Thư Viện Hoa Sen

Xuân Thiền - Thích Thông Huệ

14/01/201112:00 SA(Xem: 20219)
Xuân Thiền - Thích Thông Huệ
tuyentapmungxuan

XUÂN THIỀN 

Thích Thông Huệ

Nói về phương diện tục đế, ở pháp sinh diệt vô thường nơi thế gian thì chúng ta không thể chối bỏ cuộc sống hiện tại. Học thiền không có nghĩa là học trên lý luận siêu hình, không ý thức gì đến sinh hoạt đời thường. Sự giải thoát của đạo Phật không phải vượt thoát khỏi thế gian để mưu cầu hạnh phúc, mà là “cư trần bất nhiễm trần”, tùy duyênthọ dụng. Xuất thế gian là ở ngay thế gian vô thường nhưng tâm mình không bị vướng nhiễm nơi các pháp, làm hiển hiện cái bất sanh bất diệt thường hằng. Đạo lý cũng nằm ngay cuộc sống đời thường chứ không phải cách ly với nhân sinh xã hội, thiếu hiểu biết về phong tục tập quán, đất nước con người… Nhà Phật dùng hình tượng hoa sen để nói đến đức tính vô nhiễm này. Mùa xuân về, khí trời ấm áp, muôn hoa đua nở làm cho lòng người cảm thấy rạo rực. Đối với người học đạo, chúng ta vẫn đón tết vui xuân như mọi người nhưng bằng một tâm chánh niệm, tỉnh thức, thâm trầm và đạo vị

Nắng xuân tràn khắp muôn nơi 
Chồi non nảy lộc đất trời bình an 

Líu lo chim hót trên cành 

Hân hoan mừng đón khí lành ngày xuân.” 

 

Mỗi mùa xuân đến, mọi người mọi vật, cỏ cây hoa lá đều thay áo mới. Nhưng lẽ thực, trong lòng sự vật luôn chuyển đổi để làm mới. Mỗi năm trôi qua, chúng ta xích gần đến cái chết. Vì vậy, tuy nói vạn vật hồi sinh nhưng thật ra, vạn vật đang từ từ đi đến chỗ chết. Chết để rồi chuẩn bị bắt đầu cho một cuộc sống mới. Mùa đông giá buốt làm cho cây cỏ trơ cành xơ xác, để rồi khi xuân về, khí trời ấm lại, chiếu những tia nắng đầy sức sống lên cỏ cây đang đâm chồi nảy lộc, xum xuê tươi nhuận hương sắc cung hiến cho đời. Như vậy, sống rồi chết, chết để tiếp tục sống, thì phải chăng, chết là một sự thật mầu nhiệm? 

Mùa xuân là mùa của niềm tinhy vọng. Từ thành thị đến thôn quê, ai ai cũng tưng bừng hớn hở, dù bận công việc gì cũng gác lại để sửa soạn nhà cửa, trang thiết bàn thờ ông bà tổ tiên, mua sắm bánh trái để chuẩn bị đón một cái tết cổ truyền đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc của người dân Á Đông. Tết cũng là dịp để mọi người quây quần bên nhau, sum họp sau những ngày làm ăn xa cách, trở về với nguồn cội, ông bà tổ tiên, với gia đình, tìm lại chút hơi ấm của tình thươnghạnh phúc. Cho nên, những gì thuộc về phong tục tập quán, quốc hồn quốc túy của người Việt, từ tư tưởng cho đến văn hóa, tiếng nói, chữ viết… tất cả chúng ta phải biết trân trọng, gìn giữ, định hình và cổ xúy để phát triển, không bị đồng hóa bởi các thế lực ngoại lai mà mất đi tính dân tộc. Vì vậy, ngày tết cổ truyền là dịp để chúng ta giữ gìnbảo tồn những nét đẹp mang giá trị văn hóa ấy mà ông cha ta đã xây đắp từ lâu đời

Nét đẹp của xuân đời, cũng là nét thẩm mỹ siêu nhiên của xuân đạo. Bởi thế mà từ xưa, nhân dân ta đã có truyền thống đi chùa lễ Phật đầu năm, dần dần trở thành một nét đẹp không thể thiếu trong những ngày đầu xuân. Mùa xuân của đất trời luôn gắn liền với mùa xuân của tâm linh, tạo nên sự hài hòa giữa đời và đạo. Đầu năm đến chùa, thưởng ngoạn phong cảnh trang nghiêm chốn thiền môn, nghe quý Thầy giảng pháp, chúng ta hiểu biết thêm về đạo lý, từ đó áp dụng vào cuộc sống thường ngày để trong năm mới, chúng ta có được nhiều sự an lạcthảnh thơi hơn. Đó là những món quà tinh thần, những lời chúc đầu xuân tốt đẹp và có ý nghĩa
Mỗi năm qua đi, tuổi già lại đến, tóc thêm hoa râm, mạng sống giảm dần. Nhìn thấy một đứa trẻ lớn lên thì biết rằng mình cũng đang già đi. Hoa nở rồi hoa tàn, xuân năm trước qua đi, xuân năm sau lại đến. Nên mới nói: 

Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua 
Trăng còn non nghĩa là trăng sắp già.” 

Đây là quy luật vô thường tất yếu của cuộc sống. Hiểu như vậy, chúng ta phải trân quý từng tấc bóng thời gian để học đạo tu hành, chuyển hóa đời sống mình ngày càng tốt đẹp hơn. Biết được cuộc đời vốn không thật, vô thường, duyên sinh, huyễn mộng thì chúng ta phải xây đắp cuộc đời mình trong đạo đức. Đạo đức vô hình vô ảnh nhưng có sức chi phối hoàn cảnh xung quanh. Điều đáng sợ nhất trên cuộc đời là sống đời xấu ác, hư dở. Cho nên, là người phật tử đến chùa học đạo thì mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm chúng ta phải tiến bộ, thăng hoa trên con đường tâm linh đạo đức

Suốt một đời, chúng ta từng chứng kiến bao cảnh sanh diệt đổi dời, bãi bể nương dâu, muôn vật chuyển dịch, vô thường biến đổi. Thiền sư Thiên Tùng nhân dịp xuân về đã làm một bài kệ

Sáng nay đều nói thêm một tuổi 
Tôi bảo ngày này bớt một năm. 

Thêm bớt lại qua số khôn tính 

Chỉ cần dứt sạch duyên thế gian

Cốt là biết được trong duyên chủ 

Trăm ngàn ức kiếp thường an nhiên.” 

Mùa xuân, các thiền sư hay làm kệ thơ, cũng trào dâng xúc cảm nhưng không đắm nhiễm như người đời. Các ngài làm thơ bằng ánh sáng trí tuệ để soi sáng nhân tình thế gian, nhắc nhở mọi người đón xuân trong tỉnh thức. Tùy duyên tùy tục, các ngài vẫn đón xuân vui tết, ở trong thế gian sinh diệt nhưng vượt lên, tự tại siêu nhiên, không vướng bận trần gian huyễn mộng. Ngày đầu năm, mọi người thường chúc nhau thêm một tuổi, cũng có nghĩa là sự sống bị bớt lại một năm. Cho nên, khi ý thức rõ cuộc sống là vô thường thì điều cần thiết nhất làm sao để dứt sạch các duyên thế gian, sống tùy thuận theo dòng đời mà không vướng nhiễm nơi các duyên, sống ngay trong muôn cảnh dàn trải trước mắt mà nơi bản thân mình biết được người chủ trong các duyên. Phải tin chắc rằng ngay trong thân ngũ uẩn sinh diệt này có con người chơn thật thường hằng, bất sanh bất diệt để không phải hướng ngoại tìm cầu nơi khác. Một khi đã biết được “chủ trong duyên”, chúng ta cảm thấy vững vàng trong cuộc đời này, dầu trải trăm ngàn ức kiếp vẫn an nhiên tự tại, khoác áo độ sanh. Có như vậy, dù thêm một tuổi hay bớt một tuổi thì đạo lý trong chúng ta vẫn tràn trề sức sống của sự tỉnh giác

Biết được chủ thì không bị trôi lăn, dính mắc theo trần cảnh. Các ngài muốn chúng ta thưởng xuân, xem hoa, nhìn muôn vật bằng đôi mắt Thiền. “Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền”. Đối với tất cả cảnh đều vô tâm phân biệt, vô tâm sinh diệt, thản nhiên trước mọi hoàn cảnh, sáu căn tiếp xúc sáu trần đều biết rõ mà không sinh tâm khởi niệm. Có như vậy, tâm chúng ta sẽ an lạcthanh nhàn. Dưới mắt các vị Thiền sư thì núi sông, khe suối, ao hồ… đâu đâu cũng là một mùa xuân, một màu xuân, một chất xuân miên viễn. Tâm hồn các ngài lúc nào cũng vui vẻ, thanh thoát trong ánh sáng tỉnh thức, xuân đời xuân đạo hòa nhập thành một thể nhất như. Các ngài muốn chúng ta trở về nguồn, tức là trở về với mùa xuân bất diệt nguyên sơ tự thuở nào. Từ vô thỉ kiếp xa xưa, chúng ta ở trên mảnh đất bình an nơi quê nhà nhưng quên mất nguồn cội mà lang bạt khắp nơi, ba cõi sáu đường, trôi lăn trong sinh tử. Nhờ giáo lý của Đức Phật soi đường, chúng ta tự trở về nguồn để thừa hưởng gia tài đó, về để uống ngụm nước đầu nguồn trong sạch. Đó là ý nghĩa tu hành. Chúng ta ý thức thế gian sinh diệt, nhưng nơi sinh diệt đó mà khuếch đại tự do, tùy duyên hóa đạo, sống thong dong thoải mái giữa dòng chảy của cuộc đời
Trong giai thoại nhà Thiền có kể câu chuyện “Linh Vân kiến đào ngộ đạo”. Thiền sư Linh Vân trong hội của ngài Quy Sơn Linh Hựu, đã nhiều năm tu hànhchưa ngộ đạo. Mộït hôm nhân thấy hoa đào nở, chợt hoát nhiên đại ngộ, ngài liền làm bài kệ rằng: 

Tam thập niên lai tầm kiếm khách 
Kỷ hồi lạc diệp hựu trừu chi 

Tự tòng nhất kiến đào hoa hậu 

Trực chí như kim bất cánh nghi.” 

Tạm dịch: 

Ba chục năm nay tìm kiếm khách 
Bao hồi lá rụng với cành trơ 

Từ khi chợt thấy hoa đào nở 

Mãi đến hôm nay hết bóng ngờ.” 

Ở Trung Hoa, mùa xuân có hoa đào nở. Thiền sư Linh Vân tu hành ba mươi năm, đi tìm sự thật mãi không ra, chưa biết được người chủ xây ngôi nhà này. Bỗng nhiên một hôm nhìn thấy hoa đào nở, chợt nhận ra Chúa Xuân hiển hiện trọn vẹn nguyên hình tự thuở ban sơ cho đến bây giờ, diễn tả một thực tại vô ngôn, không còn nghi ngờ về ông chủ của chính mình, giáp mặt với sự thật ngàn đời. 

Chúng ta học đạo, bước đầu tiên là dứt trừ dần những nghiệp ác nơi thân khẩu ý, sống đời hiền lương đạo đức. Kế tiếp là dứt trừ những phiền não tham, sân, si nơi tâm thức. Sau đó mới lặn sâu vào công phu tu tập để khám phá ra ông chủ thật sự nơi mình. Người đời không ý thức về việc tu hành, tết đến chỉ lo say sưa trong men rượu, chìm đắm trong ngũ dục, không biết đạo lý, dần dần sa đọa. Còn chúng ta là người phật tử phải biết sống đời lành mạnh, xây đắp cuộc đời bằng những hạnh lành, tiến tu đạo nghiệp trên con đường giác ngộ giải thoát

Cầu chúc tất cả chúng ta hưởng một mùa xuân an lạc miên viễn trong ánh sáng của chánh pháp, nhận ra được “một cành mai” mãi mãi không bao giờ tàn phai trong đời thường. 

Thiền Thất Viên Giác 
Tp. Nha TrangXuân Canh Dần 2010.
Tạo bài viết
01/02/2011(Xem: 113411)
03/01/2015(Xem: 12359)
23/12/2014(Xem: 11507)
24/07/2018(Xem: 8154)
04/02/2012(Xem: 64953)
15/01/2016(Xem: 9226)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: