Ngũ Ngôn Tân Niên Thập Khúc (Thơ)

30/01/20248:55 SA(Xem: 1120)
Ngũ Ngôn Tân Niên Thập Khúc (Thơ)
Ngũ Ngôn Tân Niên Thập Khúc

blank


BẾN
Im lìm bên bờ vắng
Sông xưa vẫn lặng lờ
Xuân điệu đàng chút nắng
Đò chờ bóng khách thơ.


NHẠC
Đêm tàn ngưng tiếng hạc
Huyền cầm trổi khúc phiêu
Tiếng lòng tuôn nhịp lạc
Gọi hoa nắng xua nghèo.


NHỚ BẠN
Chuỗi ngày xanh đã mất
Lịch rơi những giờ vàng
Bạn thân bao thằng khuất
Rượu xuân về uống khan.

ĐÀN
Phím đàn khô gió bụi
Ngón già bận gõ thơ
Dây chùng căng trở lại
Liên khúc rộn giang hồ.

GIŨ
Trôi nghìn năm bất tuyệt
Nước cười khóc đục trong
Nắng soi dòng sinh diệt
Bóng vừa giũ rêu rong.

BÚT
Ngòi tà thương nhớ mực
Đen quánh đỏ bầm khô
Trang đời thu nhỏ chật

Nét loang nước cam lồ.


CHÙA
Hoa cười thơm lan nhã
Đèn sáng ấm vườn thiêng
Lạy Bồ-đề-tát-đoả
Tâm lành nở đoá sen.

BỖNG DƯNG
Từng ngày vui với trẻ
Quấn quýt bé thơ ngây
Quên thời không sớm trễ
Bồ thơ bỗng dưng đầy.


TRANH
Đếm chi duyên buồn khổ
Đo sao được vô cùng
Xuân tàn mai vẫn nở
Tranh mới tưng bừng xuân.

ẢNH
Phố vui dừng chớp mắt
Vườn đọng nét chân quê
Mầm xuân tươi vồng đất
Bé xinh múa bên hè.



Sắc màu vây tịnh thất
Hương đăng rộn lễ đường
Gió đưa luồng thơm mát
Sư già cười dễ thương.


XUÂN
Tóc dài thương tiêu muối
Rắc bạc trắng qua vai
Cười duyên khi thêm tuổi
Xuân chiều gọi xuân mai.


blank
Tâm Không Vĩnh Hữu








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/01/2014(Xem: 12356)
13/12/2014(Xem: 8265)
07/02/2024(Xem: 2903)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :