Nội San Bát Nhã Số 3 Kính Mừng Đại Lễ Vu Lan - Báo Hiếu

20/08/20235:38 SA(Xem: 1562)
  • Tác giả :
Nội San Bát Nhã Số 3 Kính Mừng Đại Lễ Vu Lan - Báo Hiếu
NỘI SAN BÁT NHÃ SỐ 3
KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN - BÁO HIẾU
Tác giả: Ban Trị sự Phật giáo thành phố Biên Hòa

noi san bat nha so 3 phat giao bien hoaPDF icon (4)

Nội San Bát Nhã Số 3 Phật Giáo Biên Hòa

LỜI BAN BIÊN TẬP

Quý bạn đọc thân mến!

Vu Lan là mùa nhắc nhở chúng ta về triết lý nhân sinh của Phật giáo, nơi mà các giá trị đạo đức cốt lõi như lòng biết ơn, lòng hiếu thảo, tinh thần tri ân báo hiếu đền ơn cha mẹ được lên ngôi. Gương hiếu hạnh của Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ thoát khỏi cảnh khổ chốn u đồ, đã và đang lan toả, lay động và thấm sâu vào trái tim, khối óc của hàng triệu người dân Việt Nam. Đó cũng là chủ đề mà Ban Biên tập Nội san BÁT NHÃ hướng tới.

Thưa quý vị! Trên tay quý vị là ấn phẩm Nội san BÁT NHÃ số 03 do Ban Trị sự - Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) thành phố Biên Hoà thực hiện. Sau khi cuốn Nội san BÁT NHÃ số 02 ra mắt bạn đọc, Ban Biên tập chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự yêu mến và góp ý từ cộng đồng phật tử nói chung, và những người có cảm tình với đạo Phật nói riêng. Thật bất ngờ và cảm kích khi có những quý phật tử đến tận Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP. Biên Hòa - Chùa Đức Quang phường Tân Phong - với mong muốn được mua những cuốn Nội san BẤT NHÃ số 02 để đọc và tặng cho người thân và bạn bè của họ. Đây thật sự là một niềm động viên khích lệ lớn lao đối với Ban Biên tập Nội san BÁT NHÃ, và là nguồn động lực để tập Nội san BÁT NHÃ số 03 được phát hành rộng rãi hơn, đáp ứng nhu cầu của độc giả muốn tìm hiểu đạo Phật, và ngày càng xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng từ quý độc giả.  

Có được thành quả trên đây chính là nhờ được sự thương tưởng của chư tôn đức chứng minh và thành viên Ban Trị sự GHPGVN thành phố Biên Hòa, nhất là Hòa thượng Thích Thiện Đạo, nguyên Trưởng Ban Trị sự, cùng chư tôn đức tăng, ni viện chủ, trụ trì các tự viện trên địa bàn thành phố Biên Hòa đã lưu tâm, dốc sức tạo mọi thiện duyên cho Ban Biên tập Nội san BÁT NHÃ hoàn thành tốt công tác truyền tải văn hoá Phật giáo của mình. Bên cạnh đó là sự nhiệt tình đóng góp của những người hữu trách: quản lý, biên tập, phát hành, in ấn; sự cộng tác bài vở thường xuyên của các tác giả, sự ủng hộ của quý phật tử - những bạn đọc trung thành luôn phát tâm ủng hộháo hức đợi chờ những ấn phẩm tiếp theo của Ban Biên tập chúng tôi.

Xin gửi đến tất cả quý vị lời cảm ơn chân thành nhất, và hy vọng sẽ luôn đón nhận được những tình cảm vô giá từ quý vị cho những cuốn Nội san BÁT NHÃ tiếp theo.

Chúc quý vị đón một mùa Vu Lan lắng đọng đầy ý nghĩa, và thắm tình đạo vị.

Ban Biên tập Nội san BÁT NHÃ

Tạo bài viết
16/08/2023(Xem: 14260)
13/08/2013(Xem: 17868)
31/07/2014(Xem: 6280)
02/08/2011(Xem: 42487)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…