Marx Và Phật: Một Tuyên Ngôn Của Phật Giáo Và Cộng Sản

13/05/201412:00 SA(Xem: 11347)
Marx Và Phật: Một Tuyên Ngôn Của Phật Giáo Và Cộng Sản

vesak_2014_banner_final

MARX VÀ PHẬT
MỘT TUYÊN NGÔN CỦA PHẬT GIÁO VÀ CỘNG SẢN

Jeff Waistell
Trần tiễn Khanh dịch

TÓM LƯỢC

Làm thế nào chúng ta có thể xóa bỏ nghèo đói cùng cực mà không chia sẻ một cách công bằng hơn nguồn tài nguyên thế giới? Có thể nào đạt được giáo dục tiểu học cho mọi người mà không cần có một cam kết tài trợ công cộng (nếu không thì ai sẽ huấn luyện và trả lương giáo viên, xây dựng trường học, cho phép trẻ em nghèo đến trường?). Lý luận tương tự cũng đúng với việc cung cấp dịch vụ y tế phổ quát, miễn phí tại các điểm, để cải thiện sức khỏe bà mẹ, giảm tử vong trẻ em, cuộc chiến chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác. Thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ một lần nữa liên quan đến việc tái phân phối giáo dục, sự giàu cóquyền lực để họ được thực sự chia sẻ.

Phát triển quan hệ đối tác toàn cầu sẽ chỉ là giấc mơ không thực hiện được nếu không phát triển tình đoàn kết quốc tế với người nghèo, hoặc không thách thức những cách mà toàn cầu hóa tư bản dựa vào cạnh tranh quốc tế để khiến công việc khó khăn hơn, tiền trả ít hơn và điều kiện làm việc tồi tệ hơn. Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo môi trường bền vững nếu không nhận ra rằng nguồn tài nguyên của hành tinh và con người bị khai thác để thu lợi cá nhân bằng những cách giống nhau? Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) sẽ chỉ là sáo ngữ nếu không chiếm đoạt và phân phối lại tài nguyên. Nghèo của một người bị gây ra bởi sự giàu có của người khác. Chúng ta chỉ đạt được các mục tiêu MDGs một cách tạm thời, khi mà những mục tiêu cá nhân của chủ nghĩa tư bảntham lam, tích lũy và bá quyền tài nguyên, đang lái thế giới theo hướng ngược lại.

Bài viết này phát triển cuộc đối thoại giữa chủ nghĩa Cộng sản và Phật giáo trên khía cạnh chung, sự cần thiết cho một xã hội nhân đạo, trong đó tất cả mọi thứ là của chung (mặc dù ngoài phạm vi của bài viết này là cả hai lý thuyết kinh tế Mác-xít và những phức tạp của triết học Phật giáo, sự so sánh có thể làm nổi bật nhiều điểm khác biệt và sẽ chỉ làm tăng xung đột về ý thức hệ, thay vì thúc đẩy sự hợp tác vì lợi ích chung). Để thực hiện mục tiêu này, bài tham luận tập trung vào truyền thống Phật giáo Thiền tông, đặc biệtchánh niệm, cách sốnghiện hữu (không phải là tôn giáo để bị khinh miệt bởi Cộng sản) và một cách tương tức (có thể được chấp nhận bởi Cộng sản, nhấn mạnh tình đồng chí và đoàn kết giữa con người, với sự hiểu biết rằng tất cả mọi người đều liên hệ với nhau). Thật vậy, tương tức mở rộng cho tất cả mọi loài, mở rộng tình đồng chí vượt ra ngoài nhân loại. Tập trung vào Thiề n tông không chỉ tránh tranh chấp về tín lý với chủ nghĩa Mác mà còn để cân bằng Phật giáo với chủ nghĩa Cộng sản; tương tức dẫn đến đời sống liên kết, tất cả đều là của chung. Nhận thức Phật giáo về các mối liên kết với những người khác dẫn đến nhận thức về đau khổ của họ và mối quan tâm để giảm bớt nó. Xã hội cộng sản muốn phát triển đầy đủ tiềm năng con người, phân bổ tài nguyên vì lợi ích chung, đảm bảo thu nhập, dịch vụ y tế và giáo dục, từ đó giảm thiểu mất an ninh (Slott, 2011). Phật giáo gắn liền với chủ nghĩa Cộng sản về vấn đề này. Trong Phật giáo, hậu quả của vô ngã là không sở hữu; do đó Phật giáo phản đối chủ nghĩa tư bản về đặc quyền sở hữu tư nhân, thay vào đó ủng hộ chủ nghĩa xã hội vì nó cung cấp cách tốt nhất để vượt qua sự trói buộc kinh tế và đạt được tự do (Puligandla và Puhakka, 1970). Thích Nhất Hạnh (2007, p.175) cho biết: “... ở Làng Mai chúng tôi đang sống đơn giản. Tăng, ni, và cư sĩ - chúng tôi sống với nhau như một gia đình. Không ai có chiếc xe riêng. Không ai có tài khoản ngân hàng riêng. Không ai có điện thoại riêng. Trên thực tế, chúng tôi có những người Cộng sản thực sự.” Tương tự như vậy, Đạt Lai Lạt Ma (1996, p.38) tuyên bố, “Tôi vẫn nghĩ tôi là một nửa chủ nghĩa Mác, một nửa Phật tử” và một lần nữa, “chủ nghĩa Mác đã nói về sự phân phối tài sản một cách công bằng. Tôi rất ủng hộ điều này “(Đạt Lai Lạt Ma, 1999). Có thể nói rằng Tăng đoàn của Đức Phật là “nhóm xã hội cộng sản đầu tiên trên thế giới” (Gunasekara, không có ngày tháng) và “các giới luật đầu tiên cho tăng sĩ đến nay còn nghiêm ngặt hơn trong chủ nghĩa Cộng sản ở Nga” (Ambedkar, trong Rodrigues, 2002, p.179).

Một tổng hợp của chủ nghĩa Mác và Phật giáo có thể giải quyết cả hai yếu tố bên ngoài và bên trong đã gây ra đau khổ cho con người; Phật giáo cần chú ý hơn «đối với yếu tố bên ngoài tạo ra đau khổ cho con người”, trong khi chủ nghĩa Mác cần phát triển “sự hiểu biết về yếu tố nội bộ tạo sự đau khổ cho con người” (Brien, 2002, p.96). Phật giáochủ nghĩa Mác, cả hai bên bổ sung cho nhau, như “... mối quan tâm chính của Phật giáochủ nghĩa Mác nhân bản là một mối quan tâm sâu sắc về sự đau khổ của con người» (Brien, 2004, 37). Bài viết này xem xét làm thế nào Cộng sản và Phật giáo có thể cộng tác để giảm bớt đau khổ cho con người - và thực sự đau khổ của mọi loài (tất cả vì bóc lột của chủ nghĩa tư bản) - bằng cách tìm kiếm sự phát triển bền vữngbiến đổi xã hội trong việc hỗ trợ Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.


XEM CHI TIẾT NỘI DUNG:pdf_icon

Marx và Phật: Một tuyên ngôn của Phật giáo và cộng sản.
Jeff Waistell (Trần Tiễn Khanh dịch)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 18292)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.