Câu Chuyện Về Ông Già Bà La Môn

01/08/20163:45 SA(Xem: 7846)
Câu Chuyện Về Ông Già Bà La Môn

CÂU CHUYỆN VỀ ÔNG GIÀ BÀ LA MÔN,
Kệ 324, Kho Báu Sự Thật
(The Story Of An Old Brāhmin, Verse 324, Treasury Of Truth)
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Hình Vẽ: P. Wickramanayaka

 

Con Voi Bị Xích ChânBÀI KỆ 324:

324. Dhanapālako nāma kuñjaro

kaṭukappabhedano dunnivārayo

baddho kabalaṃ na bhuñjati

sumarati nāgavanassa kuñjaro. (23:5)

Thật khó kiểm soát con voi to lớn có ngà Dhanapālaka, vì nó mạnh mẽ chạy nhảy, vì nó đang ở trong thời kỳ sung mãn.Tuy nhiên, vì nó bị xích chân và bị nhốt, nên nó đau buồn bỏ ăn vì nó khát khao nhớ rừng, nhớ đàn voi, và nhớ thương bố mẹ nó

 

Trong khi cư trú tại Tu Viện Veluvana (Trúc Lâm), Đức Phật đã nói bài kệ nầy về một ông già Bà La Môn.

Ngày xưa, ở Sāvatthi có một ông già Bà La Môn, ông có tám trăm ngàn tiền mặt (tiền Ấn Độ). Ông có bốn người con trai; mỗi khi một trong những người con ông lấy vợ, ông cho con một trăm ngàn. Do đó, ông đã cho các con tất cả là là bốn trăm ngàn. Sau đó, vợ ông qua đời. Các con ông đến thăm ông, và họ chăm sóc ông rất là cẩn thận; các con ông thật sự rất thương yêu, và có nhiều tình cảm trìu mến với ông. Trong một thời gian sau đó, các con ông đã dỗ-dành ông cho họ bốn trăm ngàn, là tất cả số tiền ông còn lại. Vì thế, trên thực tế ông chẳng còn một đồng xu dính túi.

Đầu tiên, ông đến ở với người con trai cả của ông. Sau vài ngày, người con dâu nói với ông rằng, "Bố có cho chồng con vài trăm, hoặc vài ngàn nhiều hơn các người con khác hay không? Bố không biết đường đi đến nhà các người con khác hay sao?" Sau khi nghe xong, ông già Bà La Môn rất tức giận, rồi ông đi đến nhà của người con thứ nhì. Câu chuyện xảy ra sau đó ở nhà các người con khác, giống y hệt như nhà người con cả. Vì thế, ông già trở nên bơ vơ, không có nơi nương tựa; rồi, ông chống gậy và cầm bát đi đến gặp Đức Phật để xin ngài bảo vệ ông, và cho ông một lời hướng dẫn.

Tại tu viện, ông Bà La Môn kể với Đức Phật về chuyện các người con trai đã đối xử với ông như thế nào, và ông xin ngài giúp đỡ ông. Sau đó, Đức Phật đã đưa ông một bài thơ để ông ghi nhớ, và ngài bảo ông hãy ngâm to bài thơ nầy ở bất cứ nơi nào mà có đám đông. Ý chính của bài thơ nầy như sau: "Bốn người con trai ngu ngốc của tôi giống như là lũ quỷ. Chúng gọi tôi là 'bố ơi, bố tôi ơi", tuy nhiên, đấy chỉ là những lời nói giả dối phát ra từ miệng, chứ không phải là lời chân thật phát ra từ trái tim của chúng. Các con trai tôi là những người mưu mô, và giả dối. Chúng đã nghe lời vợ, và đuổi tôi ra khỏi nhà. Vì thế, bây giờ tôi phải đi ăn xin. Cây gậy chống nầy còn giúp cho tôi nhiều hơn là các con trai của tôi." Khi ông già Bà La Môn ngâm lớn bài thơ nầy, nhiều người trong đám đông nghe ông ta nói, họ trở nên giận dữ các người con trai ông, và thậm chí một số người còn đe dọa là sẽ giết các người con trai ông.

Vào lúc nầy, các người con trai của ông già Bà La Môn trở nên sợ hãi, họ quỳ xuống dưới chân bố họ, và họ xin bố họ tha thứ. Họ cũng hứa rằng kể từ ngày hôm nay, họ sẽ chăm sóc bố cẩn thận, và họ sẽ tôn trọng, và thương yêu bố, và làm cho bố vinh dự. Sau đó, họ đưa bố về nhà họ; và họ cũng cảnh báo vợ họ rằng hãy chăm sóc bố họ cẩn thận, bằng không các bà vợ sẽ bị đánh cho đến chết. Mỗi người con trai cho bố họ vải (để may quần áo), và mỗi người cho bố họ một mâm thức ăn. Ông Bà La Môn trở nên khỏe mạnh hơn xưa, và ông bắt đầu lên cân. Ông biết rằng ông có được hạnh phúc như ngày hôm nay là nhờ Đức Phật. Vì thế, ông đến gặp Đức Phật, và ông xin ngài nhận ông cúng dường hai mâm thức ăn (trong tổng số bốn mâm thức ăn) mà ông nhận được mỗi ngày từ các người con trai ông. Rồi, ông ra lệnh cho các con ông mang hai mâm thức ăn đến cúng dường Đức Phật.

Một hôm, người con trai cả mời Đức Phật đến nhà anh, để anh ta cúng dường ngài thực phẩm. Sau bữa ăn, Đức Phật đã cho mọi người một bài giảng về lợi ích của sự chăm sóc bố mẹ. Sau đó, Đức Phật nói rằng điều nầy liên quan đến câu chuyện con voi Dhanapāla, là con voi đã chăm sóc bố mẹ của mình. Con voi Dhanapāla khi bị bắt nhốt, nó đau đớn hao mòn, vì thương nhớ bố mẹ đang ở trong rừng.  

Vào cuối bài giảng của Đức Phật, ông già Bà La Môn, cũng như bốn người con trai và các bà vợ đã đạt quả Nhập Lưu.

BÀI KỆ 324, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI

dhanapālako nāma kuñjaro kaṭūkappabhedana

dunnivārayo baddho kabalaṃ na bhuñjati kuñjaro

nāgavanassa sumarati

dhanapālako nāma: có tên là Dhanapāla; kabalaṃ: thực phẩm;

na bhuñjati: không ăn; kuñjaro: con voi;

kaṭūkappabhedana: đang ở trong thời kỳ sung mãn;

dunnivārayo: khó kiểm soát, khó chế ngự;

baddho: cùm, xiềng xích; nāga vanassa: con voi - rừng;

sumarati: khát khao suốt ngày đêm

Thật khó kiểm soát con voi to lớn có ngà Dhanapālaka,

vì nó mạnh mẽ chạy nhảy, vì nó đang ở trong thời kỳ sung mãn  

Tuy nhiên, vì nó bị xích chân và bị nhốt, nên nó đau buồn bỏ ăn

vì nó khát khao nhớ rừng, nhớ đàn voi, và nhớ thương bố mẹ nó

Bài kệ 324 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:

(324) Voi kia khó trị vô vàn. Đến kỳ phát dục lại càng hung hăng. Khi chân bị trói, bị ràng. Ngày không ăn uống, đêm hằng nhớ thương. Nhớ đàn, nhớ mẹ, nhớ rừng.

BÌNH LUẬN

Bài kệ và kết quả của câu chuyện nầy, có giá trịhiệu lực đáng chú-ý, trong thời điểm mà những người già yếu bị ruồng bỏ, không có người chăm sóc, đã trở thành một vấn đề quan trọng trong xã hội.

Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf

SHORT TITLE:

The Story Of An Old Brāhmin, Verse 324, Treasury Of Truth

FULL TITLE:

The Bound Elephant - The Story Of An Old Brāhmin, Verse 324 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

VERSE 324:

324. Dhanapālako nāma kuñjaro
kaṭukappabhedano dunnivārayo
baddho kabalaṃ na bhuñjati
sumarati nāgavanassa kuñjaro. (23:5)

Hard to check the tusker Dhanapālaka,
in rut with temples running pungently,
bound, e’en a morsel he’ll not eat
for he recalls the elephant-forest longingly

While residing at the Veluvana Monastery, the Buddha spoke this verse, with reference to an old brāhmin.

Once, there lived in Sāvatthi an old brāhmin who had eight lakhs in cash. He had four sons; when each one of the sons got married, he gave one lakh to him. Thus, he gave away four lakhs. Later, his wife died. His sons came to him and looked after him very well; in fact, they were very loving and affectionate to him. In course of time, somehow they coaxed him to give them the remaining four lakhs. Thus, he was left practically penniless.

First, he went to stay with his eldest son. After a few days, the daughter-in-law said to him, “Did you give any extra hundred or thousand to your eldest son? Don’t you know the way to the houses of your other sons? Hearing this, the old brāhmin got very angry and he left the eldest son’s house for the house of his second son. The same thing happened in the houses of all his sons. Thus, the old man became helpless; then, taking a staff and a bowl he went to the Buddha for protection and advice.

At the monastery, the brāhmin told the Buddha how his sons had treated him and asked for his help. Then the Buddha gave him some verses to memorize and instructed him to recite them wherever there was a large gathering of people. The gist of the verses is this: “My four foolish sons are like ogres. They call me ‘father, father’, but the words come only out of their mouths and not from their hearts. They are deceitful and scheming. Taking the advice of their wives they have driven me out of their houses. So, now I have got to be begging. Those sons of mine are of less service to me than this staff of mine.” When the old brāhmin recited these verses, many people in the crowd, hearing him, went wild with rage at his sons and some even threatened to kill them

At this, the sons became frightened and knelt down at the feet of their father and asked for pardon. They also promised that starting from that day they would look after their father properly and would respect, love and honour him. Then, they took their father to their houses; they also warned their wives to look after their father well or else they would be beaten to death. Each of the sons gave a length of cloth and sent every day a food-tray. The brāhmin became healthier than before and soon put on some weight. He realized that he had been showered with these benefits on account of the Buddha. So, he went to the Buddha and humbly requested him to accept two food-trays out of the four he was receiving every day from his sons. Then he instructed his sons to send two food-trays to the Buddha.

One day, the eldest son invited the Buddha to his house for alms-food. After the meal, the Buddha gave a discourse on the benefits to be gained by looking after one’s parents. Then he related to them the story of the elephant called Dhanapāla, who looked after his parents. Dhanapāla when captured pined for the parents who were left in the forest.

At the end of the discourse, the old Brāhmin as well as his four sons and their wives attained sotāpatti fruition.

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 324)

dhanapālako nāma kuñjaro kaṭūkappabhedana

dunnivārayo baddho kabalaṃ na bhuñjati kuñjaro

nāgavanassa sumarati

dhanapālako nāma: named Dhanapāla; kabalaṃ: food;

na bhuñjati: does not eat; kuñjaro: elephant;

kaṭūkappabhedana: deep in rut; dunnivārayo: difficult to be

restrained; baddho: shackled; nāga vanassa: the elephant

– forest; sumarati: keeps on longing for

The elephant, Dhanapāla, deep in rut and uncontrollable, in

captivity did not eat a morsel as he yearned for his native forest

(i.e., longing to look after his parents).

COMMENTARY

This stanza and the story that gave rise to it, have a marked validity for our own time when the neglect of the aged has become a crucial social issue.







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
05/08/2010(Xem: 97522)
19/08/2015(Xem: 6149)
24/08/2018(Xem: 4678)
04/08/2020(Xem: 9661)
12/05/2013(Xem: 29512)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.