Thư Viện Hoa Sen

Chương 7 Công Chúa Hoàng Triều

26/04/20191:48 CH(Xem: 5781)
Chương 7 Công Chúa Hoàng Triều
Hòa Thượng THÍCH NHƯ ĐIỂN
MỐI TƠ VƯƠNG CỦA
HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA
(Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần)
Phật lịch 2.562 – Mậu Tuất 2018
Viên Giác Tùng Thư
Chương VII
CÔNG CHÚA HOÀNG TRIỀU

 

Từ bao đời nay, những người sinh ra và lớn lên ở bất cứ nơi nào đó trên cõi đời nầy đều có sự liên hệ với quá khứcủa mình cả. Dầu cho đó là quá khứ của một kiếp hay hai kiếp sống trước đó, nhưng cũng có rất nhiều trường hợpphải trải qua nhiều kiếp như thế, thì chu kỳ sinh diệt và nhân quả mới gặp lại để trả ân hay trả oán, để hưởng phước lộc hay bị khổ lụy nơi chốn đọa đày. Với Phật giáo, thuyết nhân quả Đức Phật đã dạy tự ngàn xưa và cũng không phảiĐức Phật sáng tạo ra thuyết nầy, mà Ngài chỉ là người chỉ rõ cho chúng sanh thấy về nhân duyên và nghiệp lực đểthực hành với tư cách là một người Phật tử xuất gia hay tại gia. Ngài cũng chỉ giống như một kẻ dẫn đường, cònchúng ta chỉ cần theo dấu chân của người đi trước đã vạch sẵn, thì chúng ta sẽ có một lộ trình ngay ngắn, thẳng tắptrên đoạn đường sinh tử của mình.

Khi Thái tử Tất Đạt Đa ra đời nơi vườn Lâm Tỳ Ni và sau đó được đưa trở lại Hoàng cung của Vua Tịnh Phạn, thì có vị tiên tri A Tư Đà tu lâu năm trong núi Hy Mã Lạp Sơn xin vào đoán tướng Thái tử. Sau khi xem dung mạo của Thái tử thì A Tư Đà tâu rằng: 

“Muôn tâu Bệ hạ! Hoàng Nhi là người có phúc báu lớn mới sinh vào chốn nầy. Sau nầy lớn lên, nếu Hoàng Nhi tiếp tục sống đời sống thế tục thì sẽ trở thành bậc Chuyển Luân Thánh Vương, nghĩa là làm vua trên tất cả những vì vua khác. Còn nếu đi xuất gia học đạo sẽ trở thành bậc Chánh Giác”.

Nghe như vậy, vua Tịnh Phạn chỉ muốn đúng một trong hai điều đó là mong Thái tử sẽ nối ngôi của mình. Tiên A Tư Đà xem tướng Thái tử sở dĩ biết được tương lai, vì lẽ đã sanh vào cung vua nào đó, thì chắc rằng kẻ ấy phải có phước báu nếu không thì không thể nào.. Người đó ở đời trước hay nhiều đời trước nữa đã gieo trồng những căn lành, nên bây giờ mới được như vậy. Phúc đức ấy tuy hữu lậu như xây chùa, đắp tượng, đúc chuông, giúp người cơ nhỡ, xây dựng đường sá, cầu cống, trường học v.v… tất cả những việc như thế thuộc về phúc lợi của thế gian, thì những hành động ấy chính là những hạt giống đang ươm mầm để cho hiện tại và tương lai có cơ ngơi trổi dậy khi mà ánh thái dương đã đủ độ ấm áp, phân bón, nước non v.v… Đây chính là những ngoại duyên mà khi làm phước phải cần hội đủ, thì cái nhân lành kia mới phát triển được.

Đức Vua đương triều đang miên man suy nghĩ về hai cuộc chinh chiến chống quân Nguyên Mông vừa qua của năm 1285 và 1288. Tuy là Đại Việt toàn thắng, nhưng trông nhìn Hoàng cung cũng như Phủ Thiên Trường của Thái Thượng Hoàng tiêu điều không kém, bởi vì qua 2 cơn binh biến ấy nhân tình xao xuyếnthế đạo lòng dân mệt mỏiquá nhiều rồi nên bây giờ chính là lúc phải nghỉ ngơi để cho quân dân dưỡng sức, rồi từ từ sẽ phục chế lại những thành quách đã đổ vỡ bởi quân giặc phá phách khi chiếm cứ Thăng Long, trong khi Thái Thượng Hoàng và Hoàng Đếđương triều Nhân Tông phải lánh mặt đi nơi khác, nhằm cứu nguy sơn hà, xã tắc bằng chiến thuật điệu hổ ly sơn hay vườn không nhà trống theo kế sách “Hịch Tướng Sĩ” của Thượng Phụ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đang ngồi nhâm nhi tách trà Bắc Thái, Nhân Tông được lệnh báo.

- Muôn tâu Thánh thượng! Có quan Nội giám muốn vào hầu.

- Hãy cho vào.

- Muôn tâu Hoàng thượng! Hoàng hậu đã hạ sanh một Công chúa!

- Thế sao?

- Như vậy là ta đã được 2 trai 2 gái!

Nhà Vua thong thả đi vào hậu cung và cho người đánh xa giá để đến gặp Khâm Từ Hoàng hậu. Đến nơi nhà Vua ở bên ngoài và cho người vào trong báo tin là Hoàng thượng đã đến. Hoàng hậu vui mừng xiết kể, gượng ngồi dậy ra chào Hoàng thượng bà khẽ nhún mình.

- A kìa! Ngươi hãy bình thân.

-Muôn tâu! Ngọc thể như thế nào?

- Ồ! Ta vẫn chỉ lo cho Khanh thôi! Chứ còn ta gió ngựa đường xa, đã quen bao phen chinh chiến rồi, nên không có gì đáng quan tâm lắm. Nhưng nầy Khanh! Ta với Khanh đã có Anh Tông và Quốc Chẩm, rồi Khanh cũng đã sanh cho taCông chúa Lệ Thánh thật là thông minh diễm tuyệt, nay lại thêm một Công chúa nữa. Vậy thì Khanh hãy chọn tên choCông chúa của chúng ta đi.

- Nếu Bệ hạ cho phép.

- Ừ thì nữ thuộc về Khanh, còn nam thì ta mới đặt tên cho.

- Nếu Bệ hạ rộng lòng thì thần thiếp xin phép được chọn là Huyền Trân.

- Ô! Hay thế nhỉ! Huyền là màu đen, mà Huyền cũng có nghĩa là đẹp và Trân là trân bảo, trân quý, trên đời ít có. Thôi hãy gọi con là Trần Huyền Trân vậy.

- Ta đã có 2 con trai và 1 con gái, bây giờ sinh thêm 1 gái nữa Bệ hạ có vui không?

Chắc chắn là vui rồi, vì chúng ta có cả 2 trai và 2 gái để chúng chơi đùa và học tập cùng nhau, chắc sẽ là tâm đầu ý hợp đó!

- Muôn tâu! Xin tạ ân Bệ hạ đã chiếu cố quang lâm.

- Thôi! Ta hồi cung.

Đêm hôm đó Nhân Tông thức trắng để hưởng trọn niềm vui, vì Hoàng hậu Khâm Từ đã mang đến những người kế nghiệp ngai vàng cho dòng họ mình, thì không vui sao được. Nhưng nếu ngẫm cho cùng thì cả Khâm Từ và Nhân Tông đều cùng có cái gốc gác giống nhau. Đó là cháu nhiều đời của cụ Trần Thừa, tuy ông không làm vua, nhưng được truy tặng danh hiệu là Thái Tổ. Từ Thái Tổ mới sinh ra ông nội là Thái Tông và Vua cha là Thánh Tông, nhưng lẽ ra dòng dõi ấy phải thuộc về ông bác Trần Liễu mới đúng, chứ không phải là phổ hệ của mình. Nhưng dẫu sao đi nữa thì con gái của Hưng Đạo Vương làm vợ của ta cũng không phải là người xa lạ, chỉ mới cách nhau 2 đời của con nhà chú và nhà bác đấy thôi! Thiên hạ bên ngoài cũng đàm tiếu nhiều lắm cho những việc hôn nhân cận huyết nầy, nhưng Thái sư Trần Thủ Độ chủ trương vương quyền không được lọt vào tay ngoại tộc, nên từ xưa đến nay Hoàng tộc ta cũng vậy. Đây có thể là điều đúng mà cũng có thể là điều sai. Nhưng tiên triều không có lệ nầy, chỉ có Trần triều mới sinh ra việc như vậy. Đây có thể là cái lo xa của Thái sư Trần Thủ Độ vì đã ép Nội Tổ của ta lấy chị dâu của mình, để ngai vàng có người kế nghiệp và mục đích chính là đẩy Nhà Lý ra khỏi cơ nghiệp của Nhà Trần thì Thái sư mới an tâm chăng? Nhưng nếu không có Hoàng đế Lý Chiêu Hoàng thì ai là người truyền lại ngôi cao lộc cả cho Nội Tổ của ta được? Bao nhiêu câu hỏi cứ thôi thúc Nhân Tông như vậy, nhưng ông còn bận không biết bao nhiêu việc triều chính khác nữa, nên chuyện gia phong bên trong từ từ sẽ chỉnh đốn sau.

Nhà Vua muốn các con của mình được tài giỏi nên đã tuyển chọn những vị quan văn tài võ giỏi dạy cho các Hoàng tử và Công chúa học chung với các vương tôn công tử khác trong Trường Quốc Tử Giám. Một hôm xảy ra một chuyện tranh cãi nho nhỏ trong sân trường của vườn Ngự Uyển, Trương Hán Siêu thấy cả Anh Tông, Quốc Chẩn, Lệ Thánh và Huyền Trân đều có mặt. Hỏi ra mới biết rằng họ đang bàn cãi với nhau về người bên trong và người bên ngoài, người cùng họ và khác họ, người cùng chủng tộc và kẻ khác chủng tộc như sau:

Anh Tông: Các em biết gì về người cùng họ và người khác họ?

- Ví dụ như người họ Trần và người họ Lý, hai nhà nầy có gốc gác khác nhau! (Quốc Chẩn đáp).

- Thế thì chúng ta với Ông cậu Trần Hưng Đạo là cùng họ hay khác họ? (Lệ Thánh Công chúa hỏi).

- Sao em hỏi vậy?

- Thì em thấy cùng họ Trần mà tại sao lại lấy họ Trần?

- Tại em còn nhỏ chưa biết. Khi nào lớn lên sẽ rõ.

Huyền Trân còn quá nhỏ để quan tâm đến chuyện nầy, nhưng hỏi chị rằng:

- Tại sao trong cung của Mẫu hậu, có những người không giống mình? Họ nói tiếng khác?

- Đó là người hầu của Mẹ đến từ Chiêm Quốc.

- Em thấy tiếng ấy, khi người ta nói như chim hót. Vậy em có học được không chị?

- Để chị hỏi lại Vương huynh và Mẫu hậu xem sao.

Đó là lần đầu tiên khi lên 4 lên 5 tuổi mà Huyền Trân đã nhận thấy cũng như phân biệt được thế nào là người cùng họ, khác họ hay người ngoại quốc rồi. Cô bé được các cung nhơn nuông chiều lo cho ăn uống, tắm rửa, giặt giũ. Tối đến họ còn kể chuyện Phù Đổng Thiên Vương đại phá giặc Ân, rồi nào là Sơn Tinh Thủy Tinh, Cây tre trăm đốt, Sự tích cây Nêu ngày Tết, chuyện Công chúa Tiên Dung và Chữ Đồng Tử, Đầm Dạ Trạch v.v… chuyện nào cũng mang vẻ liêu trai, khó hình dung hết được. Khi nghe đến câu chuyện nào Huyền Trân cũng chăm chú lắng nghe và khi cáccung nữ kể đến chỗ hấp dẫn thì Huyền Trân không chịu ngủ, mà còn hỏi vặn lại nhiều điều như câu chuyện cổ tích về “Cây Nêu ngày Tết” như sau:

“Ngày xửa ngày xưa khi đất trời mới hình thành thì loài người và quỷ phải ở chung, vì loài quỷ hung dữ chiếm hết đất đai, nên loài người trở thành kẻ mướn đất làm thuê cho chúng, nhưng bản tính của loài quỷ vốn tham lam vô độ, cứ tăng dần số lợi tức phải nộp, cuối cùng chúng ra thể lệ là “lấy ngọn cho gốc” nên loài người phải nộp tất cả lúa thóc thu hoạch được, trở nên đói khổ vô cùngĐức Phật A Di Đà ở phương Tây muốn cứu giúp nên mới bày kế cho loài người thay vì trồng lúa như mọi năm thì trồng khoai lang. Năm đó loài người được no vì theo lệ cũ loài người nhận phần củ còn quỷ chỉ nhận được phần lá. Bọn quỷ tức giận đổi điều lệ là “lấy luôn cả gốc và ngọn”, Phật cho loài ngườihạt ngô để làm giống trồng khắp nơi. Lại thêm một lần nữa không nhận được gì, loài quỷ tức giận đòi đất lại không cho loài người thuê nữa. Thấy vậy Phật mới bảo với đại diện của quỷ rằng:

- Ta muốn mua lại một ít đất đai cho loài người.

- Ngài muốn bao lớn?

- Chỉ bằng bóng chiếc y của ta thôi!

- Chừng đó thì không sao!

Và hai bên đã giao ước ngoài bóng của chiếc y là của quỷ, trong bóng là của người.

Thế rồi Ngài cho dựng lên một cây thật cao, trên đó có treo một chiếc y của Ngài và loài quỷ đâu có biết rằng Ngài có phép thần thông, nên chiếc y mỗi lúc một lớn dần, cho đến khi bóng của chiếc y bao phủ cả mặt đất, loài quỷ không còn chỗ nương thân trên đất liền nữa, chúng phải chạy ra biển Đông và từ đó loài người ngự trị vĩnh viễn trên năm châu lục cho đến ngày nay. Thế nhưng loài quỷ cũng không dừng lại đó, đã bao phen chúng tìm cách đánh chiếm lại, nhưng loài người được Phật giúp đỡ nên bọn quỷ không làm gì được. Một hôm chúng thưa với Phật rằng:

- Mồ mả, ông bà Tổ tiên của chúng con đều chôn trên đất liền, mà bây giờ loài người lại làm chủ thì làm sao chúng con có thể về thăm ông bà quá cố của chúng con được?

Vậy thì mỗi năm cứ đến những ngày Tết âm lịch thì các ngươi hãy về và Tết xong lại đi.

 Khi loài người nghe Phật dạy vậy cũng tin, nhưng không tin được loài quỷ, vì sợ chúng sau khi vào đất liền chúng lạitìm cách ở luôn lại đây, nên loài người mới cung thỉnh Phật cho một phương pháp nào đó để trị quỷ thì Phật A Di Đàbảo rằng:

- Trước mỗi nhà, từ ngày 23 tháng chạp nên dựng lên một cây nêu và trên cây nêu ấy hãy gắn những màu xanh đỏ, cùng những loại tạo nên âm thanh khiến cho loài quỷ khi nghe đến tiếng động nầy thì chúng không dám lại gần nữa.

- Đó là một cách hay! Nhưng Bạch Thế Tôn! Còn cách gì nữa không?

- Chung quanh nhà, sau khi quét dọn sạch sẽ hãy rải vôi màu trắng và rải thành một hình cung tên hướng ra biển Đông, khiến cho quỷ thấy hình ảnh nầy chúng sẽ sợ và không còn dám lai vãng ở mãi trên đất liền được.

- Chúng con xin thâm tạ ơn Ngài”.

Công chúa Huyền Trân nằm yên thiêm thiếp nghe kể những câu chuyện cổ tích của Việt Nam chúng ta ngày xưa, thấy chuyện nào cũng thật là ý vị, chỉ riêng câu chuyện “Cây Nêu Ngày Tết” thì Huyền Trân quan tâm nhất và hỏi các cung nhơn rằng:

- Phật là gì vậy chị?

- Ừ! Là kẻ đã xuất trần.

- Nhưng Phật A Di Đà ở đâu?

- Ở cách đây xa lắm!

- Nhưng tại sao Ngài không ở với mình?

- Vì loài người còn tham, sân nhiều quá.

- Còn quỷ có giống với quân Nguyên Mông không chị?

- Nguyên Mông là người, nhưng tâm hồn không khác quỷ là mấy. Vì chúng chỉ muốn mối lợi cho chúng, chứ chúng xem Đại Việt chúng ta chẳng ra gì.

- Vậy mình có làm cung tên không chị?

- Các chú, các bác đã lo cho việc nầy rồi. Bổn phận của em chỉ có việc phải ngủ yên thôi, để ngày mai còn đi học nữa.

Tối hôm đó Công chúa Huyền Trân ngủ thật là ngon giấc, nhưng trong đầu của trẻ thơ Huyền Trân luôn có nhiều thắc mắc và gợi nhớ, nên để dành cho ngày mai, khi thức dậy và đi học xong thì sẽ gặp Mẫu hậu để thưa trình.

- Hôm nay con ngoan của mẹ học ở Quốc Tử Giám ra sao rồi đó?

- Thưa Mẫu hậu! Hôm nay con có nghe thầy dạy sử kể về chuyện Đường Tăng đi Ấn Độ thỉnh kinh. Câu chuyện quá hay phải không Mẹ?

- Theo con thì chỗ nào hay nhất ?

- Con nghe đến Trư Bát Giới là vui rồi!

- Nhưng con không nghĩ mình cũng thể hiện đúng những gì mà Trư Bát Giới đã biểu hiện chăng?

- Xin Mẹ nói rõ.

- Ừ! Thì Bát Giới thích gì nào?

- Thưa Mẹ! Ông ta thích ăn, thích ngủ và đặc biệt là thích gái.

- Vậy con xem trong chúng ta có những loại ấy chăng?

- Thưa Mẹ, con chưa hiểu.

- Thì đây nầy! Phật đã dạy rằng:

Mắt ưa xem huyễn cảnh hằng ngày

Tai thích tiếng mật đường dua nịnh

Mũi quen ngửi mùi thơm bất tịnh

Lưỡi dệt thêu lắm chuyện gay go

Thân ham dùng gấm vóc se sua…

 - Phật dạy hay quá phải không Mẹ.

- Trư Bát Giới là tượng trưng cho năm loại bị che khuất trong chúng ta đó!

- Còn ông Tề Thiên Đại Thánh nữa. Con thích ông nầy ghê!

- Đúng! Ông ta tượng trưng cho tâm ý của con người đó con! Ý của mình cứ chạy rong như ngựa không dây cương và không khác nào con khỉ chuyền cành, hết cây nầy qua cây nọ.

- Nhưng ông ta thì luôn thương Ngài ĐườngTăng phải không Mẹ?

- Đúng vậy! Ông nào cũng thương hết. Nhưng ông bảo thủ nhất là Sa Tăng. Ông nầy giống như bà Hoàng hậu bảo thủ ông vua là của riêng mình vậy.

- Có phải Mẹ lúc nào cũng gần gũi Phụ Vương con như vậy không?

- Con còn nhỏ chưa biết gì nhiều, nhưng khi con lớn lên rồi thì con sẽ thấy và gặp cái cách chấp ngã của từng con người, nên Phật dạy cho các Thầy Tỳ Kheo kỹ lắm. Hằng đêm phải quán rằng: Đây là không phải tôi, đây không phải thuộc về tôi và đây không phải là bản ngã của tôi!

- Khó quá con không hiểu, nhưng tại sao Ngài Đường Tăng lại quá dễ dàng với ma chướng vậy hả Mẹ?

- Không đâu con! Ngài lúc nào cũng giữ tâm ý thật thanh tịnh, nhưng Ma vương đâu có tha. Vì trong vô lượng kiếp, Ngài cũng đã thương, đã yêu, đã lụy vì tình, nên kiếp nầy mặc dầu được Đường Thái Tông phong làm Đường Ngự Đệ, xem như em ruột của mình nhưng cái mà hay chứa chấp cái ta đó, cũng như cái bị chứa và cái chấp về ái dụcái tình v.v… nó vẫn còn luôn tồn tại nếu người ta chưa chuyển nó thành trí được.

- Ôi thôi là khó quá!

- Con hãy chờ lớn hơn một chút nữa thì con sẽ hiểu nhiều hơn.

- Vâng thưa Mẹ!

Đến năm 1293 thì Huyền Trân cũng đã lên 7 tuổi, tuy mới 7 tuổi mà trông như đứa bé đã lớn khôn nhiều rồi. Vì Thầy dạy học cũng như Hoàng thất ai ai cũng muốn các Công tôn Vương tử phải là những người đặc biệt. Phải học chữ Hán và Tứ ThưNgũ Kinh, phải biết xem ngày, xem hướng và đặc biệt là phải biết rành rẽ giáo lý của Phật giáoThời kỳ nầy được gọi là thời kỳ “Tam Giáo Đồng Quy”; nghĩa là 3 Tôn Giáo đồng trở về một mối, nên không chỉ bên trong trường Quốc Tử Giám các Công tôn Vương Tử phải được luyện tập cả Hán Học, Lão Học và Phật Học mà trường ở ngoài nhân gian cũng phải vậy. Tuy không được học nhiều và bài bản như trong triều nội, nhưng ai ai cũng am hiểuđiều nầy một cách căn bản.

Huyền Trân nhớ có lần Tuệ Trung Thượng Sĩ là Ông cậu ruột của mình từ Yên Tử xuống thăm bà Nội Thiên Cảm và cả Phụ hoàng cũng như Tổ phụ của mình nữa. Lâu lâu nghe người lớn nói chuyện với nhau, Huyền Trân tuy chưa hiểu gì, nhưng thấy cũng hay hay nên đứng hầu bên cạnh Nội, nghe cuộc đối đáp như sau:

- Sao Anh tu Thiền mà dùng cá thịt và đồ chay lẫn lộn như vậy thì làm sao thành Phật được?

- Phật là Phật. Anh là Anh. Anh không muốn thành Phật và Phật cũng không muốn thành Anh. Em không nghe nóiVăn Thù là Văn Thù và giải thoát là giải thoát sao?

- Vâng! Vâng! Vâng!

Ngay cả Thái Hậu và Vua cha là Trần Nhân Tông ngồi trong bữa yến tiệc hôm đó sau  khi nghe việc đối đáp giữa Tuệ Trung Thượng Sĩ và Thiên Cảm Hoàng hậu, ông còn không hiểu thì làm sao mà Anh Tông hay Huyền Trân hiểu được.Tuy nhiên đây là những câu nói rất có ý nghĩa, nên cả Thái Hậu, Phụ hoàng và các Vương tôn Công tử có mặt hôm đó đều rất an vui khi đón được ông cậu của mình từ Yên Tử sơn về lại triều đình.

Năm 1293 cũng là năm mà Vua Trần Nhân Tông chính thức nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông và ông lên làmThái Thượng Hoàng, lui về ở Phủ Thiên Trường, còn Vua Anh Tông vẫn ở lại Thăng Long để lo tu bổ kinh thành đã bịhoang phế qua hai cuộc chiến vừa qua. Ngày qua ngày Huyền Trân thấy Phụ vương mình đăm chiêu nhiều hơn mà không biết lý do gì. Một hôm ở hậu cung của Phủ Thiên Trường, Huyền Trân nghe lén được câu chuyện của Phụ hoàng và Mẫu hậu như sau:

- Bệ hạ định đi tu? Và sơn hà xã tắc nầy để lại cho ai?

- Đã có Anh Tông lo lắng thay ta.

- Thế nhưng các con nhỏ khác, nhất là Huyền Trân mới lên 7 tuổi, cái tuổi của sự dại khờ, vẫn còn trông đợi sự chăm sóc của Bệ hạ lắm.

Ngày xưa Đức Phật cũng đi tu khi La Hầu La còn nhỏ dại, có sao đâu?

- Nhưng đó là chuyện của Ấn Độ, còn nước Đại Việt ta thì… Khi Thái Tông trốn vào núi Yên Tử để chỉ cầu làm Phật, nhưng nhờ Thái sư Trần Thủ Độ can ngăn, nên mới được như vậy. Còn bây giờ ai có thể ngăn cản Bệ hạ đây?

Ngày xưa Thái Tông chưa có người nối nghiệp vua, nên Thái sư mới ngăn chận, còn bây giờ đã có Anh Tông lo cho rồi!

- Thế còn thần thiếp thì sao?

- Khanh hãy lo cho các con còn nhỏ dại, còn ta sẽ cận kề bên Thượng Sĩ, vốn là anh ruột của Khanh để tầm sư học đạo và nếu sau nầy…

- Nếu sau nầy các con của chúng ta cũng sẽ xuất gia như La Hầu La?

- Điều ấy biết đâu được, nhưng việc từ bỏ Ngai vàng đâu phải là điều xấu xa gì. Nhất là cả hai lần chiến thắng Nguyên Mông ta còn không màng tới cái lợi danh nầy, cứ ở lại hoài nơi cung cấm để hưởng lộc, mà ta nhân cơ hội nầy sẽ xả bỏ tất cả để được tất cả. Hiện giờ ta đã có Anh Tông thì còn phải lo toan gì hơn nữa? Vả lại kho báu, gạo thóc vẫn còn đầy, Khanh và các con đâu có đói mà phải bận tâm?

- Không phải là chuyện đói no, muôn tâu Bệ hạ, mà là tình nghĩa phu thê mà thần thiếp đã nghe lời “Thượng Phụ” về xe tơ kết tóc với Ngài, chỉ mong cho đến chết mới trọn nghĩa tào khang, sống đồng tịch đồng sàng và chết đồng quan đồng quách.

- Đó chỉ là lẽ thường tình của thế gian, còn luân hồi sanh tử thì ai chịu trách nhiệm đây? Nếu trong 12 nhân duyên ấy mà không cắt đứt dây ái trước thì cái vòng vô minh nó vẫn là vô minh. Yêu để rồi đau khổ, dầu cho có ở tột đỉnh cao sang quyền uy và danh vọng như ta hay các vua chúa đời trước hay đời sau đi chăng nữa, thì làm sao tránh khỏiđược sanh, lão, bệnh, tử của một kiếp nhân sinh? Khanh có thể bảo đảm với ta là vẫn ở đời sống tại gia, mà ta được giải thoát chăng? Nếu được như vậy thì Thái tử Tất Đạt Đa đâu cần phải bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan để đi tìm đạo làm gì?

- Nhưng thực tế thì quá phũ phàng, thưa Bệ hạ!

- Khi làm tướng phải biết thế mạnh thế yếu của giặc, phải biết lúc nào tấn lúc nào thối, chứ lúc nào cũng chường mặt ra cho giặc bắn tên mình thì còn gì là cái uy, cái dũng của một người cầm quân? Phải như Trần Bình Trọng, chứ ta không thể như Toa Đô hay Ô Mã Nhi được. Vả lại bây giờ nước non không còn chinh chiến nữa, xã tắc đã an bình, liệu ta có ở lại chốn kinh kỳ nầy thêm bao nhiêu năm nữa, thì có ích gì cho thiên hạ và ngay cả khanh nữa, nên ta đãquyết định xuất gia.

- Thưa Bệ hạ! Nếu chí của Bệ hạ đã quyết thì thần thiếp cũng không dám cản ngăn, nhưng hãy cho thiếp theo cùng, như Da Du Đà La vậy.

- Ấy là ngày ta chứng đạo trở về lại nơi Phủ Thiên Trường thì được, còn bây giờ tâm ta chưa an thì làm sao ta an cho người khác được. Thôi Khanh hãy vào hậu liêu an nghỉ, còn ta sẽ liên lạc với Ngài Thượng Sĩ để xem ý ra sao về việcquyết định của ta.

Huyền Trân mở tròn đôi mắt ra, áp tai vào sát tường để nghe cha mẹ đối đáp như trên, lòng của con trẻ bâng khuâng khôn tả, vì lâu nay anh em trong nhà cũng như thúc bá và các Vương tôn Công tử chơi đùa cũng như học tập với nhau dưới một mái nhà chung, mà bây giờ Phụ hoàng nỡ bỏ Mẫu hậu, rồi cả ta nữa. Nghe đâu Phụ hoàng sẽ vào Chùa Bút Tháp để xuất gia đầu Phật, bỏ lại hết tất cả sau lưng, không mang theo một vật gì cả, ngoại trừ tâm nguyệncủa mình là “Thượng cầu Phật đạohạ hóa chúng sanh”.

Hôm đó là ngày mồng Tám tháng Hai năm 1294, ngày mà 1889 năm trước Đức Phật Thích Ca ở Ấn Độ đã rời cungthành Ca Tỳ La Vệ để ra đi xuất gia tìm đạo ở tuổi 29, còn rất thanh xuân, và hôm ấy tại nước Đại Việt nầy nơi ChùaBút Tháp có một lễ xuất gia rất là đặc biệt dưới sự Chủ trì của Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ và Chư sơn Thiền Đức trong môn phong Yên Tử. Bên  triều đình thì có Hoàng đế Anh Tông và các Công chúaThái tử và trong sự kiện nầy không thiếu sự hiện diện của cô Công chúa út của Hoàng thượng đó là Huyền Trân. Lần nầy thì Huyền Trân khôngcần phải đứng núp đâu đó nữa để nghe lén cha mẹ mình đối đáp, mà nàng đã quỳ mọp trước một tôn tượng Quan Thế Âm rồi đưa mắt nhìn về phía Phụ hoàng cùng chư Tăng và đặc biệt là Ông cậu Tuệ Trung Thượng Sĩ. Huyền Trân lặng yên trong không khí trầm lắng ấy, bỗng đâu nghe tiếng dõng dạc của Ngài Thượng Sĩ đọc lớn lên rằng:

Thiện tai Thiện Nam tử

Năng liễu thế vô thường

Khí tục thú Nê Hoàn

Công đức nan tư nghì

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát

Huyền Trân mới lần đầu nghe Ông cậu mình đọc câu ấy thấy hay hay, vì trong đó có nói hai chữ vô thường và có lẽ Phụ hoàng ta đã rõ biết cuộc đời là mộng ảomặc dầu có làm vua, làm Thái Thượng Hoàng đi nữa, thì cũng bị luật vô thường chi phối mà thôi! Nhưng Niết Bàn là gì nhỉ, ta phải hỏi ai đây? Đoạn Huyền Trân thấy Ông cậu Thượng Sĩ đặt con dao lên đầu của Phụ hoàng mình và cắt mấy sợi tóc đã điểm sương rồi đọc tiếp:

Hủy hình thủ khí tiết

Cát ái từ sở thân

Xuất gia hoằng Thánh đạo

Thệ độ nhứt thiết nhân

Nam Mô Ly Cấu Địa Bồ Tát Ma Ha Tát.

Lần nầy Huyền Trân lại nghe đến chữ ái, chữ thân cũng như chữ nhân, khiến nàng cũng thầm hiểu là chuyện ái ânchồng vợ xưa nay vốn là sự ràng buộc chăng? Nên người xuất gia quyết phải ra khỏi chốn ấy và ngay cả người thân thương nhất như Mẫu hậu của ta mà Phụ hoàng ta còn không đoái hoài đến, cắt bỏ tất cả để ra đi, thì chắc rằng phải có một mục đích gì đó to lớn hơn nữa, chứ không phải tầm thường. Còn Thánh đạo là gì? Đạo vợ chồng, đạo Thầy trò, nay còn nghe thêm hai chữ Thánh đạo nữa. Huyền Trân thắc mắc mà chẳng biết hỏi ai nên nàng để ý người ngồi bên kia là chú Trần Khắc Chung và nghĩ rằng sau lễ xuất gia của Phụ hoàng, Huyền Trân sẽ hỏi chú và nhờ chú giảithích cho nghe những chữ còn nghi ngờBình thường chú mặc đồ tướng oai vệ lắm, còn hôm nay ở Chùa Bút Thápnầy trông chú rất hiền từ giống như một người Phật tử thuần thành vậy, rồi nàng suy nghĩ tiếp, từ thời Thái Tổ cho đếnThái Tông, rồi ông nội ta, cha ta và cả bên ngoại của Ông cậu Trần Hưng Đạo cũng có người đi xuất gia và bây giờ cha ta lại dấn thân theo con đường khổ hạnh ấy, thì phải biết rằng Đạo Phật đã ăn sâu vào văn hóa của dân tộc nầy nhiều rồi. Không phải một sớm một chiều gì mà cả một đại gia tộc như vầy có tín tâm với một Tôn Giáo vốn có mặt tạiẤn Độ từ hơn 1.500 năm về trước. Sau khi lễ xuất gia của Phụ hoàng, Huyền Trân thấy cha mình bây giờ trang nghiêm quá dưới Pháp phục của một Tăng nhân, đầu cạo nhẵn, mình mặc chiếc áo cà sa màu hoại sắc. Tuy khôngrườm rà như hoàng bào khi Phụ vương mặc lúc lâm triều, nhưng với chiếc áo nầy, nó làm cho cha ta tăng thêm mộtnghị lực là đã chiến đấu và đã tự thắng mình, dầu cho trước đó có không biết bao nhiêu là sự cản trở.

- Thưa chú Khắc Chung! Chú thấy Phụ Vương con hôm nay có đẹp không?

- Ấy đừng nói thế! Con còn nhỏ chưa biết gì nhiều nhưng nhà Phật không gọi là đẹp mà gọi là trang nghiêm.

- Vậy thưa chú việc xuất gia ai cũng có thể làm được, hay chỉ có vua chúa mới có quyền?

- Phật ngày xưa đâu có cấm đoán ai. Ngay cả Ngài Ưu Ba Ly làm thợ cạo tóc còn xuất gia đầu Phật được mà!

Vậy thì sau nầy con lớn lên, con có thể xuất gia được không?

- Việc xuất gia nó không đơn thuần như con nghĩ, nghĩa là phải tự chọn cho mình một con đường và phải quyết chí tu thân cho đến ngày thành đạo, chứ không phải vào chốn Thiền môn để vui ca múa hát như chốn hoàng cung đâu. Vả lại con là một công chúa thông minh, bé bỏng của triều đình, hãy khoan và đừng bao giờ nghĩ gì đến chuyện đại sựnầy cả. Sau nầy con lớn lên rồi con sẽ biết.

- Nhưng tại sao phải xuất gia chú? Con thấy Phụ hoàng con ở Thiên Trường vẫn được nhiều người hầu kẻ hạ mà tại sao phải lên núi Yên Tử để tu hạnh đầu đà và đầu đà là sao hả chú?

Đầu đà có nghĩa là khổ hạnh. Ví dụ như ở cung son, mỗi ngày ta ăn ba bữa, khi ngủ có chăn êm nệm ấm để đắp. Còn đầu đà thì…

-Thì sao hở chú?

-Thì ngược lại những điều trên nghĩa là mỗi ngày chỉ ăn có một hay hai bữa, còn ngủ thì đơn giản hơn ở hoàng cungnhiều.

- Nhưng tại sao Phụ vương con lại từ bỏ chỗ đang sung sướng mà đi tìm chỗ cực khổ như vậy?

- Việc nầy con nên thưa với Phụ hoàng của con sau nầy khi con có dịp diện kiến Ngài. Nhưng mà quên! Bây giờ thì phải gọi khác đấy, không được phép gọi là Phụ hoàng nữa mà phải gọi Pháp danh của Ngài.

- Pháp danh? Pháp danh là gì hả chú?

- Là tên gọi trong Đạo.

- Vậy con phải gọi là gì ?

- Là Giác Hoàng!

- Ồ! Hay quá! Miễn sao có chữ Hoàng trong đó là con dễ nhớ rồi.

- Mà con biết không, cậu Tuệ Trung ban Pháp danh cho Thân phụ của con là Giác Hoàng cũng có nhiều ý nghĩa lắm đấy!

- Ý gì vậy chú?

- Giác có nghĩa là giác ngộthành Phật và Hoàng nầy cũng có nghĩa là ông vua. Ông vua nầy chắc chắn sau khi đi tu sẽ thành Phật.

- Hay quá hả chú và con xin cảm ơn chú nhiều về những sự giải thích rành mạch vừa qua.

Cũng trong năm 1294 nầy Giác Hoàng cùng một số Chư Tăng tại Chùa Bút Tháp đã đăng sơn, lên tận núi Yên Tử đểtu hành và Ngài đã cho những người giúp việc lập nên một am tranh nhỏ và Ngài tự đặt cho tên gọi là “Ngọa Vân Am”. Am ấy rất xinh xắn và tĩnh lặng. Mỗi khi trăng lên, từ am nầy người ta có thể nhìn khắp núi Yên Tử với trùng trùng điệp điệp cây rừng. Thỉnh thoảng đâu đây ta nghe được tiếng của chim rừng ca hót vào những buổi sớm tinh sương khimặt trời chưa ló dạng. Chiều xuống có những áng mây la đà bay trên mái am, nên gọi nơi nầy là “Ngọa Vân Am” hay “Am Mây Ngủ” cũng quá tuyệt vời! Tại đây Giác Hoàng đã thiền định tu tập ngày đêm sáu thời như thế và đây là sựhành trì hằng ngày của Ngài, cho nên sau nầy những môn Phong của Yên Tử lấy cách thực tập nầy và nương theo kinh của Ngài Giác Hoàng soạn về sáu thời để hành trì. Sau khi chứng đạo Ngài có bài thơ Cư Trần Lạc Đạo rất hay. Bài nầy ý nói: Ở cảnh trần gian, nhưng vẫn vui được với đạo mà mình đã chứng.

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền

Có báu trong nhà thôi tìm kiếm

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền.

Vậy thì Thiền có nghĩa là bây giờ và ở đây. Cái gì xảy đến hãy để cho nó tự đến, cái gì ra đi hãy để cho nó tự đi, đừng bắt buộc, đừng kiềm hãm, những gì xảy ra trong tâm niệm của chúng ta cũng giống như đói và mệt. Nếu đói thì cứ ăn, đừng cưỡng lại việc đói và mệt thì cứ nghỉ. Hãy đừng cố gắng so đo với thời gian làm gì, khiến cho ta phải khổ tâmnhọc trí. Nói thì nói vậy chứ không phải đơn giản vậy đâu, vì đối cảnh mà vô tâm thì chỉ có những người chứng đạomới làm được.

Ngày lại tháng qua cũng đã mấy năm rồi, Huyền Trân đã được gia nhân đưa lên núi Yên Tử để lễ Phật và nhất là để thăm lại Ngài Giác Hoàng. Gặp lại Vua cha, nàng mừng rỡ nhưng không vồn vả, rối rít vì bây giờ thì nàng đã lớn hơn xưa nhiều rồi, đã hơn 10 tuổi rồi còn gì, lứa tuổi của sự hồn nhiên, nhưng cũng là tuổi bắt đầu chớm nở cho sự trưởng thành. Huyền Trân nhỏ nhẹ thưa:

- Thưa Phụ hoàng! Thưa Bệ hạ!

- Không phải như vậy đâu con, mà hãy bắt đầu bằng hai chữ “Mô Phật”.

- Mô Phật, thưa Ngài!

- Cũng không đúng nữa. Con phải gọi ta bây giờ là Thiền sư.

- Thiền Sư? Thiền sư là gì vậy Bệ hạ? À quên! Vậy Thầy?

- Thiền là thiền địnhtư duy, tập trung lại một chỗ và giải quyết việc sanh tử ngay trong sự suy nghĩ của mình. Còn Sư là vị Thầy. Chỉ đơn giản thế thôi.

- Thưa con có thể làm như thế được không Thầy?

- Con còn nhỏ lắm. Hãy trở lại hoàng cung học tập với anh và chị của con đi, sau nầy lớn lên, con sẽ hiểu nhiều vềcuộc đời, về sự thế, lúc ấy mọi sự quyết định mới đúng đắn.

- Con xin vâng!

Thế rồi Huyền Trân cùng những cung nữ chạy nhảy lượn quanh khe suối, hóc đá, có lúc lại trèo lên tận những cây cao để nhìn xem phong cảnh của chốn non bồng nước nhược nầy, mà Phụ Vương đã chọn để tu hànhCảnh trí thiên nhiên ở đây đã làm cho Huyền Trân tâm đắc vô cùng, nàng nghĩ biết đâu một ngày nào đó cũng sẽ được lên đây đểtọa thiền và sớm chiều kinh kệ. Khi đến động chính nàng ngước mặt nhìn lên trời, thấy thiên nhiên thật là kỳ tú, diễm ảo, mà mắt trần khó định phân được. Đây chính là động Hương Tích mà người xưa đã gọi. Hương Tích cũng là tên một cõi trời khác ở trong Nam Diêm Phù Đề và cơm tại đó mang về cõi nầy ăn hoài không hết, đã có lần Ngài Duy Ma Cật cúng dường Cơm Hương Tích lên cho Ngài Xá Lợi Phất và các vị Thánh Tăng, chỉ có một cái nồi nhỏ thôi mà cảĐại chúng mấy ngàn người dùng không hết, cho nên Hương Tích tại núi Yên Tử nầy cũng có cái gì đó quá đặc biệt.

Rồi Huyền Trân đến suối Giải Oan để nghe kể lại tấm chân tình mà các cung nữ đã thể hiện sự sống chết một lòng với ông Cố Trần Thái Tông, người đã bỏ ngôi báu vào đây xuất gia. Chuyện nầy đã xảy ra cách đây hơn 80 năm về trước và bây giờ đến đây nàng vẫn còn cảm nhận được tấm chân tình của những người xưa đối với Thượng Hoàng như thế nào. Huyền Trân tuy là thân gái, nhưng trong nàng luôn luôn mang một tâm niệm là: “Tại sao nam nhi thực hiện được, mà nữ nhi lại quá thường tình như vậy?”. Thế rồi từ đó, nhất là sau chuyến đăng sơn Yên Tử để thăm Phụ hoàng lần nầy, nàng mới cảm nhận được rằng cõi Phật mới chính là cõi giải thoát sanh tử luân hồi, còn trần gian thì phải vướng nhiều sự hệ lụy. Chưa chắc gì làm vua đã là hạnh phúc hoàn toànNếu không như vậy thì tại sao Phụ hoàng phải bỏ Thăng Long và Thiên Trường để vào núi Yên Tử nầy để tu hành, nơi đây có gì là thú vị đâu? Thế nhưng nhìn cung cách đạo mạo uy nghi của Phụ Vương qua mảnh áo nâu sồng, nàng thấy cha mình hạnh phúc hơn xưa rất nhiều. Chắc chắn một điều là bây giờ cha của mình không còn bị những tiếng kêu than, kiện cáo của những quan tướng hay cung phi mỹ nữ khi lâm triều hay ở nơi hậu cung nữa, mà bây giờ tâm của ông rạng ngời như ánh sáng mặt trời, với ánh sáng ấy có thể rọi khắp muôn phương. Nếu ông tiếp tục làm vua hay Thái thượng hoàng thì ông chỉ làm lợi cho một ít thần dân mà thôi, còn ở đây tuy ông không có gì, nhưng ông đã có tất cả. Ông có thiên nhiên, có bầu trời và có cả một tâm Phật bao la rộng lớn như thế. Quả thật là phúc báu vô ngần.

Về lại Hoàng cung cùng Mẫu hậu, Huyền Trân đã kể lại tất cả những chuyện mắt thấy tai nghe nơi Yên Tử mà giờ đây với nàng tất cả chỉ còn là những sự hoài niệm. Huyền Trân phải nghĩ về chuyện tương lai của chính mình trong sựhọc hành, cũng như phải làm sao vừa lòng Mẫu hậu và những người chung quanh mình, khi mà Phụ hoàng không còn trực tiếp chăm lo cho mình ở Thiên Trường nầy nữa.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: