Nghe Tiếng Gà Xuân Tn. Tịnh Quang

28/01/201312:00 SA(Xem: 25415)
Nghe Tiếng Gà Xuân Tn. Tịnh Quang
tuyentapmungxuan3
NGHE TIẾNG GÀ XUÂN

TN. Tịnh Quang

langquevietnamKhông biết tết có tự lúc nào, mỗi khi xuân về tết đến, lòng tôi chợt nao nao… dư âm tiếng gà xuân đâu đây vẫn còn văng vẳng bên tai như ru tôi vào giấc mộng an bình.

Nhớ những ngày cuối năm, khi làn gió đông se thắt, hai cây mai cong queo trước sân nhà tôi kết nụ, lúc này mọi người trong làng đều tất bật sửa sang nhà cửa, đầu đường rộn ràng những câu chào hỏi và chuyên trò về việc làm ăn và cưới hỏi vào năm mới. Chợ Côi và chợ Đưới bày bán đủ thứ đồ tết, đặc biệt hoa Cúc và hoa Vạn thọ vàng rực cả chợ từ sáng đến chiều. Quanh làng, đâu đâu cũng thấy tràn ngập niềm thôi thúc vì xuân.

Tôi hỏi:

-Còn bao lâu nữa mới tới tết hở mẹ?

Mẹ bảo:

-Hăm chín ngày nữa.

Thế là tôi ngóng xuân và đếm tết vào từng ngày; lòng thầm vui vì sắp đến ngày nghỉ học, được ăn mứt, hạt dưa, bánh tét, bánh chân, được mẹ may áo quần mới để mặc đi lễ chùa đầu năm, được lì xì, rồi cùng mấy đứa bạn hàng xóm đến đình làng để đánh Cờ Oi, chơi bài Tới, bài Tiến Lên… vào chiều mồng một, mồng hai tết.

Cứ mỗi sáng thức dậy vừa bước xuống giường, chưa kịp súc miệng rửa mặt là tôi vồn vã hỏi mẹ:

- có phải còn 28 (27, 26…10, 9…1) ngày nữa là tết phải không me?

Mẹ kiên nhẫn trả lời:

- Ừ.

Không gì hồi hộp bằng 30, ngày cận tết; mọi người trong làng ùn ra chợ, ra đường; không khí rộn rã, nô nức của dân làng khiến cho mùa xuân càng thêm nhiều ý vị. Nhớ năm nào đó, vừa ăn cơm chiều 30 mươi xong, tôi hớn hở mặc trước bộ đồ vải xẹt Lào (thay vì sáng mồng một mới được mặc) với màu đỏ chói mà mẹ vừa may xong, cổ áo thắt nơ xanh lá cây, tay áo và lai quần viền ven trắng, và mang đôi guốc gỗ cũng vừa mới mua có màu xanh nước biển, trên quai guốc có gắn bông hồng bằng vải lụa vàng rất xinh. Tôi hãnh diện với áo quần mới, với đôi guốc mới, và đi ỏng qua ẻo lại, không quên xách túi tiền lẻ của mẹ giao phó vào làng phát cho người già neo đơn và người tật bệnh theo lời mẹ dặn: rằng làm phúc cuối năm để sang năm hưởng phước.

Mới 7:00 giờ chiều, mẹ bảo chị em chúng tôi đi ngủ sớm để khuya mẹ gọi dậy đón Giao thừa. Tôi lên giường nằm mà mắt không thể nào nhắm được. Nhìn ra sau vườn qua lỗ hỏng của bức tường gỗ, tôi thấy những tàu lá chuối đu đưa theo gió mà hình dung những cánh buồm đang trôi trên những con sóng đen của đại dương và chờ đợi ánh bình minh bên chân trời hắt hiu thăm thẳm; thi thoảng một vài cơn gió lướt nhanh khiến cho những tàu lá bật lên bật xuống ẩn hiện ánh sáng của những ngọn đèn cầy đu đưa của nhà hàng xóm ở sau nương nhà tôi. Lòng cảm thấy nôn nao, tôi bước xuống giường và đi ra sân. Bóng đèn dầu ở bàn thờ trước hiên nhà tôi đã bị gió tạt qua tạt lại đen thui. Nhìn bóng đèn của hai nhà cạnh bên cũng không khác gì mình. Một lúc, mẹ tôi chong thêm một cây đèn sáp lớn, ánh sáng của nó lưng tưng nhảy nhót trước gió thật là vui mắt; càng vui hơn khi thấy nhà nào cũng mở toang cửa, bên trong ánh sáng liu riu, vài ba cái bóng người chao qua đảo lại trong nhà kia. Thoang thoảng mùi nhang trầm đâu đó loang trong không gian thơm phức, trời đất như nồng nàn hơn lúc nào cả.

Đến chừng 9:00 giờ tối, tôi giúp mẹ chuẩn bị hương quả, bánh mức, xôi chè và thức ăn đặt ở bàn thờ để rước ông bà. Sau đó, mẹ mặt áo dài xanh ngồi lần chuỗi trước bàn thờ Phật, tôi ngồi sau lưng mẹ, lắng nghe tiếng thì thầm của mẹ…tiếng nhỏ lắm, nhưng cũng đủ cho tôi nghe được danh hiệu Quan Thế Âm Bồ tát...Cứ chừng khoảng mười tiếng niệm là mẹ chắp tay cúi đầu xuống đất lạy Phật, tôi cũng bắt chước mẹ lạy Phật. Xong thời niệm Phật mẹ qua bàn thờ ba và ông bà thắp nhang và khấn rằng: “Ba ngày tết, mời các vị về nhà vui tết cùng con cháu và phò hộ cho chúng nó mạnh khỏe, đừng ốm đau…”

Tôi ngước mắt nhìn lên di ảnh của ba, của ông bà nội ngoại như lung linh theo lời ước nguyện của mẹ. Ngọn đèn cầy trên bàn linh nhỏ xiu, dù không đủ sáng và ấm trong đêm 30 của miền Trung, trong lòng tôi chợt ấm lên một cách lạ thường với cảm giác rằng người thân của tôi đang đoàn tụ trong giây phút đó, dù bên ngoài cơn gió giao thời vẫn rít lên trên nhưng cành phi lao già tuổi.

Xong lễ khấn, tôi giúp mẹ sửa soạn mâm trái cây và lư nhang cúng giữa trời, treo lại tràng pháo Tống trước mái hiên vừa rơi xuống đất vì bị gió đánh gãy đứt dây. Tràng pháo của nhà tôi rất dài, gần chấm xuống đất, có màu đỏ thẫm giống như bức màn sáo treo ở cửa nhà của Bảy Chú Lùn trong quyển sách tập đọc lớp bốn của tôi. Nhà của bác Tư Chèo và bà Thơm Mối ở kế bên nhà tôi cũng treo pháo đỏ như nhà tôi, nhưng tràng pháo của họ nhỏ hơn và ngắn hơn, dù đã móc trên bụi tre rậm bên hông nhà mà cũng bị gió thổi tới tấp, bay phấp phơi; tôi cứ trông theo mà lòng lắt lư lo sợ rằng chúng sẽ rơi mất. Loay hoay một lúc, tôi chợt thấy tất cả sân nhà xung quanh sáng lên, nhà con Bòn và thằng Lượm học cùng lớp ở bên kia sông nhà tôi cũng sáng lên, rồi cả làng sáng lên như trăng khuya 21, rồi nhiều bóng người lững thững nhấp nhô trong ánh sáng huyền diệu ấy. Mẹ nói sắp đến Giao thừa, và bảo tội gọi tất cả chị em thức dậy.

Thằng Chó Lớn và Chó Don em tôi khóc rú lên không chịu thức. Chỉ có tôi, thằng Cu Anh, chị Cả cùng mẹ tôi chuẩn bị đón giao thừa. Ba chị em tội ngồi trệt trước ngạch cửa nhà và dòm qua lũ trẻ hàng xóm nhà kế bên, chúng nó cũng ngồi chao vao trước ngạch cửa nhà như chúng tôi; chỉ có những người lớn đi lui đi tới làm gì đó trước sân nhà. Chốc chốc, chị Cả tôi nóng lòng hỏi mẹ:

- Còn bao lâu nữa mới đốt pháo hở mẹ?

Mẹ bình thản:

-Sắp rồi…

…Một âm thanh bất chợt nổ tách…tách...ở làng trên phát ra, tất cả chúng tôi đứng dậy, mẹ bảo đứng ra xa tràng pháo. Nhanh tay, me rút que diêm quẹt lửa châm vào ngòi pháo….những tia lửa xẹt ra, rồi một tiếng nổ ‘đùng’ to lớn; chúng tôi nhảy tửng lên vui mừng và dùng hai tay bịt tai và la lớn, lũ trẻ nhà kế bên cũng bịt lỗ tai và la lớn nhưng vẫn không át được tiếng pháo Giao thừa. Những tiếng nổ vang trời tiếp theo cứ đùng…đùng…đùng…liên hồi như xé toạc màn đêm. Rồi tiếng pháo nổ đùng …đùng… của nhà kế bên, tiếng pháo nổ đùng .. đùng… của nhà kia nhà nọ, làng trên làng dưới cùng nhau nổ vang sáng rực cả bầu trời tạo thành hàng vạn ngôi sao lấp la lấp lánh. Chừng mười phút sau, lúc tiếng pháo Giao thừa đón mừng năm mới đã im phắc là tiếng ba hồi chuông trống Bát Nhã của chùa Đông Hồ vang lừng; trong làn khói hương nghi ngút, mọi người đều chắp tay và thầm nguyện ân Tam bảo phò trì cho năm mới… Khi hồi chuông trống vừa dứt, nhà nhà tắt đèn tắt nến đi ngủ, ngổn ngang xác pháo rãi đỏ ngập sân nhà.

Sau giờ đón Giao thừa, chị em tôi đều leo lên giường ngủ tiếp. Riêng tôi được nằm chung với mẹ, tôi thấy mẹ cứ tráo mắc nhìn vào khoảng không. Ngạc nhiên, tôi hỏi:

-Mẹ không nhắm mắt ngủ? mẹ không mệt hả?

-Mẹ chờ nghe tiếng gà gáy.

-Nghe tiếng gà để làm chi hả mẹ?

-Để biết rằng năm ni làng mình được mùa hay mất mùa. Nếu sau giờ Giao thừa mà chó sủa trước thì năm ni làng mình mất mùa và sẽ có ăn trộm. Còn nếu làng mình năm ni được mùa, vui vẻ ấm no thì có điềm gà gáy trước.

-Ai nói với mẹ rứa?

- Đó là tục tin lâu đời của ông bà và của làng mình.

-Thiệt hả mẹ?

-Ừ.

Tôi nhìn ra ngoài sân, không thấy gì cả, ngoài bức màn đen khổng lồ đang ôm choàng cả không gian tĩnh mịch. Tôi bắt chước mẹ nhìn lên trần nhà, lắng lòng chời đợi…để nghe tiếng gà gáy chứ không phải tiếng chó sủa hay tru. Không gì để nghe cả… ngay cả tiếng con ễnh ương bì bõm sau bờ ao hằng đêm cũng im ru, chỉ còn tiếng gió rất nhẹ vi vu trên rặng cây cao niên sau hiên nhà. Vạn vật im lìm như đang chìm vào giấc ngủ mê say.

Meo….meo…, con mèo Mun nhà tôi đi theo con mèo cái nhà ông Giò ba ngày nay, bất chợt trở về ré lên trong đêm. Tôi thúc vào tay mẹ và nói:

- Mẹ ơi năm ni mèo kêu trước, coi chừng nghèo đó!

-Đừng nói tầm bậy, con mèo kêu chỉ có nhà mình nghe, không phải là điềm báo của cả làng.

Mẹ tôi nói với vẻ mặt nghiêm khắc hơn.

Tôi im lặng chờ đợi tiếp…Thời khắc trôi qua lúc này đối với tôi sao mà chậm quá! Tôi lăn qua lăn lại một hồi rồi mệt lử, và trong khi sắp đi vào cõi mộng bỗng tiếng gà khuya từ xa vọng lại: Ò …ó…o…o…

Giật mình, tôi thấy mẹ vùng dậy và thở phào nhẹ nhõm. Vẻ mặt tươi vui, mẹ bước xuống giường và đến bàn Phật, bàn linh thắp hương vái lạy và khẽ nói: “Năm ni vui rồi…”

Không biết làng trên thì sao, làng tôi hình như năm nào sau lễ đón Giao thừa một lúc là tiếng gà khuya vang lên, chỉ một tiếng gà khởi đầu, báo hiệu niềm tinhy vọng về một năm mới yên lành nơi miền thôn dã. Tương lại đơn giản được hẹn ước bằng tiếng gà xuân khoác trên những cánh đồng với hai mùa mưa nắng hài hòa.

Bây giờ làng tôi có còn đón xuân với tiếng pháo tưng bừng như xưa không? Có còn lắng nghe tiếng gà khuya sau phút Giao thừa im ắng ấy? Tiếng gà xuân hôm nao đã êm đềm đi vào ký ức tuổi thơ của tôi, vẳng nghe đâu đây chốn quê xưa thanh bình êm ả.

 

 






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/01/2014(Xem: 12346)
13/12/2014(Xem: 8255)
07/02/2024(Xem: 2882)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :