Bilingual. 86. From the Embassy. That it is worsening rapidly; That the time has arrived for the US to use what effective sanctions it has to bring about the fall of the existing government and the installation of another.

02/12/20233:46 SA(Xem: 1388)
Bilingual. 86. From the Embassy. That it is worsening rapidly; That the time has arrived for the US to use what effective sanctions it has to bring about the fall of the existing government and the installation of another.

blank
Bilingual. 86. From the Embassy. That it is worsening rapidly; That the time has arrived for the US to use what effective sanctions it has to bring about the fall of the existing government and the installation of another. Consider therefore the lieutenant in the Vietnamese Army whose father has probably been imprisoned; whose mother has seen her religion insulted, if not persecuted, whose older brother has had an arbitrary fine imposed on him—and who all hate the government with good reason. Can the lieutenant be indifferent to that? Now come the high school demonstrations and the fact that the lieutenant’s younger brother has probably been dragged off in a truck (bearing the US insignia) to camping areas with the result that our lieutenant also has a deeply disaffected younger brother, if not a sister, who has been handled disrespectfully by the police. It seems to me that the ship of state here is slowly sinking. The student demonstrations in Saigon, for example, are profoundly disturbing. At the very least, these reflect in the most unmistakable way the deep discontent of the middle and upper-class population of Saigon. // Gửi Từ Tòa Đại Sứ. Rằng tình hình đang xấu đi nhanh chóng; Rằng đã đến lúc Hoa Kỳ sử dụng những biện pháp trừng phạt hiệu quả mà Hoa Kỳ có để dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ VN hiện tại và để lập một chính phủ khác. Hãy xem xét một trung úy trong Quân đội Việt Nam có cha có lẽ đã bị cầm tù; có mẹ đã chứng kiến tôn giáo của mình bị xúc phạm, nếu không muốn nói là bị đàn áp, có người anh trai đã bị phạt một cách tùy tiện - và tất cả đều ghét chính phủ vì có lý do chính đáng. Trung úy này có thể lạnh nhạt với các điều đó? Bây giờ đến các cuộc biểu tình ở trường trung học và việc em trai của trung úy có lẽ đã bị kéo đi trên một chiếc xe tải (mang phù hiệu Hoa Kỳ) đến các khu cắm trại, kết quả là trung úy của chúng ta cũng có một người em trai bất mãn [chính phủ] sâu sắc, nếu không phải là cô em gái, người đã bị cảnh sát đối phó một cách thiếu tôn trọng. Có vẻ như con tàu nhà nước ở đây đang dần chìm xuống. Các cuộc biểu tình của sinh viên ở Sài Gòn thật đáng lo ngại. Ít nhất, những điều này phản ánh một cách rõ ràng nhất sự bất mãn sâu sắc của tầng lớp trung lưuthượng lưu ở Sài Gòn.

 

us-embassy-saigon-vietnam_200-286. Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State1

 

Saigon, September 11, 1963, 2 p.m.

478. Eyes only for the Secretary from Lodge. My best estimate of the current situation in Viet Nam is:

a. That it is worsening rapidly;

b. That the time has arrived for the US to use what effective sanctions it has to bring about the fall of the existing government and the installation of another; and

c. That intensive study should be given by the best brains in the government to all the details, procedures and variants in connection with the suspension of aid.

Herewith is the background for this proposal:

1. I do not doubt the military judgment that the war in the countryside is going well now. But, as one who has had long connection with the military, I do doubt the value of the answers which are given by young officers to direct questions by Generals—or, for that matter, by Ambassadors. The urge to give an optimistic and favorable answer [Page 172]is quite unsurmountable—and understandable. I, therefore, doubt the statement often made that the military are not affected by developments in Saigon and cities generally.

2. The fact that Saigon is “only one-seventh” of the population does not allow for the fact that there are a number of other cities and that the cities in the long run must play a vital military role. For example, the junior officers in the Vietnamese Army come, as they do in all countries, largely from families which are educated, the so-called elite. These people live largely in the cities. The evidence grows that this elite is filled with hostility towards the Govt of Viet Nam, consider therefore the lieutenant in the Vietnamese Army whose father has probably been imprisoned; whose mother has seen her religion insulted, if not persecuted, whose older brother has had an arbitrary fine imposed on him—and who all hate the government with good reason. Can the lieutenant be indifferent to that? Now come the high school demonstrations and the fact that the lieutenant’s younger brother has probably been dragged off in a truck (bearing the US insignia) to camping areas with the result that our lieutenant also has a deeply disaffected younger brother, if not a sister, who has been handled disrespectfully by the police.

3. Is it conceivable that this will not affect the energy with which the lieutenant will do his job in supporting his government? Is it any wonder that I hear reports of a major in the G-3 section of a corps headquarters who simply sits and does nothing because he is disgusted with the government? Must there not inevitably be a tendency—not for something spectacular and mutinous—but for the soldiers to get less aggressive and for the populations to get less sympathetic to the war effort? And as this happens will not the popularity of the US inevitably suffer because we are so closely supporting a regime which is now brutalizing children, although we are clearly able, in the opinion of Vietnamese, to change it if we wanted to?

4. Does not all of this mean that time is not on the side of the military effort and that if the situation in the cities is not improved, the military effort is bound to suffer?

5. But instead of improving, everything I can learn shows me that the situation is getting worse. The demonstrations in the schools are to me extremely curious and impressive manifestations. Out of nowhere apparently appears a banner and a plan to put up a roadblock or a scheme for conducting a parade. Perhaps this is the work of Communist agents, even though the students are undoubtedly not Communists. The latest rumor is that there will soon be similar demonstrations by civil servants—and what a fantastic confusion this will create and the government is obviously cut off from reality—not looking at anything objectively but solely concerned with fighting back, proving how right it has been-and privately thumbing its nose at the US.

6. For these reasons it seems to me that the ship of state here is slowly sinking. This brings me to the conclusion, that if there are effective sanctions which we can apply, we should apply them in order to force a drastic change in government. The only sanction which I can see is the suspension of aid and therefore I recommend that the best brains in the government study precise details of suspending aid so as to do ourselves the most good and the least harm.

7. Let us, for example, assume that our aim is to get rid of Nhu. I use this purely for illustrative purposes, as we may think of something better. Once we have made up our minds that we are willing to suspend aid, should we not make a private threat that unless Nhu was removed we would suspend aid? This procedure might have two advantages: First it might result in Nhu’s being removed. But, secondly, it would seem to put us on the popular side of the question and would then, when news of it leaked, tend to separate the government from the people. Also, when the tremendous shock of aid suspension took place, it should lessen the hatred which would be visited on us. This should be a period of action with perhaps a few leaks and with a minimum of statements by us—certainly not emotion-stirring statements which would arouse the xenophobia which is always latent here and the arousing of which would strengthen the GVN. We might, for example, be able to express our horror at the brutalization of children, but even this is risky if we are the ones who are doing the talking.

8. Renewed efforts should be made to activate by whatever positive inducements we can offer the man who would take over the government—Big Minh or whoever we might suggest. We do not want to substitute a Castro for a Batista.

9. We should at the same time start evacuation of all dependents. Both in order to avoid the dangers to dependents which would inevitably ensue, but also for the startling effect which this might have.

10. As the aid suspension went publicly into effect, we should be prepared to launch a massive program to protect the lives of the little people in the cities from starvation. Should this be soup kitchens, or should it mean taking anti-inflationary measures?

11. As aid suspension went into effect publicly, should we not start another quiet program to keep the Army supplied so that the war against the Viet-Cong should go on? Should not the Army be supplied by totally bypassing the Govt of Viet Nam, with supplies coming directly from the US to the Vietnamese Army?

12. Might we not thus bring sanctions to bear on the government without impeding the war effort and without making ourselves hated all over the world, as would be the case were there famines and misery?

13. Admittedly this is difficult and intricate and perhaps impossible, but it is also utterly vital and I recommend that it be studied without delay. We are giving it as much study as we can here in the Embassy.

14. If we decide to wait and see, we run certain risks:

a. That the future leadership of Viet Nam, the educated classes—already completely out of sympathy with the regime, and disillusioned with and distrustful of us as the instruments of change—will lose heart. (For while waiting we shall have to resume the rose of supporters of the regime.)

b. More importantly, those individuals whom the regime regards as proximate threats will be systematically eliminated from contention in one way or another.

In short, by a wait-and-see approach, we insure that when and if we decide that we cannot win with the present regime, we shall have even less to work with in terms of opposition than we have now.

What is even more dangerous is that the situation here may not wait for us. The student demonstrations in Saigon, for example, are profoundly disturbing. At the very least, these reflect in the most unmistakable way the deep discontent of the middle and upper-class population of Saigon. They are also the classic vehicle for Communist action. There is thus the real possibility of the situation getting out of hand in such a way that only the Communists will be in a position to act—when and if we decide that we cannot win with this regime.

Lodge

NOTES:

(1) Source: Department of State, Central Files, POL 27 VIET. Top Secret; Immediate. Received at 3:16 a.m. and passed to the White House and CIA at 4:48 a.m.

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d86

.... o ....

 

86. Điện văn từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại VN gửi Bộ Ngoại giao (1)

 

Sài Gòn, ngày 11 tháng 9 năm 1963, lúc 2 giờ chiều.

 

478. Từ Lodge gửi tới Ngoại Trưởng, chỉ để đọc. Ước tính tốt nhất của tôi về tình hình hiện tạiViệt Nam là:

a. Rằng tình hình đang xấu đi nhanh chóng;

b. Rằng đã đến lúc Hoa Kỳ sử dụng những biện pháp trừng phạt hiệu quả mà Hoa Kỳ có để dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ VN hiện tại và để lập một chính phủ khác; Và

c. Rằng nghiên cứu kỹ lưỡng phải được thực hiện bởi những bộ óc giỏi nhất trong chính phủ Hoa Kỳ về tất cả các chi tiết, thủ tục và các chuyển biến có thể liên quan đến việc ngưng viện trợ.

Dưới đây là cơ sở cho đề xuất này:

1. Tôi không nghi ngờ nhận định của quân đội [Mỹ] rằng cuộc chiến ở nông thôn VN hiện đang diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên, với tư cách là một người có mối quan hệ lâu dài với quân đội, tôi thực sự nghi ngờ giá trị của những câu trả lời do các sĩ quan trẻ đưa ra cho các câu hỏi trực tiếp của các Tướng —hoặc, về vấn đề đó, của các Đại sứ. Mong muốn đưa ra một câu trả lời lạc quanthuận lợi là điều không thể vượt qua được - và có thể hiểu được. Do đó, tôi nghi ngờ tuyên bố thường được đưa ra rằng quân đội không bị ảnh hưởng bởi những diễn biến ở Sài Gòn và các thành phố nói chung.

2. Việc Sài Gòn chỉ có “1/7” dân số không cho phép thực tế là còn có một số thành phố khác và các thành phố này về lâu dài phải đóng vai trò quân sự quan trọng. Ví dụ, các sĩ quan cấp dưới trong Quân đội Việt Nam đến, như họ làm ở tất cả các nước, phần lớn xuất thân từ những gia đìnhhọc thức, cái gọi là giới thượng lưu. Những người này sống chủ yếu ở các thành phố. Bằng chứng ngày càng tăng là tầng lớp ưu tú này chứa đầy sự thù địch đối với Chính phủ Diệm, do đó hãy xem xét một trung úy trong Quân đội Việt Nam có cha có lẽ đã bị cầm tù; có mẹ đã chứng kiến tôn giáo của mình bị xúc phạm, nếu không muốn nói là bị đàn áp, có người anh trai đã bị phạt một cách tùy tiện - và tất cả đều ghét chính phủ vì có lý do chính đáng. Trung úy này có thể lạnh nhạt với các điều đó? Bây giờ đến các cuộc biểu tình ở trường trung học và việc em trai của trung úy có lẽ đã bị kéo đi trên một chiếc xe tải (mang phù hiệu Hoa Kỳ) đến các khu cắm trại, kết quả là trung úy của chúng ta cũng có một người em trai bất mãn [chính phủ] sâu sắc, nếu không phải là cô em gái, người đã bị cảnh sát đối phó một cách thiếu tôn trọng.

3. Có thể tưởng tượng được rằng điều này sẽ không ảnh hưởng đến nỗ lực mà trung úy sẽ thực hiện công việc của mình trong việc hỗ trợ chính phủ của mình không? Có gì ngạc nhiên khi tôi nghe báo cáo về một thiếu tá thuộc Phòng 3 của Bộ chỉ huy quân đoàn chỉ ngồi im và không làm gì vì chán ghét chính phủ? Chắc chắn phải có một xu hướng – không phải vì điều gì đó ngoạn mụcnổi loạn – mà là để binh lính bớt hung hãn hơn và dân chúng ít thông cảm hơn với nỗ lực chiến tranh? Và khi điều này xảy ra, uy tín của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởngchúng ta đang ủng hộ rất chặt chẽ một chế độ hiện đang tàn bạo đối với trẻ em, mặc dù theo quan điểm của người Việt Nam, chúng ta rõ ràng có thể thay đổi nó nếu chúng ta muốn?

4. Chẳng phải tất cả những điều này có nghĩa là thời gian không ủng hộ nỗ lực quân sự và nếu tình hình ở các thành phố không được cải thiện thì nỗ lực quân sự chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng?

5. Nhưng thay vì cải thiện, mọi thứ tôi học được đều cho tôi thấy rằng tình hình đang trở nên tồi tệ hơn. Đối với tôi, những cuộc biểu tình ở trường học là những biểu hiện vô cùng gây tò mò và ấn tượng. Không biết từ đâu xuất hiện một biểu ngữ và một kế hoạch dựng rào chắn hoặc một kế hoạch tiến hành một cuộc tuần hành. Có lẽ đây là việc làm của các đặc vụ Cộng sản, mặc dù sinh viên chắc chắn không phải là Cộng sản. Tin đồn mới nhất là sẽ sớm có những cuộc biểu tình tương tự của các công chức - và điều này sẽ tạo ra một sự nhầm lẫn khủng khiếp như thế nào và chính phủ Diệm rõ ràng là xa rời thực tế - không nhìn nhận bất cứ điều gì một cách khách quan mà chỉ quan tâm đến việc chống trả, chứng minh rằng họ đúng như thế nào, đã và đang chỉ trích Hoa Kỳ một cách riêng tư.

6. Vì những lý do này, đối với tôi, có vẻ như con tàu nhà nước ở đây đang dần chìm xuống. Điều này đưa tôi đến kết luận rằng nếu có những biện pháp trừng phạt hiệu quảchúng ta có thể áp dụng, chúng ta nên áp dụng chúng để tạo ra một sự thay đổi mạnh mẽ trong chính phủ VN. Biện pháp trừng phạt duy nhất mà tôi có thể thấy là ngưng viện trợ và do đó tôi khuyên những bộ óc giỏi nhất trong chính phủ Hoa Kỳ nên nghiên cứu chi tiết chính xác về việc ngưng viện trợ để mang lại lợi ích tốt nhất và ít tổn hại nhất cho chúng ta.

7. Ví dụ, chúng ta hãy giả sử rằng mục đích của chúng taloại bỏ Nhu. Tôi sử dụng điều này hoàn toàn cho mục đích minh họa, vì chúng ta có thể nghĩ ra điều gì đó tốt hơn. Một khi chúng ta đã quyết định rằng chúng ta sẵn sàng ngưng viện trợ, liệu chúng ta có nên đe dọa riêng rằng nếu Nhu không bị loại bỏ, chúng ta sẽ ngưng viện trợ hay không? Thủ tục này có thể có hai ưu điểm: Thứ nhất, nó có thể dẫn đến việc ông Nhu bị loại bỏ. Nhưng thứ hai, nó dường như đặt chúng ta ở khía cạnh phổ biến của vấn đề và sau đó, khi tin tức về nó bị rò rỉ, sẽ có xu hướng tách biệt chính phủ khỏi người dân. Ngoài ra, khi cú sốc to lớn về việc ngưng viện trợ xảy ra, nó sẽ làm giảm bớt sự căm ghét sẽ giáng xuống chúng ta. Đây phải là một giai đoạn hành động có lẽ có một vài rò rỉ và với tối thiểu những tuyên bố của chúng tôi—chắc chắn không phải là những tuyên bố gây xúc động có thể khơi dậy tư tưởng bài ngoại vốn luôn tiềm ẩn ở đây và việc khơi dậy tư tưởng đó sẽ củng cố Chính phủ VN. Ví dụ, chúng ta có thể bày tỏ sự kinh hoàng trước hành vi tàn bạo đối với trẻ em, nhưng ngay cả điều này cũng nguy hiểm nếu chúng ta là người nói.

8. Cần thực hiện những nỗ lực đổi mới để kích hoạt bằng bất kỳ động lực tích cực nào mà chúng ta có thể đưa ra cho người sẽ tiếp quản chính phủ—Big Minh hoặc bất kỳ ai mà chúng ta có thể đề xuất. Chúng ta không muốn thay thế một Castro bằng một Batista.

9. Đồng thời chúng ta nên bắt đầu di tản tất cả những người phụ thuộc [của các viên chức Mỹ]. Vừa để tránh những nguy hiểm chắc chắn sẽ xảy ra cho những người phụ thuộc, vừa để tránh những hậu quả đáng kinh ngạc mà điều này có thể gây ra.

10. Khi lệnh ngưng viện trợ có hiệu lực công khai, chúng ta nên chuẩn bị khởi động một chương trình lớn để bảo vệ cuộc sống của những người dân nhỏ bé ở các thành phố khỏi nạn đói. Đây có phải là bếp ăn từ thiện hay nên thực hiện các biện pháp chống lạm phát?

11. Khi việc ngưng viện trợ có hiệu lực một cách công khai, liệu chúng ta có nên bắt đầu một chương trình thầm lặng khác để cung cấp cho Quân đội VN để cuộc chiến chống VC tiếp tục hay không? Không phải Quân đội nên được cung cấp bằng cách hoàn toàn bỏ qua Chính phủ Diệm, với nguồn cung cấp trực tiếp từ Mỹ cho Quân đội VN sao?

12. Liệu chúng ta có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với chính phủ mà không cản trở nỗ lực chiến tranh và không khiến cả thế giới ghét bỏ mình, như trường hợp xảy ra nạn đói và đau khổ không?

13. Phải thừa nhận rằng điều này khó khăn, phức tạp và có lẽ không thể thực hiện được, nhưng nó cũng vô cùng quan trọng và tôi khuyên ngài nên nghiên cứungay lập tức. Chúng tôi đang nghiên cứu kỹ cảng trong sức có thể có thể tại Đại sứ quán.

14. Nếu chúng ta quyết định chờ xem, chúng ta sẽ gặp phải một số rủi ro nhất định:

a. Rằng giới lãnh đạo tương lai của Việt Nam, các tầng lớp trí thức – vốn đã hoàn toàn mất thiện cảm với chế độ, vỡ mộng và không tin tưởng chúng ta là công cụ của sự thay đổi – sẽ mất lòng tin. (Trong khi chờ đợi, chúng ta sẽ phải nối lại vòng hoa hồng của những người ủng hộ chế độ.)

b. Quan trọng hơn, những cá nhân mà chế độ coi là mối đe dọa gần sẽ bị loại khỏi cuộc tranh chấp một cách có hệ thống bằng cách này hay cách khác.

Nói tóm lại, bằng cách tiếp cận chờ xem, chúng ta bảo đảm rằng khi nào và nếu chúng ta quyết định rằng chúng ta không thể giành chiến thắng với chế độ hiện tại, chúng ta sẽ thậm chí còn ít việc phải làm với phe đối lập hơn so với hiện tại.

Điều nguy hiểm hơn nữa là tình hình ở đây có thể không chờ đợi chúng ta. Ví dụ, các cuộc biểu tình của sinh viên ở Sài Gòn thật đáng lo ngại. Ít nhất, những điều này phản ánh một cách rõ ràng nhất sự bất mãn sâu sắc của tầng lớp trung lưuthượng lưu ở Sài Gòn. Chúng cũng là phương tiện cổ điển cho hành động của CS. Do đó, có khả năng thực sự là tình hình sẽ vượt quá tầm kiểm soát theo cách mà chỉ những người CS sẽ ở trong một thế đứng để hành động – khi nào và nếu chúng ta quyết định rằng chúng ta không thể giành chiến thắng với chế độ này.

Lodge

(Đại sứ Hoa Kỳ tại VN)

GHI CHÚ:

(1) Nguồn: Bộ Ngoại giao, Central Files, POL 27 VIET. Bí mật hàng đầu; Ngay tức khắc. Nhận được lúc 3:16 giờ sáng và được chuyển đến Bạch Ốc và CIA lúc 4:48 giờ sáng.

​   .

Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:

https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu

 

.... o ....

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/04/2020(Xem: 8281)
24/02/2020(Xem: 5280)
02/11/2019(Xem: 5452)
15/07/2021(Xem: 4251)
09/04/2020(Xem: 5779)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.