- Chương 1 Nỗi Niềm Đơn Độc Của Vua Lý Huệ Tông
- Chương 2 Trông Vời Cố Quốc
- Chương 3 Chốn Kinh Thành
- Chương 4 Nhà Vua Trần Nhân Tông
- Chương 5 Tuệ Trung Thượng Sĩ
- Chương 6 Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
- Chương 7 Công Chúa Hoàng Triều
- Chương 8 Ngàn Dặm Gió Sương
- Chương 9 Mối Tơ Vương Dần Hiện
- Chương 10 Tơ Trời Ai Dệt?
- Chương 11 Công Chúa Vu Quy
- Chương 12 Cái Tang Chung
- Chương 13 Huyền Trân Công Chúa Thế Phát Xuất Gia
- Tạm Kết
- Bước Đi Vào Lòng Muôn Dân - Nguyễn Hiền Đức
Hòa Thượng THÍCH NHƯ ĐIỂN
MỐI TƠ VƯƠNG CỦA
HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA
(Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần)
Phật lịch 2.562 – Mậu Tuất 2018
Viên Giác Tùng Thư
(Update: 10/16/2019: thêm file PDF & Audio bên dưới) mới
MỤC LỤC AUDIO
(Giọng đọc: Giang Ngọc)
Lời Dẫn Nhập
Chương 1 Nỗi Niềm Đơn Độc Của Vua Lý Huệ Tông
Chương 2 Trông Vời Cố Quốc
Chương 3 Chốn Kinh Thành
Chương 4 Nhà Vua Trần Nhân Tông
Chương 5 Tuệ Trung Thượng Sĩ
Chương 6 Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
Chương 7 Công Chúa Hoàng Triều
Chương 8 Ngàn Dặm Gió Sương
Chương 9 Mối Tơ Vương Dần Hiện
Chương 10 Tơ Trời Ai Dệt?
Chương 11 Công Chúa Vu Quy
Chương 12 Cái Tang Chung
Chương 13 Huyền Trân Công Chúa Thế Phát Xuất Gia
Tạm Kết
Thay lời bạt: Bước Đi Vào Lòng Muôn Dân - Nguyễn Hiền Đức
Bắt đầu viết quyển sách nầy vào ngày 16 tháng 2 năm 2017
tại Tu Viện Viên Đức, Ravensburg - Đức Quốc
Lời Dẫn Nhập
Xin vô vàn niệm ân tất cả những ai đã quan tâm đến tác phẩm nầy trong nhiều năm tháng qua, khi tôi có dịp giới thiệuvới quý vị ở đâu đó qua những buổi giảng, hay những câu chuyện bên lề của một cuộc hội thoại nào đó. Tuy nhiênvẫn có một số vị vẫn muốn biết vì sao tôi viết tác phẩm phóng tác lịch sử tiểu thuyết nầy. Dĩ nhiên là không nói ra, khi xem sách hay xem tuồng cải lương nầy do soạn giả Giác Đạo Dương Kinh Thành ở Việt Nam biên soạn thì độc giả sẽ hiểu nhiều hơn, nhưng có nhiều vị xem dùm tôi trước khi in ấn đều mong rằng nên có lời dẫn nhập để tác phẩm nầy hoàn chỉnh hơn. Đây là lý do để tôi viết những dòng chữ nầy.
Đứng về phương diện lịch sử của Dân Tộc và lịch sử của Phật Giáo Việt Nam, chúng ta nên học và nên có cái nhìn tổng quát qua một thời đại, cũng không nên chỉ đứng về phương diện Quốc Gia mà quên đi phương diện Đạo Pháp thì cũng không nên, vì lẽ thuở bấy giờ cả Nhà Lý hay Nhà Trần đã trải qua gần 400 năm của lịch sử Đại Việt (1010-1225 và 1226 -1400) hầu như các bậc quân vương không nhiều thì ít đều có gắn bó với cửa chùa trước khi lên làm vua như Lý Công Uẩn, hay sau khi làm vua rồi tìm cách bỏ ngôi báu để đi xuất gia tìm Đạo như Vua Lý Huệ Tông,Trần Cảnh, Trần Nhân Tông v.v… như vậy Vua cũng là họ, Phật Tử cũng là họ và Thiền Sư cũng là họ. Đây cũng có thể là sự biểu hiện trong lý nhân duyên sinh trong Kinh Hoa Nghiêm là: “Trùng trùng duyên khởi và trùng trùngbiến hiện”, vì cái nầy sanh nên cái khác cũng sanh và cái nầy diệt thì cái khác cũng diệt. Nguyên lý duyên sanh nầy không còn, không mất, mà nó chỉ là một sự thay đổi vị trí mà thôi. Dĩ nhiên không phải vì tôi là một Tăng sĩ, nên xây dựng cái nhìn những triều đại nầy phải là Phật Giáo tất cả, nhưng cũng chính nhờ Phật Giáo làm nền tảng của hầu hết trong nhiều sự hành hoạt của vua tôi Nhà Lý cũng như Nhà Trần, trong ấy có cả cái rất tốt và không thiếu nhiều cái xấu xa. Tuy vậy, lịch sử vẫn là lịch sử. Chúng ta không có quyền bẻ cong ngòi bút để viết theo những thói thị phi thường tình… Dĩ nhiên, nếu tôi có viết cho tốt hơn về một Triều Lý hay Triều Trần, cũng không vì thế mà các vị vua hay hoàng tộc của họ tốt hơn và dẫu cho những sử gia nào đó không thích Phật Giáo và cứ chê bai điều nầy điều nọ thì cũng không vì thế mà triều đại xấu đi. Ở đây tôi chỉ mong một điều là hãy hiểu đúng lịch sử của từng giai đoạn như vậy.
Đã có nhiều tiểu thuyết và kể cả truyền hình trong hiện tại thổi phồng mối tình của Thượng Tướng Trần Khắc Chungvà Huyền Trân Công Chúa khi được Vua Trần Anh Tông cử sang Chiêm Thành để rước em ruột của mình về lại quê hương Thăng Long của Đại Việt. Nhưng không ngờ vào mùa Hạ năm 1306 ấy có lẽ giông bão nhiều hay gió nồm chưa thổi, nên đoàn thuyền của Huyền Trân Công Chúa đi từ cửa biển Thị Nại ở Quy Nhơn về đến Thăng Long mà phải mất hơn 10 tháng trời, nên tạo ra những nghi ngờ khiến cho những người làm tuồng tích, có dịp thêm mắm dặm muối vào để cho câu chuyện được hấp dẫn hơn. Nhưng với tôi cách lập luận như thế chưa vững và tôi vì những lý dosau đây mà tạo nên quyển tiểu thuyết “Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa”nhằm trả lại những gì của sự thậtphải là sự thật, chứ không thể là những sự phán xét, nghi ngờ của những sự suy đoán phàm tình.
Nhưng ảnh hưởng và uy tín của Trần Khắc Chung đối với Đạo Phật cũng như đối với triều đình nhà Trần không phải là ít. Lúc 6 tuổi Trần Khắc Chung đã được gia đình gởi vào chùa Huyền Giác ở núi Chí Linh để nhờ Sư Trụ Trì ở đó dạy dỗ. Khi lớn lên Ông tu Thiền và cũng đã viết lời bạt cho tập “Tuệ Trung Thượng Sĩ”do nhà Sư Pháp Loa biên tậpvà Vua Trần Nhân Tông hiệu đính. Nếu chỉ nhìn ở phương diện nầy không thôi thì Trần Khắc Chung là người nhất định phải có đạo đức tuyệt hảo và Phật học phải thâm hậu.
Với đời thường thì Ông là người khoa bảng, đỗ Bảng Nhãn năm thứ ba đời Trần Thánh Tông. Ông cũng đã giữ nhiều chức vụ khác nhau và quan trọng trong 4 triều đại (Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông và Trần Hiến Tông). Ông cũng là người trực tiếp giảng dạy, đào tạo cho 12 vị Tiến Sĩ ở làng Gốm, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, được gọi là làng Quan Tử. Sau nầy dân làng nầy thờ Trần Khắc Chung như là một vị Thành Hoàng.
Trong sách nầy có chia ra làm hai phần. Phần trước thuộc về cuối triều Lý, đầu triều Trần và phần sau chỉ riêng nói vềnhân duyên của Huyền Trân Công Chúa cũng như mối tơ vương làm sao nên nổi ấy. Nếu Quý Vị nào nôn nóng muốn đọc thì cũng có thể xem phần sau trước và phần trước đọc sau cũng không sao cả. Vì cả hai phần trong 13 chương sách nầy đều có bố cục và sự liên hệ mật thiết với nhau. Sở dĩ tác giả phải viết vậy, vì lẽ nếu không có tích thì sẽ không diễn thành tuồng được; cho nên nguồn gốc của sự kiện vẫn là những điều cốt yếu mà người đọc sách cũngcần phải tham khảo thêm mới trở thành hữu ích. Nếu không có Lý Chiêu Hoàng thì triều Trần cũng khó cướp được ngôi qua mưu toan của Trần Thủ Độ. Nếu không có Trần Thái Tông thì cũng không có Khóa Hư Lục để lại cho đời vànếu không có Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông thì cũng sẽ không có câu chuyện của Huyền Trân Công Chúa và hai châu Ô, Châu Lý. Ngoài ra còn có sự kiện ra đi tỵ nạn của Hoàng Tử Lý Long Tường, khiến cho chương ”trông vời cố quốc” làm cho nhiều người tỵ nạn ngày nay thương cảm đến nghiệp dĩ của mình nhiều hơn và các chương khác vềTrần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng không thể thiếu được trong quyển sách nầy.
Kính mong Quý độc giả hãy rõ ý, quên lời thì tác phẩm “phóng tác lịch sử tiểu thuyết” nầy sẽ giúp cho Qúy Vị có một cái nhìn tương đối khách quan hơn khi nhìn về Huyền Trân Công Chúa của một thời xa xưa đã đi vào lịch sử của Dân Tộc và của Đạo Phật Việt Nam.
Viết xong vào một sáng mùa Xuân năm 2018.
Tải về bản PDF đọc dần:
Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa
- Từ khóa :
- mối tơ vương
- ,
- huyền trân công chúa