Tâm linh Phật giáoxã hội đương đại

08/06/20191:02 SA(Xem: 5232)
Tâm linh Phật giáo và xã hội đương đại
TÂM LINH PHẬT GIÁOXÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI
Thích Đồng Thành

hoa senTrong dòng đời vô tận, trong thế giới vô biên của nhân sinh, con người không chỉ tiếp xúc với những vấn đề liên hệ đến những nhu cầu thực tiễn trong cuộc sống mà còn đối diện với những yếu tố siêu hình, mênh mang, vượt khỏi những khả năng nhận thức giới hạn của đời sống phàm tục. Một trong những yếu tố ấy chính là vấn đề tâm linh, một lĩnh vực rộng lớn đang thu hút sự quan tâm tìm hiểu của con người, nhất là trong xã hội hôm nay. Tâm linh là một đề tài đặc biệt, một lĩnh vực trừu tượng khó hiểu, một nhu cầu mà theo các nhà xã hội học, có thể biến đổi (để phù hợp với văn minh mỗi thời đại) nhưng không thể biến mất. Bàn đến vấn đề tâm linh, mỗi dân tộc, mỗi thời đại và mỗi tôn giáo đều có những nhận thức, quan điểmkiến giải khác nhau theo trình độ tri thức, kinh nghiệm sống và chiều sâu đời sống tâm linh của mình.

Đối với đạo Phật, tâm linh là một vấn đề rất quan trọng trong đời sống con người. Theo quan điểm của Phật giáo, con ngườithế gian thường có hai đời sống căn bản:

Đời sống vật chất (vật lý, sinh lý): đó là các nhu cầu sinh hoạt ăn, ở, mặc, ngủ, các hoạt động cơ bắp để có một cơ thể khỏe mạnh.

Đời sống tinh thần, tình cảm (tâm lý, văn hóa): đó là các trạng thái tâm lý, cảm thọ cùng các mối quan hệ giữa các nhân, cộng đồng, xã hội…

Song, đối với người Phật tử, họ có thêm một đời sống quan trọng thứ ba đó là đời sống tâm linh (spiritual life). Hai loại đời sống đầu chỉ giúp con người đáp ứng những nhu cầu bình thường trong đời sống thường nhật, đơn giản. Chúng chỉ mang tính nhất thời, chỉ chạm vào lớp vỏ bên ngoài, chưa tiếp cận vào bản chấtý nghĩa sâu xa của sự sống. Chính đời sống tâm linh sẽ khơi mở và giúp cho mỗi hành giả hiểu được những vấn đế ách yếu, sâu thẳm của kiếp người: ta là ai? ta từ đâu đến? vì sao mình là nữ không phải là nam hay ngược lại? vì sao có những khác biệt muôn trùng trong hình dáng, tính cách, ước vọng, tâm lý, trí tuệ.v.v… của mỗi người? sau khi chết mình sẽ đi về đâu?...

Tâm linh trong Phật giáo: bản chất, ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng

Phật giáo có thể được xem là một truyền thống tâm linh, nói cho đủ là truyền thống tâm linh tỉnh thức được thiết lập trên nền tảng của từ bisoi sáng bằng ánh sáng của trí tuệ. Khi thái tử Siddhattha (Tất Đạt Đa) dự lễ hạ điền lúc còn niên thiếu, Ngài đã có những thể nghiệm tâm linh quan trọng về những tương quan nhân quả sinh diệt trong cuộc sống. Cảm thức tâm linh của Ngài càng mạnh mẽ hơn khi dạo quanh kinh thành Kapilavatthu và chứng kiến cảnh sanh, lão, bệnh, tử của cuộc đời. Những trải nghiệm tâm linh khi xuất gia tầm đạo, thực tập khổ hạnh, tiếp xúc với các bậc đạo sư tầm vóc đương thời và rồi nương theo lộ trình tâm linh trung đạo, Ngài đã thành tựu được cứu cánh của lộ trình tâm linh chân chánh, đó là tìm raan trú trong thể tánh trong suốt, chói sánglinh diệu muôn thuở xưa nay của chính mình.

Mục đích của đời sống tâm linh trong Phật giáo không phải là tìm cầu sự hiệp thông với một vị thượng đế mơ hồ, một đấng siêu nhiên viễn vông phi khoa học, phi nhân quả, phi nhân tính; mà đó là một lộ trình hướng nội, tìm lại chính mình, nhận diện được trạng thái của tâm thức, thực hành các môn tu tập để chuyển hóa và thăng hoa tâm thức từ bản tính sân hận, tham cầu, mê muội, khổ đau, tuyệt vọng, phàm tục… sang trạng thái nhân từ, rộng lượng, sáng suốt, hạnh phúc, lạc quanthánh thiện. Để có được như thế, đức Phật khuyên mỗi chúng ta nên khởi đầu đời sống tâm linh chân chính bằng niềm tin chân chính.

Hướng đi tâm linh của đạo Phật là trau dồi nghệ thuật sống tỉnh thức

Hướng đi tâm linh của đạo Phật không phải là sự cầu nguyện viển vông, nương nhờ một năng lực siêu nhiên huyền ảo; mà là trau dồi một nghệ thuật sống tỉnh thức, an trú trong giây phút hiện tại để thấy được chuỗi nhân quả tương duyên trong quá khứhiện tại, giữa cá nhân và tập thể, giữa lý và sự, để từ đó sống có ý thức tự giác, có trách nhiệm, có sự phòng hộ, có sự hướng thượng và có định hướng chân chính trong đời này và đời sau.

Sự hành trì tâm linh của đạo Phật không phải là cứ van xin cầu khẩn một sự cứu rỗi, ban ân của một đấng quyền năng cao cả nào đó, mà là quá trình trau dồi đời sống đạo đức thánh thiện (giới), nhiếp phục và an định tâm hồn trong trạng thái lắng đọng và thanh tịnh, tự tại an nhiên trước những giông tố, thăng trầm của cuộc sống (định), và nhận chân được những sự thật của cuộc đời những chân lý của nhân sinhvũ trụ (tuệ) đó là những nguyên lý vô thường, khổ, vô ngã, nhân quả, duyên sinh…của vạn hữu.

Sự thành tựu tâm linh trong đạo Phật không phải là sự chứng đắc thần thông ảo hóa, thông suốt thiên văn địa lý, am tường thời vận số mạng; mà đó là sự thanh lọc ba nghiệp thân, khẩu, ý, an trú trong tâm hồn thanh tịnh, sống một đời sống an nhiên, thông tuệ, tràn ngập năng lượng yêu thương vô phân biệt. Thế giới tâm linh của đạo Phật không phải là một cảnh giới nào. “Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.” Tăng Chi Bộ III.65, Kinh Kàlàma.

Phật giáo nhập thế

Khái niệm Phật giáo nhập thế được dùng để chỉ cho sự dấn thân của người Phật tử trong các sinh hoạt xã hội như các hoạt động thiện nguyện, từ việc cứu trợ thiên tai; giúp đỡ người nghèo khó, thiếu thốn; chăm sóc người già; nuôi nấng và giáo dục cô nhi; ngăn chặn các tệ nạn và góp phần giải quyết những khủng hoảng, mâu thuẫn của xã hội; cho đến những vấn đề mang tính phổ quát như công lý xã hội, bình quyền giới tính, vấn đề ý thức hệ, ô nhiễm môi sinh, hoà bình thế giới, v.v…

Thuật ngữ Phật giáo nhập thế không phải chỉ cho một phong trào xã hội chung của người Phật tử toàn cầu mà nó chỉ cho nhiều phong trào, nhiều hoạt động Phật giáo dưới nhiều hình thái khác nhau. Các phong tràohoạt động này đều hướng đến một mục đích chính, đó là thể hiện tinh thần phụng sựxây dựng xã hội của Phật giáo, là việc kết hợp giữa sự tu tập tâm linh qua lối sống vị tha và các hoạt động xã hội theo tinh thần từ bi của đạo Phật hầu góp phần xây dựng một xã hội bình antiến bộ, tạo sự hòa hợpgắn bó trong cộng đồng quốc tế.

Đối với các bậc trí thức Phật giáo, không có sự tách biệt giữa hai phạm trù sinh hoạt xã hộiđời sống tâm linh, mà ngược lại, theo họ, hai lĩnh vực này luôn có sự tương hệ mật thiết nhau. Khi một người đang nổ lực trau dồi đời sống tinh thần của mình thì người ấy cũng đang góp phần xây dựng một xã hội hoàn thiện hơn. Ngay từ thời đức Phật còn tại thế, giáo pháp của Ngài không chỉ hạn cuộc trong khía cạnh tâm linh mà nó còn liên hệ tích cực đến các lĩnh vực chính trị và xã hội. Do vậy, phong trào Phật giáo nhập thế ngày nay không có gì mới lạ mà nó chỉ là một sự tiếp nối truyền thống từ ngàn xưa. Có khác chăng là phong trào này được xây dựng theo một hình thái mới, được diễn dịch bằng ngôn ngữ mới sao cho phù hợp với bối cảnh xã hội ngày nay.

Trong một tác phẩm nổi tiếng của mình, ngài W. Rahula đã viết: “Những ai cho rằng Phật giáo chỉ quan tâm đến những ý tưởng cao vời, đến tư tưởng triết họcluân lý cao siêu mà quên đi lợi ích kinh tế và xã hội của con ngườisai lầm. Đức Phật luôn quan tâm đến hạnh phúc của con người. Đối với Ngài, hạnh phúc không thể đạt được nếu khôngđời sống thanh tịnh dựa trên những nguyên tắc luân lýtâm linh. Nhưng Ngài cũng hiểu rằng thật không dễ gì sống một cuộc đời như thế nếu thiếu đi những điều kiện về vật chấtxã hội. Phật giáo không cho rằng tài sản vật chấtcứu cánh, mà đó chỉ là phương tiện để đưa đến cứu cánh - một cứu cánh tôn quý và cao thượng hơn. Nhưng phương tiện này không thể thiếu đối với sự thành tựu cao tột hơn về hạnh phúc của loài người.”

Phong trào Phật giáo nhập thế hiện nay về hình thức tuy có những thay đổi mới mẻ, nhưng về bản chất thì luôn khế hợp với tinh thần Phật giáo từ xa xưa. Nét độc đáo của phong trào này là sự tham gia nhiệt tình của người Phật tử xuất gia lẫn tại gia từ nhiều quốc gia thuộc nhiều truyền thống khác nhau.

Có thể nói rằng đời sống tâm linh luôn là nền tảng, là điểm tựa quan trọng và vững chãi nhất cho bất kỳ một ai đang hướng đến một đời sống cao thượng, thánh thiện trên cuộc đời này. Bao giờ con người và trái đất còn tồn tại thì đời sống tâm linh vẫn luôn là yếu tố không thể thiếu để tạo nên sự bình anhạnh phúc của nhân loại. Sự hiện hữu của các phong trào Phật giáo nhập thế là một minh chứng sống động cho giá trịvai trò của Phật giáo đối với những vấn đề nan giải của xã hội hôm nay. Những phong trào đó như là những động lực thôi thúc người Phật tử không nên dừng lại ở pham vi lý thuyết và luận lý khi đến với Phật giáo, mà phải thực sự tiếp cận và dấn thân vào xã hội tùy theo khả năng, điều kiệnhoàn cảnh của mình.

(Trích bài tham luận Hội thảo VESAK 2019: “Tâm linh Phật giáoxã hội đương đại” TT. Thích Đồng Thành)

MỤC LỤC VESAK 2019 VIỆT NAM

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/04/2014(Xem: 4791)
01/04/2014(Xem: 5557)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.