn: “Hiên nay (ở trong nước) số sư sãi đã gần ngang với số phu dịch. (Bọn họ) tự kết bè lũ, lập càn thủ lĩnh, tụ họp thành bày, làm nhiều việc xấu. Hoặc ở nơi giới trường, tịnh xácông nhiên rượu thịt; hoặc ở chốn tăng phòng, tịnh viện mà riêng tư gian dâm. Ngày ẩn tối hiện, như phường cao chuột. “Chúng làm bại hoại phong tục, phương hại giáo lý, dần dần đã thành thói quen. Nay không cấm đi, lâu ngày càng tệ”.

Bản dịch Phạm Tú Châu, VTLT, tập I, tr526-Lời của Đàm Dĩ Mông tâu lên vua Lý Cao Tông vào năm Mậu Ngọ (1198) và được vua chuẩn y, cho phép ông triệu tập tăng đồ, giữ lại một số danh tiếng, còn lại thì bắt hoàn tục! Cũng theo Việt Sử Lược ghi cùng thời với Đàm Dĩ Mông, dưới triều Lý Cao Tông, tháng 10 năm Nhâm Tuất (1202), vua ngự ra hành cung Hải Thanh rong chơi, yến tiêc, lại sai nhạc công chế khúc hát theo điệu Chiêm Thành, tiếng nghe ai oán thảm thiết!.
Nhà sư NGUYỄN THƯỜNG, làm chức tăng phó đã có lời ngăn vua Lý Cao Tông về mối quan hệ khắng khít giữa âm nhạctình hình trị hay loạn của một nước.

NGUYÊN VĂN:
“Ngô kiến Thi tự vân: “Loạn quốc chi âm óan, dĩ nộ kỳ chính quan. Vong quốc chi âm ai, dĩ tư kỳ dân khốn”.
“kim chúa thượng tuần du vô độ, chính giáo quai ly, hạ dân sầu khốn. Chi thử du thậm nhi vật văn ai oán chi âm, vô nãi loạn vong chi triệu hồ?
“Ngô tri xa giá thử hoàn, bất tái hạnh kỳ cung hỉ”.
(tôi nghe, bài tựa Kinh Thi có nói: “Âm nhạc của nước loạn nghe ai oán vì giận chính sự nước ấy sai trái. Âm nhạc của nước mất nghe bi thảm vì xót dân nước ấy khốn cùng”.
Nay chúa thượng rong chơi vô độ, chính giáo sai lìa, dân chúng buồn khổ. Đến nay càng tệ. Thế mà ngày ngày lại nghe âm nhạc ai oán, đó chẳng phải là điều nước mắt, nước loạn hay sao?
Tôi biết rằng xa giá chuyến này (Từ hành cung Hải Thanh) trở về tất sẽ không (bao giờ) lại ngự ra cung ấy nữa).
 Bản dịch của Phạm Tú Châu, Thơ Văn Lý Trần, tập 1 -

Rồi cũng chính những bài văn bia của các nho sĩ đời Trần như Trương Hán Siêu, Lê Quát, tuy nội dung có tính cách bài xích Phật giáo nhưng vẫn phải công nhận rằng đạo PhậtViệt Nam đã cực thịnh, được toàn quốc dân sùng tín.
Bài Văn Bia Chùa Thiệu Phúc ở Thôn Bái, tỉnh Bắc Giang.

“Đạo Phật lấy họa phúc để tác động lòng người, sao mà cảm phục được người đời tin sâu và bền vậy: Trên từ vương công, dưới đến thường dân, phàm có công việc gì liên hệ đến Phật, thì dù có dốc hết tiền của, cũng không tiếc. Nay nếu đem những việc xây chùa dựng tháp phó thác cho thì hớn hở mừng vui như cầm được tờ văn tự tín phiếu về sự báo đáp về sau. Cho nên, từ trong kinh thành đến ngoài châu phủ, hang cùng ngõ hẻm, không ra lệnh mà tuân theo, chẳng hẹn rõ mà vẫn cứ tin, hễ nơi nào có người ở thì có chùa, bỏ đi lại dựng lên, hư nát liền tu sửa, chuông trống lầu đài cùng với dân cư có tới một nửa.

Sự hưng thịnh của đạo Phật sao mà dễ dàng, và rất được thiên hạ tôn sùng ngưỡng mộ. Ta, lúc khi còn trẻ thường để hết tâm trí vào việc đọc sách cổ kinh, cũng biết noi theo đạo thánh hiền (đạo Nho), toan lấy đó để giáo hóa nhân dân, nhưng rốt cục chưa thể làm cho một làng nào tin cả. Ta cũng thường dạo chơi sông núi, dấu chân để lại khắp chốn cùng nơi, thế mà chưa nhìn thấy một trường học hay một văn miếu nào. Chính vì vậy mà ta rất lấy làm hổ thẹn khi so sánh với tín đồ đạo Phật. bèn viết ít hàng để bày tỏ lòng ta vậy”.

(Lê Bá Quát, bản chữ Nho chép trong ĐVSKTT).

Bài Ký ở Tháp Linh Tế Trên Núi Dục Thúy của Trương Hán siêu (chép theo bản dịch của Nguyển Ngọc San trong sách Hợp Tuyển Thơ Văn Việt Nam, thế kỷ X.XVII):

“Quê ta nhiều cảnh đẹp, khi còn ít tuổi ta thường đi chơi xem vết chân lưu lại hầu khắp mọi nơi; thường rời thuyền trèo lên núi này, phủi tấm bia ở sườn núi, cạo rêu mà đọc kỹ thì biết tháp cũ này xây từ năm tân vị, tức năm Quảng Hựu thứ bảy triều Lý. Đến khi trèo lên núi cao, tới đỉnh đá cheo leo, thấy gạch cũ nền xưa ẩn náu giữa cây hoang đá vỡ, bất giác bùi ngùi thở dài: cớ sao sự hưng vong thành bại trải mới hai trăm mấy chục năm trời mà đã thành dấu vết cũ kỹ, theo nhau mà mai một hết cả? Liệu còn có ai xây dựng lại chăng? Từ khi có vũ trụ đã có núi này, khách tới chơi thăm kể đến biết bao nhiêu người mà nay đều về đâu hết cả? Về sau ta ngao du khắp bốn phương rồi làm quan tại triều, tạm giữ chức đài sảnh thì nơi ẩn cư xưa ở một góc trời ta chỉ còn đôi lúc mơ màng thăm trong giấc mộng mà thôi!
Mùa đông năm thứ hai, sau khi kim thượng lên ngôi, ta đang ở kinh sư, có nhà sư Trí Nhu ở núi đến bảo rằng: “Việc xây dựng lại tháp cũ khởi công từ năm đinh sửu, niên hiệu Khai Hựu, trải qua sáu năm nay đã hoàn thành, xin ngài viết cho bài ký.

Công đức này của ngài không thể lường được mà sự báo phúc của đức Phật cũng không thể kể xiết. Lúc mới bói để xây tháp, sư Đức Vân mộng thấy hơn một ngàn ngươì tụ tập ở đỉnh núi, trong đó có ba vị quý nhân tướng mạo đẹp đẽ nói với cả bọn rằng: “Các ngươi phải biết xây tháp là công việc tốt đẹp làm cùng cực cho tam đồ”. Đến khi bắt đầu xây tháp, sư Đức Vân đêm nằm mộng thấy đấng Trúc Lâm Phổ Tuệ kết ấn giữ cho tháp yên vững. Đến khi các sư Đức Tịnh, Đức Minh kẻ trước người sau xây đường lên tháp đẩy rơi một tảng đá lớn, người theo đá mà rơi xuống lăn lộc cộc tới chừng mấy nhận, (1) những người trông thấy đều sợ hãi chạy tản hết, cho rằng thân thể tất phải tan tành. Khi rơi tới đất, vực dậy thì không thấy tổn thương chỗ nào cả.

Tháp gồm bốn tầng, đêm tỏa hào quang, xa gần thảy đều trông thất. Phàm những việc như thế đều do ở phép thần thông của đức Phật ra. Vả như tôi nghe nói rằng: Xưa A Dục Vương sai quỷ thần tạo tám vạn bốn ngàn ngôi tháp, người tới chiêm ngưỡng, cúng bái đều như mắt trông thấy Phật. Hình tháp khắc vào đầu gậy có thể trừ được yêu khí, ngôi tháp vượt qua biển, chốc lát ẩn khuất trong mây mù. Truyện không phải là quái gở, xưa nay đều phù hợp, vậy xin ngài cho khắc vào đá để truyền lại đời sau, giữ lại lâu dài nơi cõi Phật, dùng làm phương tiện tìm hiểu đạo nhà, như vậy há chẳng nên sao?”

Ta nói: Đức Thích Gia lấy tam khôngđắc đạo, khi tịch rồi, người đời sau ít phụng Phật giáo, mà chỉ làm mê hoặc chúng sinhThiên hạ có năm phần đất thì chùa chiền hết một phần: bỏ cả luân thường, hao phí tiền của. Bọn sư sãi thì dong dài, người khờ dại thì tin theo. Như vậy không biến thành yêu quỷ gian tà cũng thật là chuyện hiếm có! Tuy vậy, thày là học trò ông Phổ Tuệ thâm hiểu phép Trúc Lâm, tu thân khổ hạnh, tinh thông được tam tu, giơ hai bàn tay không mà làm nên việc lớn, dám trèo lên tận chân mây chồng từng hòn đá, từ một tấc lên một thước, từ một thước lên một nhận, một bước tiến lên một bước, một tầng cao thêm một tầng, tới lúc đứng cao sừng sững, thế chạm trời xanh, tô thêm vẻ hùng vĩ cho non sông, so với tạo vật cũng đồng công. Việc như vậy há đâu bọn sư sãi tầm thường kia có thể sánh tày được!

Than ôi! Sau đây mấy trăm năm nữa, chốc lát cảnh tượng biến diệt, khiến ta cảm khái chẳng nhẽ lại không có được vài người như hạng sư Nhu hay sao!
Còn như non xanh nước biếc, bóng tháp dưới dòng sông, cưỡi chiếc thuyền con lúc chiều tà, thơ thẩn chơi quanh chân tháp, nâng mái bồng lên mà ngạo nghễ, gõ mạn thuyền mà ca khúc Thương Lãng, (2) thả sợi dây câu theo phong cách thanh cao của Tử Lăng, (3) du chơi năm hồ, thăm nơi hẹn cũ như Đào Chu (4) cảnh ấy tình ấy duy có ta với non sông ấy là biết mà thôi”.

Trong sách “Tang Thượng Ngẫu Lục” của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án đã viết về núi Dục thúy như sau:
“Núi ở đất Tràng An xứ Thanh Hóa (nay thuộc Ninh Bình), kế bên cách sông Vân Sàng. Trên có cây tháp gọi là Linh Tế, dựng lên từ năm Quảng Hựu thứ 7 nhà Lý, năm Khai Hựu nhà Trần có tu bổ lại, ông Trương Hán Siêu làm bài ký. Trong năm Cảnh Hưng có dựng ly cung để phòng khi vua chúa đi tuần hành. Nhân thế núi mà xây dựng, cũng chen lẫn nhân công vào, quy chế rất lộng lẫy. Thơ ngự chế của chúa và thơ ứng chế của các quan theo hầu đều khắc đá cả. Hồi đi bình nam, xa giá dừng lại ở đây. Sau khi vạc đổi, cung bỏ làm trường lương Tràng An, tháp cũng đổ nát, duy tấm bia đến nay vẫn còn”.

Bản dịch của Trúc Khê, trang 166. Tân Dậu xb. 1943 -

(1)Đơn vị đo lường bằng 7 thước Trung Quốc cũ (theo kinh điển thục nghĩa) hoặc bằng 4 thước (theo Tiểu nhĩ nhã).

(2)Khúc Thương Lãng: Theo sở từ và sách Mạnh Tử có câu hát rằng: “Thương lãng chi thủy thanh hề, khả dĩ trạc ngã anh, Thương lãng chi thủy trọc hề, khả dĩ trạc ngã túc”, nghĩa là: nước sông Thương Lãng trong chừ, ta đem giặt giải mũ ta; nước sông Thương Lãng đục chừ, ta đem rửa chân ta.

(3)Tủ Lãng: tên tự là Nghiêm Quang, hồi nhỏ là bạn học của Hán Quang Vũ. Khi Quang Vũ lên ngôi, ông đi ẩn, thường đi cày trong núi Phú Xuân và câu cá ở bến sông cạnh núi.

(4)Đào Chu: tên tự của Phạm Thái, người nước Việt đời Xuân Thu, giúp Việt vương Câu Tiễn đánh quân Ngô giành lại đất nước, sau đó bỏ quan, đi chơi năm hồ và ngụ cư đất Đào, lấy hiệu là Đào Chu Công.
(Ghi theo chú thích của dịch giả trong sách HTTVVN).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/01/2015(Xem: 5180)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.