Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đè, Trí Huệ soi thấy Tánh Không, lòng Đại Bi, phương tiện thiện xảo được phát triển một cách trọn vẹn, đã làm nên cái đặc trưng mà chúng ta thường nói là tính cáchnhập thế của Phật Giáo Việt Nam.
Đạo Phật từ khi du nhập phát triển ở nước ta luôn luôn có khuynh hướng Đại thừa rõ rệt. Một trong những khuôn mặt đầu tiên xiển dương PG ở nước ta là Khương Tăng Hội (thế kỷ thứ 3) với bản dịch Lục độ tập kinh (kinh nói về 6 hạnh Ba la mật của Bồ Tát) đã nói lên khuynh hướng đó. Trải qua gần 1000 năm phát triển, tinh thầnĐại thừa càng nổi bật và thành tựu ở những nhà vua Thiền sư đời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông. Phật giáoĐại thừa đã làm nên bản sắc PGVN, làm cho đạo Phậttrở thànhđạo Phật của người Việt, ứng hợp với tính cách của người Việt, mà rõ rệt là Trần Nhân Tông, người lập nên phái Thiền Trúc Lâm, phái Thiền đầu tiên và độc nhất của người VN trong suốtlịch sử đất nước.
Đại thừa là con đườngđạt đếnTánh Không để giải thoát, nhưng trong lúc nổ lực để giải thoátbản thân, người theo Đại thừa với lòng Đại Bi rộng lớn, vẫn không quên đồng loạihữu tình, mà vẫn phối hợp được giữa việc tự giải thoát qua Tánh Không (tự giác) với sự cứu giúp đồng loại đang bị che chướng trôi lăn trong vòngsanh tử (giác tha), để có thể nói rằng càng tụ giác Tánh Không bao nhiêu càng giác tha được bấy nhiêu, và càng giác tha bao nhiêu càng thâm nhậpTánh Không bấy nhiêu.
Sau đây chúng ta phát qua những chủ đề của Đại thừa được làm sống động trong PGVN như thế nào, để có thể nói rằng sức sống của PGVN chính là sức sống của Đại thừa.
1. Sự phát khởiBồ đề tâm:
Phát tâmBồ đề là phát tâmđạt đếntâm giác ngộ của chư Phật, đồng thờigiải thoát cho tất cả chúng sanh. Tâm giác ngộ của chư Phật là Trí Huệ soi thấy Tánh Khôngrốt ráo của tất cả các pháp, gọi là Đại Trí. Tâm tìm cầu sự giải thoát cho tất cả chúng sanh là Đại Bi. Phát khởi được Trí Huệ và Từ Bi gọi là phát Bồ đề tâm. Chúng ta thấy các Thiền sưViệt Nam đều đặt cuộc đời họ trong sự phát tâmBồ đề này, trên cầu Phật đạo, dưới hóa độchúng sanh. Chính vì các vị đã đặt cuộc đời mình vào trong hướng đi bao la và hùng dũng đó, mà hậu thếchúng ta đã có những tiểu sử hùng vĩ và bao la, hùng vĩ trong tình thương và bao la trong hành động, còn ghi lại như những dấu ấn của lịch sử VN, như Thiền sư Vạn Hạnh, người sáng lập đời Lý và thủ đô Thăng Long, như vua Trần Nhân Tông, người làm nên đỉnh cao của đời Trần và thể hiệntrọn vẹný nghĩa "đời sống là đạo Phật, đạo Phật là đời sống".
Phát tâmBồ đề, nền tảng cho mọi sự phát triển nở hoa của một cuộc đời PG được nhà vua Thiền sưTrần Thái Tông tóm gọn trong "Văn khuyên phát Bồ đề tâm":
"Cái quan trọng của thân mạng còn nên bỏ để cầu đạoVô thượng Bồ đề, huống hồ là vàng bạccủa báuvô thường mà lại luyến tiếc ư? Không biết một tính viên minh, chỉ theo 6 căn tham dục. Giàu sang cho lắm, đâu thể tránh được hai chữ vô thường, công danh nhất đời, chẳng thoát một trường đại mộng. Tranh nhân tranh ngã, rốt cuộc thành không, khoe giỏi khoe hay, đều là chẳng thật... Khi ấy mới hối, học đạo không nền. Chi bằng gấp rút đản đương, chớ để đời này lở dở... Hay đâu Bồ đề tánh giác, người người Viên mãn, Bát nhã căn lành, ai ai sẵn đủ. Hỏi chi đại ẩn tiểu ẩn, chẳng kể tại gia xuất gia, không nề Tăng tục, chỉ cốt rõ Tâm, nếu hay chiếu rọi trở lại, đều được thấy tánh thành Phật. Vượt lên chỗ chẳng tương quan gì với sanh tử, thấu tới cơ vi mà quỷ thần nhìn chẳng thấy".
Chính từ trong lời nguyện gói trọn tất cả cuộc đời đó, mà: "Trong cõi Phậtvô biên Thọ dụnglàm Phật sự Khiến tất cả chúng sanh Đều phát tâm Bồ đề"
2. Trí huệ soi thấu thực tạiTánh Không:
Đó là trí huệ soi thấy tất cả các pháp đều do duyên khởi, vô ngã, vô tự tánh, nhờ đó mà tất cả các pháp danh sắc tạo thành sanh tử đều mất hết ảnh hưởng. Sanh tử như hoa đốm ở giữa hư không đã không có, tức thì giải thoát:
Đất, nước, gió, lửa, thức Nguyên lai tất cả Không Như mây trời tan hợp Phật nhật chiếu vô cùng Sắc thân cùng diệu thể Chẳng hợp cũng chẳng lìa Nếu thường haytỏ rõ Trong lửa: một nhành sen" (Thiền sưĐạo Huệ) Có thì có tự mảy may Không thì cả thế gian này cũng không Kìa trông bóng nguyệt dòng sông Ai hay không có, có không thế nào" (Thiền sư Từ Đạo Hạnh)
Chính nhờ trí huệ soi thấy Tánh Không mà Bồ Táttự tại ở nơi sanh tửhoa đốm, như Tuệ Trung Thượng Sĩ trong bài "Sanh tử nhàn mà thôi":
Sanh tửnguyên laitự tánh Không Huyễn hóa thân này rồi cũng diệt Phiền não, Bồ đề ắt tiêu ma Địa ngục, thiên đường tự khô kiệt
Sanh là vọng sanh, tử vọng tử Bốn đại vốn không, từ đâu khởi? Pháp Thân không đến cũng không đi Chân Tánh không phi cũng không thị
Người ngu điên đảo, sợ sanh tử Kẻ tri thấy ra, nhàn mà thôi
Tóm lạinếu không có trí huệ soi phá vô minh để hiển lộTánh Không "bổn lai vô nhất vật" thì cũng không có cuộc đờiBồ Tát, bởi thế trí huệ được gọi là huệ mạng, mạng sống của người tu Bồ Tát đạo. Trí huệ đối với Bồ Tát như con mắt để sống ở đời, không có mắt thì sống mà cũng như chết, chỉ có trầm luân, chẳng thể nào tự cứu và cứu người. Có thể nói, Thiền tôngViệt Nam là sự khai thị ngộ nhậpTánh Không này, và một vị Thiền sư là người lấy "Pháp Không làm nhà" (Pháp Không vi tòa) như kinh Pháp Hoa vậy.
3. Lòng Đại Bi hưng vận toàn bộcuộc đời:
Lòng Đại Bi là chất men làm dậy lên cuộc đờiBồ Tát. Lòng Đại Bi là sức mạnh khiến người tu hànhnỗ lựcđạt đếnTrí Huệ để cứu đời, nhưng cũng đồng thời, khi càng có trí huệ, lòng Đại Bi càng tăng trưởng. Trí Huệ càng phát sáng, người tu hàng càng thấy rõ tính chất hư huyễn, không thực, không tự tánh của năm uẩn, và đau lòng thay, toàn thểthế gian đui mù không biết điều đó, vẫn điên đảo ngụp lặng, tạo nghiệp, sống chết trong cái lưới chằng chịt dệt bằng năm uẩn đang phủ chụp giam nhốt tất cả chúng sanh. Chính nhìn thế gian bằng con mắt trí huệ như vậy, người tu càng thêm lớn tâm Bi. Như người có mắt sáng nhìn vào đời sống lầm lộn, không thực của người mù, lòng thương xót càng lớn lao, mong muốn cứu giúp người kia hết mù được mắt sáng để khỏi điên đảođau khổsống chết ở đời. Mắt sáng là trí huệ, và trái tim là Đại Bi vậy.
Bởi lòng Đại Bi không hề vơi cạn này, đã dựng nên một cuộc đời nhà vua Trần Thái Tông hùng vĩ, mà sự vang vọng còn tới thế hệ ngày nay. Đây là 2 đoạn trong 6 bài nguyện của vua Thái Tông:
Ba nguyện gieo xuống vực cầu đại pháp Bốn nguyện xông vào lửa để ngộ nguyên nhân sâu xa Năm nguyện đốt thân báo ơncông đức Phật Sáu nguyện đập xương lấy tủy báo ơn Thầy Bảy nguyện có người xin đầu cho không tiếc Tám nguyện có người khoét lấy mắt cũng xem là thân
Và:
Ba nguyện biện tài trừ hết mê mờ Bốn nguyện thích thuyết pháp độ quần sanh Năm nguyện chuyển pháp luânvô tận Sáu nguyện uống trọn dòng nước pháp Bảy nguyện sớm được đại cơ như Tổ Đại Ngu Tám nguyện chóng cùng Lâm Tế hét Chín nguyện lưỡi dài như Phật che trùm Muời nguyện trong sạch như trời xanh Mười một nguyện thế gian không còn người câm ngọng Mười hai nguyện địa ngục không còn tội lưỡi bị cày
Trong các bài kệthị tịch, các Thiền sư ít nhắc đến lòng Đại Bi hơn là nói về Tánh Không, nhưng thực ratoàn bộcuộc đời của các Ngài đều được vận động bằng năng lựcĐại Bi. Vì Đại Bi mà vua Trần Thái Tông không lên ngôi, trốn lên núi Yên Tử tìm đạo cứu đời, và cũng vì Đại Bi mà nhà vua nghe theo lời Quốc sưPhù Vântrở lại đời làm vua vừa tận lực tu hànhtrong đời sống thường nhật. Vì Đại Bi mà vua Trần Nhân Tông cũng không muốn làm vua, và làm nhiệm vụ một ông vua rồi thì xuất gia đi khắp xóm làng giảng đạo. Vì Đại Bi mà các nhà sư vốn ưa ở núi rừngtrở về triều làm Quốc sư, như Đỗ Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh... Vì Đại Bi mà Thiền sưPháp Thuận giả làm người chèo đò để tiếp sứ Tống, vì Đại Bi mà Thiền sưViên Chiếu để lại cho đời những bài thơ văn chươngđẹp đẽ nhất cho văn học PG. Và trong thế kỷ này, vì Đại Bi mà Bồ TátQuảng Đức tự đốt thân mình làm ngọn đuốc soi sáng cho đời, soi sáng cho người bị chà đạpnhân phẩm lẫn cho người đang chà đạpnhân phẩm kẻ khác.
Nói chung, Đại Bi là nguồn lực vô tận làm sinh động PGVN. Ngày nay hầu như bất cứ chùa nào thuộc bất cứ hệ phái nào cũng có tượng Đại Bi Quán Thế Âm ở trước chùa, thậm chí nhiều nhà dân thường cũng thường thiết đặt tượng Đại Bi Quán Thế Âm ở trước nhà, điều đó cho chúng ta thấy nguồn cảm hứng về Tâm Đại Biphổ biến đến mức nào ở nước ta.
4. Phương tiện thiện xảo:
Phương tiện thiện xảo là phương cách để tự mình sống được ở đời mà không nhiễm ô, không tạo nghiệp, đồng thời là phương cách tối ưu để hóa độ cho đời theo đúng với cái nhìn Trí Huệ soi thấy Tánh Không và lòng Đại Bitrùm khắp muôn loài. Phương tiện thiện xảo là đứa con của người cha là Trí Huệ và của người mẹ là Đại bi. Phương tiện thiện xảo là độ thoát chúng sanh mà không thấy có chúng sanh nào được độ, làm mọi công việc ơn ích cho đời mà không thấy có ai làm, đó là "người huyễn gây làm, mà vốn không làm".
Chúng ta thấy các Thiền sư đều có phương tiện thiện xảo này. Như Thiền sư Vạn Hạnh, người đã thực hiện lời huyền ký về một triều đại PG ở VN của những Thầy Tổ sống trước mình đến 200 năm, để lập ra một đời Lý hiển hách cả đạo lẫn đời. Một kỳ công có một không hai đối với lịch sử như vậy, nhưng với riêng Ngài, thì chuyện ấy chỉ là sự thịnh suy của những hạt sương trên đầu ngọn cỏ:
Thân như ánh chớp có rồi không Muôn vật xuân tươi thu héo hon Tùy vận thịnh suy chi sợ hãi Thịnh suy sương móc cỏ bên đường
Hoặc như vua Trần Nhân Tông, người đã từng hai lần chiến thắng quân Nguyên Mông, người khai sáng ra trung tâmYên Tử, người đã từng qua Chiêm Thành thương thuyết đem về cho đất nước hai châu Ô Lý và sự hòa bình của hai quốc gia Chiêm-Việt, con người lại là một con người "vô vi" biết bao:
Vạn sự nước theo nước Trăm năm lòng với lòng Tựa lầu nâng sáo ngọc Trăng sáng đầy cõi tâm
Con ngườisuốt đờihoạt động đó, lại là một người suốt đời không rời khỏi thiền bảnbồ đoàn để ngắm nhìnthế sự, có rồi không như hoa nở rồi rụng: Thiên bản bồ đoàn ngắm rụng hồng
Những con ngườiĐại thừa như thế, có thể lấy một câu nói của Khổng Tử để kết luận, đó là con người "vô kỷ, vô công, vô danh".
Ở trên, chúng ta đã lượt qua những điểm căn bản tạo nên cuộc đời Bồ Tất đạo, những yếu tố làm nên sức sống Đại thừa. Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đè, Trí Huệ soi thấy Tánh Không, lòng Đại Bi, phương tiện thiện xảo được phát triển một cách trọn vẹn, đã làm nên cái đặc trưng mà chúng ta thường nói là tính cáchnhập thế của Phật Giáo Việt Nam.
Chính nhờ Đại thừa mà các vị vừa rất giải thoát vừa rất đi vàocuộc đời, vừa quá đỗi viễn ly vừa ở ngay trung tâm của cuộc sống, vừa là người đắc tam muộichánh định vừa là Quốc sư như Vạn Hạnh, vừa là Thiền sư vừa là một ông vua như Trần Thái Tông, vừa "chống gậy rong chơi, hề, phương ngoài phương" vừa giao duthân mật với sang giàu huyên náo của triều đình như Tuệ Trung Thượng Sĩ, nhập thất trong hang núi vừa là ông tổ của nghề hát chèo như Từ Đạo Hạnh... Phải chăng nhờ Đại thừa mà chúng ta có những nhân vật tiêu biểu nhất của lịch sử VN?
Và để kết luận, có lẽ chúng ta không biết làm gì hơn là nguyện cầu cho sức sống Đại thừa còn tuôn trào mãi trong đời sống của dân tộc, để đưa dân tộc đến những bờ bến mới của cuộc trường chinh vô cùng của lịch sử.
- Lễ Rước Phật Và Nghi Thức Mộc Dục Tại TP. Hồ Chí Minh /
- Diễu hành xe hoa kính mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh /
- Đại lễ Phật đản 2023 tại Chùa Ba Vàng /
- Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn /
- Đại lễ Phật đản 2023 tại Việt Nam Quốc Tự, TP. Hồ Chí Minh
- Đại lễ Phật Đản chung vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ lần thứ V tại Philadelphia, USA
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
"Hãy cùng làm việc với nhau trong tình đoàn kết để xây dựng một thế giới hòa bình hơn cho tất cả mọi người", Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh trong thông điệp Ngày Vesak.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.