Câu chuyện tâm tình

31/07/20173:58 CH(Xem: 7367)
Câu chuyện tâm tình

blank
CÂU  CHUYỆN
  TÂM  TÌNH
Quang Kính Võ đình Ngoạn

 

vu lan mua bao hieuCác con thân thương,

Mười ba mùa xuân đã trôi qua, các con đã sống và lớn lên nơi đất lạ quê người, ba nghĩ rằng không ít thì nhiều các con cũng tiêm nhiễm nếp sống Âu Mỹ, nhất là con gái út của ba khi qua Mỹ mới bốn tuổi mà nay đã bắt đầu vào đại học. Nỗi ưu tư về đời sống vật chất và nhất là đời sống tâm linh đối với đàn con dại, ba thiết tưởng không riêng gì ba mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng điều lo nghĩ đến. Ba sợ rằng nếu không tâm tình hay nhắc nhở cùng các con thì rồi đây những tinh hoa của nền văn hóa Việt tộc sẽ bị mai một nơi xứ người. Nói như thế, không phải ba phủ nhận hay chê bai giá trị văn hóa Âu Tây, nhưng các con phải biết dùng lý trí của mình để nhận định được điều gì hay, cái nào dở. Điều hay mình nên bắt chước, cái dở mình không nên theo, bởi vì bất cứ một nền văn hóa nào cũng điều có cái hay và cái dở của nó. Ba hy vọng rằng các con sẽ làm được điều đó.

Nhân dịp Vu Lan về, ba muốn kể chuyện ông bà nội cho các con nghe, trước để tưởng nhớ đến công ơn của đấng sinh thành, sám hối những lỗi lầm ba đã mắc phải trong thời gian ông bà nội còn sinh tiền, cầu nguyện ơn Tam Bảo độ trì để ông bà nội đời đời, kiếp kiếp được đượm nhuần mưa Pháp và sau là để các con biết rõ về ông bà nội nhiều hơn.

Những ngày thơ ấu ấy ba cứ tưởng như mới đâu đây, ba đã sống rất hạnh phúc trong tình thương yêu của ông bà nội, mặc dầu trong những năm tháng chiến tranh chống Pháp, gia đình chúng ta bị kẹt trong vùng giải phóng. Máy bay Pháp đến bắn phá liên tục hoặc dùng pháo từ biển bắn vào. Đời sống của người dân thật cơ cực, thiếu thốn, song ông bà nội vẫn lo cho con cái có một cuộc sống tạm  đủ trong khả năng của mình.

Những năm tháng mài đũng quần ở ghế nhà trường, các cô và ba rất ham chơi nên hay để mất các dụng cụ học sinh hoặëc nón, mũ. Mỗi lần như thế là mỗi lần làm cho tài chánh gia đình bị hao hụt, vì phải mua sắm lại những vật dụng đã mất, nhưng ông nội không bao giờ đánh đập hay la mắng. Để nhắc nhở, ông nội thường làm những câu thơ khuyên răn con cái. Bài thơ ấy đến nay ba vẫn còn nhớ:

“Thời kỳ kháng chiến, toàn dân động viên,
Của tiền hiếm, thiết các con nên biết,
Chớ để mất đồ, tiền đâu mua sắm.
Cần kiệm cho lắm mới đủ ăn tiêu,
Mất hao chút mút mỗi chút thành nhiều,
Các con nên hiểu, những điều ba dặn”.

      Sau nầy khi bước vào trung học, các cô và ba tự nhận thấy mình yếu kém cần học thêm một môn nào thì ông nội đều cho đi học thêm. Việc học của con cái đối với ông bà nội rất quan trọng. Đôi khi bà nội đau ốm hoặc bận việc vắng nhà, ông thường dẫn các con đi ăn tiệm để tẩm bổ  mặc dầu trong nhà có người giúp việc. Đặc biệt con cái khi đi đâu xa ông nội thường đi theo vì  sợ có điều bất trắc xảy ra cho con mình.

Lúc các cô và ba đã trưởng thành ông nội cũng không muốn con cái sống xa mình. Trong thời gian ba đi lính, có lần ông nội đến thăm ba nơi tiền đồn đèo heo hút gió, ở lại, nghe tiếng đại bác suốt đêm trong khi ba dẫn quân đi tiếp viện cho một đơn vị bạn. Ba biết chắc ông nội rất lo sợ cho sinh mạng đứa con mình. Những nơi ba đã trú quân như Đam Pao, Phú Sơn, La Ba hay Bồng Sơn, Phù Mỹ, Khánh Dương… hầu như nơi nào ông nội cũng đều  đặt chân đến.

Nói đến bà nội, làm ba nhớ đến câu thơ trong kho tàng văn chương bình dân:

“Học trò trong Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế chân đi không đành!”

Vì chân đi không đành nên khi vào lại xứ Quảng ông nội đã đem bà nội về cùng. Đối với bà nội thì:                         

“Thương chồng thì phải theo chồng,
Chồng đi hang rắn, hang rồng cũng theo”.

Từ đó bà nội đã ở lại xứ Quảng. Bà nội là một người vợ đảm đang, người mẹ dịu hiền, tình thương yêu của bà đối với con cái thật là to tát. Tài sản của ông nội là những mẫu ruộng, những mảnh vườn bị thất thu vì chiến cuộc; các tá điền không đủ thóc lúa để nạp, bà nội phải lén lút bán lần hồi những tư trang để đắp đổi qua ngày. Tình thương yêu bao la rộng lớn như trời biển mà bà đã dành cho con cháu đã được cô Ngọc biểu lộ trong bài điếu văn mà ba đã đọc trong ngày đưa tiễn bà đến nơi an nghỉ cuối cùng:                                       

“Má kính yêu,

“Con thật là một đứa con bất hiếu, đã bỏ má ra đi trong lúc má tuổi già sức yếu cần được chăm sóc; và ngay đến lúc má từ bỏ cõi đời này để đi qua một thế giới khác, con cũng không thể về để đưa tiễn được. Lòng má thương con rộng lớn như trời, như biển, con biết má chẳng bao giờ trách cứ con, dù con đã bỏ má ra đi, má chỉ mong con được sung sướng và hạnh phúc. Cho dầu biết vậy nhưng lòng con vẫn cứ ray rức nuối tiếc không nguôi. Má đã nuôi con khôn lớn, đã lo cho con từng ly từng tí, từ vật chất đến tinh thần. Không những má đã nuôi nấng con không thôi, má còn nuôi và dạy dỗ, chăm sóc các con của con nữa. Má thật là một người đàn bà tuyệt diệu, hiền lành, chân chất, suốt đời chỉ biết lo cho chồng, cho con. Suốt tuổi ấu thơ con đã sống trong vòng tay thương yêu, ấp ủ của má, má như một bà tiên hiền diệu. Con chỉ cần ao ước được ăn món nào thì ngay sáng ngày hôm sau đã thấy nó nóng hổi, thơm phức đặt ở bàn ăn, giống như bà tiên với chiếc đũa thần; nhưng má của con không có đũa thần, không biến hóa ra thức ăn có ngay tức khắc mà con biết má đã thức khuya, dậy sớm để nấu nướng. Thời con còn nhỏ con nghĩ chắc má chẳng ngủ đâu vì khi con đi ngủ thì má hãy còn cặm cụi may vá nấu nướng và khi con thức dậy đã thấy má với các món ăn nóng hổi ở trên bàn  ăn. Khi lớn lên những ngày con học thi hầu như má cũng thức theo, khi nấu nồi chè, nồi cháo tẩm bổ cho con cái học thi. Mỗi buổi trưa, buổi chiều má thường ra cổng đứng ngóng từng đứa con đi học về. Tuổi thơ êm đềm có má không còn nữa, hôm nay con mất má, con mất cả bầu trời rồi!.

Ôi làm sao nói hết được những gì má đã lo cho con, má đã thương yêu, hy sinh cho con như thế nào.

Hôm nay ngày “Mother Day”- ngày của má mà má không còn nữa, thôi hết từ nay con không còn sung sướng nhận chiếc bông hồng cài trên áo, con bùi ngùi với chiếc bông trắng với bao niềm thương nỗi nhớ về má.

Rồi  một ngày nào đó con sẽ được gặp lại má. Thôi má hãy yên nghĩ nơi suối vàng. Chúng con sẽ sống theo những gì má đã dạy bảo chúng con.

Con gái của má,

Võ thị Mỹ Ngọc.                                             

      Các con thân thương,

      Công ơn dưỡng dục của cha mẹ như núi Thái Sơn, như mạch nước trong nguồn luôn luôn tuông chảy không bao giờ cạn. Ngày xưa khi các cô và ba đi đâu xa ông nội hoăëc bà nội thường đi theo cùng làm ba rất bực vì không được tự donghĩ thầm “ Đúng là ông bà già hay lo xa, hủ lậu, không chịu chơi”... Nhưng ngày nay mỗi khi các con đi đâu xa ba mẹ cũng rất lo, mỗi khi các con về trể mà không báo trước là ba mẹ cuống quýt lo sợ vì không biết có chuyện gì xảy đến cho con mình.

Nhớ lại những năm sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, mặc dầu là một Phật tử ba cũng nuôi vài con gà, vài con thỏ để các con có chút ít chất đạm (protein) trong người. Những lon sữa, những gam đường tiêu chuẩn thay vì bán đi theo giá chợ đen để có thêm nguồn thu nhập, mẹ lại để dành cho các con uống. Những xấp vải mẹ cũng để dành may áo cho các con khi tết đến; rồi đến chiếc xe đạp  cũng vậy. Những ngày tháng ba bị tù hay đi làm xa, mẹ vừa đi dạy, lại còn lo cơm nước, giặt dủ, vừa là thầy dạy các con học chử, đôi khi các con đau ốm mẹ càng khổ cực hơn  Riêng phần ba thì chấp nhận đi làm cầu đường ở những vùng kinh tế mới xa xôi để gia đình ta khỏi phải bị đưa đến vùng ven biên hay vùng kinh tế mới. Sau nầy ba đã vượt biên cũng vì muốn cho các con có một đời sống tốt đẹp hơn, mặc dù ba biết rằng biển cả có thể là mồ chôn tấm thân (giả tạm) nầy.

Nay các con đã thành đạt ba rất vui mừng. Tuy công đã thành, danh đã toại nhưng ba mẹ vẫn thấy các con là những đứa con bé nhỏ ngày nào. Những lo âu về gia đình, về công ăn việc làm của các con cũng là mối lo âu của ba mẹ.

Khi nói đến đời sống tinh thần hay tâm linh, chúng ta thường nghĩ đến tôn giáo. Thông thường giới trẻ ngày nay quan niệm rằng tôn giáo nào cũng tốt, cũng dạy cho con người làm điều lành tránh điều dữ. Các con nói đúng song ba nghĩ các con mới chỉ đúng một phần, như chỉ nhìn vào một góc cạnh của chiếc lăng kính trong khi ở những góc độ khác lại có những hình ảnh và màu sắc khác. Ba nghĩ rằng khi ta nhìn vào các tôn giáo giống như ta nhìn vào một bài toán, tuy cùng một đáp số nhưng chúng ta có nhiều cách giải, cách giải nào ngắn gọn và rõ ràng thường được thầy giáo cho nhiều điểm và khen là người học trò thông minh. Đáp án đúng mà cách giải ngắn, gọn, hay đẹp… mới là điều đáng đề cao. Một dẫn dụ khác ba nêu ra đây: những phân tử carbon với ba phẩm loại khác nhau. Than đá non còn gọi là than mùn, than đá mỏ rắn chắc có màu đen tuyền và phẩm loại sau cùng mà ba muốn nói là kim cương. Tại sao lại có ba hiện tượng khác nhau như thế? Nếu nói theo từ toán học thì gọi là điều kiện ắt có và đủ, nếu nói theo giáo lý nhà Phật thì đó là do nhân duyên tạo thành.

Tôn giáo cũng vậy. Nếu nói tôn giáo nào cũng muốn con người toàn thiện, toàn mỹ thì tại sao có những tôn giáo gây nên cảnh chiến tranh khiến cho nhân loại phải điêu linh khổ sở. Các con sẽ bảo bản chất tôn giáo không có chiến tranh, chiến tranh là do con người gây nên; nói như thế, ba nghĩ rằng các con đã quên rằng tôn giáo là do con người tạo dựng. Do đó phương tiện đưa đến cứu cánh chân thiện mỹ cũng khác nhau tùy theo quan niệm của mỗi vị giáo chủ lập nên tôn giáo đó.

Thông thường các tôn giáo độc thần dạy các tín đồ tin vào một đấng toàn năng đã tạo dựng nên vũ trụ, vạn vật, con người. Là con cái của thượng đế thì phải  tin theo và phải làm cho những người khác phải tin theo bằng bất kỳ phương cách nào miễn đạt sẽ được tha tội, sẽ được lên thiên đường... Vì chỉ là tín lý nên họ đã phạm phải lỗi lầm khi hành động làm sáng danh đấng tạo hóa nên gây ra những cuộc thánh chiến, biến xã hội loài người thành địa ngục trần gian, trong khi đó thiên đường ở tận đâu đâu không có thật!.

Khác với các tôn giáo độc thần, đạo Phật cho rằng tất cả khổ đau của loài người là do vô minh mà có, nghĩa là do chính mình gây nên. Khi con người phá được màn vô minh thì con người hết khổ, con người sẽ được giải thoát. Đức tính từ bi trong đạo Phật cũng khác với lòng bác ái của tôn giáo khác. Nó không nhằm làm sáng danh một ai mà nó phát xuất bằng từ tâm, nghĩa là thương chúng sinh như chính mình thương mình.

Những lời Phật dạy không những có ghi trong kinh điển một cách chính thống mà còn được lưu truyền rất phổ quát trong dân gian, ba tạm gọi là kinh điển dân gian. Loại kinh điển nầy được phổ biến qua những câu chuyện cổ tích khuyên con người ăn hiền ở lành để được hưởng phước, như chuyện Tấm Cám, chuyện Cái cân thủy ngân, chuyện Thập bát La Hán, chuyện Anh chàng giết lợn... Về ca dao, tục ngữ thì như: “Dẫu xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người”, hoặëc “Lênh đênh cửa bể Thần Phù, khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”. Để nói đến bổn phận làm con đối với cha mẹ trong dân gian có câu “Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu”.

Câu “Phật trong nhà không thờ mà thờ Thích Ca ngoài đường” có lẽ phát xuất từ câu chuyện có một anh chàng mộ đạo nọ xin phép mẹ già cho đi xa tìm Bụt để học giáo pháp của ngài. Bụt bèn thị hiện bảo rằng Bụt đã xuống thị thành để giảng pháp, nếu muốn nghe lời giảng dạy của ngài thì hãy đi về hướng cũ, nếu gặëp ai mang đôi dép ngược thì người đó là Phật. Chàng nghe lời; đi, đi mãi song chẳng thấy ai mang dép ngược cả. Một ngày kia, khi đi ngang qua nhà, đã vào nữa đêm chàng bèn vào nhà. Người mẹ đang ngủ, nghe tiếng con về mừng rỡ vô cùng, lật đật ra mở cửa. Mẹ con liền ôm nhau mừng mừng tủi tủi. Khi đèn được thắp sáng, người con nhìn xuống chân mới thấy mẹ mình mang dép ngược, lúc đó người con mới hiểu rằng hiếu thảo với cha mẹ chính là tôn kính Phật vậy. Từ đó chàng một mực hiếu thảo với mẹ già.

Để nói lên mối liên quan giữa con người với con người, có câu “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”. Câu nói nầy làm ba nhớ lại một bài ca của gia đình Phật tử thường hát trước khi cùng ngồi ăn chung với nhau, trong các lần sinh hoạt trại: “Cơm canh kia rồi, chúng ta ơi! Chúng ta cùng ngồi ăn, chúng ta cùng ngồi ăn, nhưng ta nên nhớ rằng; hạt cơm kia từ mấy tháng trời, anh em nông phu ra công cày công xới; ta ngồi ăn nhưng công kia nào quên”...

Những câu chuyện ba nêu ra đây không ra ngoài những lời Phật đã dạy, đó là ơn Tam Bảo, ơn Cha mẹ, ơn Thầy và ơn Xã hội. Đối với nhữïng người con Phật,, sự nhớ ơn cha mẹ không phải trong một ngày như ngày Motherday hay ngày Fatherday của Tây phương, sự tưởng nhớ đó kéo dài từ ngày rằm tháng tư cho đến rằm tháng bảy. Trong ba tháng nầy cũng là thời gian Chư Tôn Dức Tăng Ni vào ha,ï người Phật tử thỉnh cầu qúi vị đó cùng mình hộ niệm cho ông bà cha mẹ, và cửu huyền thất tổ được siêu sanh tịnh độ. Ôn Thích Mãn Giác tức thi sĩ Huyền Không đã có mấy câu thơ thật bất hủ, vì câu thơ nầy nói lên được nền văn hóa Việt tộc cũng là nền văn hóa Phật giáo:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”

Thật vậy, nhìn vào xã hội Việt Nam, ngôi đình, mái chùa, chúng ta đi đâu cũng thấy, từ những làng mạc xa xôi hẻo lánh cho đến nơi thành thị sầm uất, hầu như mọi sinh hoạt điều liên quan đến đình hoăëc chùa. Những lời Đức Phật dạy không những đã ghi lại trong kinh điển qua các kỳ kiết tập, mà những giáo lý của ngài còn được thấm nhuần trong dân gian qua những câu chuyện có tính luân lý, đạo đức những câu phong dao, tục ngữ khuyên răn người đời lo tu tâm dưỡng tánh để hưởng được phước báu ngay hiện tạimai sau.

Ba thiết nghĩ không có một tôn giáo nào có lời dạy bảo rốt ráo và phổ quát như thế. Nó đã ăn sâu và bám rễ vào lòng dân tộc, tạo nên nền văn hóa nhân bản đầy tình người. Ngoài ra những lời Ngài dạy bảo luôn luôn đi đôi với hành động và phong cách của một vị tôn sư khi ngài nói “Đề Bà Đạt Đa là chân thiện hữu của ta”.

Những lời tâm tình nầy ba hy vọng các con đã hiểu, như thế nào là viên kim cương quí giá với một cục than đá tầm thường. Ba hy vọng rằng các con đừng như anh chàng cùng tử có người cha cho viên ngọc quí mà cứ bỏ trong túi áo không biết đem ra xài. Các con hãy dùng trí tuệ của mình để giải đáp bài toán tôn giáo theo phương cách Phật giáo cho thân tâm các con được an lạc, để các con an vui kiên định được niềm tin về tôn giáo của mình:

“ Dù ai nói xỏ nói xiên,

Thì ta vẫn vững như kiềng ba chưn”.

Hoăëc :

“ Dù ai nói đông nói tây,

Thì ta vẫn vững như cây giữa rừng”.

Ba rất vững tin vào tôn giáo mình đang theo vì trong suốt chiều dài lịch sử truyền đạo. Phật giáo chưa bao giờ làm đổ máu hay kỳ thị bất cứ một tôn giáo nào. Nếu có chăng? Phật giáo là nạn nhân của các sự kỳ thị và hận thù của các tôn giáo khác. Phật giáo luôn luôn là tôn giáo của tình thương. Hành trang của người phật tửBI TRÍ DŨNG, do đó chúng ta không lấy gì làm lạ khi  Liên Hiệp Quốc đã chọn Phật giáoTôn giáo của Hòa Bình và đại lể Phật Đản năm 2550 vừa qua đã được UNESCO đứng ra tổ chức một cách trọng thể tại Thái Lan , có nhiều đại biểu các nước Phật giáo tham dự,

Vu Lan 2550-2007

               

            Nhớ  Mẹ

Đã bao mùa bông hồng không cài áo,
Lòng đau buồn thân phận kẻ mồ côi.
Mẹ ra đi, giờ mẹ đã đi rồi,
Nay đơn độc, mình con trong cuộc sống.                      
Mẹ thương con như trời cao, biển rộng,                      
Như Thái sơn, mạch nước ở trên nguồn,                      
Dòng nước kia, dù tuông chảy luôn luôn,                      
Cũng chẳng sánh bằng công ơn của mẹ.                      
Mẹ ru con giấc ngủ những trưa hè,                      
Đêm đông lạnh, mẹ nhường con nơi ấm,                      
Mẹ  vui vẻ chịu nằm nơi ướt ẩm,                      
Cho con đây được yên giấc đêm thâu.                      
Khi con thơ bị bệnh, mẹ lo sầu,                      
Mẹ không ngủ, vẫn nằm bên trăn trơ.                     
Những đêm khuya con ngồi ôn bài vơ,                     
Mẹ vẫn  ngồi may vá áo cho con,                        
Bên bếp hồng, mẹ nấu  món ăn ngon,                      
Để sáng dậy con ăn khi đến lớp.                      
Con vẫn biết cuộc đời là tan hợp,                      
Nhưng vẫn buồn, đau khổ cảnh chia ly                      
Giờ con đây cầu nguyện Đức Từ Bi,                      
Để mẹ sống an vui nơi tịnh độ,                      
Đức Di Đà, cầu xin Ngài cứu khổ,                      
Mẹ, ơi mẹ, con nay xin hồi hướng.
Ôi làm sao nói hết được tình thương,                      
Mẹ đã dành cho đứa con thơ dại,                      
Con vẫn muốn cuộc đời con trẻ mãi                      
Trong vòng tay bảo bọc của mẹ thôi,                        
Nhưng thời gian nào có chịu ngừng trôi,                      
Mẹ ra đi  để trong con bao hối tiếc.                                           

Vu Lan 2550 - 2007                            

                       

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/08/2014(Xem: 10209)
05/08/2010(Xem: 98690)
19/08/2015(Xem: 6650)
24/08/2018(Xem: 5004)
04/08/2020(Xem: 10057)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :