Thư Viện Hoa Sen

Thân bệnh và tâm bệnh

12/07/20201:00 SA(Xem: 9404)
Thân bệnh và tâm bệnh
THÂN BỆNH VÀ TÂM BỆNH

Chúng ta đơn thuần cứ nghĩ bệnh là do thể trạng sức khỏe không thuận không tốt, do đề kháng yếu nên vi khuẩn vi rút từ môi trường tác động vào cơ thể mà sinh bệnh. Tùy mỗi người đề kháng yếu mạnh mà bệnh có nhẹ có nặng. Tùy theo mỗi loại bệnh mà có cả trăm ngàn nguyên nhân khác nhau. Khi khỏe mạnh chúng ta thường ít để ý đến bệnh tật, khi không có sự bất thuận thì tư duy ít khởi phiền não đắm nhiễm. Khi có sự bệnh đến thì suy nghĩ tiêu cực, đau đớn thân nhưng lại tâm bị ảnh hưởng nặng nề sinh ra các trạng thái bi sầu, ai oán, phiền não, khổ lụy, nộ giận, bi quan, chán đời hay phó mặc buông bỏ bản thân tìm về trạng thái không thuận hay hành động tiêu cực để từ đó phiền não nối tiếp phiền não trong kiếp sống vô thường của cuộc đời


Bệnh chung quy có ngàn loại nhưng căn bản chia ra làm hai loại là bệnh về thân và bệnh về tâm. Có người vừa thân bệnh mà tâm cũng bệnh theo, có người thân bệnh mà tâm không bệnh, có người thân không bệnh mà tâm lại bệnh.

Bệnh thân khó chữa là những bệnh nan y bệnh nặng khó chữa khó lành, còn bệnh tâm khó chữa là bệnh tham, bệnh sân và bệnh si. Trong đó tham sân sipháp trần đắm nhiễm của tâm hay do tâm bị đắm nhiễm pháp trần mà sinh ra tham sân si. Khi đắm nhiễm ắt có bệnh, khi có bệnh sẽ sinh ra các trạng thái bi quan hay hành vi tiêu cực không tốt, bệnh nơi tâm cũng chính là nguyên nhân gây nên nghiệp, nghiệp lại chiêu cảm thông qua thân, khẩu, ý. Thân nghiệp làm, khẩu nghiệp nói hay ăn uống, ý nghiệp nghĩ suy hay tư duy tâm tưởng.

Là người tu hành, hay tu đạo thì thân bệnh tuy có cản trở hay trở ngại một phần tu đạo hay hành đạo nhưng nó không quyết định thành đạo hay đạt đạo mà quan trọng nhất là tâm bệnh. Khi thân bệnh ta nghĩ đó là do nghiệp chiêu cảm từ quá khứ tới tác động thân ta, ta phải trả nợ nghiệp mà ta đã tạo ra. Khi nghĩ thoáng thì bệnh không có gì đáng sợ. Tâm an thì thân kiện, bệnh sẽ có giảm nhẹ. Nên có những trường hợp có một số người tuy mang bệnh nặng nhưng tâm lại vô tư vô âu vô phiền, kiên cường sống hay suy nghĩ tích cực làm cho bệnh nặng bị đẩy lùi hay có khi kéo dài thêm sự sống.



Tâm bệnh thì có tham sân si, tâm không bệnh thì tham sân si chuyển hóa thành giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Nên tâm là gốc đạo, đạo do tâm mà hình thành hay kiến lập thành tựu đạt ngộ.

Tâm vô vi thì xa lìa bệnh của biên kiến có không, được mất, phải quấy, đúng sai. Vì còn phân biệt là còn vọng động mà vọng động là bệnh tâm chấp trước mà ra.


Tâm an lạc thì là tâm buông xả mọi vọng niệm chấp trước để được an lạc trong trạng thái an bình của thanh tâm.

Tâm thanh tịnh là cõi pháp của sự chứng ngộ tu đạo, khi tâm thanh tịnh thì bệnh tham sân si không còn. Đạt thanh tịnh tâm trong sự bình an của cõi pháp lòng.

Tâm vốn uyên nguyên thanh tịnh, vô vian lạc nhưng chỉ vì vọng động chấp trước mà ra làm cho tham sân si gây bệnh cho tâm. Tâm bệnh thì lại là nguyên nhân của khổ đau và luân hồi luật định nhân quả. Tâm bệnh lấy tham sân si làm thực sống, chỉ cần trừ mê khai ngộ phá chấp vô ngã thì bệnh tham sân si bị thuốc giới định huệ làm cho giảm hay khỏi bệnh. Vậy bệnh tham cùng thuốc giới để ngăn chế, bệnh sân dùng thuốc định để trừ bỏ, bệnh si dùng thuốc huệ để khai sáng sự mê mờ tăm tối của bản ngã do sự vô minh che đậy.

Như vậy để tâm không bệnh thì tâm mình phải ngay thẳng, mà để tâm được ngay thẳng thì phải khởi làm tu tập, tùy chỗ khởi làm tu tập thì niềm tin sẽ sâu vững, khi tâm sâu vững thì tâm ý được điều phụctham sân si cũng không còn. Từ đó bệnh tâm được chữa lành và chân tâm bản tánh diệu dụngchân thân của tâm được hiển hiện sáng rõ hay khỏe mạnh trong tâm. Đạo là tâm, chân tâm là đạo. Chỉ không khởi tâm phân biệt chấp trước, thân khẩu ý thanh tịnh thì tâm an bình, tâm thanh tịnh từ đó giải thoát được mọi đang buộc khổ đau của kiếp sống nhân sinh vô thường nơi trần thế

Tạo bài viết
14/04/2020(Xem: 8606)
24/02/2020(Xem: 5579)
02/11/2019(Xem: 5785)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: