Rồng Nghe Pháp

05/02/20244:18 SA(Xem: 955)
Rồng Nghe Pháp

blank
RỒNG NGHE PHÁP

Huệ Trân-Hạnh Chi

 

Picture1Trên kệ kinh sách của các tự viện, các đạo tràng - dù thuộc pháp môn nào - dường như cũng có dăm cuốn Sám Pháp, vì trong việc hành trì, sự sám hối không thể thiếu sót. Trong những cuốn Sám Pháp đã được phổ biến thì Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám là cuốn tiêu biểu kể rõ từng tội, từng phước, nhân quả phân minh với mọi loài chúng sanh ở mọi hoàn cảnh, mọi từng lớp.

Sám Pháp Lương Hoàng Sám gồm 10 quyển. gần 700 trang.

Từ quyển thứ nhất tới quyển thứ 10, chúng sanh nào có cơ duyên đọc tụng cũng bắt gặp chính mình ở đâu đó, trên những trang Sám Pháp. Đã may mắn bắt gặp được mình thì nhiều phần, tâm sẽ tự chuyển, nương theo lời dạy mà hành trì sám hối, trước là dứt nghiệp cho bản thân, sau là sám hối hồi hướng cho chúng sanh, muôn người, muôn loài, người ân, kẻ oán … Lý và Sự dung thông tới đây cũng đã tạo được nhiều nghiệp lành

Điều kiện thiết yếu để chuyển tâm, từ bất thiện thành thiện, từ đau khổ thành an vui duy chỉ có phương pháp sám hối. Cho nên trong kinh, Đức Phật thường nhắc nhở: “Ở đời chỉ có hai hạng người mạnh nhất: Một là hạng người không tạo tội; hai là người tạo tội rồi mà biết ăn năn sám hối.” (*)

Chúng sanh trong cõi Ta-bà, còn là phàm phu, mấy ai dám nhận là hạng người thứ nhất! mà hầu như đều ở hạng người thứ hai. Khác nhau chăng là khi biết mình phạm tội thì hãy mau ăn năn sám hối để tội diệt, phước sanh.

Vua A Xà Thế phạm đại tội ngũ nghịch tưởng như đoạ địa ngục thiên vạn ức năm cũng không thoát được, May thay, nhờ phương pháp sám hối, nhà vua cực kỳ ăn năn, đau khổ tội lỗi đã gây, chí tâm chí thiết sám hối nên tội nặng đã giảm nhẹ để nhà vua có thời gian và cơ hội chuộc tội và đáp đền.

Trong kinh Đại Tập cũng dạy rằng: “Ví như trong một căn nhà tối trăm năm,  chỉ thắp một ngọn đèn cũng có thể phá tan mờ ám”

Những lời dạy, dẫn chứng từ tôn kinh mang cho những ai tín tâm, có được niềm tin thì trên đường hành trì giáo pháp, lý và sự sẽ dễ dung thông để đạt được những gì phát nguyện.

Trong Sám Pháp Lương Hoàng Sám, Quyển Thứ Bẩy, Chương Thứ Mười chỉ dạy rõ về sự vi diệu khi có tín tâm “ … Ma Ba Tuần ôm lòng ác độc nên đã đoạ địa ngục. Rồng nghe thuyết pháp còn ngộ được đạo Bồ Đề, Vậy chắc gì ở nhân gian hay thiên thượng mà liền cho là không có nạn. Phàm có nạn là tại tâm. Nếu tâm sanh nghi ngờ thì không phải nạn cũng thành nạn. Nếu tâm không sanh nghi ngờ thì nạn gì cũng thành phi nạn.

Ma Ba Tuầncõi trời Lục Dục cao quý mà đoạ địa ngục. Loài rồng tuy là súc sanh thấp hèn nhưng có niềm tin nơi giáo pháp mà lên được đạo tràng. Thế nên, tâm tà thì khinh nạn thành trọng; tâm chánh thì trọng nạn thành vô ngại …” (*)

Người tụng lạy bộ Sám Pháp Lương Hoàng Sám, ngoài sự thành khẩn tín tâm, nếu có thêm chút nhạy cảm, đọc tụng tới đoạn này, chắc không khỏi bồi hồi quán tưởng hình ảnh Rồng Nghe Pháp.

Đã lên được đạo tràng để nghe pháp thì tâm Rồng hẳn đã sạch tận lậu hoặc uế nhơ vì kẻ còn vướng bụi trần, tất không thể tới được nơi tuyệt đối trang nghiêm thanh tịnh.

Kinh Phật cũng thường sách tấn là chúng sanh muôn loài đều có Phật-tánh như nhau nhưng do mức độ vô minh che lấphiển lộ sớm hay muộn mà thôi.

Do tín tâm mãnh liệt mà Rồng lên được đạo tràng nghe pháp, ngộ đạo Bồ-Đề thì cơ may đó cũng có thể đến với những loài nhỏ nhiệm, yếu đuối hơn. Biết đâu, trong một sát na kỳ diệu nào, con Kiến, con Muỗi  cũng đang ngồi bên Rồng nghe pháp, đồng đều như nhau.

Nơi không gian thanh tịnh của nắng rải Đại Từ, mưa tưới Đại Bi, thì Rồng nào dùng thân to lớn mà dẫm đạp Kiến! Muỗi nào vo ve mà rình đốt xung quanh! Rồi chẳng những chỉ hoan hỷ hoà đồng bên nhau, chúng còn có thể được nghe Đức Thế Tôn giới thiệu về một cõi nước cực kỳ đẹp đẽ an vui. Đó là cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.     

Khi thuyết giảng các kinh điển Đại Thừa, Đức Thế Tôn thường nhắc nhở là kinh này khó hiểu, khó tin, chớ rao truyền cho ai chưa đủ tín tâm tin hiểu, kẻo họ khởi lòng nghi mà mang tội!

Thế nên, chúng sanh nào khi đã đồng tâm, đồng nguyện mà được nghe thuyết giảng về cõi Cực Lạc, chắc hẳn rồi sẽ đồng hành mà tới đảnh lễ Đức Phật A Di Đà, giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc.

Đã tin nơi hình ảnh Rồng lên đạo tràng nghe pháp, chỉ thêm một chút nhạy cảm nữa thôi, khi nhóm sinh vật này rủ nhau đồng hành về Tây Phương.

Ôi, xin hãy mở tâm Hỷ, trong Tứ Vô Lượng Tâm để cùng chia sẻ niềm vui. Khi lên tới Tây Phương, không phải Rồng chỉ được nghe Đức Phật thuyết pháp mà còn bất ngờ nghe các loài chim như Bạch-hạc, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca- lăng-tần-già, Cộng-mạng … mỗi ngày 6 thời, thuyết Ngũ- căn, Ngũ- lực, Thất-bồ-đề-phần, Bát-thánh-đạo-phần …

Có hoạ sỹ nào trong nhân gian tạo được hoạ phẩm Rồng nghe Chim thuyết pháp không?

Nếu có, cũng chỉ là bức tranh của cọ, mầu, vẽ nên mà thôi! Phần linh hồn  hoạ phẩm phải là niềm rung động của lòng kính tin chí thiết của chính mỗi chúng sinh nào đủ lòng kính tin thì hoạ-sỹ-tâm đó mới tự hoạ được; và ánh sáng kỳ diệu này sẽ tức thời đẩy lui bóng tối luân hồi sinh tử, từng bám sát muôn kiếp, muôn nơi !

Khi có niềm tin nơi giáo pháp, căn bản là làm lành, lánh dữ, là ban vui, cứu khổ mà loài súc sanh còn có thể chuyển tâm, đạt được giác ngộ thì nhân loại với trí tuệ được coi là vượt trội hơn, sao chiến tranh lại mỗi ngày mỗi tàn khốc?!

 

Nhân loại tàn sát nhautranh giành quyền lực, vì khác chủng tộc, khác ý thức hệ, khác viễn ảnh tương lai  …v….v….???

Trên thực tế, ai cũng thấy là trong chiến tranh không có kẻ thua, người thắng, mà tất cả đều thua ! Vì đã tham chiến thì phe nào cũng sẽ phải gánh chịu máu đổ, thịt rơi, chia ly tan tác ! Viên đạn ghim vào thân xác người lính - dù ở phe nào - cũng là ghim vào trái tim một người mẹ !

Những đau thương đó không gì thuyên giảm được mà trái lại, chỉ có tăng lên, tăng mãi rồi biến dạng thành uất hờn và thù hận và lại là đầu mối cho chiến tranh tiếp diễn …!

 

Với đà văn minh tân tiến, nhân loại đã và đang tận dụng, chế tạo đủ loại vũ khí  để tàn sát nhau nhanh hơn, nhiều hơn! Nếu thay vào đó là nghiên cứu các phương thức để thu hoạch thêm thực phẩm với sự hỗ trợ mưa nắng của thiên nhiên, thêm những nhu cầu cần thiết cho đời sống với những sáng tạo bén nhạy  thì thế giới này sẽ không còn bom rơi, đạn nổ.

lý tưởng quá không, trước viễn ảnh nhân loại trên hành tinh này có thể hoà đồng, bình an, hạnh phúc như Rồng lên đạo tràng nghe chim thuyết pháp, thở gió thơm hương?!    

           

  Trước thềm năm mới, xuân Giáp Thìn, nếu đủ duyên, xin cùng nhau ngồi xuống, tụng lạy Sám Pháp Lương Hoàng Sám, rửa sạch tâm nhơ quá khứ, mở rộng tâm-từ, hiện tại và tương lai, rồi cùng với Rồng lên đạo-tràng nghe pháp, ngộ đạo Bồ-đề như lời Đức Phật xác quyết.

 

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật

 

Huệ Trân-Hạnh Chi

(Tào-Khê tịnh thất – ngày chớm Xuân)

             

(*) Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám

Thượng Toạ Thích Trí Tịnh giảo chính

Dịch giả: Thích Viên Giác

                  

                   

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/01/2014(Xem: 12355)
13/12/2014(Xem: 8264)
07/02/2024(Xem: 2897)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :