Tuyên bố Bangkok lần thứ 12 Đại lễ Vesak

11/06/20159:32 SA(Xem: 4118)
Tuyên bố Bangkok lần thứ 12 Đại lễ Vesak

TUYÊN BỐ BANGKOK LẦN THỨ 12
ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HIỆP QUỐC

 

Ngày 28 – 30 tháng 05 năm 2015 (B.E. 2558)

Tại Main Campus, Mahachulalongkornrajavidyalaya University,Wang Noi, Ayutthaya 
Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp Quốc - Bangkok

 

Vào ngày 15 – 12 – 1999, đại diện của 34 quốc gia kiến nghị Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc công nhận ngày Rằm tháng 05 là Ngày Lễ Tam Hợp Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc và tại các Văn phòng Khu vực. Đại hội đồng đã chấp thuận (Mục 174 của kỳ họp thứ 54) và theo đó, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc được tổ chức vào năm 2000 với sự hỗ trợ của tất cả các truyền thống Phật giáo. Thực hiện Nghị quyết đó, chúng ta, những người tham dự đến từ 85 quốc gia và vùng, miền lãnh thổ đã cùng nhau tựu hội vào ngày 28 – 30 tháng 05 năm 2015 (BE. 2558). Như những năm trước, Đại lễ kỷ niệm được Đại học Mahachulalongkornraja tổ chức rộng rãi và được Chính phủ Hoàng gia Thái Lan ngoại hộ đắc lực đồng thời dưới sự hướng dẫn của Hội đồng Tăng-già Tối cao Thái Lan.

Trong suốt thời gian cuộc lễ diễn ra, chúng ta đã bàn thảo đào sâu chủ đềPhật giáo và Khủng hoảng Thế giớithúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác giữa các tổ chức và cá nhân từ tất cả các truyền thống Phật giáo. Tại buổi bế mạc kết thúc Đại lễ và các buổi hội thảo thành công, chúng ta đã nhất trí thỏa thuận những vấn đề sau:

1. Chúc mừng Sinh nhật lần thứ 60 của Công chúa Hoàng gia – Maha Chakri Sirindhron, công bố bộ Thánh điển Phật giáo Phổ thông;

2. Cũng nhân dịp Sinh nhật lần thứ 60 của Công chúa Hoàng gia – Maha Chakri Sirindhron, khởi động Giai đoạn I Bản danh mục thống nhất của bộ Thánh điển Phật giáo Phổ thông (UCBT), sẽ đưa Bản danh mục mới này lên trang web trực tuyến và kết nối với các Bản danh mục của bộ Thánh điển Phật giáo; Giai đoạn I sẽ bao gồm việc tạo ra và đưa danh mục lên trang web ứng dụng kỹ thuật tiên tiến cho phiên bản kinh điển Pali của MCU và các dịch bản kinh điển Pali bằng tiếng Thái của MCU;

3. Trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng thế giới dưới nhiều hình thức, thúc đẩy các bên liên quan cần (a) suy ngẫm về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chúng sinh hữu tình, giữa chúng sinh hữu tình với môi trường sống của chúng, và (b) thúc đẩy tinh thần lạc quan ngang qua lòng từ bi và trí tuệ, rằng chúng ta có thể biến các cuộc khủng hoảng trở thành những cơ hội tạo nên hạnh phúc;

4. Thúc đẩy các cá nhân, đặc biệt là những người trong địa vịtrách nhiệm, thúc đẩy việc trao quyền cho phụ nữ trên toàn thế giới;

5. Đôn đốc các cơ quan chính phủ và phi chính phủ đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, thúc đẩy giáo dục chánh niệm, sự đa dạng tôn giáo, các giá trị đạo đức và phát triển tâm linh trong giới trẻ và cho xã hội nói chung, ví dụ như dự án Làng Năm giới ở Thái Lan;

6. Thúc đẩy chuyển hóa tinh thần cá nhân và thay đổi cấu trúc xã hội, kinh tế, pháp lý và chính trị, thông qua lối sống tri túc đơn giản đúng với nguyên tắc đạo đức, nhằm tạo ra một cộng đồng môi trường sinh thái bền vững để giải quyết hiện tượng nóng lên toàn cầu và suy thoái môi trường; khuyến khích nhân loại biết sống với, mà không khai thác trái đất; và kêu gọi cộng đồng thế giới nhận thức rõ hơn về sự liên hệ giữa con người và môi trường tự nhiên;

7. Tuyên dương các nỗ lực cứu trợ thiên tai và nạn đói, chẳng hạn như trận động đất gần đây ở Nepal, đã được thực hiện bởi các cộng đồng Phật giáo trên toàn thế giớitiếp tục cổ vũ họ cùng chung góp nguồn lực, thực tập hạnh từ bi trong hành động;

8. Kêu gọi tất cả các chính phủ và cộng đồng trong Cộng đồng ASEAN, cùng với các nước láng giềng, tìm ra một giải pháp cho tình trạng thảm khốc của sông Mekong và hệ sinh thái mỏng manh của nó;

9. Khuyến khích các nhà lãnh đạo Phật giáo tăng cường đối thoại liên tôn và liên văn hóa dân tộc để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, hòa giải, tôn trọng, xây dựng hòa bình và hòa hợp, tạo nên một xã hội thống nhất hơn trong cộng đồng ASEAN và xa rộng hơn; và

10. Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như ma túy, bạo lực sắc tộc và lạm dụng trong nước, sử dụng nguồn lực sẵn có trong các truyền thống Phật giáo, như việc thực tập chánh niệm, từ bi, trí tuệ, ý thức tự chịu trách nhiệm, tôn trọng sự sống và tất cả mọi người, bất kể địa vị xã hội cũng như giới tính, ví dụ ứng dụng thiền chánh niệm để phục hồi tù nhân.

 

Tuyên bố Bangkok được thực hiện nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 12, 
ngày 30 tháng 5 năm 2015 (BE 2558).

(Chân Nguyên chuyển ngữ)

 

Bangkok Declaration of the Twelfth 
Anniversary Celebrations of the United Nations Day of Vesak 


May 28-30, 2015 (B.E.2558)

At the Main Campus, Mahachulalongkornrajavidyalaya University, Wang Noi, Ayutthaya 
and the United Nations Conference Centre, Bangkok

On 15th December 1999, representatives from thirty-four countries proposed to the General Assembly of the United Nations that the full moon day in the month of May be recognized and observed at the United Nations Headquarters and its Regional Offices as the United Nations Day of Vesak. The General Assembly so resolved (Agenda Item 174 of Session No. 54) and, accordingly, the UN Day of Vesak was instituted in the year 2000 with the support of all Buddhist traditions. In pursuance of that Resolution, we, participants from eighty-five countries and regions, have come together on May 28-30, 2015 (B.E. 2558). As in the previous years, the celebrations were generously organized by Mahachulalongkornrajavidyalaya University, and graciously supported by the Royal Government of Thailand under the guidance of the Supreme Sangha Council of Thailand.

During the celebrations we have explored the theme of "Buddhism and World Crisis" promoting mutual understanding and cooperation between organizations and individuals from all Buddhist traditions. At the conclusion of our successful celebrations and meetings we have unanimously resolved as follows:

1. In honor of the 60th Birthday of Her Royal Highness Princess Maha Chakri Sirindhorn, to publish the Common Buddhist Text;

2. Also in honor of the 60th Birthday of Her Royal Highness Princess Maha Chakri Sirindhorn, to launch Phase I of the Union Catalog of Buddhist Texts (UCBT), which will be a new UCBT online catalog that will link the online catalogs for all the Buddhist canons; Phase 1 will consists of creating and launching a technically advanced catalog website for the MCU edition of the Pali canon and the MCU Thai translation of the Pali canon;

3. In solving world crisis of all forms, to urge all parties concerned to (a) contemplate the interdependence of sentient beings with other sentient beings, and sentient beings with their environment, and (b) promote optimism that, through compassion and wisdom, we can transform crises into opportunities for well-being;

4. To urge all individuals, especially those in positions of responsibility, to promote the empowerment of women worldwide;

5. To urge all governmental and non-governmental bodies to invest more in education to promote mindful education, religious diversity, ethical values and spiritual-development, among the young and for society at large, as, for instance, in the Village of the Five Precepts Project in Thailand;

6. To promote personal spiritual transformation and structural changes at the social, economic, legal and political levels, through a simple contented lifestyle with virtuous ethical principle, in order to create an ecologically sustainable environmental community that addresses global warming and environmental degradation; to encourage fellow human beings to live with, but not exploit, the Earth; and to urge the world community to promote a greater awareness of the interconnectedness between human beings and the natural environment;

7. To commend on the relief efforts for natural disasters and famines, such as the recent earthquake in Nepal, already undertaken by the Buddhist communities worldwide and to further urge them to pull together their resources to promote this practice of compassion in action;

8. To urge all the governments and communities within the ASEAN Community, together with their neighbors, to find a solution for the dire situation with the Mekong River and its fragile ecosystem;

9. To encourage Buddhist leaders to strengthen their ongoing inter-religious and inter-ethnic and cultural dialogue in order to promote mutual understanding, reconciliation, respect, peace building, and harmony, to create a more integrated society within the ASEAN Community and beyond; and 

10. In addressing social problems, such as narcotic drugs, ethnic violence and domestic abuse, to employ resources available in the Buddhist traditions, such as the practice of mindfulness, compassion, wisdom, self-responsibility, respect for life and for all people, regardless of social status and gender, as for example, with the use of mindfulness meditation to rehabilitate prisoners.

Done as the Bangkok Declaration of the Twelfth Anniversary Celebrations of the United Nations Day of Vesak,
this 30th Day of May 2015 (B.E. 2558).







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 18334)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :