Làm Sao Định Lượng Chữ Hiếu?

07/08/20224:43 SA(Xem: 2546)
Làm Sao Định Lượng Chữ Hiếu?
LÀM SAO ĐỊNH LƯỢNG CHỮ HIẾU? 
Nguyên Cẩn

Những chuyện cần suy ngẫm

Theo Vietnamnet, có một cặp vợ chồng 2 con. Thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng. Khi bà mẹ chồng dưới quê lên Sài Gòn chữa bệnh, anh chồng sợ nếu về quê, không ai lo cho bà nên đề nghị bà ở lại với vợ chồng anh. Cô vợ yêu cầu mẹ chồng đóng góp phí sinh hoạt 3 triệu đồng/tháng, vì cô tuyên bố việc bà đóng góp là “hợp lý”. Anh chồng không đồng ý, vì bà là người đã bán đất mua nhà cho vợ chồng anh, chưa kể công lao nuôi anh từ bé. Họ bất đồng và anh chồng lỡ tát vợ một cái nên gửi báo nhờ tư vấn cách xử lý tiếp theo tránh tan cửa nát nhà (!).

Trong tác phẩmVàng trên biển đá đen” của Elena Pucillo Truong, nhà văn Ý sống và viết truyện ngắn ở Việt Nam, chúng ta thấy có một câu chuyện buồn - truyện Con chim nhỏ trong lồng - trong đó nói về thân phận các bậc cha mẹ. Một bà lão bị cô con dâu tiếm quyền, đối diện sự ruồng rẫy ngay trong chính ngôi nhà của mình. Bà cô đơn và bất lực. “Bị giam hãm giữa bốn bức tường, tôi như chết từng ngày, lặng lẽ ngồi cô đơn trên thành giường mà chẳng có căn phòng riêng nào để trú ẩn. Những tiếng động bên kia bức tường là của những người xa lạ, của những người hàng xóm không quen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau của tôi...”. Ở một đoạn khác “… sự khiếp đảm và kinh hoàng đẩy tôi qua lại giữa những chồng gạch xây cao, như con chim bị nhốt trong lồng đang tuyệt vọng tìm cách vượt qua những chấn song để tìm tự do”. Ngày nọ, bà thấy mình “… chẳng còn gì khác, đứa con dâu đã vứt bỏ tất cả những gì còn lại trong căn nhà, quần áo, vật dụng, cuộc đời... và sự phiền hà duy nhất mà tôi mang lại cho đứa con dâu chỉ là một bát cơm… nhưng tôi cũng chẳng còn muốn nuốt”. Cuối cùng, bà đã chọn cho mình một lối thoát: lao mình ra ngoài cửa sổ tìm chút tự do cho riêng mình! “Trên môi tôi vẫn nở một nụ cười, thật ngọt ngào để khỏi phải thét lên, sợ làm phiền người khác” (CCNTL)

Và còn nhiều chuyện khác liên quan đến chi phí nuôi cha mẹ như nhiều bài đăng trên các báo hàng ngày về việc “nhường” nhau nuôi cha hay mẹ đến mức đùn đẩy, tranh cãi trong nội bộ anh chị em...

Hiếu là sòng phẳng

Cô vợ ấy đúng hay sai thì cũng đã rõ, vì chỉ xét riêng đến việc “sòng phẳng” thì cô đã không làm tròn. Hay nuôi cha mẹ chỉ cho ăn mà thiếu tình yêu hay sự kính trọng thì theo người xưa vẫn chưa tròn chữ hiếu.

câu chuyện kể về một đứa con lúc nào cũng mặc cả tiền bạc với mẹ của mình cho những công việc thường ngày: cắt cỏ: 5 đô-la; dọn dẹp: 1 đô-la; đổ rác: 1 đô-la; học tập tốt: 5 đô-la; trông em: 25 xu... Và cậu nhận được câu trả lời nhẹ nhàng của mẹ cũng trên tờ phiếu tính tiền vào buổi tối hôm ấy. Chín tháng mười ngày trong bụng mẹ: miễn phí; chăm sóc cầu nguyện khi con đau ốm, tiền học: miễn phí; nhiều đêm thức trắng không ngủ, đồ chơi, thức ăn, quần áo, và cả nước mắt của mẹ do con gây ra: tất cả đều miễn phí; và trên tất cả là tình yêu của mẹ dành cho con: cũng hoàn toàn miễn phí. Khi đọc những dòng chữ này, cậu bé đã xúc động và ghi: Mẹ sẽ được nhận lại đầy đủ và không dám đòi tiền mẹ nữa. Chúng ta có bao giờ cảm thấy mình đã “sòng phẳng” với cha mẹ mình chưa? Tôi e rằng chúng ta không bao giờ trả hết ơn cha mẹ. Vì sao ư? Có người bạn tôi giải thích những nghịch lýchúng tôi rất mong các bạn phản đối:

- Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là vô hạn, còn tình yêu của con cái dành cho cha mẹ chỉ là cái gì đó hữu hạn mà thôi.

- Con cái bị bệnh thì cha mẹ hết mình chăm sóc, cha mẹ bị bệnh thì con cái hỏi thăm qua loa và coi thế là đã đủ.

- Con cái tiêu tiền của cha mẹ thì xem đó là lẽ đương nhiên, còn cha mẹ tiêu tiền của con cái không dễ dàng như vậy.

- Đất đai, nhà của cha mẹ là đất đai, nhà của con cái, còn đất hay nhà của con cái thì không còn là của cha mẹ nữa.

Định lượng nào cho chữ Hiếu?

Đã có tranh luận về việc “luật hóa” chữ hiếu, mà có người to tiếng cho rằng xúc phạm “giới làm con”, vì xem họ như những kẻ thiếu trách nhiệm hay đạo đức. Nhưng ở Singapore hay Trung Quốc, người ta đã ghi vào luật về “quyền được cấp dưỡng, chăm sóc” của cha mẹ mà các con phải tuân thủ. Họ quy định cả mức tiền phải chu cấp. Có người cho rằng hay là tiếp thu văn minh Tây phương, vốn được coi là nền văn hóa mà ở đó cha mẹ và con cái có nghĩa vụ rạch ròi: cha mẹ nuôi con đến 18 tuổi, sau đó các con vay tiền nhà nước đi học tiếp và tự lo thân; về phần cha mẹ già, đã có an sinh xã hội lo, có nursing home. Khi cần, nhấc điện thoại dùng zalo, messenger hay facetime là có thể nhìn thấy nhau, rồi cũng như người nước ngoài: cứ Hello, Goodbye vài tiếng là xong!

Việt Nam thì sao?

Trong lịch sử pháp luật Việt Nam, hiếu đạo đã được quy định trong những bộ cổ luật. Nói đến chữ hiếu trong luật pháp là nói đến quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với cha mẹ, ông bà. Hai Bộ cổ luật là Quốc triều hình luật (còn được gọi là Bộ luật Hồng Đức, Lê triều hình luật) thời Lê và Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long) thời Nguyễn đều có những chương về chữ hiếu.

Ngay Điều 2, Chương đầu tiên của Quốc triều hình luật (Chương Danh lệ Quyển I) đã quy định bất hiếu là một tội trong “thập ác” (mười tội ác). “Bất hiếu là tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo; nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường...”. Theo đó, khi ông bà, cha mẹ còn sống, con cháu phải tôn kính, phụng dưỡng, vâng lời, bảo vệ ông bà, cha mẹ, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt. Nếu con cháu trái lời dạy bảo và không phụng dưỡng bề trên mà bị ông bà, cha mẹ trình lên quan thì xử tội đồ làm khao đinh (phục dịch quân đội); con nuôi, con kế mà thất hiếu với cha nuôi, cha kế thì xử phạm tội trên một bậc và mất những tài sản đã chia... Lăng mạ ông bà, cha mẹ thì xử tội lưu châu ngoài (đánh 90 trượng, thích vào mặt 8 chữ, bắt đeo xiềng hai vòng, đày đi làm việc ở xứ Bố Chính - nay thuộc Quảng Bình) v.v. cho đến tội nặng nhất (gây chết) là xử thắt cổ (Điều 11, Chương Đấu tụng quyển IV). Kế thừa các quy định của Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ cũng có nhiều quy định điều chỉnh về chữ hiếu. Hoàng Việt luật lệ cũng xem bất hiếu là một trong “thập ác”. Theo luật này, các hành vi được xem là bất hiếu cũng gần giống như quy định của Quốc triều hình luật.

Hiện nay thì sao? Theo Điều 2 Luật Hôn nhângia đình năm 2000 (Luật HN&GĐ) ghi nhận những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhângia đình, trong đó quy định: “Con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà” (trích khoản 4). Khoản 2 Điều 4 Luật này cũng quy định: “Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ…”. “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ”.

Tiếc là chúng ta không quy định thành số tiền cụ thể cho những khoản trợ cấp mà chỉ ghi chung chung nên trong thực tế, nếu họ không làm cũng chẳng sao! Có cha mẹ nào nỡ tố cáo con ruồng rẫy mình, phần vì tự trọng, phần vì lòng thương yêu nên họ đành im lặng dù lòng buồn tủi nhiều hơn giận.

Hiếu là vô lượng

Rõ ràng, tâm hồn con người được nuôi dưỡng bằng tình yêu từ cha mẹchúng ta phải đền đáp lại tình yêu ấy. Hay nói cách khác, hiếu hạnh là cội nguồn của văn hóa cá nhâncộng đồngKinh Thi đã viết về “Hiếu đạo” “Phụ hề sinh giả, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hiệu thiên võng cực” (Cha sinh ta ra, mẹ bồng bế ta, thương thay cha mẹ, sinh ta khó nhọc, muốn báo đáp ân sâu, khác nào trời cao không lường). Cho dù bạn là nguyên thủ quốc gia hay người nông dân chân lấm tay bùn thì ai, đều phải khắc ghi “chín chữ cao sâu” hay còn gọi là “Cù lao”: Sinh (đẻ ra), Cúc (nâng đỡ), Phủ (vuốt ve), Súc (nuôi cho bú mớm), Trưởng (nuôi cho khôn lớn), Dục (dạy dỗ), Cố (trông nom), Phục (xem tính tình mà bảo ban), Phúc (bảo vệ).

Theo giáo lý nhà Phật thì việc lập trật tự bình đẳng và sự bình an cho xã hội loài người, đoạn tận khổ đau, lấy đạo Hiếu làm căn bản.

“Hiếu tâm tức thị Phật tâm,

Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh”

Một thông điệp ngắn nhưng đầy đủ, tâm hiếu tức tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật.

Đức Phật tán thán công ơn cha mẹ là to lớn khó lòng đền đáp:

“Này các Tỳ kheo, cái này là nhiều hơn, tức là sữa mẹ các người đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, chứng không phải là nước trong bốn biển” (Tương Ưng II, 208).

Đức Phật lại nói tiếp:

“Có hai hạng người, này các Tỳ kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỳ kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt 100 năm cho đến 100 tuổi. Như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cho mẹ và cha. Nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dù tại đấy, mẹ cha có vãi đại tiện, tiểu tiện, dù như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha...” (Tăng Chi I, 75).

Rồi đức Phật giải thích, vì sao công ơn cha mẹ đối với con cái to lớn đến thế.

“Vì cớ sao? Ví rằng, này các Tỳ kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này” (Tăng Chi I, 75).

Tiếc thay, ở đời, số người con hiếu thảo thường ít hơn số người con bất hiếu. Số người sống thuận với đạo lý thế gianđạo Phật thường ít hơn là số người sống ngược với đạo lý thế gianđạo lý nhà Phật. Chính vì vậy mà ở đời, số người bất hạnh có nhiều hơn số người hạnh phúc.

Khi so sánh số người con bất hiếu ở đời quá nhiều, và số người con có hiếu ở đời quá ít, đức Phật đã dùng ví dụ sinh động sau đây: “Rồi Thế Tôn lấy một ít đất trên đầu móng tay mà bảo các bậc Tỳ kheo: “Các người nghĩ thế nào, này các Tỳ kheo! Cái nào là nhiều hơn, một ít đất ta lấy trên đầu móng tay hay là quả đất lớn này?

Họ trả lời: “Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất lớn này: còn ít hơn là một ít đất Thế Tôn lấy trên đầu móng tay...”

Thế tôn dạy: “Cũng vậy, này các Tỳ kheo! Ít hơn là chúng sinh có hiếu kính với mẹ, và nhiều hơn là chúng sinh không hiếu kính với mẹ. Cũng vậy, ít hơn là chúng sinh có hiếu kính với cha, và nhiều hơn là chúng sinh không hiếu kính với cha...”

Ở một lăng kính rộng hơn, giáo lý nhà Phật dạy rằng: Đạo hiếu chính là lòng từ bi. Đạo hiếu của người Việt từ xưa có nét đặc thù riêng được đề cập trong Lục Độ Tập Kinhhiếu đâu phải chỉ thương cha, thương mẹ là đã làm tròn hiếu đạo của một con người, mà còn phải hướng cha mẹ về đường ngay nẻo chánh, giúp cha mẹ vượt qua sai lầm, giúp nghèo cứu đói, thương nuôi quần sinh, là đứng đầu của trăm hạnh. Như vậy, bản chất của Hiếu là Từ bi, không chỉ phụng dưỡng cha mẹ về mặt vật chất như Hiếu Kinh mà còn phải đánh thức tứ vô lượng tâm trong cha mẹ nếu như ta không may làm con những người thiếu đức. Cho nên thể hiện đạo hiếu của người Việt được cha ông ta dạy rất cụ thể“Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là giá trị nhân văn được kết tinh từ tâm hiếu thảo trong gia đình để rồi định danh cho tình đồng bào, đồng lòng thiết lập để mọi người ứng xử hiếu thuận trong mọi hoàn cảnh xảy ra, trong mọi điều kiện môi trường sống, cùng nhau chia bùi sẻ ngọt, vượt qua mọi khó khăn, hướng tới hạnh phúc trong từng giai đoạn, từng thời khắc lịch sử của cả dân tộc.

Thế nên chữ Hiếu trong giáo lý Phật, dù là người tại gia hay xuất gia, đều có phạm trù rộng lớn hơn là những quan niệm Nho giáo trước đây. Nếu một cư sĩ nghĩ đến mẹ mình trong Ngày Vu lan trong tâm thế “kế tục miên trường”:

“Con cài bông hoa trắng

Dành cho mẹ đóa hồng

Mẹ nhớ gài lên ngực

Ngoại chờ bên kia sông” (Đỗ Hồng Ngọc)

Thì một tu sĩ lại viết:

“Vu Lan đến! Nhìn quanh con có người cài hoa trắng

Nghe trong con đăng đắng phận mồ côi”.

(Lăng Già Tâm - bút danh của HT Thiện Đạo)

Trong mùa Vu Lan, tác giả chạnh lòng nhớ thương người mẹ đã đi xa của mình, khi nhìn thấy những “đóa hồng trắng” được cài trên áo của những người không còn mẹ, quanh mình. Nhà thơ chợt cảm nhận “phận mồ côi” - nỗi buồn khi không còn mẹ bên cạnh để được yêu thương, vỗ về; và để đáp đền công ơn sinh thành dưỡng dục, khiến nhà thơ bộc bạch:

“Mẹ hiền ơi! Con cúi đầu tạ tội

Mẹ ở đâu, biết tìm mẹ nơi đâu?”. (LGT)

Trong nỗi tuyệt vọng, người con chỉ còn biết dâng hương cầu nguyện, nương tựa vào Tam Bảo, hộ trì cho cha mẹ được an vui, tịnh lạc, ở chốn vĩnh hằng Tây Phương.

“Tiếng kinh cầu dâng mẹ bớt niềm đau

Câu hiếu đạo con thấy mình bé nhỏ.

Vô lượng kiếpvô cùng kiếp nữa

Ân mẹ hiền sáng tựa trăng sao”. (LGT)

Đức Phật dạy cho chúng ta về Tứ Trọng Ân (bốn ân quan trọng), đó là: (Ân Ông bà - Cha Mẹ, Ân Tam bảo - Thầy tổ, Ân Đất nước - xã hội, và Ân Chúng sinh). Đây là bốn ân cao quý rất quan trọng đối với người Phật tử, để làm nền tảng đạo đức vì như đã nói ở trên “Tâm Hiếu là Tâm Phật”.

Thế nên Hiếu là vô lượng!
(Trích: Tạp Chí Phật Học Từ Quang 41)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/11/2015(Xem: 9567)
10/08/2019(Xem: 5839)
03/09/2017(Xem: 5913)
04/09/2023(Xem: 1588)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.