07-(f)về Văn Học (6)

21/06/201112:00 SA(Xem: 5465)
07-(f)về Văn Học (6)

NHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA ĐẠO PHẬT

CHO DÂN TỘC, DƯỚI TRIỀU LÝ (1010 - 1225)
Hòa Thượng. Thích Đức Nhuận



Được biết: 
những vị nhà nho bài bác Đạo Phật trên đây như Lê Quát, Trương Hán Siêu khi đến tuổi "vãn niên" lại đã trở về với Đạo Phật. Một số nhà hủ nho mất gốc, theo sách Việt Nam Cổ Văn Học Sử đã ghi lại: "Về phong tục lễ giáo các vua quan cũng lần lần Trung Quốc hóa đi ít nhiều như phép thi cử, đặt hàm quan lại, ăn tết Đoan Ngọ v.v... Tuy nhiên Đạo Phật và phong tục chế độ cũ vẫn còn gốc rễ trong dân gian nên Nho học và việc theo thói Tàu còn bị nhiều trở lực. Năm 1357, vua Minh Tông trả lời cho Lê Bá Quát và Phạm Sư Mạnh muốn đổi thay chế độ rằng: "Nước ta đã có hiến chương rồi, vả chăng Bắc, Nam phong tục khác nhau. Nếu theo lời của các ngươi chỉ cốt cho đắt mưu chước thì sinh loạn thôi" (ĐVSKTT trang 138) Năm 1370, Vua Nghệ Tông cũng thường nói: "Tiên triều ta lập quốc đã tự có pháp độ riêng chứ không theo của nhà Tống. Bởi vì Nam, Bắc đều tự chủ lấy nước mình, không nên phỏng chép của nhau. Duy từ niên hiệu Đại Trị, bọn thư sinh chấp chính không hiểu cái ý sâu lập pháp của tổ tông bèn đem cả phép cũ đổi dựa theo tục Tàu như vậy là những việc về y phục, ca nhạc, còn nhiều việc khác nữa. Vậy từ nay việc chính trị buổi đầu nhất thiết phải tuân theo điều lệ năm Khai Thái" (Sđd trang 161, 162, ĐVSKTT, trang 151)

Sang thế kỷ XV, Ngô Sỹ Liên phê bình việc thi Tam giáo (theo Lịch Triều Hiến Chương, Khoa Mục Chí): "Thi Tam giáo có thể thông hiểu giáo lý Nho, Đạo, Thích, được cho ra làm quan. Các bậc chân Nho đời xưa cũng có xem rộng bách khoa chư tử, ra vào Lão học và Phật học, xét cứu ra biết rằng Lão học và Phật học mung lung mờ mịt, không có chỗ rõ rệt để nắm vào, quay về mà tìm chân lý của Khổng phu tử, có giềng mối vua tôi, cha con, có dạy về nghĩa "dân di vật tắc": dân có quan hệ nhất định, vật có phép tắc. Cái tôn chỉ của nó tại chỗ "duy tinh duy nhất". Nó làm cho kẻ nào đã học đạo Nho, lại xem sang đạo Phật đạo Lão nữa. Đạo lão nói về vấn đề thiên biến vạn hóa, có đức không phải đức, tùy cảm ứng vật, có dấu vết thì không còn mãi. Đạo Phật dạy điều không sống không chết; không đến, không đi, cũng không có gân sức, không có tướng mạo. Đấy là cái học có sâu rộng mà không thuần, tâm rối mà không nhất trí thì dù có được ra phù vua giúp nước, hiểu lẽ huyền diệu của A nan, Ma Ha thì có ích gì cho thể đạo quốc dân. Cho xuất thân để làm gì? (Dẫn theo sách Thiền Học Việt Nam của nguyễn Đăng Thục).

Trong sách Lý Thường Kiệt, sử gia Hoàng Xuân Hãn viết ". Sau các đời vua hung hãn họ Đinh, Lê, ta thấy xuất hiện ra những kẻ cầm quyền có độ lượng khoan hồng, những người giúp việc ít tham lam phản bạn. Đời Lý có thể gọi là đời thuần từ nhất trong sử nước ta.

"Mà thực tế mỗi lúc ta thấy có Nho gia bài xích Phật giáo, thì ta biết rằng trong nước sẽ có cuộc tranh quyền lợi mà giết lẫn nhau. Sau khi Đàm Dĩ Mông sa thải tăng già, thì có Trần Thủ Độ liền sau tàn sát họ Lý. Cuối đời Trần Nho học nên thịnh, có Trương Hán Siêu, Lê Quát chỉ trích Đạo Phật thì sau lại có Hồ Quý Ly làm những việc kia, ấy cũng vì muốn thi hành chính trị vị danh, xa hẳn lòng từ bi của Phật. Mà trong khi Dĩ Mông phỉ nhục tăng đồ, thì lại có một vị Tăng giám can Lý Cao Tông dùng hát xướng chơi bời quá độ. Lời can ấy lại viện sách nhà Nho!." (Sđd trang 429, 430)

1 Chép theo bản chữ Nho trong bộ Đại ViệtSử Ký Toàn Thư. 1Thiền Uyển Tập Anh là bộ sách nói về các vị thiền sư Việt nam thế kỷ thứ sáu đến thế kỷ mười ba, trong sách Le Bouddhisme en Annam des Origines au XIIIè Siècle. Và để giúp độc giả hiểu sơ lược về nội dung của bộ sách, chúng tôi xin trích một đoạn của bài tựa như sau: "Người ta đặt tên cho sách này theo nghĩa nào? Giữa các vị tăng, "chọn những vị cao tăng". Tại sao? Vì tăng đồ của Đạo Phật rất đông, mà người hiểu được cái tinh hoa của đạo Phật thì lại rất ít. Như một con chim phượng lẩn giữa bầy gà, như đóa hoa lan giữa loài cỏ dại, nếu không phải là người có một thiên khiếu thông minh tuyệt đỉnh, một cái nhìn sâu xarộng rãi, thì không thể nào đạt đến trí tuệ viên mãn được, không thể làm gương mẫu cho hậu lai và dẫn dắt những người học đạo và trở nên những người lãnh tụ được. "Giữa các vị tăng trong vườn thiền, những người đạo cao chân chính thì ít, chúng tôi chọn trong đó những vị xuất chúng, những vị mà đạo đức được tôn kínhchúng tôi sẽ nói đến sự tích những vị đó, để làm qui củ tăng đồ nhà Phật. Nhân đó, chúng tôi đã dùng chữ "tập anh" làm tên sách.

. "Rộng truyền gần khắp nước Đại Việt ta, Đạo Phật đã ban bố cho nước ta nhiều lợi lạc của chính Pháp. Biết bao người đã lánh tục cạo đầu, đạt Tríngộ Không. Trong số, có bậc trí tuệ sáng như mặt trời, trong như gương và sạch như băng giá, các ngài hộ quốc hộ dân và ra tay tế độ những kẻ trầm luân khổ hải, có người ngay từ lúc thiếu thời đã giác ngộ và cầm tích trượng (khakhara) theo gương của Bồ Đề Đạt Ma (Boddhidharrma); có kẻ nhập đạo thật dễã, khi tuổi đã trưởng thành, nhờ sự cứu độ của đức Phậtthâm nhập lẽ thâm diệu của Đồ Trừng (Buddhacinga); có kẻ thì đức hạnh đã cảm hóa đến cả loài chim tới đậu trên cổng chùa để nghe kinh. Công đức của các ngài lan rải đến cả thú vật cho đến nổi chúng đến để dọn bữa ăn cho các ngài. Những biểu lộ này chứng minh đức từ bithanh tịnh của các vị tăng ấy. Kỳ diệu thay, các ngài là con mắt của mọi loài. Các ngài quả là những bậc cao đại của vườn Thiền.

"Ôâi! Đạo Phật vừa rộng lại vừa sâu bao nhiêu thì tâm yếu của đạo Phật lại còn hơn thế nữa bấy nhiêu! Tâm yếu của Đạo Phật, phải qui tâm vào chỗ chính yếu này mới có thể hiểu được đạo Phật. Tập Thiền Uyển này bắt đầu bằng lịch sử của Vô Ngôn Thông, là người đầu tiên truyền bá Đạo Phật tại Việt Nam. Sau ngài, ngọn Pháp đăng tiếp tục truyền thừa, ngày càng lan rộng và sáng thêm. Với những khó khăn và bao la của sự học Phật, làm sao mà các vị cao tăng ấy lại có được Phật trí vô lượng? Lý do trước hết là các ngài lắng trong được "Lục trần" (visaya) và đã diệt được "tứ tướng".

"Từ trước đến nay, chúng ta vẫn chỉ học sách Nho mà kinh Phật chỉ là những bài học giúp thêm cho trí thức mà thôi. Chúng ta tìm hiểu về lẽ huyền vi trong đó và chiêm ngưỡng tư tưởng Không. Nhưng cả hai cách học này dẫu sao cũng đưa chúng ta đến cùng một chân lý, mặc dù là từ hai ngả đường.

". Trọn quyển sách, chỉ nói đến (truyện tích của các vị cao tăng, các vị tổ xuất chúng và những vị đã đạt đến Trí tuệ viên mãn và có những hành động thật là kỳ diệu.

"Càng đọc, tôi càng nghe lòng dâng lên niềm ngưỡng mộ các vị Thánh Tăng đó. Họ nói đến Không, đến Giác ngộ, là những vấn đề không bao giờ đặt ra trong lĩnh vục học hỏi của hàng nho sĩ." -(Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII, bản dịch Tuệ Sỹ, trang 16, 17).

1Dẫn theo sách Thơ Văn Lý Trần, tập I. 2 Ngoài những sách đã bị thiêu hủy, theo Chương Mục, chính biên, thì giặc Minh đã thu nhặt những sách dưới đây đem về Kim Lăng, gồm có: - Hình Thư 3 quyển, soạn dưới thời Lý Thái Tông. - Quốc Triều Thông Lễ , 10 quyển, thời Trần Thái Tông.

- Hình Luật, 1 quyển, Trần Thái Tông.

- Kiến Trung Thường Lễ, 10 quyển, Trần Thái Tông.

- khóa Hư Tập, 1 quyển, Trần Thái Tông.

- Ngự Thi, 1 quyển, Trần Thái Tông.

- Di Hậu Lục, 2 quyển của Trần Thánh Tông.

- Cơ Cừu Lục, 1 quyển, Trần Thánh Tông.

- Thi Tập, 1 quyển, Trần Thánh Tông

- Trung Hưng Thực Lục, 2 quyển, Trần Nhân Tông

- Thi tập, 1 quyển, Trần Nhân Tông

- Thủy Vân Tuỳ Bút, 2 quyển, của Trần Anh Tông

- Thi Tập, 1 quyển, của Trần mInh Tông

- Trần Triều Đại Điển, 2 quyển, Trần Dụ Tông

- Bảo Hòa Điện Dư Bút, 8 quyển, Trần Nghệ Tông

- Thi Tập, 1 quyển, Trần Nghệ Tông

- Binh Gia Yếu Lược, 1 bộ, do Trần Hưng Đạo soạn

- Vạn Kiếp Bí Truyền, 1 bộ, Trần Hưng Đạo

- Tứ Thư Thuyết Ước, 1 bộ, của Chu Văn An

- Tiều Aån Thi, 1 tập, Chu văn An

- Sầm Lâu Tập, 1 tập, của Trần Quốc Toại (Tuý)

- Lạc Đạo Ca, 1 quyển, của Trần Quang Khải

- Băng Hồ Ngọc Hác Tập, 1 quyển, Trần nguyên Đán

- Giới Hiên Thi Tập, 1 tập, của Nguyễn trung Ngạn

- Giáp (hay là Hiệp) Thánh Tập, 1 quyển, của Phạm Sư Mạnh

- Cúc Đường Dị Thảo, 2 quyển, của Trần nguyên Đào

- Thảo Nhàn Hiệu Tần, 1 quyển, Hồ Tôn Thốc

- Việt Nam Sử Ký 30 quyển, của Lê Văn Hưu

- Nhị Khê Thi Tập, 1 quyển, Nguyễn Phi Khanh

- Phi Sa Tập 1 quyển, của Hàn Thuyên

- Việt Điện U linh, lý Tế Xuyên soạn

Trong tờ biểu dâng sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngô Sĩ Liên bùi ngùi than thở:

". Cướp quyền chính, lũ gian thần được thể!

Lấn đất đai, quân địch quốc thừa cơ!

Binh tung sang, căm lũ giặc Minh, giáo gươn đầy đất!

Lửa đốt sách, thương ôi vận nước, sách vở đi đời!

Muốn tìm sự tích sau cơn khói lạnh tro tàn,

Thật rất khổ tâm về nỗi nét sai, chữ sót!.

Tin còn đó mà ngờ còn đó, nghiệp sách đèn mong khỏi thẹn cùng.

Việc ra sao thì chép ra sao, dấu văn hiến họa còn xét thấy!"

Niên hiệu Hồng Đức thứ mười, năm Kỷ Hợi, tiết đông chí.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư -

Bản dịch của Mạc Bảo Thần NHƯỢNG TỐNG, Tân Việt xuất bản.

Năm 1956, nguyệt san Phật giáo việt Nam, do thiền sư NHẤT HẠNH làm chủ bút trong bài " Giáo lý Thiền của Phật giáo Việt Nam" có nêu vấn đề: Nhìn lại Quá Khứ. Những bộ kinh đầu tiên có ở nước ta là do người Việt hợp tác với người Ấn dịch từ tiếng Phạm và tiếng Ba Ly ra. Sách vở viết về Đạo Phật của các thiền sư Việt Nam từ đời Lý - Trần trở về đây có một số lượng không phải là nhỏ, thế mà vì những tai biến binh hỏa, vì quân Minh vơ vét thu lượm hết, cho nên hiện giờ còn chẳng được bao lăm. Bộ Việt Nam Phật Điển Tùng San do hội Việt Nam Phật giáo sưu tập, khắc bản và ấn hành với sự giúp đỡ của trường Viễn Đông Bác Cổ, cũng chỉ được độ mấy ngàn trang chữ lớn.

Nghĩ đến nền Phật giáo Việt Nam với những thời thịnh đạt huy hoàng như các triều đại Lý Trần, rồi nhìn lại các tác phẩm còn sót lại, chúng ta không khỏi ngậm ngùi và giận cho quân Minh tàn ác. Tuy nhiên qua tác phẩm còn sót lại ấy, chúng ta cũng thấy được rằng tổ tiên chúng ta ngày xưa đã có những cố gắng không ngừng để dựng nên những giáo lý đặc biệt cho Phật giáo Việt Nam. Thiền sư Ngộ Ấn đã xướng thuyết "Tam Ban", thiền sư Cứu Chỉ chủ trương thuyết 'Tâm Pháp Nhất Như", thiền sư Viên Chiếu viết những sách: Tán Viên Giác Kinh, Thập Nhị Bồ Tát hạnh Tu Chứng Đạo Tràng, Tham Đồ Hiển Quyết và Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn mà các sư tăng đời Tống bên Tàu đã bái phục, cho rằng: "Đây mới thực là Phật sống xuất hiện ở phương Nam mỗi lời nói ra thành kinh như thế". Giác Hoàng Điều ngự đã sáng lập Thiền Tông hoàn toàn Việt Nam: đó là phái Trúc Lâm yên Tử.

Nếu nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về tư tưởng và hành động của cá vị tổ sư sáng lập và về tôn chỉphương tiện của phái ấy, ta sẽ thấy những tính chất kỳ đặc của Phật giáo Việt Nam thời xưa. Đó là một tổng hợp tài tình giữa hai khuynh hướng xuất thếnhập thế vốn là rất rõ ràng và rất phân biệt ở Trung Hoa. Phái Thiền tông này chủ trương "Phật giáo nhập thế" nhưng bảo tồn một cách vững chãi sinh hoạt thực nghiệm tâm linh - Phật giáo xuất thế- ởnhững con người hành đạo. Đạo Phật vào thời của ba vị tổ Trúc Lâm, nhờ thế đã trở thành một sinh hoạt cho đại thể, và đã hòa hợp làm một đối với văn hóa. Đạo lý của phái Trúc Lâmthể hiện của sự dung hợp xuất thếnhập thế, nên người đứng ra lãnh đạo phải có một bản lĩnh vững chắc, nghĩa là có một khả năng nhập thế mạnh mẽ dựa trên một căn bản xuất thế vững vàng; người hành đạo sẽ "hữu tâm" ở công tác nhập thế, và vì vậy sẽ bị lôi cuốn đổ vỡ.

Cũng vì thế mà sau đại sư Huyền Quang, đệ tam tổ của phái Trúc lâm Yên Tử, không có ai xứng đáng để nắm giữ giềng mối Đạo Pháp; và Phật giáo không còn giữ được địa vị xưa. Nhưng dù sao những sự kiện đó cũng chứng tỏ một cách đầy đủ được rằng Phật giáo Việt Na ngày xưa đã cố đi đến một giáo lý cho riêng mình, và đã đạt được một phần nào kết quả. Hướng đi đã được vạch saün từ ngàn xưa, ngày xưa đã làm được một phần, ngày nay phải làm được trọn vẹn. Ngày xưa đã cố gắng mà chưa làm được, ngày nay phải cố gắng thêm để làm thành. Ta không thể ngồi để đợi những thức ăn thừa thãi của người khác, để làm nhục cho chư tổ ngày xưa, vì các ngài dù sao cũng đã xây cho Phật giáo dân tộc một nền tảng vững chắc. Nghiên cứu lại giáo sử Việt Nam, đó là việc đầu tiên để nhìn thấy con đường phải đi của Phật tử chúng ta trong hiện tại, để có một niền tin tưởng vững vàng. Tin tưởng rằng ta sẽ làm nên việc và Phật giáo Việt Nam sẽ trở thành một nền Phật giáo hoàn toàntính cách dân tộc và tiến bộ. Mà chỉ khi nào hợp cơ thì mới là dân tộc, chỉ khi nào hợp thời thì mới là tiến bộ mà thôi".

1 Ngoài ra, trong mục Nghệ Văn Chí của sách ĐVTS và Văn Tịch Chí của sách LTHCLC chép: năm 1026, vua Thái Tổ sai các quan trong triều biên soạn sách Hoàng Triều Ngọc Điệp, đây là cuốn sách mở đầu cho việc chép sử ở nước ta. Sang đời Nhân Tông, sử gia Đỗ Thiện cũng có soạn một cuốn Sử Ký, ghi chép tường tận những việc của triều đình nhà Lý. Hình như sau này ông Lê Văn Hưu, cũng đã căn cứ vào đó mà viết bộ Đại Việt Sử Ký, 30 quyển, các bộ sách này đã mất. 2 Nguyên Hóa, theo KVTL, mục Phong Tục, thì Nguyên Hóa tức là Long Phù nguyên Hóa, một niên hiệu đời Lý Nhân Tông. Năm Long Phù Nguyên Hóa thứ 9, nhằm năm 1109 TL. 3Chưa rõ núi Lăng Gìa thuộc địa danh nào. * LÊ QUÍ ĐÔN đã viết về các bài minh và bia trong KVTL, mục Thiên Chương. ". những sách vở ghi chép sơ lược còn thiếu sót, không tường tận, tôi thu nhặt những áng văn còn sót lại ở đồ đồng và bia đá (kim thạch di văn) được mấy chục bài, thì thấy văn thời nhà Lý, lối biền ngẫu, bóng bẩy đẹp đẽ còn giống thể văn nhà Đường, đến thời nhà Trần, thì lưu loát chỉnh tề, đã giống khẩu khí người nhà Tống".

PHẠM ĐÌNH HỒ, nhà thạc nho thời Hậu Lê, bình luận về văn đời Lý - Trần torng cuốn Vũ Trung Tùy Bút: "Ta thường xét về văn hiến nước ta, văn đời Lý cổ áo xương kính, phảng phất như văn đời Hán; đến văn đời Trần thì lại hơi kém đời Lý, nhưng cũng điển nhã, hoa thiêm, nghị luận phô bày đều có sở trường cả, so với những văn các danh gia đời Hán Đường, cũng phần nhiều tương tự." (Bản dịch của Đông Châu, Nam Phong tạp chí, số 127) 1 Nguyên văn chữ hán trong sách TUTA: "Trẫm duy Phật Tổ tâm nguyện, tự cổ thánh hiền vị miễn để ý, huống hậu học tai! Kim dục dữ chư đại đức lược tu kỷ ý, các thuật nhất kệ, dĩ quan kỳ dụng tâm hà như nhĩ" Bản dịch âm dẫn theo sách TVLT- 1 LĂNG GIA (Lankavatara), nguyên là một hòn núi rất bí mật ở đảo Tích Lan (Csylan), chung quanh là bể, nơi ở của quỉ vương dạ xoa. Một hôm, Phật đến thuyết pháp ở Hải Long cung, lúc về ghé qua núi đó, quỉ vương xin Phật nói pháp cho nghe. Nhân đấy mà đặt tên là Kinh Lăng Già. Mục đích của Kinh Lăng Già là trực chỉ Nhất Tâm Chân Như, nhằm làm sáng tỏ nghĩa Tam giới duy Tâm, vạn pháp duy Thức.

Kinh Lăng Già lấy Nhất Tâm làm tông, lấy Tự Giác Thánh Trí làm cứu cánh. Phương pháp tu họcthực hành bốn phép thiền: nhân vô ngã, tự tướng, cộng tướng, vô thường, khổ, bất tịnh, gọi là quán sinh không.

1)Ngu Phu Sở Hành Thiền, tức là thiền quán của hàng thanh văn, duyên giácngoại đạo.

2)Quán sát nghĩa thiền, tức phương tiện tu hành của Bồ tát, quán nhân vô ngã (tự hay tha đều là vô tính), pháp vô ngã, gọi là quán pháp không.

3)Phan Duyên Như Thiền, quán sát hai thứ vô ngã tướng, tức nhân và pháp đến chỗ như thật, không sinh vọng tưởng.

(ba thứ thiền trên là hành tướng của tam thừa).

4) Như Lai Thiền, vào địa vị của Như Lai được tự giác thánh trí, có đủ ba đức tròn đầy (pháp thân, bát nhã, giải thoát) giải quyết được hết mọi sự của chúng sinh, cũng gọi là tối thượng thừa thiền

2Nguyên bản chữ hán chép trong sách TUTA: Tác hữu, trần sa hữu Vi không, nhất thiết không

Hữu, không như thủy nguyệt.

Vật trước hữu không không.

Tương truyền 4 câu thơ trên là do Đại sư Huyền Quang (1254-1334) đời Trần dịch.

*Giáo sư Lãng Hồ, trong bài "Ta Có Nên Gạt Bỏ Thơ Văn Chữ Hán Đời Lý Ra Khỏi Văn Học Sử Việt Nam Không?" đăng ở tạp chí Vạn Hạnh, số đặc biệt kỷ niệm Phật đản 2510-1966, đã đưa ra nhận định (xin lược dẫn một đoạn): ".Nogài những hiệu dụng lớn lao trong quá trình hình thành ngôn ngữvăn thể cho các đời sau; văn học chữ Hán đời Lý còn đem lại cho tư tưởng Việt nam một cống hiến không kém phần quan trọng. Đó là triết lý nhân sinhtính cách thực nghiệm của các thiền sư đương thời. Triết lý đó có thể thâu tóm lại torng bài kệ dưới đây, lấy ở kinh Pháp Hoa: Chư pháp tòng bản lai

Thường tự tịch diệt tướng

Xuân đáo, bách hoa khai

Hoàng oanh đề liễu thượng.

 

Vạn pháp từ ngàn xưa,

Từ xưa tướng vắng lặng

Xuân đến trăm hoa cười

Tiếng oanh nhành liễu vắng.

-Bản dịch của Giản Chi -

 

Vũ trụ được quan niệm như gồm có hai phần: bản tính Chân Như hay Pháp ThânVạn Hữu giã tướng. Bản tính Chân Như vốn thống nhiếp hết thảy thế gian cảnh giới, lại tùy theo tâm thể của chúng sinhchuyển biếnthực hiện. Vạn hửu giả tướng thời bao quát mọi hiện tượngngoại giới và trong nội tâm, xét ra chẳng qua chỉ là những hình ảnh méo mó sai lầm của bản tính Chân Như. Một mùa xuân với trăm hoa đua nở, với tiếng oanh vàng véo von trên cành liễu thắm, cũng chỉ là những hình ảnh biểu lộ bản tính Chân Như hay Pháp thân được một phần nào mà thôi. Sở dĩ chúng ta thoáng thấy được Pháp thân. Cái đẹp của Pháp thân vốn thấm nhuần khắp cõi không giantồn tại mãi mãi với thời gian. Muốn thưởng thức được cái chân lý của Pháp thân đó, nhà thiền học phải tinh luyện để tới được một trình độ nhận thức tuyệt luân. Tuy nhiên, trước khi chứng ngộ được Pháp thân vốn không thể tả nên lời được, mà chỉ một mình mình biết, một mình mình hay thôi. Chúng ta phải tạm nương dựa vào những hình bóng của pháp thân để một ngày kia thể nhậpđồng hóa được trong Pháp thân.

Pháp thânchân lý tuyệt đối, nên không thể lấy ngôn ngữ văn tự mà phô diễn và truyền thụ được. Chính Đức Phật đã dạy: "Chân lý như mặt trăng, giáo lý ta dạy như ngón tay để chỉ mặt trăng cho các ngươi thấy, Đừng chấp lầm ngón tay ta như là mặt trăng".

Những bài kệ đời Lý cũng ví như ngón tay chỉ cho ta thế nào là Chân Như hay Bản thể của vũ trụ, thí dụ bài "Dữ Chư Kỳ Túc Giảng Cứu Thiền Chỉ" của Lý Thái Tông, bài "Thị Tịch" của thiền sư Cứu Chỉ, bài "Cáo Tật Thị Chúng" của thiền sư Mãn Giác v.v... lại có ngôn ngữ vạch cho ta thoáng hiểu ý nghĩa của nhân sinh, như bài "Thị Đệ Tử" của quốc sư Vạn Hạnh, bài "Vô Tật Thị Chúng" của Thiền sư Viên Chiếu, bài "Thị Tịch" của Thiền sư Ngộ Ấn và bài "Tương Thị Tịch" của thiền sư Chân Không v.v...

Những vấn đề được nêu ra trong những bài thơ trên, rõ ràng là những vấn đề triết lý, hầu hết các bài thơ văn đó là những bài kệ các tác giả đã thốt ra miệng lúc lâm chung, ta có thể tin chắc rằng đó không phải là những vấn đề triết lý suông của những người làm văn mà chính là những vấn đề đã từng gây những mối băn khoăn trong lòng tác giả lúc sinh thời.

Những triết lý thiền tông độc đáo đó, do các thiền sư đời Lý lập nên, cũng đủ làm rạng rỡ văn học đời Lý. Ngoài đặc sắc này ra, văn học đời Lý lại còn có những công dụng trọng yếu đối với sự hình thành ngôn ngữvăn thể cho các đời sau"

*. Ở mặt sau tấm bia này có khắc một bài thơ của Lê Thánh Tông và hai đoạn văn: Một đoạn ghi việc thái hậu Linh Nhân (tức Ỷ Lan) và một đoạn khác, ghi việc trùng tu và dựng lại bia thời nhà Mạc. Toàn văn như sau:

ĐOẠN 1 : Bà thân sinh ra vua thứ tư triều Lý của nước Đại Việt là thái hậu PHÙ THÁNH LINH NHÂN cúng một khu ruộng ở xứ Man Đề thuộc hai xã Cẩm Trục, Thu Lãng, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng gồm 72 mẫu, phía đông giáp Đường tiên, tây giáp Đường bạn, nam giáp ruộng của dân, bắc giáp Phan côn, để làm ruộng đèn nhang, lưu mãi muôn đời. Sau này nếu kẻ nào trong hai xã sáu thôn (?) hoặc người tứ xứ chiếm ruộng Tam bảo làm của riêng thì xin hoàng thiênthập bát long thần tru diệt. những ruộng này đem cúng vào của tam bảo đã có tờ khai xin được miễm thuế tô.

Ngày 6 tháng 7 năm tân sửu, niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ II 9tức ngày 26 tháng 8 năm 1121)

Đoạn văn trên đây có một chi tiết hơi thắc mắc, đó là việc Ỷ lan chết trước khi khởi công xây dựng chùa LONG ĐỘI. Ngay trong bia cũng đã nói lên việc này. Như vậy có lẽ số ruộng nói trên Ỷ Lan đã cúng vào từ khi Lý Nhân Tông dự định dựng chùa chăng?

Bài thơ và mấy lời ghi chú của LÊ THÁNH TÔNG phiên âm:

Thiên nhận tằng loan cổ hóa thành,

Phan duyên thạch đắng khấu thiền quynh.

Lý hoàng quái đản bi không tại,

Minh tặc hung tàn tự dĩ canh.

Lộ thiếu nhân tung đài giáp lục

Sơn đa xuân vũ thiêu ngân thanh.

Đăng cao nhãn giới vô cùng trứ, 

Vạn lý mang mang thảo thụ bình.

Thiên Nam động chủ lưu đề.

Quang Thuận bát niên., Trấn điện, tướng quân.

Thần LÊ VĂN phụng tả.

Dịch nghĩ:

Ta đi bái yết sơn lăng, đường qua bên tả núi này, bèn lên chơi chùa.Cười vua tôi triều Lý tôn sùng điều quái dản; thương đất nước trải nhiều phen binh lửa. Nên có đề một bài thơ dưới đây:

Non ngất nghìn tầng thành hóa cũ,

Men vin bậc đá viếng Thiền gia.

Hoang đường vua Lý bia còn đó,

Tàn bạo quân Minh tháp khác xưa.

Đường biếc rêu phong, người vắng dấu,

Núi xanh vệt cháy, tiết nhiều mưa.

Lên cao tầm mắt nhìn bao quát,

Muôn dặm cây xanh một giải mờ.

Thiên nam động chủ lưu đề.

Năm Quang Thuận thứ tám (1467), kẻ bề tôi là LÊ VĂN, giữ chức Trấn điện tướng quân vâng lệnh viết chữ.

ĐOẠN II - ( dịch nghĩa):

Ngày mồng năm tháng năm năm tân mão, niên hiệu Hưng trị thứ tư đời vua thứ năm nhà Mạc (tức ngày 25-6-1591), cai huyện bộ chỉ huy huyện Duy Tân là Vân Bảng Bá cùng với ty quan phủ triều bá, cai quảm Lam câu bá và giáp nhất, giáp nhì, giáp ba các xã Đội Sơn, Đội Tung, Đội Linh, Đội Tín cùng góp sức dựng lại bia đổ, bắc lại xà nhà, và những chỗ tượng hư hỏng, làm cửa, xây tường, khiến cho sau hơn một trăm năm, một nơi thắng cảnh trong chốn tùng lâm lại được mới mẻ. Do đó mà ghi lại.

(Bản dịch nghĩa của Đỗ Văn Hỷ trong thơ văn Lý-Trần tập I)

(1). Nguyên bản chữ Hán chép trong ĐVSKTT. Tham chiếu các bản dịch của Nguyễn Đổng Chi, sách Việt Nam Cổ Văn Học Sử, và bản dịch của Băng Thanh - Huệ Chi trong bộ Thơ Văn Lý-Trần, tập I)

 

* . Dương Hoán (1117-1157) : Con Sùng Hiền hầu, cháu gọi vua Nhân Tông bằng bác. Vì không có con trai, vua lập Dương Hoán lên làm vua tức là Lý Thần Tông (1128-1137) [28](Bá Ngọc: tức Lê bá Ngọc, lúc đó làm chức vụ vệ tướng quân, chưa rõ tiểu sử) [29]Tiên đế: tức Lý Thánh Tông (1023-1072) [30] Dưới đây xin lược kê những công nghiệp nhà Lý đối với Đạo Phật được ghi ở các sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và Việt Sử Lược do sử gia Hoàng Xuân Hãn trích dẫn trong sách "Lý thường Kiệt, lịch sử ngoại giao và tôn giáo đời Lý" Đời LÝ THÁI TỒ ( 1010-1028) Năm 1010, ngài lên ngôi, lấy niên hiệu là Thuận Thiên Nguyên Niên, và ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về La Thành, nhân có điềm rồng vàng hiện ra, bèn đổi Đại La thành là Thăng Long Thành. Dựng chùa Hưng Thiên Ngự và lầu Ngũ Phượng Tinh trong thành nội. Dựng chùa Thắng Nghiêm ở phía Nam thành Thăng Long. Phát 2 vạn quan tiền để dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức và nội dung đều có dựng bia ghi công. Sức cho các làng phải trùng tu chùa chiền. Phát 1.680 lạng bạc để đúc chuông chùa Đại Giác. Chọn dân làm tăng.

Năm 1014, Tăng thống Thẩm Văn Uyển xin lập giới đàn ở chùa Vạn Thọ để cho tăng sĩ thụ giới. Phát 310 lạng vàng để đúc chuông chùa Hưng Thiên, và 800 lạng bạc để đúc chuông chùa Thắng Nghiêm.

Năm 1016, dựng các chùa Thiên Quang, Thiên Đức, và tô tượng Tứ Thiên Vương. Chọn hơn 1000 người ở kinh sư cho làm tăng.

Năm 1018, sai nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạc đi sứ sang Tống thỉnh kinh Tam Tạng. Năm 1020 mới về. Vua sai thiền sư Phí Trí tới Quảng Châu đón..

Năm 1024, vua lại lập thêm chùa Chân Giác ở trong thành nội, để tiện việc tụng kinh.

Đời LÝ THÁI TÔNG (1028-1054)

Năm 1031, sai chữa và dựng nhiều chùa và quán; sách VSL chép 150 nơi, sách TT chép 95 nơi. Sau khi đã hoàn thành, lệnh miễn thuế cho toàn dân được ban hành.

Năm 1034, vua thăm chùa Trùng Quang ở úi Tiên Du. Dựng nhà tàng thư Trùng Hưng. Sai Hà Thụ và Đỗ Khoan đi sứ Tống. Vua Tống tặng kinh Tam Tạng. Hai vị tăng Nghiêm Bảo Tính và Phạm Minh Tâm tự thiêu. Di thể biến thành thất bảo. Vua cho biến cố này là điềm lành trong nước nên ra lệnh tôn trí xá lợi tại chùa Pháp Vân, làng Cổ Pháp; ngoài ra vua cũng ra lệnh cải niên hiệu là "Thông Thụy" (khởi đầu cho thế kỷ hạnh phúc).

Năm 1040, mở hội La Hán. Khánh thành một nghìn pho tượng Phật bằng gỗ, một nghìn bức tranh và một vạn cờ phướn, và ra lệnh miễn thuế cho toàn dân. Đại xá, tha những người bị tội phát lưu.

Năm 1041, xây viện Thiên Phúc ở núi Tiên Du; cấp 7.560 cân đồng để đúc tượng Di Lặc vàchuông, đặt tại viện ấy.

Năm 1042, ban hành bộ Hình Luật đầu tiên.

Năm 1049, dựng chùa Diên Hựu, tức chùa Một Cột. Nguyên vua mộng thấy Phật Bà Quán Âm ngồi trên đài hoa sen, đến dắt vua lên đài. Lúc tỉnh, vua kể chuyện lại, triều thần cho là điềm gở (điềm vua chết). Thiền sư Thiền Tuệ khuyên nên xây chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, đặt đài hoa sen có tượng Quán Âm, ở trên, như thấy trong mộng. Rồi vua thỉnh chư tăng tới làm lễ, đi vòng đài, tụng kinh để cầu diên thọ cho vua được sống lâu.

Đời LÝ THÁNH TÔNG (1054-1072)

Năm 1056, lập hội La Hán ở điện Thái An, dựng chùa Sùng Khánh Báo Thiên; phát 12000 cân đồng để đúc chuông chùa. Vua tự làm bài minh khắc vào chuông. Chùa này thường gọi là chùa Báo Thiên, ở chỗ nhà thờ Cơ Đốc tại Hà Nội ngày nay.

Năm 1057, xây tháp Đại Thắng Tư Thiên, tức là tháp chùa Báo Thiên. Tháp cao vài mươi trượng. TT chép có 12 tầng, VSL chép 30 tầng. Dựng các chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ; đúc tượng Phạm ThiênĐế Thích để thờ ở đó.

Năm 1059, dựng chùa Sùng Nghiêm Báo Đức ở châu Vũ Ninh. Vua đặt tên cho tháp Đồ Sơn là Tường Long, vì "có rồng vàng hiện ở điện Vĩnh Thọ".

Năm 1066, sai lang tướng Quách Mãn dựng tháp ở núi Tiên Du.

Năm 1070, dựng chùa Nhị Thiên Vương ở đông nam thành Thăng Long. Dựng Văn Miếu; tô tượng Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất Thập Nhị Hiền để thờ. Cho hoàng thái tử ra đó học.

Năm 1071, vua viết chữ Phật, cao một trượng sáu thước; khắc vào bia để tại chùa Tiên Du.

Đời LÝ NHÂN TÔNG (1072-1127)

Năm 1072, ngày Phật đản, vua tới chùa làm lễ tắm Phật.

Năm 1075, thi minh kinh bác sĩ.

Năm 1080, đúc chuông chùa Diên Hựu, chuông không kêu, cho vứt xuống ruộng Qui Điền, cạnh chùa. Đời sau, tướng Minh là Vương Thông bị Lê Lợi vây ở Thăng Long, bèn phá chuông để đúc súng.

Năm 1081, sai tướng Dũng Luật sang Tống xin kinh Tam Tạng.

Năm 1086, thì chọn những kẻ có văn học, để bổ vào viện Hàn Lam. Dựng chùa ở núi Đại Lãm.

Năm 1087, khánh thành chùa ấy, một đại yến hội các quan được tổ chức tại chùa Đại Lãm. Trong dịp này vua có làm bài thơ nhan đề "Lãm sơn dạ yến"; vua cho phân các chùa trong nước ra làm ba hạng: đại, trung và tiểu,giao phó cho một viên quan có phẩm chất trông nom săn sóc.

Năm 1088, vua phong tước hiệu cho thiền sư Khô Đầu làm Quốc sư.

Năm 1094, tháp chùa Lãm Sơn hoàn thành. Vua đặt tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh.

Năm 1098, vua sai Nguyễn Văn Tín đi sứ Tống, xin kinh Tam Tạng.

Năm 1099, dựng chùa ở núi An Lão.

Năm 1100, dựng chùa Vĩnh Phúc ở núi Tiên Du.

Năm 1105, xây hai tháp lợp bằng ngói sứ trắng ở chùa Diên Hựu và chữa chùa ấy. Dựng ba tháp bằng đá ở chùa Lãm Sơn.

Năm 1108, xây tháp ở núi Chương Sơn.

Năm 1114, chữa chùa Thắng Nghiêm. Đặt Thiên pháp đường. Dựng lầu Thiên Phật để đặt một nghìn pho tượng Phật.

Năm 1115, khánh thành chùa Sùng Phúc ở làng Siêu Loại, là quê thái hậu Ỷ Lan.Trước sau thái hậu dựng hơn trăm ngôi chùa. Thế truyền rằng thái hậu hối việc ép Thượng Dương và các cung nữ chết, cho nên dựng chùa để sám hối.

Năm 1118, khánh thành tháp Thất Bảo. Khánh thành hội Thiên Phật ở các chùa Thắng Nghiêm và Thánh Thọ; có dẫn sứ Chiêm Thành đi xem. Cầu được mưa. Vua viết vào bia tám chữ: Thiên hạ thái bình, Thánh cung vạn phúc.

Năm 1120, đặt hội đèn Quảng Chiếu. Dựng đài Chúng Thiên.

Năm 1121, dựng chùa Quảng Giác ở núiTiên Du. Khánh thành điện Trùng Minh ở chùa BáoThiên.

Năm 1123, khánh thành Quảng Giáo và chùa Phụng Từ. Dựng đài Tử Tiêu.

Đời LÝ THẦN TÔNG (1127-1138)

Năm 1128, vua tới chùa Thiên Long và chùa Thiên Sùng để tạ sự cờ phướn ở đó tự nhiên bay. Vua lại tới hai cung Thái Thanh, Cảnh Linh và các chùa quán khác để tạ ơn Phật. Cầu mưa được.

Năm 1129, đặt hội khánh thành tám vạn bốn ngàn bảo tháp ở lầu Thiên Phù (có lẽ tháp bằng đất nặn, nay còn thấy nhiều ở dưới đất thành Thăng Long).

Năm 1133, dựng các quán Diên Sinh và Ngũ Nhạc. Dựng hai chùa Thiên Minh và Thiên Thành. Tô tượng Đế Thích.

Năm 1134, khánh thành ba tượng Tam tôn bằng vàng để ở quán Ngũ Nhạc. Khánh thành quán Diên Sinh.

Năm 1136, rước Phật Pháp Vân về chùa Báo Thiên để cầu mưa. Khánh thành chùa Linh Cảm. Vua phong thiềnMinh Không làm quốc sư.

Đời LÝ ANH TÔNG (1138-1175)

Năm 1143, vua phong thiềnViên Thông làm quốc sư.

Măm 1144, vua cầu tạnh. Dựng đền thần Tản Viên, và đền ông Nghiêm, ông Mẫu ở phường Bố Cái. Dựng chùa Vĩnh Long và Phúc Thánh.

Năm 1148, đặt hội Nhân Vương ở Long Trì.

Năm 1160, dựng đền thờ hai Bà Trưng và Xuy Vưu ở phường Bố Cái. Dựng chùa Chân Giáo. Lấy vàng đúc tượng Phạm VươngĐế Thích, đặt ở hai chùa Thiên Phù và Thiên Hữu.

Năm 1169, trùng tu chùa Chân Giáo. Rằm tháng ba, có nguyệt thực, cá ở các cửa sông, cửa bể chết nổi. Vua sai các tăng, ni, đạo sĩ tụng kinh cầu đảo.

Năm 1171, vua sắc vẽ bản đồ nước Đại Việt.

Đời LÝ CAO TÔNG (1176-1210)

Năm 1179, thi các đệ tử tăng và tăng quan.

Năm 1180, thi Tam Giáo. Mở hội đèn Quảng Chiếu.

Năm 1198, sa thải tăng, theo lời tâu của Đàm Dĩ Mông.

Năm 1206, dựng chùa Thánh Huân. Sửa lại chùa Chân Giáo.

ĐỜI LÝ HUỆ TÔNG (1211-1224)

Năm 1224, vua nhường ngôi cho công chúa Chiêu Thánh, và ra ở chùa Chân Giáo.

Năm 1226, vua tự thắt cổ chết ở chùa ấy.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/01/2015(Xem: 5103)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.