Bilingual.
202. MEMO FROM NSC TO PRESIDENT KENNEDY:
OUR POLICY IS STILL TO DISCOURAGE A COUP /
THƯ NSC TRÌNH TT KENNEDY:
CHÍNH SÁCH CHÚNG TA LÀ NGĂN CẢN ĐẢO CHÍNH.
202. Memorandum From Michael V. Forrestal of the National Security Council Staff to the President
Washington, July 3, 1963.
FAR EAST ROUND UP
There follows a summary of the principal problems which currently face us in the Far East.
South Vietnam
The two-week truce between the GVN and the Buddhists signed on June 16th ended yesterday. We have received various reports from Buddhist circles that they are not satisfied with the manner in which the Government is implementing the agreement, particularly with respect to the release of prisoners, instructions to the province chiefs and rumors which have reached Buddhist ears that the Government does not intend to carry out the agreement in good faith. We have also received reports of coup plotting among the Buddhists and threats to resume demonstrations and incidents of self-destruction.
On the GVN side, we have fairly reliable information that Brother Nhu has been actively working to stir up phony popular demand that the truce agreement be disavowed by the Government, using his Republican Youth organization for this purpose. After a meeting of Diem’s family in Hue, the Times of Vietnam, a government-sponsored newspaper, came out on July 1 with a provocative article daring the Buddhist to resume demonstrations.2
These events, plus increasing recalcitrance on Diem’s part which has almost reached the point where communication with him has become difficult, has led us to believe that the situation is now more serious than ever. It is entirely possible that there will be a resumption of demonstrations, including self-immolations; and the incentive for organized plots against the regime is getting very high.
We have given Bill Trueheart, our Charge in Saigon, instructions to go to Diem and tell him that unless he makes a dramatic political gesture to the Buddhists reaffirming the July 16th agreement, we would expect further demonstrations in Saigon and would then be forced to make a strong statement disassociating the United States from the GVN’s policies towards the Buddhists.3 Ambassador Nolting does not agree with this approach and argues that it will succeed only in destroying the last vestiges of Diem’s confidence in us. Secretary Ball, Governor Harriman, Roger Hilsman and I feel that the political problem has come to such a point in the United States that we could not avoid public comment in the face of another bonze suicide, and that therefore we should leave no stone unturned to persuade Diem to change his attitude. Everyone recognizes that Diem’s position in South Vietnam has now become as critical as it has ever been, and that the United States may have to grope its way through governmental upheaval in Saigon.
Ambassador Nolting is being asked to return to Saigon on Monday.4 He has severe family problems which make it almost inhuman to require that he leave earlier. We are considering asking Secretary Rusk to persuade Ambassador Lodge to move up his scheduled departure for Saigon from September to August. We may need your help in this respect. In the meantime, Bill Trueheart has been doing an outstanding job. The main reason for asking Fritz Nolting to go back early is the inappropriateness of having our Ambassador away from his post during a crisis period.
State, the Agency and Defense are reviewing contingency plans in the event of a coup. At present our best hope in the event of an accident is to have the Vice President succeed Diem with the support of the principal army senior officers. Our policy is still to discourage a coup.
Despite the political turmoil in South Vietnam, the war against the Viet Cong seems to be progressing surprisingly well. Indeed the activity of the Vietnamese Army against the guerrillas has increased in the last two weeks.
[Here follows a summary of developments in Laos, Korea, Indonesia, and Thailand.]
Source:
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d202
.... o ....
202. Bản ghi nhớ của Michael V. Forrestal
(Viên chức Hội đồng An ninh Quốc gia)
gửi Tổng thống Kennedy
Washington, ngày 3 tháng 7 năm 1963.
TÓM LƯỢC TÌNH HÌNH VIỄN ĐÔNG
Sau đây là một bản tóm tắt các vấn đề chính mà chúng ta hiện đang phải đối mặt ở Viễn Đông.
Nam Việt Nam
Thỏa thuận [ngưng biểu tình] kéo dài hai tuần giữa Chính phủ VNCH và Phật tử ký ngày 16 tháng 6 đã kết thúc vào ngày hôm qua. Chúng tôi đã nhận được nhiều báo cáo từ các giới Phật giáo rằng họ [Phật tử] không hài lòng với cách Chính phủ [Diệm] thực hiện thỏa thuận, đặc biệt là về việc trả tự do cho các tù nhân [bị bắt trong các cuộc biểu tình của Phật tử], về chỉ thị cho các tỉnh trưởng [để tôn trọng Phật giáo] và tin đồn đã đến tai Phật giáo rằng Chính phủ Diệm không có ý định thực hiện thỏa thuận một cách thiện chí. Chúng tôi cũng đã nhận được các báo cáo về âm mưu đảo chính từ giới Phật tử và các mối đe dọa tiếp tục các cuộc biểu tình và các vụ tự hủy hoại [tự thiêu].
Về phía Chính phủ Việt Nam, chúng tôi có thông tin khá đáng tin cậy rằng Ngô Đình Nhu đã tích cực hoạt động để khuấy động một yêu cầu phổ biến giả mạo rằng chính phủ VN trở mặt bác bỏ thỏa thuận ngưng biểu tình [của Phật tử], sử dụng Đoàn Thanh niên Cộng hòa của Nhu cho mục đích này. Sau cuộc họp của gia đình ông Diệm ở Huế, tờ Times of Vietnam, một tờ báo do chính phủ bảo trợ, đã có ấn bản ngày 1 tháng 7 với một bài báo khiêu khích, thách thức Phật tử tiếp tục biểu tình. (xem hồ sơ số thứ tự 196)
Những sự kiện này, cộng với sự ngoan cố ngày càng tăng của ông Diệm, hầu như đã đạt đến mức khó truyền thông với ông Diệm, đã khiến chúng tôi tin rằng tình hình bây giờ nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Hoàn toàn có khả năng sẽ nối lại các cuộc biểu tình, bao gồm cả các vụ tự thiêu; và động lực cho các âm mưu có tổ chức chống lại chế độ Diệm ngày càng cao.
Chúng tôi đã chỉ thị cho Bill Trueheart, Quyền Đại sứ Hoa kỳ tại Sài Gòn, hãy đến gặp ông Diệm và nói với ông Diệm rằng trừ khi ông Diệm có một cử chỉ chính trị kịch tính nào đối với các Phật tử để tái khẳng định sẽ tôn trọng thỏa thuận ngày 16 tháng 7, nếu không chúng tôi dự đoán sẽ có các cuộc biểu tình tiếp theo ở Sài Gòn và sau đó [Hoa Kỳ] sẽ buộc phải thực hiện một tuyên bố mạnh mẽ tách rời Hoa Kỳ khỏi các chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với Phật tử.(xem hồ sơ số thứ tự 196) Đại sứ Nolting không đồng ý với cách tiếp cận này và lập luận rằng nó sẽ chỉ thành công trong việc phá hủy những vết tích cuối cùng của lòng tin của Diệm đối với chúng ta. Thứ trưởng Ngoại giao Ball, Harriman (Phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao về Đông Á và Thái Bình Dương, cựu Thống đốc New York), Roger Hilsman (Phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao về Viễn Đông vụ) và tôi (Michael V. Forrestal: Viên chức Hội đồng An ninh Quốc gia) cảm thấy rằng vấn đề chính trị ở Hoa Kỳ đã đến mức chúng tôi không thể tránh khỏi bình luận của công chúng nếu phải đối mặt với một vụ tự sát khác của một tu sĩ, và do đó chúng ta không nên chần chừ gì nữa khi phải tận lực thuyết phục ông Diệm thay đổi thái độ. Mọi người đều nhận ra rằng vị trí của ông Diệm ở Nam Việt Nam giờ đây đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, và rằng Hoa Kỳ có thể phải dò dẫm tìm đường vượt qua những biến động của chính phủ ở Sài Gòn.
Đại sứ Nolting được yêu cầu trở lại Sài Gòn vào thứ Hai (ngày 8 tháng 7). Ông Nolting có những vấn đề nghiêm trọng về gia đình nên việc yêu cầu ông Nolting phải về [nhiệm sở Đại sứ quán Mỹ ở SG] sớm hơn là điều gần như vô nhân đạo. Chúng tôi đang cân nhắc yêu cầu Bộ trưởng Rusk thuyết phục Đại sứ Lodge dời lịch khởi hành đến Sài Gòn từ tháng 9 sang tháng 8. Chúng tôi có thể cần sự giúp đỡ của ngài [Tổng Thống Kennedy] về mặt này. Trong khi chờ đợi, [Quyền Đại sứ] Bill Trueheart đã làm rất xuất sắc. Lý do chính để yêu cầu [Đại sứ] Fritz Nolting quay lại sớm là không phù hợp khi để Đại sứ của chúng ta rời khỏi vị trí của mình trong thời kỳ khủng hoảng.
Bộ Ngoại Giao, Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Quốc phòng đang xem xét các kế hoạch dự phòng trong trường hợp có đảo chính. Hiện tại, hy vọng tốt nhất của chúng ta trong trường hợp xảy ra tai nạn [ám chỉ đảo chính] là Phó Tổng thống [Nguyễn Ngọc Thơ] sẽ kế nhiệm ông Diệm với sự hỗ trợ của các sĩ quan cao cấp chính trong quân đội VNCH. Chính sách của chúng ta [Hoa Kỳ] vẫn là ngăn cản một cuộc đảo chính.
Bất chấp những bất ổn chính trị ở miền Nam Việt Nam, cuộc chiến chống lại Việt Cộng dường như đang tiến triển tốt một cách đáng ngạc nhiên. Thật vậy, hoạt động của Quân đội VNCH chống lại quân du kích đã gia tăng trong hai tuần qua.
[Tiếp theo dưới đây là bản tóm tắt các diễn biến ở Lào, Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan.]
.... o ....