THÔNG ĐIỆP của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khai mạc Đại lễPhật đản LHQ 2008
Sáng nay 14/5, Đại lễPhật đản LHQ
2008 đã khai mạc trọng thể tại Trung tâmHội nghịQuốc gia (Thủ đô Hà Nội).
Chúng tôi xin trân trọnggiới thiệu toàn văn Bài phát biểu khai mạc Đại lễ
của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết:
Kính
thưa chư tôn đức Giáo phẩm đại diện cho Phật giáo các nước và các Tông pháiPhật giáo trên thế giới cùng các Quý chư tôn đức Giáo phẩm Giáo hội Phật giáo
Việt Nam,
Kính thưa Quý vị khách quý đại diện Liên hợp quốc, các cơ quan của Liên hợp
Quốc, các vị đại diện các đoàn Ngoại giao, các tổ chức Quốc tế tại Việt Nam
cùng Quý vị khách nước ngoài,
Kính thưa các Quý vị đại biểu,
Trong
không khí trang trọng của Ngày Đại lễPhật đản năm 2008, Phật lịch 2552- ngày
được Liên hợp quốc công nhận là một lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới- được
Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đăng cai phối hợp với Giáo hội Phật
giáo Việt Nam và Uỷ ban tổ chức Quốc tế Đại lễPhật đản Liên hợp quốc tổ
chức, tôi xin bày tỏ niềm vui và hoan nghênh sự có mặt của đông đảo quý vị chư
tôn đức Giáo phẩm đại diện cho Phật giáo trên khắp thế giới, quý vị khách quý
đại diện cho Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, đại diện các nước cùng quý
vị đại biểu và Tăng ni, Phật tử trong nước cũng như kiều bào ở nước ngoài.
Thay mặt cho nước chủ nhà đăng cai tổ chức Đại lễPhật đản Liên hợp quốc
2008, tôi xin gửi tới tất cả các quý vị khách cùng toàn thểTăng ni, Phật tửViệt Nam trong và ngoài nước lời chúc tốt đẹp trong tình thân ái, hữu nghị và
đẹp trong tình thân ái, hữu nghị và đoàn kết.
Kính thưa
quý vị,
Đại lễPhật đản Liên hợp quốc được tổ chức với quy mô quốc tế là sự kiện quan
trọng thể hiện quyết tâm và chủ trương của Liên hợp quốc đối với các hoạt
động mang tính quần chúngrộng rãi vì một thế giới hoà bình, hữu nghị, hợp
tác và phát triển. Đại lễ được tổ chức với sự cổ suý của Liên hợp quốc nhằm
tôn vinh những giá trịtư tưởng sâu sắc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về hoà
bình, hoà hợp, hoà giải, vị tha, nhân ái đã có từ hơn 2.500 năm trước và vẫn
còn nguyên giá trị trong thế giới ngày nay.
Đại lễPhật đản Liên hợp quốc được tổ chức hàng năm với sự tham gia đông đảo
các Tông pháiPhật giáo đến từ nhiều quốc gia trên thế giới là cơ hội, là
nhịp cầu giúp đỡ cho tất cả những người anh em có tín ngưỡngPhật giáo được
gặp gỡ nhau để tưởng niệm, tôn vinh Đức Phật về 3 sự kiện quan trọng trong
thân thế và sự nghiệp của Ngài là Đức phật đản sinh, Đức Phậtthành đạo và
Đức Phậtnhập Niết bàn, đồng thời chia sẻ và động viên nhau toàn tâm học tập,
làm việc để đưa những tư tưởngtiến bộ của Đức Phật vào cuộc sống. Tôi hy
vọng rằng Đại lễPhật đản Liên hợp quốc năm nay sẽ là cơ hội tốt để chúng tatăng cường sự hiểu biết, đoàn kết, cùng nhau hợp tácxây dựngxã hộitốt đẹp,
một cõi Niết bàn trong thế giớihiện thực, góp phần ngăn chặn xung đột, hoá
giải các cuộc chiến tranh và đẩy lùi các nguy cơ nghèo đói, khổ đau trong đời
sống xã hội, đưa con người tới cuộc sống an vui. Với đông đảo Quý vị có mặt ở
đây hôm nay, tôi hy vọng mỗi người hãy là một sứ giảthiện chí, của hoà bình,
từ Đại lễ này sẽ được tiếp thêm sức mạnh, sự quyết tâm để tiếp tục nêu cao
chính pháp của Đức Phậttrong đời sống xã hội, vì tương lai tươi sáng và tốt
đẹp của toàn nhân loại.
Đại lễPhật đản Liên hợp quốc được tổ chức tại Việt Nam là sự khẳng định Nhà
nước Việt Namtôn trọng và ủng hộquyết địnhđúng đắn của Liên hợp quốc chọn
ngày Tam hợp Đức Phật là ngày văn hoá tôn giáothế giới, đồng thời khẳng định
Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và tôn trọng những giá trịđạo đứctốt đẹp
của các tôn giáo mang lại cho đời sốngxã hội, trong đó có Phật giáo.
Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm, từ
gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởngtừ bi, hỉ xả, Phật
giáo đã được nhân dânViệt Nam đón nhận, luôn đồng hànhcùng dân tộc với
phương châmnhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời, phấn đấu vì hạnh phúc và an vui
cho con người. Trong các thời đại, thời nào Lịch sửViệt Nam cũng ghi nhận
những nhà sưđại đức, đại trí đứng ra giúp đời hộ quốc an dân. Đặc biệt, lịch
sửViệt Nammãi mãi ghi nhớ công lao của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có
công lớn lãnh đạonhân dânbảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người
nhường ngôi, từ bỏgiàu sang, quyền quý, tìm nơi non cao Yên Tử để học Phật,
tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm - một dòng thiền riêng của Việt Namtồn tại mãi tới ngày nay.
Nối tiếp dòng chảy và truyền thống gần 2000 năm qua, Phật giáo Việt Nam hôm
nay đã làm được nhiều việc lợi đạo, ích đời, thực hiệncứu khổđộ sinh, thông
qua hoằng dương Phật phápvận độngTăng ni, Phật tử cả nước sống trong chánh
tín, thực hiện đúng pháp luật Nhà nước, làm tròn nghĩa vụ của người công dân,
đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, tích cựctham gia các hoạt độngxã hộinhân đạo, giúp đỡ người già cả, neo đơn, trẻ tàn tật, mồ côi, người gặp hoàn
cảnh khó khăn, thực hiện xoá đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới văn minh,
tiến bộ... Những việc làm cao cả ấy ngày càng rõ nét và đạt thành quả lớn
lao, khẳng định Phật giáo luôn gắn Đạo với Đời, là một tôn giáo có truyền
thống yêu nước, gắn bó với dân tộc.
Kính
thưa Quý vị,
Việt Nam hôm nay với chủ trương phát huy tối đa nội lực, thực hiện chính sách
đối ngoại độc lập, tự chủ, da dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, với
tinh thần là bạn với tất cả các nước trong cộng đồngthế giới, phấn đấu vì
hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Trong lĩnh vực văn hoá tinh thần,
Việt Nam chủ trương bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc
song cũng sẵn sàng tiếp thu, đón nhận tinh hoa văn hoá thế giới và hội nhập
với các nền văn hoá tiên tiến của nhân loại. Việt Nam luôn tôn trọng các giá
trịđạo đứctốt đẹp của tôn giáo đóng góp cho đời sốngxã hội, hướng con
người tới chân, thiện, mỹ, nhất là những giá trịphù hợp với truyền thống văn
hoá, đạo đức, lối sống hướng thiện của con ngườiViệt Nam, tích cựctham gia vào
công cuộc xây dựngxã hội mới với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hộicông
bằng, dân chủ, văn minh.
Tôi mong những ngày dự Đại lễPhật đản tại Việt Nam, quý vị sẽ hiểu và thêm
yêu đất nước chúng tôi, nhận thấy ở con ngườiViệt Namchúng tôi tình cảm chân
thành, nhân hậu và lòng mến khách thắm tình hữu nghị, hợp tác.
Tôi tin tưởng rằng, với quyết tâm và nỗ lực chung, chúng ta sẽ phấn đấu hiệu
quả vì một thế giới hoà bình, ổn định, hạnh phúc và phát triển.
Chúc quý vị sức khoẻ, an lạc trong ánh từ quang của Đức Phật và trong niềm
tin vào tương lai tốt đẹp của nhân loại.
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).
- Lễ Rước Phật Và Nghi Thức Mộc Dục Tại TP. Hồ Chí Minh /
- Diễu hành xe hoa kính mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh /
- Đại lễ Phật đản 2023 tại Chùa Ba Vàng /
- Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn /
- Đại lễ Phật đản 2023 tại Việt Nam Quốc Tự, TP. Hồ Chí Minh
- Đại lễ Phật Đản chung vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ lần thứ V tại Philadelphia, USA
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.