Lời chúc tốt đẹphiện thực nhất

25/01/202012:59 CH(Xem: 9045)
Lời chúc tốt đẹp và hiện thực nhất

LỜI CHÚC TỐT ĐẸPHIỆN THỰC NHẤT

NHƯ KHÔNG (gsnhukhong@gmail.com)

 

chuc mung nam moiĐầu năm xin kính chúc Chư Tôn Đức, quí Phật tử cùng quí Đồng bào VN mình một điều gì TỐT ĐẸP NHẤT  mà vẫn HIỆN THỰC được.  Đố quí vị, đó là điều gì?  

Điều này là TỐT ĐẸP NHẤT, vì tốt đẹp hơn tất cả những hạnh phúc bấp bênh của thế gian như TIỀN TÀI, DANH VỌNG, TÌNH YÊU, mà người ta vẫn thường đem ra chúc nhau đầu năm, trong ngày tết, nhưng không chắc gì đạt được.

Điều tôi chúc là HIỆN THỰC vì nó chỉ  lệ thuộc vào 5 sức mạnh từ tâm của quí vị mà thôi, không đòi hỏi bao nhiêu từ bên ngoài cả.  Nếu có đầy đủ 5 tâm lực này, quí vị có thể đạt được điều tốt lành này trong vòng chưa đầy 1 tháng.  Tôi sẽ chứng minh cho quí vị thấy, có người đã đạt được rồi, trong tháng vừa qua.  5 tâm lực đó là gì?

1.  TÍN:  là lòng tin những gì Phật đã dạy mà tôi sẽ giải thích rõ hơn.  Không để tâm nghi ngờ hay tâm thiếu thiện cảm với Phật với tôi, làm cho quí vị bỏ qua không thèm tìm hiểu ngay từ đầu.

2.  TẤN: là sự chuyên cần thực hành những lời dạy của Phật + sự giải thích và hướng dẫn của tôi, mỗi khi đã hiểu rõ vấn đề.

3.  NIỆM: là sự tâm niệm (không quên) mục tiêu tốt đẹp mà mình cần phải đạt được.  Không để những lợi lạc tạm bợ của thế gian lôi cuốn mình ra khỏi đường đi đến mục tiêu này.

4.  ĐỊNH: là luôn bình tĩnh quan sát, suy xét vấn đề, để nhận ra những trở ngại làm phá hư tâm lực của minh.  Thông thường là 5 tâm chướng ngại này: NGHI NGỜ, LƯỜI BIẾNG, XAO NHÃNG, NÓNG NẢY, và  MÊ MỜ (thiếu hiểu biết).

5.  HUỆ: là vốn liếng hiểu biết do sự thâu thập những kiến thức đúng sự thật, gọi là CHÁNH KIẾN, và sự tư duy đúng sự thật, gọi là CHÁNH TƯ DUY, để phát triển sự hiểu biết sâu hơn và rộng hơn.

Bây giờ xin nói rõ:  Điều TỐT ĐẸP NHẤT đó, chính là “HẠNH PHÚC BẤT TỬ” để TẬN DIỆT KHỔ ĐAU, do kết quả tu tập giáo pháp 4 THÁNH ĐẾ của chư Phật Chánh Đẳng Giác.  Không có hạnh phúc nào trên thế gian có thể so sánh bằng hạnh phúc khi KHỔ không còn nữa?

Trong “XUÂN DI LẶC”,  ai khởi động tu học 4 THÁNH ĐẾ chính là gieo duyên lớn nhất đối với Đức Phật DI LẶC sắp đến.  Bởi Phật nào, sau khi thành đạo cũng đều Chuyển Pháp Luân với giáo pháp 4 THÁNH ĐẾ trước hết.

Nếu tất cả toàn dân VN mình mà đồng phát khởi tu 4 THÁNH ĐẾ thì đó chẳng khác gì là lời thỉnh cầu hiệu lực nhất để Đức DI LẶC sẽ giáng sinh vào đất nước VN sau này.  Dĩ nhiên khi thuyết giảng 4 THÁNH ĐẾ  thì ngài phải chọn chỗ nào mà lời giảng của ngài hợp với căn cơ chúng sanh nhất.

Tuy nhiên dầu tôi cố giải thích bao nhiêu đi nữa thì vẫn có thể THẤT BẠI NGAY TỪ ĐẦU khi người nghe không thể vượt qua tâm NGHI NGỜ.   Đó là lý do mà hơn một tỉ dân Ấn Độ, đa số đã không đến với đạo Phật, cho dù Phật là đấng cả thế giới đều ngợi ca.

Hy vọng người nhận được tin lành này có thể vượt qua được tâm NGHI NGỜ,  sau khi đọc bài chúc xuân:  “NĂM NAY CHỨNG ĐẠO” đã được đăng trên THƯ VIỆN HOA SEN theo link dưới đây.  Hãy chuyển (forward) lời chúc tốt lành này đến cho bà con bạn bè.  Vì đây cũng là một CÔNG ĐỨC LỚN mà mình có thể làm được cho người khác một cách dễ nhất:

https://thuvienhoasen.org/a33381/loi-chuc-dau-xuan-nam-nay-chung-dao

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/01/2012(Xem: 60771)
18/01/2011(Xem: 88543)
07/02/2015(Xem: 12723)
27/01/2015(Xem: 23436)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.