Thư Viện Hoa Sen

Quan Niệm Phật Giáo Về Chiến Tranh Và Giải Quyết Xung Đột

10/10/201012:00 SA(Xem: 31422)
Quan Niệm Phật Giáo Về Chiến Tranh Và Giải Quyết Xung Đột



vesak_2008_banner_21
THUYẾT TRÌNHTHAM LUẬN


VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘTNGĂN NGỪA CHIẾN TRANH


QUAN NIỆM PHẬT GIÁO VỀ CHIẾN TRANH VÀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT 
Tác giả: Ven. Buddharakkhita
(chủ tịch sáng lập Trung tâm Phật giáo Uganda)
Thích nữ Tịnh Vân dịch

Lời giới thiệu:

Nhân loại phải đương đầu với chiến tranh và xung đột
Ngày nay có nhiều cuộc chiến giữa các quốc gia và dân tộc với nhau
Chiến tranh và xung đột là do thiếu tâm an tịnh từ mỗi con người
Nguồn gốc của chiến tranh theo quan niệm Phật giáo
Chiến tranh và xung đột bắt nguồn trong tâm, nơi bạn tìm ra những nguyên nhân chính như:

Tham/ ái 
Sân 
Si

Giải quyết chiến tranh theo quan niệm Phật giáo:

Nguồn gốc của chiến tranh xuất phát từ trong tâm, chìa khoá để giải quyết chiến tranh và xung đột cũng được tìm thấy trong tâm. Chúng ta không thể giải quyết những vấn đề chiến tranh và xung đột từ phía ngoài tâm của chúng ta. Chúng ta cần nhổ tận gốc các ác bất thiện trong tâm.

Điều này nghĩa là thực hành các phẩm chất thiện trong tâm như:

Không tham/ nên bố thí 
Không sân/ nên có từ tâm 
Không si/ nên có trí tuệ nhận thức 

Xung đột

Nhân của xung độtchấp chặt những quan điểm khác nhau.

Các quan điểm ấy có thể sai hoặc đúng.

Một vài ví dụ về xung đột

Xung đột xã hội: liên hệ đến một số đức tính, địa phương hay thái độ và nguyên tắc xã hộicon người có thể chấp chặt những quan điểm sai khác, dẫn đến xung đột xã hội.

Xung đột tôn giáo: chấp chặt các quan điểm tôn giáo sai khác.

Xung đột chính trị: chấp chặt một số tư tưởng chính trị sai khác như dân chủ

Giải quyết xung đột theo quan niệm Phật giáo

Con người nên có tấm lòng khoan dungtôn trọng tính bản địa, ngôn ngữ địa phương. 

Con đường Bát chánh mở ra cho bất kỳ ai để thực hành. Con đường này bắt đầu bằng chánh kiếnkết thúc với chánh hiểu biết.

Các vị lãnh tụ nên khoan dung đối với các hệ thống chính trị khác, phải thực hiện đức tính rộng rãi, phải hy sinh quyền lợi của mình vì mục đích chung/ cho cái tốt.

Con đường để giải quyết tất cả chiến tranh và xung đột được tóm thâu trong phần cơ bản của lời đức Phật dạy:

Tránh làm những việc ác hay bất thiện: không giết/ không trộm cắp…

Thành tựu các việc thiện: sống cuộc đời xứng đáng, có từ tâm đối với tất cả, không tổn hại.

Hãy thanh tịnh tâm bạn: qua thiền định (cả chỉ và quán) chúng ta có thể thể nghiệm an lạc nội tâm và chia sẻ cùng an lạc ấy với chúng sanh còn lại.

Mong tất cả chúng sanh an lạc, hạnh phúc và tĩnh lặng.

Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 19164)
Ngày Quán Niệm Tháng Tư. Chủ đề: Nuôi dưỡng và trị liệu
free website cloud based tv menu online azimenu
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đê (Bodhgaya Heart Foundation) xin được công bố tất cả các khoảng Tịnh tài bà con thương gửi cứu trợ nạn nhân động đất xứ Miến. (Nếu có bị thiếu sót tên các vị đã đóng góp, xin liên lạc cho chúng tôi biết để bổ sung. Danh sách này sẽ được cập nhật (Update) 1 lần nữa trước ngày kết thúc các chuyến cứu trợ vào 5/5/2025.
Hôm nay 15/4 2025, ( Lúc này đang là thời điểm Tết cổ truyền của dân tộc Miến ), chúng con xin tiếp tường trình cứu trợ động đất Myanmar đợt 4. Cũng như 3 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari).