Thư Viện Hoa Sen

Báo Ân Cha Mẹ | Vĩnh Hảo

02/08/20243:53 SA(Xem: 855)
Báo Ân Cha Mẹ | Vĩnh Hảo

blankBÁO ÂN CHA MẸ
 Vĩnh Hảo

 

  

vu lan bao hieuNhận được hình hài này từ cha mẹ, một khi con trưởng thành và có đủ nhận thức, con biết con cần phải phát triển từ thể chất đến tinh thần; vì không tự tiến về phía trước với sự bảo bọc, dìu dắt của cha mẹ, chính là vô ân.

Trong suốt những năm tháng dưới sự nuôi nấng dạy dỗ của cha mẹ, con luôn cảm nhận được tình thương bao la, vô điều kiện của cha mẹ dành cho con, dù hình thể của con đẹp hay xấu, lành lặn hay tật nguyền; dù tánh tình của con ngoan hiền hay bướng bỉnh, thông minh hay chậm lụt; và dù khi bước chân vào trường đời, con thành công hay thất bại.

Nhận thức về công ơn, cảm nhận về tình thương của cha mẹ như thế, con biết con cần phải sống như thế nào để không phụ lòng cha mẹ.

Về thể chất, con biết tự chăm sóc bản thân, không phung phí sức lựcthời giờ vào những trò chơi vô bổ làm hại đến sức khỏe; không tàn phá hủy hoại thân thể bằng sự nghiện ngập say sưa, rượu chè hút xách.

Về tinh thần, con biết phân biệt thế nào là tốt-xấu, thiện-ác; biết tuân thủ những luật tắc và lề thói căn bản đạo đức của làng nước; biết những gì là hủ tục cần vượt bỏ, những gì là mỹ tục cần áp dụng, triển khai.

Đối với gia đình, con hiểu đây là nền tảng để xây dựng xã hội, quốc gia; vì vậy, gia đình cần sự hòa hợp êm ấm, trên dưới thuận thảo với nhau trong tình thương yêu và cảm thông; mỗi thành viên gia đình phải tự thể hiện đúng chức năngvai trò của mình đối với các thành viên khác để có cuộc sống hài hòa, an vui.

Đối với xã hội, con ý thức rằng giữa cá nhân, gia đìnhxã hội có sự tương quan chặt chẽ; cá nhângia đình có thể ảnh hưởng tốt/xấu đến xã hộixã hội cũng luôn tác động tốt/xấu đến cá nhângia đình. Trong tương quan đó, con phải biết tương nhượng và chia sẻ quyền lợi một cách công bằng chứ không phải lúc nào cũng chỉ biết thủ lợi về phần mình; ngược lại cũng không để xã hội chèn ép, áp bức, lợi dụng năng lực cá nhân. Con biết để trở thành người hữu dụng trong xã hội, con phải hết lòng cống hiến khả năng, công sức và thời giờ của mình để góp phần làm lợi ích cho tha nhân, vì làm lợi ích cho tha nhân cũng chính là làm lợi ích cho con và gia đình.

Đi xa hơn, ngoài phạm vi xây dựng hạnh phúc gia đình, xã hội với việc sinh nhai và giao tiếp thường ngày, con cũng tự ý thức trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc. Dân tộc là trên hết, thể chế và đảng phái chính trị chỉ là nhất thời (1).

Là công dân của một nước độc tài, con phải luôn ý thức rằng độc tài kềm hãm sự phát triển quốc gia, cưỡng đoạt sự tự do của dân tộc; vì vậy con cần phải góp phần vào tiến trình cải cách xã hội, giải thoát dân tộc ra khỏi chế độ độc tài ấy, bất kể phải trải thời gian bao lâu.

Là công dân một nước dân chủ, mà sự tự do phồn thịnh được thừa hưởng từ tiền nhântổ phụ lập quốc, con luôn nhớ ơn, trân quý và tận lực bảo vệ di sản ấy, không để vuột mất bởi sự manh động của bất kỳ cá nhân, dòng tộc, thiểu số vị kỷ hay đảng phái nào có khuynh hướng độc tài, vụ lợi, phi luân. Con ý thức trách nhiệmquyền hạn của con trong phổ thông đầu phiếu (2): sử dụng lá phiếu một cách thận trọng, đúng đắn, với ý thức tự do, với tinh thần dân chủ, bầu chọn người lãnh đạođạo đức và có chính sách ích nước lợi dân; không bầu chọn kẻ độc tài mị dân, tham nhũng, lạm quyền.

 

Khi con chính thức bước vào cuộc đời với niềm tin nơi chân-thiện-mỹ, với trí thứckinh nghiệm của một con người có phẩm cách được huấn dục từ cha mẹ hiền thiện, con biết những điều con suy nghĩ, nói năng và hành động như trên là cách báo ân tốt nhất mà con có thể.

Nhưng nếu không may, cha mẹ của con là những người không hiền thiện, không chánh tín (3), không chánh kiến (4), con cũng xin giữ vững phẩm cách đạo đức và hành xử chính trực của con như là cách để đền đáp ân nặng sinh dưỡng của cha mẹ. Con sẽ không mù quáng tin và nghe theo những điều bất thiện, bất chánh của cha mẹ để kéo cả gia đình vào chỗ đạo đức suy đồi, băng hoại, mà cần phải kiên nhẫn thuyết phục cha mẹ hướng về nẻo thiện chân.

 

Hướng về cha mẹ hiện tiền hay đã là cổ nhân, con xin tạc dạ tri ân và nguyện báo đền ân sâu bằng từ bi, trí tuệ và bằng sự lợi hành không mỏi mệt đối với tha nhân, đối với trần gian thống khổ này.

California, mùa Vu Lan năm 2024

Vĩnh Hảo

_______________

 

(1)    Quan nhất thời, dân vạn đại. Ngạn ngữ này có thể hiểu là khi ra làm quan thì chỉ làm quan một thời gian, cuối cùng cũng trở về làm thường dân như mọi người; cũng có thể hiểu rằng chính quyền hay chức quyền chỉ một thời, còn dân mới là trường cửu.

(2)    Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu của một thể chế dân chủ cho phép mọi công dân không phân biệt nam nữ, sắc dân, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tôn giáo hay không tôn giáo... đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử và có giá trị lá phiếu bình đẳng như nhau.

(3)    Niềm tin chân chánh sau khi trải qua sự sàng lọc của trí thức và suy nghiệm chín chắn, dựa trên nguyên lý nhân quả; tức là không mê tín, không cuồng tín.

(4)    Chánh kiến 正見: sự hiểu biết chân chánh về bản chất cuộc đời, bản chất của sinh-tử – một trong tám chi Thánh đạo (Bát Chánh Đạo hay Bát Thánh Đạo); khác với Chính kiến 政見: ý kiến hay quan điểm về chính trị, hay quan điểm riêng về việc nước. Đọc chánh hay chính đều được, nhưng nghĩa của 2 chữ chánh/chính ở trên hoàn toàn khác nhau. Chữ trước, chánh là chân chánh, ngay thật; chữ sau, chánhchánh trị, chính trị, là việc trị nước, hay (theo Tự Điển Hán Việt của Thiều Chửu): “mọi hoạt động của chính phủ, chính đảng, đoàn thể xã hộicá nhân ở trong nước (nội chính) cũng như về quan hệ quốc tế.”

Tạo bài viết
16/08/2023(Xem: 14391)
13/08/2013(Xem: 17935)
31/07/2014(Xem: 6344)
02/08/2011(Xem: 42559)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: