Những Ẩn Dụ Về Trâu – Bò Trong Kinh Điển Phật Giáo

12/02/20211:00 SA(Xem: 5062)
Những Ẩn Dụ Về Trâu – Bò Trong Kinh Điển Phật Giáo

NHỮNG ẨN DỤ VỀ TRÂU – BÒ
TRONG KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO

Dhammananda Pháp Hỷ

chan trauNăm Sửu nói chuyện chăn trâu

Trong kinh Catuma (MN 67), những vị tân tỳ khưu được ví như nghé con, cần sự thương yêu, che chở và sữa của trâu mẹ (đức Phật) để sống sóttrưởng thành.

Trong Kinh Niệm hơi thở, người hành thiền canh gác tâm mình như người chăn trâu quan sát con trâu không để cho nó đi hoang vào ruộng lúa. Tâm loạn động, thích đi hoang được ví như nghé con chưa thuần hóa thích chạy nhảy phá phách. Tâm quán với trí tuệ được ví như người chăn trâu, chánh niệm được ví như dây thừng buộc trâu, hơi thở vào ra được ví như mũi trâu nơi buộc dây thừng để chăn giữ.

Thiền tông cũng dùng 10 bức tranh chăn trâu để nói về việc huấn luyện và thanh lọc, chuyển hóa tâm từ thô đến tế, từ đen sang trắng.

Trong  Tiểu kinh Người chăn bò, MN 34, các vị xuất gia, các bậc thánh cũng được ví như những ngưu vương, biết cách lội qua bờ sinh tử luân hồi để đến bờ an lạc giải thoát.

“Ngày xưa, này các Tỷ-kheo, tại Magadha có người chăn bò có trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, sau khi quán sát bờ bên này sông Hằng, sau khi quán sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ có thể lội qua được. Người đó đuổi đi đầu những con bò đực già, những con đầu đàn. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đưa qua những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực có được huấn luyện. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đuổi qua những con bò đực con, lớn, những con bò cái con, lớn. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đuổi qua những con bò con nhỏ, những con bò con còn bú. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Này các Tỷ-kheo thời xưa ấy có con bò còn nhỏ mới sanh, con bò này nhờ chạy theo con bò mẹ, vừa chạy, vừa kêu, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, cũng qua bờ bên kia một cách an toàn. “

 

Trong Đại kinh Người Chăn Bò, đức Thế Tôn nói về 11 phẩm chất của người chăn bò, và tương tự như vậy là 11 pháp mà một hành giả cần biết để việc tu hành được thành công, đi đến bến bờ giải thoát. Kinh văn đọc như sau:

“Này các Tỷ-kheo, người chăn bò đầy đủ mười một đức tánh này có thể chăn giữ đàn bò, khiến đàn bò trở thành hưng thịnh. Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo,

  1. người chăn bò biết rõ sắc,
  2. khéo (phân biệt) các tướng,
  3. trừ bỏ trứng con bò chét,
  4. băng bó vết thương, có xông khói,
  5. biết chỗ nước có thể lội qua,
  6. biết chỗ nước uống,
  7. biết con đường,
  8. khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ,
  9. không vắt sữa cho đến khô kiệt,
  10. là người chú ý săn sóc đặc biệt,
  11. những con bò đực già và đầu đàn.

Này các Tỷ-kheo, người chăn bò đầy đủ mười một đức tánh này có thể chăn giữ đàn bò và làm cho đàn bò trở thành hưng thịnh.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ mười một pháp này có thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp và Luật này. Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, biết rõ sắc, khéo (phân biệt) các tướng, trừ bỏ trứng con bò chét, băng bó vết thương, có xông khói, biết chỗ nước có thể lội qua, biết chỗ nước uống, biết con đường khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, không phải là người vắt sữa cho đến khô kiệt, đối với những Thượng tọa, trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có sự tôn kính, tôn trọng đặc biệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết rõ các sắc? Ở đây, này các Tỷ-kheo,

  1. đối với sắc pháp như thật biết tất cả loại sắc thuộc bốn đại và sắc do bốn đại hợp thành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết rõ các sắc.

Chư Tỷ-kheo thế nào là Tỷ-kheo khéo (phân biệt) các tướng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo

  1. như thật biết kẻ ngu và nghiệp tướng kẻ ngu, kẻ trí và nghiệp tướng kẻ trí. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khéo (phân biệt) các tướng.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo trừ bỏ trứng con bò chét? Ở đây, này các Tỷ-kheo,

3. Tỷ-kheo không thọ dụng dục tầm khởi lên, từ bỏ, tránh né, chấm dứt, làm cho không tồn tại. Tỷ kheo không thọ dụng sân tầm khởi lên … không thọ dụng hại tầm khởi lên … không thọ dụng các ác, bất thiện pháp khởi lên, từ bỏ, tránh né, chấm dứt, làm cho không tồn tại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo trừ bỏ trứng con bò chét.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo băng bó vết thương? Ở đây, này các Tỷ-kheo,

  1. khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng … mũi ngửi hương … lưỡi nếm vị … thân cảm xúc … ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo băng bó vết thương.
  2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo có xông khói? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo    Có thuyết giảng rộng rãi cho các người khác biết Chánh pháp mình được nghe, được thọ trì. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo có xông khói.
  3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết chỗ nước có thể lội qua? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thỉnh thoảng có đến gặp những Tỷ-kheo đa văn, được trao cho truyền thống giáo điển, những bậc trì Pháp, trì Luật, trì matika (các bản tóm tắt) có hỏi, có trả lời các vị ấy: “Thưa Tôn giả, điểm này là thế nào? Ý nghĩa này là gì? Những bậc Tôn giả ấy làm cho hiển lộ những điều chưa được hiển lộ, làm cho rõ ràng những điều chưa được rõ ràng, và đối với những nghi vấn về Chánh pháp, các vị đoạn trừ nghi hoặc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết rõ chỗ nước có thể lội qua.
  4. Và chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết rõ chỗ nước uống? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, giảng dạy, chứng đạt nghĩa tín thọ, chứng đạt pháp tín thọ, chứng đạt sự hân hoan liên hệ đến Pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết chỗ nước uống.
  5. Và các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết rõ về con đường? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật biết con đường Thánh đạo Tám ngành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết rõ con đường.
  6. Và này, các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật biết về Bốn Niệm xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ.
  7. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không vắt sữa cho đến khô kiệt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi các vị tại gialòng tin cúng dường các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, Tỷ-kheo biết nhận lãnh cho được vừa đủ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không vắt sữa cho đến khô kiệt.
  8. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo, đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có sự tôn kính, sự tôn trọng đặc biệt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có thân nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, có khẩu nghiệp, đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, có ý nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có sự tôn kính, có sự tôn trọng đặc biệt.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đầy đủ mười một pháp này, thì có thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp và Luật này.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.”

 

Trong Mật Tông cũng có một bài kinh chú nói về Ngưu Vương (Vua Trâu) như sau:

Một thời Đức Phật ở tại Ba La Nại, trong vườn Lộc Dã . Vì A Nhã, Câu Lăng 5 người chuyển Pháp Luân 4 Đế. Bấy giờ trong Hội có một Thiên Tử tên là Ngưu Vương Thần từ tòa đứng dậy, cúi đầu chắp tay đảnh lễ nơi 2 bàn chân Phật rồi bạch rằng: “Thế Tôn! Con có Tùy Tâm Tự Tại Vạn Sự Mãn Túc Đà La Ni vì lợi ích các Hữu Tình nên cúi xin Thế Tôn đồng ý cho con được nói ra Thần Chú” Khi ấy Đức Phật khen rằng:” Lành thay! Ngươi hãy mau nói, Ta cũng muốn nghe” Bấy giờ Thiên Tử liền nói Chú rằng: Úm, tất để rô tất để rô lị, bán nhã bán nhã, nẵng mồ lý đế dã, bố sắc để da, a tỳ giá a tỳ giá, chân đa ma ni, sa ha 輆 芛捖芛捖 乓晊乓晊 矧伕 唄妁傂 旦泏 哧合喨哧合喨 才阤亙仗 渢扣 OṂ_ STHIRA STHIRA, BHAṂJA BHAṂJA. NAMO ṚṢĪYA PUṢṬI ĀVIŚA ĀVIŚA CINTĀ-MAṆI SVĀHĀ Thời Bạc Già Phạm nghe nói Chú xong, xem khắp hết thảy, vì lợi ích an lạc cho Hữu Tình mà nói Kệ là :

Chúng sanh trong Thế Gian
Bị nghèo khổ bức bách
Chỉ cầu mong được Phước
Ban cho các chúng sanh
Khiến không còn buồn rầu
Sức Chú Thuật hơn hết
Thương xót các chúng sanh
Ban cho các trân bảo
Đầy đủ các mong cầu
Như các Chúng chư Thiên
Phước Lực không có hạn .

Thời Bạc Già Tiên, Tỳ Cát Na Tiên lòng tin vui vẻ, dâng hiến các thứ hương hoa, đèn nến, 4 thức cúng dường, đảnh lễ Ngưu Vương Thần Châu Thiên mà nói Kệ rằng: Hương xoa, tràng hoa cùng hương đốt Đèn sáng, uống ăn, tiền và lụa Phụng hiến Ngưu Vương Thần Hiến Thiên Thọ nhận vui vẻ, thêm Thế Lực Oai Đức thần thông biến các sắc Thành đủ các sắc, các tài bảo Ban cho hết thảy loại chúng sanh Nên Ta cúng dường Thần Hiến Thiên

Xem thêm:
Nghệ thuật chăn trâu (Thích Nhất Hạnh)

Nghệ Thuật Chăn Trâu (Thích Trung Định)

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/01/2014(Xem: 12321)
13/12/2014(Xem: 8241)
07/02/2024(Xem: 2776)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.