Vài Nét Về Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc

13/04/201412:00 SA(Xem: 4152)
Vài Nét Về Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc


vesak_2014_banner_final

VÀI NÉT VỀ
ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK LIÊN HIỆP QUỐC
___________________________________________________________________

Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm bởi cả hai truyền thống Nam tôngBắc tông. Ngày nay người ta thường biết đến Phật Đản qua tên gọi Vesak.

Tháng 05.2014 tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, đại lễ Phật Đản được tổ chức lần thứ 11 và lần thứ 2 Việt Nam vinh dự được đăng cai. Đây là một niềm tự hào, niềm vui chung không chỉ dành riêng cho các tăng, ni, phật tử mà còn đồng bào cả nước. Thể hiện sự đánh giá cao của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về vai trò của Việt Nam về phật giáo trên thế giới.

Lễ Phật Đản được công nhận thành Đại Lễ Vesak LHQ là một sự kiện vô cùng hy hữu của tổ chức lớn nhất thế giới này. Đây là một trong những quyết định rất đặt biệt mà LHQ ban hành, vì đây là một lĩnh vực đặc biệt tế nhịnhạy cảm

Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về đại lễ Phật Đản - Vasak, chúng tôi xin gửi đến quí vị một ít thông tin xoay quanh đại lễ này.

Đại lễ Vesak là gì?

Vesak là tiếng Sinhalese của người dân đảo quốc Sri Lanka (Tích Lan), tiếng Pali là Vesakha, tiếng Phạn (Sanskrit) là Vaisakha, là tháng theo lịch Ấn Độ. Đó cũng là tháng đầu trong năm của lịch nước Nepal. 

Và từ xa xưa, Đại lễ Vesak hay còn gọi là lễ Tam hợp (Phật đản sinh, Phật thành đạo và Phật Niết bàn - là ngày lễ kỷ niệm 3 sự kiện quan trọng trong cuộc đời của đức Phật Thích ca mâu ni), đã được tổ chức tại các quốc gia Phật giáo theo truyền thống Nam truyền, bắt đầu từ Sri Lanka sau đó truyền sang Miến Điện, Thái Lan, Lào...

Trong khi đó, một số quốc gia theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, như Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản, thường cử hành ba dịp trọng đại trên vào ba ngày khác nhau trong năm.

Tuy nhiên, ngày Rằm tháng Tư âm lịch được xem như là ngày lễ Phật giáo trọng đại nhất và đã được các truyền thống Phật giáo chấp nhận trong kỳ Đại hội Phật giáo Thế giới lần thứ VI vào năm 1961.

Riêng tại Việt Nam, trước năm 1964 các chùa và Hội Phật giáo đều tổ chức Lễ Phật đản vào ngày Mùng 8 tháng 4 Âm lịch. Khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời vào năm 1964, thống nhất Lễ Phật đản vào ngày Rằm tháng 4 âm lịch theo quyết định chung của Đại hội Liên hữu Phật giáo thế giới lần thứ nhất năm 1950 họp tại Tích Lan và lần thứ 3 năm 1952 họp tại Nhật. Từ đó đến nay, Phật giáo Việt Nam đều lấy ngày Rằm tháng 4 Âm lịch làm Đại lễ Phật đản.

Ý nghĩa và tầm quan trọng

Phật Đản là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều quốc gia Châu Á như Thái Lan, SriLanka, Malaysia, Singapore, Indonesia, Hồng Kông, Miến Điện, Đài Loan, Campuchia. Tại Việt Nam, ngày này không phải ngày nghỉ lễ được công nhận chính thức. Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảoPhật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giớiTứ vô lượng tâm, thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng. Kỷ niệm Vesākha cũng có nghĩa là làm những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tậtvà người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người.

Ở một số quốc gia, đặc biệt là Sri Lanka , hai ngày được dành cho việc cử hành Vesākha và tất cả các cửa hàng rượu, bia và lò giết mổ phải đóng cửa do nghị định của chính phủ. Chim, côn trùng và thú vật được phóng sinh như là một "hành động mang tính biểu tượng của sự giải thoát", của sự trả tự do cho những người bị giam cầm, bị bỏ tù, bị tra tấn trái với ý muốn của họ

Ngày Phật đản Quốc tế Vesak

Vào ngày 28 tháng 10 năm 1999, đại diện các nước của 34 nước trên thế giới đã đệ trình lên Đại hội Đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) dự thảo nghị quyết công nhận Đại Lễ Vesak kỷ niệm ngày đức Phật đản sinh, thành đạonhập niết bàn.

Đến ngày 12 tháng 11 năm 1999, Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị Quyết A/54/235 công nhận ngày trăng tròn tháng 5 là Đại lễ Vesak kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạonhập niết bàn của đức Phật.

Trong Nghị Quyết của Đại hội đồng LHQ viết rằng, “Lời dạy của đức Phật, và thông điệp về từ bi, hòa bình và thiện tâm của Ngài đã chuyển hóa hàng triệu người…Thừa nhận ngày trăng tròn tháng 5 hàng năm là ngày thiêng liêng nhất của người Phật tử, kỷ niệm ngày sinh, thành đạonhập niết bàn của đức Phật.”

Từ đó, năm 1999 đến nay, mỗi năm, tại trụ sở chính của LHQ ở New York và nhiều nơi trên thế giới, LHQ đều tổ chức lễ kỷ niệm Đại lễ Vesak. Đặc biệt, các nước có truyền thống Phật giáo lâu đời tại châu Á, mỗi năm đều theo tinh thần của nghị quyết LHQ mà long trọng tổ chức Đại lễ Vesak, trong đó có Việt Nam vào năm 2008 và năm 2014.

Đây là một vinh dự lớn lao cho hàng tỷ người yêu mến và theo đạo Phật trên thế giới, vì duy nhất chỉ có đức Phật mới được Đại hội đồng LHQ tuyên dươngcông bố Đại lễ Vesak hằng năm cho toàn thế giới tưởng niệm.

Đại lễ này diễn ra với nhiều nội dung, bên cạnh nội dung sinh hoạt tôn giáo, còn có hội thảo về các chủ đề Phật giáo đối với đời sống xã hội, triển lãm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian của nước đăng cai; du lịch thăm quan thắng cảnh, thắng tích Phật giáo.

Thời gian và địa điểm tổ chức Đại lễ Vesak do nước đăng cai quyết định.










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/04/2014(Xem: 4793)
01/04/2014(Xem: 5560)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.