NHỮNG CẢN ĐƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ BIẾN ĐỔIXÃ HỘI: PHÊ BÌNH CỦA PHẬT GIÁO VỀ CHỦ NGHĨATƯ BẢNHIỆN ĐẠI VÀ TOÀN CẦU HÓA GSTS. K.T.S. Sarao Nguyên Định dịch
Từ
“phát triển bền vững” đã trở nên phổ biếnrộng rãi sau khi được sử dụng
trong báo cáo năm 1987 của Ủy ban Thế giới Liên hợp quốc về Môi trường và Phát
triển, Tương lai chung của chúng ta, thường được gọi là Báo cáo
Brundtland. Trong báo cáo này, sự cần thiết cho việc kết hợp giữa phát triển
kinh tế, quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệcông bằngxã hội và hòa nhập được
giới thiệu lần đầu tiên. Định nghĩa Phát triển bền vữngtrong báo cáo
Brundtland được sử dụng nhiều nhất là: “Phát triển bền vững là phát
triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của thế
hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu của họ” (Ủy ban Thế giới về Môi trường và
Phát triển: Chương 2). Tiếp theohội nghịRio +20 (với Tuyên bố Rio về Môi
trường và Phát triển ) và tài liệu đúc kết được gọi là Tương lai chúng
tôi muốn, Chương trình nghị sự 21, và Kế hoạch Johannesburg về Thực thi (
JPOI ), Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) đã đóng vai
trò quan trọng trong việc huy động, tạo điều kiệnhợp tác khuôn khổ LHQ để đảm
bảo rằng các chuyên viên, chương trình, nguồn lực hỗ trợ chiến lược toàn cầu,
khu vực và quốc gia đều nhằm đến các khối xây dựng phát triển bền vững. Nếu xem
xét các mối quan tâm nêu lên bởi Hội đồng ECOSOC, có thể nói rằng xã hộiloài
người ngày nay đang đi dần về ngày tận thế, chủ yếu bởi vì nó đã đi theo những
gì Phật giáo gọi là con đườngsai lầm (agatigamana) để phát triển. Một e ngại
như vậy cũng được nói lên trong cuốn sách nổi tiếngCác giới hạntăng trưởngxuất bản năm 1972. Cuốn sách này kiểm tra năm biến số (dân số thế giới,
công nghiệp, ô nhiễm, sản xuất lương thực, và cạn kiệt tài nguyên) trên mô hình
máy tính về tăng trưởng kinh tế và dân số theo cấp số nhân với nguồn cung cấp
tài nguyên hữu hạn. Những phát hiện được tìm ra là ngay cả khi nguồn tài nguyên
mới được khai thác trong thời gian tới, dự trữhiện tại thay đổi, các nguồn lực
vẫn hữu hạn và cuối cùng sẽ bị cạn kiệt. Cuốn sách dự báo rằng những thay đổi
trong sản xuất công nghiệp, sản xuất lương thực, và ô nhiễm đều đi dần đến sự sụp
đổ kinh tế và xã hội sẽ diễn ra trong thế kỷ hai mươi mốt (xem Meadows và
Meadows năm 2004; Hecht 2008). Cuộc khủng hoảng này chính xác như thế nào khi
lòai người phải đối mặt? Ai và những gì phải chịu trách nhiệm? Làm thế nào điều
này có thể tránh được? Quan điểmPhật giáo về cuộc khủng hoảng đó là gì? Một nỗ
lực được thực hiện trong bài viết này để tìm câu trả lời cho những câu hỏi
trên.
Ở chủ nghĩatư bảnhiện đại, trong đó
giá trịđạo đức không được xem là quan trọng vì bị kiểm soát và điều hành bởi
chủ nghĩatiêu thụ và các thương gia. Trong hệ thống như vậy mục tiêucông khai
của các tổ chức tài chính là kiếm tiền cho chính họ, điều mà các nhà kinh tế học
gọi là tối đa hóa lợi nhuậnnhưng luôn biến hóa thành chiếm đọat quyền sở
hữucủa cải. Tuy nhiên, như đã chỉ ra bởi Amartya Sen, “một sự rời xa tối đa
hóa lợi nhuận không nhất thiết là điều lành, cũng như các tình cảm đạo đức
không luôn luôn là cao quý. Một số điều man rợ tồi tệ nhất trên thế giới đương
đại đã được thực hiện bởi những kẻ phân biệtchủng tộc hiến mình hầu làm hại một
số người khác, thậm chí với chi phí lớn hoặc rủi ro cho bản thân họ. Trên thực
tế, quá trình này vẫn tiếp tục hiện nay với sự kiên trì không ngừng... Sự từ bỏ
cuộc sống chỉ vì mình có thể đi đôi với bạo lực nhằm đạt đếnlợi ích cho một
nhóm hay cộng đồng (nhưng lọai trừ những người khác), và ngay cả với sự cố ý
gây thiệt hại trên một nhóm hoặc cộng đồng khác” (1997 : 6). Sản xuất và phân
phối hàng hóa được độc quyền bởi các tổ chức lớn và thông qua việc sử dụngphương tiệnthông minh tạo ra ham muốnvô độ cho quần chúng nhằm sở hữu nhiều
hơn và nhiều hơn nữa. Quảng cáo và áp lựctâm lý dưới những hình thức khác nhau
được sử dụng để tăng cường sự thèm muốntiêu thụ tối đa và lối sốngtiêu thụquá lố đang được quảng bárầm rộ. Khách hàng bị dụ dỗ mua hàng càng nhiều càng
tốt, bất kể họ có cần hay không hay liệu có đủ tiền để trả. Do đó, mọi thứ được
mua không phải vì người ta cần dùng mà vì lòng ham muốn chúng. Trong thực tế,
xã hộitiêu dùng được đặc trưng bởi niềm tin tưởng rằng việc sở hữu nhiều thứ
là phương tiện chính để đạt hạnh phúc; do đó, tiêu thụ được chấp nhận “như một
cách tự phát triển, tự thực hiện, và tự hoàn thiện” ( Benton 1997: 3).
Những cản đường trong phát triển bền vững và biến đổixã hội : Phê bìnhPhật giáo của chủ nghĩatư bản hiện đại và toàn cầu hó GSTS K.T.S. Sarao, Phân khoa Phật học, Đại học Delhi, Ấn độ. (Tham luận hội thảo Vesak 2014) Nguyên Định dịch
Cụm từ “phát triển bền vững” đã trở nên phổ biếnrộng rãi sau khi được sử dụng trong báo cáo năm 1987 của Ủy ban Thế giới của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển , Tương lai chung của chúng ta , thường được gọi là Báo cáo Brundtland . Trong báo cáo này sự cần thiết cho việc kết hợp giữa phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệcông bằngxã hội và hòa nhập được giới thiệu lần đầu tiên. Định nghĩa Phát triển bền vững trong báo cáo Brundtland được sử dụng nhiều nhất là :
" Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà
không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu của họ " ( Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển : Chương 2 ) . Tiếp theohội nghịRio +20 (với Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển ) và tài liệu đúc kết được gọi là Tương lai chúng tôi muốn , Chương trình nghị sự 21, và Kế hoạch Johannesburg về Thực thi(JPOI ) , Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc ( ECOSOC ) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc huy động, tạo điều kiệnhợp tác trong khuôn khổ LHQ để đảm bảo rằng các chuyên viên, các chương trình, và các nguồn lực hỗ trợ chiến lược toàn cầu, khu vực và quốc gia đều nhằm đến các khối xây dựng phát triển bền vững . Nếu xem xét các mối quan tâm nêu lên bởi Hội đồng ECOSOC, có thể nói rằng xã hộiloài người ngày nay đang đi dần về ngày tận thế, chủ yếu bởi vì nó đã đi theo những gì trong Phật giáo được gọi là con đườngsai lầm (agatigamana) để phát triển. Một e ngại như vậy cũng được nói lên trong cuốn sách nổi tiếngCác giới hạntăng trưởng xuất bản năm 1972 .
Sách Meadows, D.H. and D.L.,et al. 2004. Những giới hạn của phát triển
- The Limits to Growth. updated version.
Cuốn sách này kiểm tra năm biến số (dân số thế giới, công nghiệp, ô nhiễm, sản xuất lương thực, và cạn kiệt tài nguyên) trên mô hình máy tính về tăng trưởng kinh tế và dân số theo cấp số nhân với nguồn cung cấp tài nguyên hữu hạn.Những phát hiện được tìm ra là ngay cả khi các nguồn tài nguyên mới được khai thác trong thời gian tới và do đó dự trữhiện tại thay đổi, các nguồn lực vẫn là hữu hạn và cuối cùng sẽ bị cạn kiệt. Cuốn sách dự báo rằng những thay đổi trong sản xuất công nghiệp, sản xuất lương thực, và ô nhiễm đều đi dần đến sự sụp đổ kinh tế và xã hội sẽ diễn ra trong thế kỷ hai mươi mốt này (xem Meadows và Meadows năm 2004; Hecht 2008). Cuộc khủng hoảng này chính xác như thế nào khi lòai người phải đối mặt ? Ai và những gì phải chịu trách nhiệm? Làm thế nào điều này có thể tránh được? Quan điểmPhật giáo về cuộc khủng hoảng đó là gì? Một nỗ lực được thực hiện trong bài viết này để tìm câu trả lời cho những câu hỏitrên.
Chủ nghĩatư bảnhiện đại trong đó giá trịđạo đức không được xem là quan trọng vì bị kiểm soát và điều hành bởi chủ nghĩatiêu thụ và các thương gia. Trong một hệ thống như vậy mục tiêucông khai của các tổ chức tài chính là để kiếm tiền cho chính họ, điều mà các nhà kinh tế học gọi là tối đa hóa lợi nhuận nhưng luôn biến hóa thành chiếm đọat quyền sở hữucủa cải. Tuy nhiên, như đã chỉ ra bởi Amartya Sen , " một sự rời xa tối đa hóa lợi nhuận không nhất thiết là điềulành , cũng như các tình cảm đạo đức không luôn luôn là cao quý . Một số điều man rợ tồi tệ nhất trong thế giới đương đại đã được thực hiện bởi những kẻ phân biệtchủng tộc hiến mình hầu làm hại một số người khác, thậm chí với chi phí lớn hoặc rủi ro cho bản thân họ. Trên thực tế, quá trình này vẫn tiếp tục hiện nay với sự kiên trì không ngừng ... Sự từ bỏmột cuộc sống chỉ vì mình có thể đi đôi với những bạo lực nhằm đạt đến các lợi ích cho một nhóm hay cộng đồng (nhưng lọai trừ những người khác), và ngay cả với sự cố ý gây thiệt hại trên một nhóm hoặc cộng đồng khác" (1997 : 6).Link: http://vi.wikipedia.org/wiki/Amartya_Sen
Sản
xuất và phân phối hàng hóa được độc quyền bởi các tổ chức có kích thước
rất lớn và thông qua việc sử dụngphương tiệnthông minh tạo ra một ham
muốnvô độ trong quần chúng để sở hữu nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Quảng cáo và áp lựctâm lý dưới những hình thức khác nhau được sử dụng để tăng cường sự thèm muốntiêu thụ tối đa và lối sốngtiêu thụquá lố đang được quảng bárầm rộ. Khách hàng bị dụ dỗ mua hàng hóa càng nhiều càng tốt, bất kể họ có cần hay không hay liệu có đủ tiền để trả. Do đó , mọi thứ được mua không phải vì người ta cần dùng đến mà vì lòng ham muốnchúng. Trong thực tế, một xã hộitiêu dùng được đặc trưng bởi niềm tin tưởng rằng việc sở hữu nhiều thứ là phương tiện chính để đạt hạnh
phúc và do đó, tiêu thụ được chấp nhận " như một cách để tự phát triển,
tự thực hiện , và tự hoàn thiện " ( Benton 1997: 3) .
Trong thực tế , chủ nghĩatiêu thụ đã
ăn sâu trong cuộc sống hiện đại mà các học giả như David Loy (1997 : 283 ) xem nó như là một tôn giáothế giới mới có quyền lực nằm trong kỹ thuật chuyển đổi cực kỳ hiệu quả của nó. Tôn giáo này , theo Loy , hoạt động trên nguyên tắc không những tăng
trưởng và tăng cườngthương mạithế giới sẽ có lợi cho tất cả , nhưng tăng trưởng cũng sẽ không bị hạn chế bởi các giới hạn vốn có của một hành tinh hữu hạn. Sai lầm cơ
bản là nó làm cạn kiệt hơn là xây dựng "vốn đạo đức" ( Loy 1997: 283 ).
Như đã chỉ ra bởi Erich Fromm , hệ thống kinh tế hướng về lợi nhuận không còn được xác định bởi câu hỏi : Điều gì là tốt cho con người ? Nhưng với câu hỏi : Điều gì là tốt cho sự phát triển của hệ thống? Hơn nữa, tiêu thụ có tính cáchmập mờ : Nó làm giảm sự lo lắng, bởi vì những gì người ta đã có không thể bị lấy đi, nhưng nó cũng đòi hỏi người đó ngày càng tiêu thụ hơn nữa , bởi vì tiêu thụ trước đó đã hòan tất sự thỏa mãnyêu cầu của nó . Trên thực tế, hệ thống hướng về lợi nhuận toàn cầu hóa này hoạt động trên nguyên tắc rằng tínhvị kỷ , ích kỷ và tham lam là điều kiện tiên quyết cơ bản cho sự hoạt động của hệ thống và sẽ dẫn đến sự hòa hợp và hòa bình. Tuy nhiên, tính vị kỷ, ích kỷ và tham lam không phải là bẩm sinh trong bản chất con người cũng như không được thúc đẩy bởi nó. Chúng đa phần là sản phẩm của hoàn cảnhxã hội. Hơn nữa , tham lam và hòa bình loại trừ lẫn nhau ( Fromm 2008: 5-8 , 23). Từ quan điểm của Phật giáo, sản xuất nhiều của cảivật chất , tiêu thụ nhiều và lòng thèm muốn (taṇhā) không nhất thiết phải dẫn đến gia tănghạnh phúc. Đạo Phật dạy rằng để đi đến giai đoạn cao nhất của phát triển con người , người ta không phải khao khát sở hữu. Hơn nữa tác động
của chủ nghĩatiêu thụ lên tâm lý và tinh thần của người tiêu dùng đi ngược lại với sự bền vững môi trường, đặc biệt là sự mất mát quan trọng của nhận thức về thế giớitồn tại bên ngoài lĩnh vực hàng tiêu dùng.
Sách Durning, Alan. 1992. Bao nhiêu là đủ? Xã hộitiêu thụ và Tương lai quả đất - How Much is Enough?The Consumer Society and the Future of the Earth.
Như đã chỉ bởi Fritjof Capra, "nỗi ám ảnh của chúng ta về tăng trưởng kinh tế và hệ thốnggiá trị cơ bản đã tạo ra một môi trường vật lý và tinh thần trong đó cuộc sống đã trở nên cực kỳ không lành mạnh. Có lẽ khía cạnh bi thảm nhất của cảnh tiến thoáilưỡng nanxã hội này là hệ thống kinh tế đang gây ra các mối nguy hiểm cho sức khỏe không chỉ bởi quá trình sản xuất nhưng do tiêu thụ nhiều hàng hóa được làm ra và rất nhiều quảng cáo để duy trìtăng trưởng kinh tế " ( 1983: 248). Tương tự như vậy, Erich Schumacher, tác giả của sách Nhỏ là đẹp, đã cảnh báo rằng một thái độ sống tìm cáchtheo đuổi đến cùng của cải, có nghĩa là chủ nghĩa vật chất không phù hợp với thế giới này, bởi vì nó không bao hàm nguyên tắc hạn chế, trong khi môi trường sinh sống bị giới hạn nghiêm ngặt . Một thái độ như vậy, ông chỉ ra, mang trong nó những hạt giống của sự hủy diệt. Thái độduy vật chất là một con quái vật của đạo đức, tinh thần và siêu hình vì "tiến hành các hoạt động kinh tế của con người như người ta thực sự không lo lắng gì cả. Một hệ thốnghoàn toàn mới của tư tưởngdựa trên sự chú ý đến con người thay vì hàng hóa là cần
thiết. Nó có thể được tóm gọn trong cụm từ "sản xuất của quần chúng , chứ không phải là sản xuất hàng loạt " ( Schumacher 1973 : 17-18 , 56 , 119 ). Kết quả cuối cùng của việc này là chúng tacần phảixem xét nghiêm túc không chỉ thái độ và lối sống của chúng ta mà ngay cả các chính sách chi phối việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, khoa học và công nghệ, và quy mô cũng như định hướngcủa công nghiệp hóa.
Ngoài sự thực là
các nước phát triển chủ yếu thông qua các công ty đa quốc gia và các tổ
chức tài chính và pháp lý toàn cầu tiếp tục khai thác các nước đang phát triển, một trong những lỗ hổng lớn của hệ thốngtiêu dùng toàn cầu hóa hiện nay là nó thúc đẩycạnh tranh hơn là hợp tác. Thái độcạnh tranh, thù địch hoặc cảm giácliên tục phải chống lạimột cái gì đó không chỉ tạo ra xung đột và sự oán giận mà còn gây ra các
tác dụng phụ không lành mạnh. Như Bertrand Russell một lần chỉ ra, "Điều duy nhất sẽ cứu nhân loại là hợp tác, và bước đầu tiên hướng tới hợp tác nằm trong trái tim của các cá nhân" (1954 : 204). Các cá nhân có kỹ năng hợp tác có nhiều sáng tạo hơn và tâm lý điều hòa tốt hơn. Ở cấp quốc tế, đối kháng lẫn nhau giữa các quốc gia có kết quả không chỉ trong việc hàng tỷ đô la bị lãng phí mỗi năm trong việc sản xuất vũ khí mà còn là một mảnh lớn
của nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đã được hướng vào các công nghiệp chiến tranh. Đáng buồn thay, không chỉ các nhà kinh tế e ngại với
thời gian khi chúng ta dừng lại vũ khí sản xuất ,nhưng ngay " ý kiến cho rằng Nhà nước cần tạo ra nhà ở và những điều hữu ích và cần thiết khác cho dân chúng thay vì vũ khí, cũng dễ dàng bị buộc tội gây nguy hiểm cho tự do và sáng kiến cá nhân " ( Fromm 1955: 5).
Như đã nêu ở trên, chủ nghĩatư bảnhiện đại kèm theo toàn cầu hóa gây nên sự
tham lam và ích kỷ, theo đó thành côngcá nhân được đánh giá cao hơn trách nhiệmxã hội. Các nhà lãnh đạo chính trị và giám đốc điều hành doanh nghiệp thường có những quyết định do vì tư lợi. Hơn nữa, " công chúng cũng rất ích kỷ khi chỉ chú tâm đến vấn đề riêng tư mà ít chú ý đến những gì vượt qua lĩnh vực cá nhân ... Do đó những người mạnh mẽ, thông minh hơn , hoặc gặp may nhiều hơn ... cố gắng tận dụng lợi thế đối với những người yếu kém, hoặc bằng vũ lực và bạo lực hoặc bằng các đề nghị ... Xung đột trong xã hội không thể biến mất khi tham lam ngự trị tâm hồncon người " ( Fromm 2008: 10-11 , 114). Một xã hội được thúc đẩy bởi tham lam mất khả năng nhìn thấy những điều trong lành và chúng ta không biết khi nào đủ là đủ. "Niềm hy vọng chỉ theo đuổi sự giàu có mà không lưu tâm đến các
câu hỏi tinh thần và đạo đức, chúng ta có thể thiết lập hòa bình trên trái đất, là một niềm hy vọng không thực tế, không khoa học, và không hợp lý ... Những nền tảng của hòa bình không thể được dựa trên nhu cầu rất lớn về tài nguyên thế giớihạn chế và khiến cho một giới giàu cóva chạm không những với người nghèo (những người yếu đuối và kém tự vệ ), nhưng với những người giàu khác " ( Schumacher 1973: 18-19 ) . Về vấn đề này , có thể nói rằng Phật giáo xem lòng tham (tâm tham- lobha : Morris và Hardy 1995-1900 : iv.96 ) và tính ích kỷ như những khổ đau hàng đầu (vị kỉ- avaññattikāma : Morris và Hardy 1995-1900 : ii.240 iv.1 ; asmimāna Oldenberg 1879 -1883 : i.3 ; Rhys Davids và Carpenter 1890-1911 : iii.273 ; Trenckner và Chalmers 1888-1896 : i.139 , 425 ; Morris và Hardy 1995-1900 : iii.85 ). Có thể nói được rằng Phật giáo không ngại sự giàu có và thịnh vượng miễn làchúng được mua và sử dụngphù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Vấn đề thực sự nằm trong xu hướngcon người đi tìm điều Đức Phật gọi là tham ái (taṇhā) . Trong hệ thống kinh tế hiện nay, theo Schumacher, bất cứ điều gì không đem đếnlợi nhuận (economic) đều bị xóa sạch (1973 : 27). Theo quan điểm của Phật giáo, lợi nhuậnmột mình không thể là một biện pháp đầy đủ cho một cái gì đó là kinh tế hay không. Theo quan
điểmPhật giáo, ngoài việc tính đến lợi nhuận của một hoạt độngnhất định, ảnh hưởng của nó đối với con người và môi trường, bao gồm cả các cơ sở tài nguyên, cũng không kém phần quan trọng.
Một lỗ hổng khác của hệ thống người tiêu dùng toàn cầu hóa hiện nay là sự nới rộngphân chia giữa người giàu và người nghèo. Theo Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc năm 1992, trong khi một tỷ người phía trên giữ 83 phần trăm của sự giàu có của thế giới, tỷ người phía dưới chỉ có 1.4 phần trăm (xem Elgin 1993: 42). Sẽ không thực tế để mong đợi sự hòa hợptinh thần, tâm lý và xã hội trong một thế giới vẫn còn chia rẻ vật chất như vậy. Là thành viên của một gia đìnhnhân loại chung, mỗi cá nhân phải có quyền dự phần một cách hợp lý vào các nguồn lực của thế giới hầu có thể thực hiện những nhu cầu cơ bản của mình để chứng minh tiềm
năng là một thành viên sản xuất và được tôn trọng của gia đình toàn cầu. Điều này có nghĩa rằng có một nhu cầu cấp thiết cho việc tiếp cận bình đẳng các nguồn tài nguyênkhông chỉ giữa các quốc gia, mà còn giữa những con người không phân biệt giới tính và quốc tịch. Vì tuyệt vọng của người nghèo đã được xem là có trách nhiệm ở một mức độ nào đó cho việc lạm dụng các nguồn lực hạn chế, cho nên bình đẳng kinh
tế và công bằngxã hội là rất quan trọng. Tuy nhiên, các xã hộigiàu có
là vấn đề thực sự của thế giới ngày nay. Ví dụ, sự ra đời của một em bé
Mỹ được ước tính như một mối đe dọa lớn hơn
năm mươi lần cho môi trường như sự ra đời của một em bé Ấn Độ (Jones 1993: 14). Nghiên cứu cũng như các tài liệu đã chỉ ra rằng nạn đói thế giới gây ra bởi tình trạng khan hiếm lương thực là một huyền thoại vì lượng thực phẩm sản xuất trong thế giới hiện nay là đủ để cung cấp cho khoảng tám tỷ người với một chế độ ăn uống đầy đủ. Nguyên nhân chính là kinh doanh nông nghiệp trên thế
giới bị phá hỏng bởi sự bất bình đẳng (xem Capra 1983: 257-258 ) . " Nếu không có một cuộc cách mạng trong công bằng, thế giới sẽ gặp phải những cuộc xung độtkinh niên do cạn kiệt nguồn tài nguyên , và điều này sẽ làm những hợp tác khó có thể đạt được mức độ cần thiết để giải quyết các vấn đề như ô nhiễm và nạn nhân mãn " ( Elgin năm 1993 : 42). Về vấn đề này , có thể nói rằng Phật giáo khuyến khích một phân bố rộng của nhu cầu cơ bản để không ai phải chịu thiếu thốn vìthiếu thốn là nguyên nhân gốc rễ của xung độtxã hội. Do đó , khi nói về nguyên nhân của xung độtxã hội , Đức Phật đã chỉ ra rằng , " hàng hóa không làm cho sự nghèo khó cơ cực lớn hoành hành; do đói nghèo ngày càng tăng, trộm cắp hoành hành cũng tăng lên, do trộm cắp lây lan bạo lực tăng trưởng nhanh chóng , do bạo lực phát triển, sự tàn phá của cuộc sống trở nên phổ biến " ( Rhys Davids và Carpenter 1890-1911 : iii.67 ) .
Từ góc độ Phật giáo , một xã hộilý tưởng sẽ theo phương châm của hạnh phúc và phúc lợi cho số
lượng tối đa của người dân ( bahujanahitāya bahujanasukhāya : Oldenberg
1879-1883 : i.21 ) . Trong một xã hội như vậy người ta khôngnên tìm kiếm sự hài lòng của chính mình nhưng lại trở thành một nguồn đau khổ ( aghabhūta ) cho những người khác ( Feer 1884-1898 : iii.189 ). Tích trữ tài sản dưới mọi hình thức không được xem trọng trong Phật giáo ( Morris và Hardy 1995-1900 : iii.222 ) và nếu một người giàu sang hưởng thụ tất cả tài sản của mình bằng cách chỉ cho chính
mình, nó sẽ là một nguồn gốc của sự thất bại cho anh ta (Fausböll 1985:
102). Trong thực tế, một người nào đó làm việc vì lợi ích của sự giàu có (dhanahetu , Fausböll 1985: 122) , sự ham làm giàu ( dhanatthiko , Fausböll 1985: 987 ; bhogataṇhā , Sarao 2009: 355) , hoặc tự hào về sự giàu sang, khoe khoang tài sản (dhanatthaddho , Fausböll 1985: 104) thì được coi là một con người thất bại và ngu dốt làm hại chính mình và người khác. Như vậy, trong cách tiếp cận của Phật giáo về phát triển kinh tế xã hội , tiêu chuẩn chính trị hoạch định chính sách phải là hạnh phúc của tất cả các thành viên của xã hội như một toàn thể, tức là sản xuất nên hướng tới phục vụ nhu cầu thực sự của người dân và không phải là ngược lại.
Hệ
thống hiện nay tin rằng thực hiện các nhu cầu vật chất của nhân loại sẽ
dẫn đến hòa bình và hạnh phúc. Nhưng đây là một quan điểmsai lầm. Như Fromm đã chỉ ra , một động vậthài lòng khi các nhu cầu sinh lý, cơn đói, cơn khát, nhu cầu tình dục được thỏa mãn vì được bắt nguồn từ các yếu tốsinh hóa học bên trong của cơ thể, nhưng chúng có thể trở thành điên tiếc nếu không được thỏa mãn. Vì con người cũng là động vật , những nhu cầu này cần được thỏa mãn . Nhưng vì con người là một con người, sự hài lòng của những nhu cầu bản năng nầy không đủ để làm cho người ta hạnh phúc vì hạnh phúc còn phụ thuộc vào sự hài lòng của những nhu cầu và niềm đam mêđặc biệt của con người. Những nhu cầu thiết yếu này mà nền văn minhhiện đại không đáp ứng là " nhu cầu liên hệ, siêu việt , sâu sắc , nhu cầu có một bản sắc và sự cần thiết cho một khung định hướng và sự đam mê " ( Fromm 1955: 25, 28, 65 , 67 , 134). Theo quan điểm của Phật giáo, vấn đề kinh tế và đạo đức không thể tách rời nhau bởi vì sự thỏa mãn chỉ các nhu cầu kinh tế mà không phát triển tâm linh không bao giờ có thể dẫn đến bình an trong quần chúng.
Bằng cách chỉ ra rằng sự theo đuổithô bạo của sang trọng và phong phú là nguyên nhân của đau khổ, Phật giáo khuyến khích sự kiềm chế , đơn giản và hài lòng. Cách sốngthanh đạm này bao trùm tiết chếtiêu thụ , ý thức mạnh mẽbảo vệ môi trường , mong muốn quay trở lại với một môi trường sống và làm việc vừa tầmcon người , và ý định thực hiệnnhững tiềm năng cao hơn - cả tâm lý và tinh thần ( Elgin và Mitchell 1970: 5 ) . Lối sốngđơn giảntỉnh thức này sẽ tích hợp " các khía cạnh bên trong và bên ngoài của cuộc sống thành một hữu cơ để .... bề ngoàiđơn giản hơn và bên trong phong phú hơn " ( Elgin, 1993: 25). Đơn giảntỉnh thức là
điều cần thiết để đạt được phát triển bền vững và để giải quyết các vấn
đề toàn cầu của ô nhiễm môi trường , khan hiếm tài nguyên , bất bình đẳng kinh tế xã hội , và các vấn đềvật chất hay tinh thần của sự tha hóa , lo lắng, và lối sống thiếu ý nghĩa. Do đó , điều cần thiết hiện nay cho các nước phát triển là làm theo những gì Arnold Toynbee gọi là Luật Đơn giản từng bước tức
là , bằng việc tiếp tụcđơn giản hóa các mặt vật chất của cuộc sống của
họ và làm phong phú thêm các bên phi vật chất (1947 : 198 ) . Theo quan điểm của Phật giáo, đơn giảntỉnh thức là bằng lòng với rất ít (tri túc-saṃtuṭṭhi
: Rhys Davids và Carpenter 1890-1911 : i.71 ; Trenchner và Chalmers 1888-1896 : i.13 ; Fausböll 1985: 265 ; Sarao 2009 : 204 ; Morris và Hardy 1995 -1900 : ii.27 , 31 , ii.219), tránh lãng phí, tức là tính ham muốn ít (thiểu dục-appicchatā
: Oldenberg 1879-1883 : III.21 ; Rhys Davids và Carpenter 1890-1911 : iii.115 ; Trenchner và Chalmers 1888-1896 : i.13 ; Feer 1884-1898 : ii.202 ). Hài lòng được xem trong Phật giáo là sự giàu có tốt nhất ( saṃtuṭṭhiparamaṃ Dhanam , Sarao 2009: 204 ), là tình trạngtâm thần của một người hài lòng với những gì hiện đang có hoặc với vị trí hiện nay (saṃtussamāno itarītarena : Fausböll 1985: 42).
Như đã chỉ ra bởi Karl Marx , "tài sản cá nhân đã làm cho chúng ta thật ngu ngốc và phiến diện khi chỉ xem một sự vật là của chúng ta khi có nó, khi nó là tư bản làm vốn cho chúng ta ... Như vậy tất cả các cảm quan và trí tuệ đã được thay thế bằng ý thứcsở hữu " ( Bottomore , 1963 : 159). Như thế con ngườitìm cáchchiếm hữu mọi thứ, bao gồm cả tài sảnvô ích , bởi vì chúng " trao địa vị cho chủ chúng" ( Fromm 1955: 133 ) . Theo Fromm, Cách tồn tạisở hữutrong quan hệ với thế giới là một trong những cách sở hữu và chiếm hữu , xem tất cả mọi người và tất cả mọi thứ như tài sản cần được chiếm đọat.
Các yếu tố cơ bản trong mối quan hệ giữa các cá nhân trong chế độ này là đối thủcạnh tranh , đối kháng , và sợ hãi. Trong một chế độ như vậy,
một người hạnh phúc khi vượt trội hơn những người khác , có quyền lực và khả năng để chinh phục , cướp , giết người. Sự cần thiếtchiếm hữu cũng được thúc đẩy bởi lòng mong muốn sống còn do sinh học quy định . Cho
dù chúng ta có hạnh phúc hay không , cơ thể chúng tathúc đẩychúng ta phấn đấu cho sự bất tử . Nhưng vì chúng ta biết bằng kinh nghiệm là chúng ta sẽ chết , chúng tatìm kiếm các giải pháp làm cho chúng ta tin rằng, bất chấpcác bằng chứng qua thực nghiệm , chúng ta là bất tử. Các nguy hiểm của chế độ sở hữu là ngay cả khi tình trạngphong phútuyệt đối có thể đạt được , những người có ít hơn về sức khỏethể chất và sức hấp dẫn , quà tặng , tài năng, đều ghen tị với những người sở hữu nhiều hơn ( Fromm 2008: 66-67 , 91 -92 ) . Ngược lại, trong Cách tồn tạihiện hữu một người hạnh phúc nằm trong sự nhạy cảm và quan tâm đích thực những gì liên quan đếnthế giới , lòng yêu thương , chia sẻ , hy sinh , và hiến tặng . Sự khác biệt giữa hai chế độ tồn tại này là trong khi chế độ sở hữu tập trung vào chủ thể người , chế độ hiện hữu tập trung vào những giá trị của cuộc sống ( Fromm 2008 : 15 , 21, 66).
GSTS. K.T.S. Sarao đọc tham luận tại Đại lễ Tam hợp Vesak LHQ 2014 tại chùa Bái Đính, Ninh Bình.
Hiện có một nhu cầu cấp thiết là cần đánh động mọi ngườinhạy cảm với thực tế của sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa tất cả các sinh vật sống, kể cả con người , và tài nguyên. Trái đất không chỉ đầy ắp cuộc sống nhưng có vẻ là một sinh vật có quyền sinh sống theo cách riêng của mình . Như đã chỉ ra bởi Capra , tất cả những gì sống trên trái đất , cùng với bầu khí quyển, đại dương và đất đai , tạo thành một hệ thốngphức tạp có tất cả mô hình đặc trưng của sự tự tổ chức . Trái đất là một hệ thống sống và nó vận động không giống như một cơ thể sinh vật nhưng thực sự có vẻ là một sinh vật Gaia, một lọai hành tinh sống " ( Capra 1983: 284-285 ) . Tuy nhiên, như đã chỉ ra bởi Carolyn Merchant , " Chừng nào trái đất được coi là còn sống và nhạy cảm, mọi hành viphá hoạichống lại nó có thể được coi là vi phạmđạo đức của con người " (Merchant 1980: 3). Nhưng với sự biến mất của những hạn chếvăn hóa , người tiêu dùng toàn cầu hóa nhân danh tiến bộkiến thức, tăng trưởng kinh tế , hoặc tiến bộ công nghệ đã trở thành kẻ lạm dụng đối với trái đất. Một nghiên cứu trên phạm vi rộng , khách quan, với nhiều tài
liệu và giá trị cho thấy rằng mỗi sinh vật sống có vị trí của nó trong
sinh quyển , theo đó nó đóng vai trò độc đáo là một phần của sự cân bằng tập thể. Từ góc độ Phật giáo , không chỉ có cuộc sống vốn đã có giá trị nhưng con người và các hình thức khác của cuộc sống cũng phụ thuộc lẫn nhau và tương tức. Như vậy , thiên nhiên và nhân loại trên một mặt và con người đối với nhau trên mặt khác được xem là cùng có trách nhiệmvới nhau. Một thực thểsống động không có thể tự cô lập từ mối quan hệ nhân quả này cũng như không có một bản chất riêng của mình. Nói cách khác, là một phần của Lý Duyên khởi (Paticcasamuppada) , con ngườiảnh hưởng đến môi trường không chỉ thông qua các khía cạnh hoàn toànvật lý của hành động của họ , mà còn thông qua các phẩm chất đạo đức và vô đạo đức của các hành động như vậy. Do đó người ta cho rằng , nếu một vị vua và thần dân của mình hành động sai trái , điều này ảnh hưởng xấu đến môi trường và các vị thần thánh, dẫn đến ít mưa , cây trồng xác xơ và dân chúng nghèo nàn và chết yểu (Morris và Hardy 1995-1900 : ii 0,74-76 ) . Thông điệp này cũng là ngụ ý mạnh mẽ của Aggañña Sutta của Digha Nikaya (Trường bộ kinh 27 – Khởi thế nhân bổn) ( Rhys Davids và Carpenter 1890-1911 : iii.80 -98 ) trong đó cho thấy thiên nhiên bắt đầu dồi dào nhưng sau đó trở nên ít đi khi con người bắt đầu có tham lam. Khi họ bắt đầu thu hoạch lúa nhiều hơn so với cần thiết, cây lúa tự nhiên không có thể phát triển nhanh chóng. Điều này đòi hỏi phải trồngtrọt nhiều hơn, từ đó đất đai được phân chia cho các tư nhân, và quyền sở hữu tư nhân được phát sinh. Nguồn gốc của sở hữu tư nhân đã trở thành gốc rễ của những căn bệnh kinh tế xã hội khác nhau. Vì vậy, theo quan điểm của Phật giáo, không đáng ngạc nhiên khi phong cách người tiêu dùnghiện đại " bị từ chối bởi vì nó được xem như một hình thức của cuộc sống bóc lột cảnh quan và gây thiệt hại không thể khắc phục cho môi trường trong một thời gian ngắn " ( Lancaster 2002: 1-2).
Cũng như nghèo đói là nguyên nhân của nhiều tội phạm , sự giàu có cũng phải chịu trách nhiệm về những căn bệnh của lòai người. Phật giáo nhìn của cảivật chất chỉ được dùng để đáp ứng các nhu cầu cơ bản và phải kiếm được bằng những phương cáchđứng đắn và đạo đức . Lòng rộng lượng (bố thí- dāna ) và san sẻ (cāga ) luôn được liên kết trong Phật giáo với đức hạnh (Sarao 2009 : 177). Hơn nữa, bằng cách này con ngườithoát khỏitham lam, ích kỷ ( bủn xỉn -macchariya ) và tránh được nhiều điều xấu khác vì " khi san sẻ một người sẽ có nhiều bạn bè hơn "
( Fausböll 1985: 187; Morris và Hardy 1995-1900 : v.40 iii.273 , . 209 ;
Rhys Davids và Carpenter 1890-1911 : iii.234 ) . Rộng lượng là một trong những phẩm chất quan trọng làm nên một người cao quý ( Morris và Hardy 1995-1900 : iv.218 ) . Đức Phậtso sánh người kiếm được sự giàu sang một cách đứng đắn và chia sẻ với những người nghèo như một người có cả hai mắt , trong khi một người kiếm được sự giàu sang nhưng không chia bớt để có công đức giống như một người một mắt ( Morris và Hardy 1995-1900 : i ,129-130 ) . Nói cách khác, để xây dựng một xã hộilành mạnh, sự hào phóng và rộng lượng phải được bồi dưỡng như trụ cột nền tảng của nó .
Tránh phung phí là một khía cạnh quan trọng của phép tu Phật giản dị. Cách tham ăn trái thị (udumbarakhādika ) đã bị Đức Phậtchỉ trích (Feer 1884-1898 : iv.283 ), vì đó là phương pháp lắc xuống bừa bãi một số trái cây từ một cây vả để ăn một số ít, cũng giống như phương pháp đánh cá bằng lưới kéo trôi dạt , nơi mà đời sống thủy sinh bị phá hủy nhiềuhơn sử dụng. Nhân loại không thể tiếp tụctiêu thụ tài nguyên hạn chế của hành tinh với tốc độ đã trở thànhquen thuộc. Thông qua việc mở rộng không kiềm chế , nền kinh tế không chỉ hấp thụ vào bản thân ngày càng nhiều các tài nguyên của hệ sinh thái vô cùngmong manh và hữu hạn mà còn là gánh nặng cho hệ sinh thái vì nạn rát thải. Khi dân số tăng lên, áp lực lên môi trường cũng tăng theo đến mức độ nguy hiểm hơn . Năm 1930 dân số thế giới là hai tỷ người , năm 1975 và năm 2000 nó đã đi lên đến bốn tỷ và sáu tỷ người. Nó có thể sẽ nhất qua mười tỷ vào năm 2025 ! Bùng nổ dân số quét sạch những gì đạt được trong việc nâng cao mức sống. Các giải pháp cơ bản là phải thay
đổi mạnh mẽ và nhanh chóng thái độ của con người, đặc biệt là những liên quan đến sinh sản , tăng trưởng kinh tế , công nghệ, môi trường và giải quyếtxung đột . “Có đủ lương thực để nuôi sống mọi người được ăn uống đầy đủ nếu thực phẩm được phân phối theo nhu cầu. Nhưng hiện nay không có dấu hiệu gì cho thấy một sự phân phối theo nhu cầu " ( Ehrlich và Ehrlich 2009 : 67) . Theonhận xét của
Stephanie Kaza , tác động môi trường được tăng tốc bằng những con số tăng nhanh dân số, công nghệ ngày càng hiệu quả, và mức tiêu thụvượt quá khả năng của hành tinh. Nếu có một trong những yếu tố trên được giảm , tác độngsẽ giảm xuống và nếu một hoặc cả ba yếu tố đều tăng , tác động sẽ tăng lên, trong một số trường hợp rất đáng kể ( năm 2000 : 23).
Vì con người là những sinh vật xã hộitự nhiên đến với nhau vì mục
đích chung , điều này có nghĩa là một trật tựxã hội theo các nguyên tắc Phật giáo sẽ bao gồm chủ yếu các cộng đồng quy mô nhỏ với các nền kinh tế địa phương , trong đó mỗi thành viên có thể đóng góp hiệu quả. Để đạt được phát triển bền vững , những gì chúng ta cần nhất là giản lược và tinh giản biên chế . Chỉ với quy mô nhỏ , công nghệ đơn giản sẽ không tiêu hao nhiều tài nguyên thiên nhiên vì sản xuất nhằm mục đích chủ yếu tiêu thụ nội địa phương,
do đó có liên hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng trực tiếp mặt đối mặt . Như Schumacher cho biết , công nghệ quy mô lớn là mất nhân tính và sai về mặt đạo đức vì phản cảm và vô trách nhiệm làm vai trò mỗi cá thểtrở thànhvô ích, bị tước đoạt , không có tiếng nói , bất lực , loại trừ, và tha hóa.
"Trí tuệ đòi hỏi một định hướng mới của khoa học và công nghệ theo hướng hữu cơ, nhẹ nhàng, bất bạo động, thanh lịch và xinh đẹp " ( Schumacher 1973: 20). Theo Phật giáo , một mối quan hệ mới phải được thiết lập giữa con người và thiên nhiên, mộtsự hợp tác không bóc lột hay thống trị . Động lực của một nền kinh tế như vậy cần phân biệt giữa tình trạngnghèo đói(daḷiddatā ) ( Feer 1884-1898 : v.100 , 384 , 404) , vừa đủ ( yāpanīya ) ( Oldenberg , 1879-1883 : i 0,59 , 212, 253) , và dư thừa (accogāḷha ) ( Morris và Hardy 1995-1900 : . iv.282 ). Cần có một sự cân bằng giữa dư thừavật chất và quá thiếu thốn, nghĩa là tránh được chủ nghĩaduy vật chất vô cảm cũng như cảnh nghèo đóivô cùng, dẫn đến một cách tiếp cận cân bằng hầu đạt một cuộc sống hài hòa thân tâm.
Áp dụng và thực hiệntinh thần cơ bản của Phật giáoBát chánh đạo (aṭṭhaṅgika - magga) bao gồmtuệ giác (paññā),giới đức (giới-sìla ) , và thiền định (samādhi) thật sự có thể đưa ra một con đường dẫn đến phát triển bền vững . Chánhkiến (Samma -ditthi) và Chánh tư duy (Samma- saṃkappa) tạo thành trí tuệ ; Chánh Ngữ (samma - vaca) , Chánh mạng(Samma- kammanta) , và Chánh nghiệp ( Samma- ājīva ) cấu thành đạo đức; Chánh tinh tấn (Samma - vāyāma) , Chánh niệm (Samma- sati) , và Chánh định (Samma-
samādhi) hình thành nên thực hành thiền định (Rhys Davids và Carpenter 1890-1911 : ii.311 -315 ) . Bằng cách làm theo con đường này của trí tuệ
, đạo đức và thiền định người ta có thể phát triển bên trong và làm theo một cuộc sống giản dị. Bằng cách đi theo con đườnggiác ngộ này con người có thể nhằm mục đích sống hài hòa ( sống theo chánh pháp-Dhammacariya , sống với tâm bình đẳng-samacariya)
(Trenchner và Chalmers 1888-1896 : i.289 ; Feer 1884-1898 : i.101 ) và từ bi ( Karuna ) với " mong muốn loại bỏ những gì là bất lợi cho những người khác và bất hạnh của chính họ " ( Fausböll 1985: 73). Điều này sẽ là cơ sở của thế giới quan của conngười điều độ và cân bằng , tìm kiếm hòa bình nội tâm ( an bình-ajjhattasanti , Fausböll 1985: 837) , và niềm vui hướng nội ( ajjhattarata , Sarao 2009: 362 ; Rhys Davids và Carpenter 1890-1911 : ii.107 ; Feer 1884-1898 : v.263 ) bằng cáchtự kiềm chế, hạn chế nhu cầu của mình , và tránh ham muốn ( ussuka ) ( Sarao 2009: 199 ) bởi vì con người không đáng được tôn trọng nếu có những ghen tị , ích kỷ, và gian lận ( issukī maccharī saṭho ) ( Sarao 2009 : 262 ) .
Kết quả cuối cùng của các điều trên đây là bản chất của một xã hộihạnh phúc không nằm trong sự nhân lên mà là hạ xuống các điều mong muốn. Thật là trái vớiPhật giáo nếu xem hàng hóa là quan trọng hơn so với con người và tiêu thụ quan trọng hơn hoạt độngsáng tạo . Mục đích như vậy đã được thực hiệnrõ ràng trong Tuyên bốPhật giáo xanh , docác thành viên của cộng đồngPhật giáo quốc tế chuẩn bị để thảo luận tại Hội nghịPhật giáothế giới (World Fellowship)Colombo (1980) : "Chúng
tôi tin rằng kể từ khi các nguồn tài nguyên thế giới và hệ sinh thái không thể hỗ trợ tất cả các dân tộc ở mức độ tiêu thụ của các quốc giatiên tiến , những nỗ lực theo hướng công bằng toàn cầu phải được kết hợp với những nỗ lực theo hướng tự nguyện đơn giản , trong phong cách sống của từng cá nhân và thông qua các chính sách dân chủ . Cơ cấu kinh tế khuyến khích sự tham lam hưởng thụ và sự tha hóa phải được thay đổi. " Trừ khi chúng tathực
hiện một sự thay đổi đáng kể trong mô hình tổng thể của suy nghĩ và cuộc sống, chúng ta sẽ sớm tạo ra một thế giới của sự đau khổvô cùng và tàn phá. Theo đề nghị của Alan Durning , số phận của nhân loạiliên kết với các lĩnh vực tự nhiênphụ thuộc vào chúng ta, những người tiêu dùng. Chúng ta có thể cắt giảm sử dụng những gì tiêu cực về mặt sinh thái và nuôi dưỡng những nguồn lực sâu sắc, phi
vật thể mang lại hạnh phúc: gia đình và các mối quan hệ xã hội, công việc có ý nghĩa, và giải trí ( Durning 1992). Để xây dựng một tương lai bền vững các thành viên giàu có của xã hộicần phảithực hiện những thay
đổi lớn lao ở
các cấp độ tổng thể và mô hình tiêu thụ. Chúng ta phải chọn mức độ và hình thứctiêu dùngbền vững trên toàn cầu , tức là sử dụng các nguồn tài nguyên của thế giới một cách khôn ngoan và không áp chế hệ sinh thái , tức là tiêu thụ một cách tôn trọng những phần còn lại của cuộc sống trên hành tinh này . Đây là lúc mà mỗi người chúng ta phải lựa chọn một lối sống là vật chấtđơn giản, hướng nội , và thân thiện môi trường. Vấn đề cơ bản là năng lực của trái đất hữu hạn để duy trì nền văn minh của con người. " Đạo đức xuồng cứu đời" phải được thay thế bằng "đạo đức tàu vũ trụ trái đất". Cuối cùng, có thể kết luận theo cách nói của Elgin:
“Để sống một cách bền vững , chúng ta phải sống một cách hiệu quả - không định hướng sai hoặc lãng phí nguồn tài nguyên quý giá của trái đất . Để sống một cách hiệu quả , chúng ta phải sống một cách hòa bình , biết rằng chi tiêu quân sự phí phạm các nguồn lực đáp ứng nhu cầu cơ bản . Sống hòa bình , chúng ta phải sống với một mức độ hợp lý củacông minh hoặc sự công bằng , vì là
không thực tế khi nghĩ rằng , trong một thế giới truyền thôngphong phú
, một tỷ hay nhiều người sẽ chấp nhận sống trong nghèo đóituyệt đối trong khi một tỷ người khác sống quá độdễ dãi . Chỉ với sự công bằng hơn trong việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên của thế giớichúng ta mới có thể sống một cách hòa bình , và do đó sống một cách bền vững , như một gia đìnhnhân loại " ( Elgin, 1993: 41-42 ) .
GSTS K.T.S. Sarao
Dịch Việt : Nguyên Định
Thư mục tham khảo/ Bibliography:
Anonymous (Vô danh).1983. Thảo luận điểm cho dự ánĐại học Liên hợp quốc về nhận thức của xã hội mong ướctrong các tôn giáo và hệ thốngđạo đức khác nhau - Discussion
Points for United Nations University Project on Perceptions of Desirable Societies in Different Religions and Ethical Systems.
Bottomore, T.B. (ed. and trans).1963. Các Mác: Những bài viết sớm - Karl Marx:Early Writings. New York: McGraw-Hill
Capra, Fritjof. 1983. Bước ngoặt: Khoa học, Xã hội, và Văn hóa đang lên- The Turning Point: Science, Society, and the Rising Culture.Toronto: Bantam Books.
Durning, Alan. 1992. Bao nhiêu là đủ? Xã hộitiêu thụ và Tương lai quả đất- How Much is Enough?The Consumer Society and the Future of the Earth.New York: W.W. Norton and Co.
Ehrlich, P.R., Ehrlich, A.H., Holdren, J.P. 1977. Khoa học môi trường: Dân số, tài nguyên và môi trường-Ecoscience: Population, Resources, and Environment. San Francisco: W.H. Freeman.
Elgin, D. 1993. Đơn giản tự nguyện : Hướng tới cách sốngbề ngoài giản dị, bên trong phong phú- Voluntary Simplicity: Toward a Way of Life that is Outwardly Simple.Inwardly Rich, rev. ed., New York: Quill.
Elgin, D. and Mitchell, A. 1977. Đơn giản tự nguyện- “Voluntary Simplicity,” CoEvolution Quarterly. Summer, no. 14, June 21 1977: 4-19.
Fausböll, V. (ed.). 1985. Tiểu bộ kinh Pali- The Sutta-Nipāta.London: Pali Text Society.
Feer, M.L. (ed.). 1884-1898. Tương ưng bộ kinh Pali- The Saṃyutta Nikāya.5 vols, London: Pali Text Society.
Fromm, Erich, 1955. Xã hội Sane- The Sane Society. New York: Henry Holt and Company.
Fromm, Erich. 2008. Sở hữu hay hiện hữu?-To Have or To Be? New York: The Continuum Publishing Company (originally published 1976).
Goodwin, N.R., Ackerman, F., and Kiron, D. (eds.). 1997. Xã hội tiêu thụ- The Consumer Society. Washington: D.C.: Island Press.
Jones, Ken. 1993. Ngoài lạc quan : Một chính sách môi trường Phật giáo -Beyond Optimism: A Political Buddhist Ecology. Oxford: Jon Carpenter.
Kaza, Stephanie. 2000. “Vượt qua quyền uy của tiêu dùng- Overcoming the Grip of Consumerism,” Buddhist-Christian Studies, vol. 20: 23-42.
Kiyosaki, R. and Lechter, S. 1997. Chết giàu chết nghèo- Rich Dad Poor Dad. New York: Warner Books.
Lancaster, L. 2002. “Các
truyền thốngPhật giáo trong thế giới đương đại : Lịch sử và phê bình ,
" một bài phát biểu tại lễ khai mạc của Hội nghị quốc tế Trung hoa lần thứ tư về Phật giáo -
The Buddhist Traditions in the Contemporary World: History and Critique,” a keynote speech made at the opening ceremony of the Fourth Chung-Hwa International Conference on Buddhism, January 18-20, 2002.
Loy, David. 1997. “Tôn giáo của thị trường- The Religion of the Market,” Journal of the American Academy of Religion.65 (2): 275-290.
Marx, K. and Engels, F. Tuyển tập- Selected Works (1945-1849), vol. I. Marxist Internet Archive(www.marxists.org/archive/marx/works/sw/). Retrieved 15 January 2014.
Meadows, D.H. and D.L.,et al. 2004. Những giới hạn của phát triển- The Limits to Growth.updated version, White River Junction, VT: Chelsea Green Publishing Company and Earthscan.
Merchant Carolyn.1980. Cái chết của thiên nhiên- The Death of Nature. New York: Harper & Row.
Morris, R. and Hardy, E. (eds.). 1995-1900. Tăng chi bộ kinh Pali- The Aṅguttara Nikāya.5 vols, London: Pali Text Society.
Oldenberg, V. (ed.). 1879-1883. Tạng luật Pali- The Vinaya Piṭaka. 5 vols, London: Pali Text Society.
Payne, Richard K. (ed.). 2010. Bao nhiêu là đủ : Phật giáo, Tiêu thụ , và Môi trường nhân lọai -How Much is Enough?: Buddhism, Consumerism, and the Human Environment. Somerville, MA: Wisdom Publications.
Rhys Davids, T.W. and Carpenter, J.E. (eds.). 1890-1911. Trường bộ kinh Pali- The Dīgha Nikāya.3 vols, London: Pali Text Society.
Russell, Bertrand.1954. Xã hộinhân bản trong Đạo đức và chính trị - Human Society in Ethics and Politics,London: George Allen & Unwin Ltd.
Sarao, K.T.S. (trans). 2009. Kinh Pháp cú- The Dhammapada: A Translator’s Guide, New Delhi: Munshiram Manoharlal.
Schumacher, E.F. 1973. Nhỏ là đẹp: Kinh tế lấy dân làm gốc- Small is Beautiful: Economics as if People Mattered. 1999 print with commentaries, Point Roberts, WA: Hartley & Marks.
Sen, Amartya. 1997. “Kinh tế , nguyên tắc kinh doanh và tình cảm đạo đức -Economics, Business Principles and Moral Sentiments,” Business Ethics Quarterly, vol. 7, no. 3, July 1997: 5-15.
Toynbee, Arnold. 1947. Một nghiên cứu lịch sử- A Study of History. vol. 1, New York: Oxford University Press.
Trenckner, V. and Chalmers, R. (eds.). 1888-1896. Trung bộ kinh Pali- The Majjhima Nikāya.3 vols, London: Pali Text Society.
World Commission on the Environment and Development.1987 (Ủy ban Thế giới về Môi trường và phát triển1987) . Tương lai chung của chúng ta [ Báo cáo Brundtland]- Our Common Future [The Brundtland Report]. Oxford: Oxford University Press. (Also www.UN-documents.net. Retrieved 16.07.2013).
World Fellowship of Buddhists.1984 (Hội nghịPhật giáothế giới 1984). Tuyên bốPhật giáo xanh- Green Buddhist Declaration. World Fellowship of Buddhists.
Original text :
Original text :
Road Blocks in Sustainable Development and Social Change : A Buddhist Critique of Modern Capitalism and Globalization Prof. Dr. K.T.S. Sarao Department of Buddhist Studies, Delhi University, India
Prof.Dr. K.T.S. Sarao at the UN Vesak 2014 Celebrations in Bai Dinh Temple, Ninh Binh, Vietnam.
This term sustainable development gained
wide currency after it was used in the 1987 report of the United Nations World Commission on Environment and Development, Our Common Future, popularly known as The Brundtland Report. It was in this report that the need
for the integration of economic development, natural resources management and protection, social equity and inclusion was introduced for the first time. Sustainable development as defined in The Brundtland Report is
the most often-used definition: “Sustainable development is development
that meets the needs of the present without compromising the ability of
future generations to meet their own needs” (World Commission on Environment and Development: Chapter 2). As a follow-up to the Rio+20 (Rio Declaration on Environment and Development) and its outcome document called The Future We Want, Agenda 21, and theJohannesburg Plan of Implementation (JPOI), the United Nations Economic and Social Council (ECOSOC)
has undertaken to play a key role in mobilizing, facilitating, and partnering within the UN system to ensure that its expertise, programmes, and resources support global, regional, and national strategies to address the building blocks of sustainable development. If
one were to take into consideration the concerns shown by the ECOSOC, it may be said that the present-day human society is headed towards a doomsday primarily because it has undertaken, what in Buddhism is called
a wrong path (agatigamana) to development. Such an apprehension is well expressed in the influential book Limits to Growth published in 1972. This book examined
five variables (world population, industrialization, pollution, food production, and resource depletion) on the computer modelling of exponential economic and population growth with finite resource supplies. The findings were that even if new resources are discovered over a period of time and the current reserves therefore change, still resources are finite and will eventually be exhausted. The book predicts
that changes in industrial production, food production, and pollution are all in line with the economic and societal collapse that will take place within the twenty-first century itself (see Meadows and Meadows 2004; Hecht 2008). What exactly is this crisis that is staring humankind
in the face? Who and what is responsible for this? How can this be avoided? What is Buddhist perspective on this crisis? An attempt is made
in this paper to look for the probable answers to these questions.
Modern
capitalism in which moral sentiments are viewed as irrelevant is overwhelmingly controlled and run by consumerism and salespersons. In such a system the avowed goal of financial organizations is to make money for themselves, what economists call profit maximization but which invariably degenerates into expropriation of wealth.
However, as pointed out by Amartya Sen, “a departure from profit maximization need not necessarily be benign, nor need moral sentiments be invariably noble. Some of the worst barbarities in the contemporary world have been committed by self-sacrificing racists ready to do harm to some people even at great cost or risk to themselves. Indeed, this process continues today with relentless persistence... The rejection of a
self-centered life can go with the attempted advancement sometimes violent promotion of the perceived interests only of a particular group or community (excluding others), and even with wilfully inflicting damages on another group or community” (1997: 6). Production and distribution of goods is monopolized by organizations of enormous size which through the use of clever means create an insatiable craving among
the masses to possess more and more. Advertisements and psychological pressure in various forms are employed to intensify the craving for maximum consumption and high-consumption lifestyles are aggressively promoted. One is lured into buying as much as possible irrespective of the fact whether one needs them or whether one has saved enough to pay for them. Thus, things are bought not because people need them but because they want them. In fact, a consumer society is characterized by the belief that owning things is the primary means to happiness and thus, consumption is accepted “as a way to self-development, self-realization, and self-fulfillment” (Benton 1997: 3).
In
fact, consumerism has become so ingrained in modern life that scholars such as David Loy (1997: 283) view it as a new world religion whose power lies in its extremely effective conversion techniques. This religion, Loy points out, works on the principle that not only growth and enhanced world trade will be beneficial to all, but growth will also
not be constrained by the inherent limits of a finite planet. It basic flaw is that it depletes rather than builds “moral capital” (Loy 1997: 283). As pointed out by Erich Fromm, the profit-oriented economic system
is no longer determined by the question: What is good for Man? But by the question: What is good for the growth of the system? Moreover, consuming has ambiguous qualities: It relieves anxiety, because what one
has cannot be taken away; but it also requires one to consume ever more, because previous consumption soon loses its satisfactory character. Actually, this globalizing profit-oriented system works on the principle that egotism, selfishness, and greed are fundamental prerequisites for the functioning of the system and that they will ultimately lead to harmony and peace. However, egotism, selfishness, and
greed are neither innate in human nature nor are they fostered by it. They are rather the products of social circumstances. Moreover, greed and peace preclude each other (Fromm 2008: 5-8, 23). From Buddhist point
of view, more production of material goods, their increased consumption, and craving (taṇhā) for them does not necessarily lead to increase in happiness. Buddhism teaches that in order to arrive at the highest stage of human development, one must not crave possessions. Moreover, the impact of consumerism on the psyche and spirit of the consumer runs counter to environmental sustainability particularly because of the vital loss of the awareness of the world that exists outside the domain of consumer goods.
As
pointed by Fritjof Capra, “Our obsession with economic growth and the value system underlying it have created a physical and mental environment in which life has become extremely unhealthy. Perhaps the most tragic aspect of this social dilemma is the fact that the health hazards created by the economic system are caused not only by the production process but by the consumption of many of the goods that are produced and heavily advertised to sustain economic expansion” (1983: 248). Similarly, Erich Schumacher, the author of Small is Beautiful,
has warned that an attitude to life which seeks fulfilment in the single-minded pursuit of wealth i.e., materialism does not fit into this
world, because it contains within itself no limiting principle, while the environment in which it is placed is strictly limited. Such an attitude, he points out, carries within itself the seeds of destruction.
Materialistic attitude is an ethical, spiritual, and metaphysical monstrosity which “means conducting the economic affairs of man as if people really did not matter at all. An entirely new system of thought based on attention to people instead of good is needed. It could be summed up in the phrase, “production by the masses, rather than mass production” (Schumacher 1973: 17-18, 56, 119). The upshot of this is that we need to seriously examine not only our attitudes and lifestyles but also our policies that govern the use of renewable and non-renewable
resources, science and technology, and the scale and direction of industrialization.
Apart
from the fact that developed nations mostly through multinational companies and global financial and regulatory organizations continue to exploit the developing nations, one major flaw of the current globalizing consumer system is that it promotes competition rather than cooperation. Competitive and adversarial attitude or the continuous feeling that one has to work against something not only generates conflict and resentment but also invariably results in unhealthy side effects. As Bertrand Russell once pointed out, “The only thing that will
redeem mankind is co-operation, and the first step towards co-operation
lies in the hearts of individuals” (1954: 204). It has been seen that individuals with cooperative skills are more creative and psychologically better adjusted. At the international level, mutual antagonisms among nations have resulted not only in billions of dollars being wasted each year in the production of armaments but also a major chunk of the scientific manpower and technology has been directed at the
war industry. Sadly, not only that economists look with some apprehension to the time when we stop producing armaments, but also “the
idea that the state should produce houses and other useful and needed things instead of weapons, easily provokes accusations of endangering freedom and individual initiative” (Fromm 1955: 5).
As
indicated above, the modern capitalism and accompanying globalization generates greed and selfishness whereby personal success is valued more highly than social responsibility. Political leaders and business executives often take self-serving decisions. Moreover,“the general public is also so selfishly concerned with their private affairs that they pay little attention to all that transcends the personal realm…. Necessarily, those who are stronger, more clever, or more favored by other circumstances… try to take advantage of those who are less powerful, either by force and violence or by suggestion... (Conflict in the society) cannot disappear as long as greed dominates the human heart” (Fromm 2008: 10-11, 114). A society driven by greed loses the power of seeing things in their wholesomeness and we do not know when enough is enough. “The hope... that by the single-minded pursuit of wealth, without bothering our heads about spiritual and moral questions,
we could establish peace on earth, is an unrealistic, unscientific, and
irrational hope... the foundations of peace cannot be laid by... making
inordinately large demands on limited world resources and... (putting rich people) on an unavoidable collision course‒ not primarily with the poor (who are weak and defenceless) but with other rich people” (Schumacher 1973: 18-19). In this regard, it may be said that Buddhism looks at greed (lobha: Morris and Hardy 1995-1900: iv.96) and egotism (avaññattikāma: Morris and Hardy 1995-1900: ii.240; iv.1.asmimāna:
Oldenberg 1879-1883: i.3; Rhys Davids and Carpenter 1890-1911: iii.273;
Trenckner and Chalmers 1888-1896: i.139, 425; Morris and Hardy 1995-1900: iii.85) as leading to suffering. It may be pointed out that Buddhism does not mind wealth and prosperity as long as they are acquired and used in accord with the ethical norms. Real problem lies in
the human tendency to have which the Buddha called craving (taṇhā). In the present economic system, points out Schumacher, anything that is not economic is
sought to be obliterated out of existence (1973: 27). In Buddhist view of things, profitability alone cannot be an adequate measure of whether something is economic or not. From Buddhist perspective, apart from taking into account the profitability of a given activity, its effect upon people and environment, including the resource base, is equally important.
Another
flaw of the current globalizing consumer system is that it is widening the division between the rich and the poor. According to the UN Human Development Report of 1992, whereas the top billion people hold 83 percent of the world’s wealth, the bottom billion have only 1.4 percent (see Elgin 1993: 42). It will be unrealistic to expect spiritual, psychological, and social harmony in the world till it remains materially divided.
As a member of a common human family, each individual must have access to a reasonable share of the resources of the world so that s/he is able
to fulfil his/her basic needs to realize his/her potential as a productive and respected member of the global family. This means that there is an urgent need for equitable access to resources not only between nations, but also between humans irrespective of gender and nationality. As desperate poverty of the poor has been responsible to some extent for the overuse of the limited resources, economic justice and social equity are important. However, affluent societies are the real problem children of today’s world. For instance, it has been estimated that the birth of an American baby represents more than fifty times as great a threat to the environment as the birth of an Indian baby (Jones 1993: 14). Well-documented research has shown that world hunger caused by scarcity of food is a myth because the amount of food produced in the world at present is sufficient to provide about eight billion people with an adequate diet. The main culprit is the agribusiness in a world marred by inequalities (see Capra 1983: 257-258). “Without a revolution in fairness, the world will find itself in chronic conflict over dwindling resources, and this in turn will make
it impossible to achieve the level of cooperation necessary to solve problems such as pollution and overpopulation” (Elgin 1993: 42). In this
regard, it may be said that Buddhism promotes a wide distribution of basic necessities so that no one has to suffer deprivation as deprivation is the root cause of social conflict. Thus, talking about the cause of social conflict, the Buddha pointed out that, “goods not being bestowed on the destitute poverty grew rife; from poverty growing rife stealing increased, from the spread of stealing violence grew apace, from the growth of violence, the destruction of life became common” (Rhys Davids and Carpenter 1890-1911: iii.67). From a Buddhist perspective, an ideal society would follow the motto of happiness and welfare of maximum number of people (bahujanahitāya bahujanasukhāya:
Oldenberg 1879-1883: i.21). In such a society one would not look for one’s own satisfaction in ways that may become a source of pain/suffering (aghabhūta) for others (Feer 1884-1898: iii.189). Hoarding wealth in any form is looked down upon in Buddhism (Morris and Hardy 1995-1900: iii.222) and if a wealthy person were to enjoy his wealth all by himself only, it would be a source of failure for him (Fausböll 1985: 102). In fact, someone working for the sake of wealth (dhanahetu, Fausböll 1985: 122), craving wealth (dhanatthiko, Fausböll 1985: 987; bhogataṇhā SEQ CHAPTER \h \r 1, Sarao 2009: 355), or taking pride in wealth i.e., displaying economic snobbery (dhanatthaddho,Fausböll 1985: 104) is considered as a fallen human being and an ignoramus who hurts himself as well as the others.
Thus, in Buddhist approach to social and economic development, the primary criterion governing policy formulation must be the well-being of
members of the society as a whole i.e., production should oriented towards serving the real needs of the people and not the other way round.
The
present system believes that fulfilment of the material needs of humankind will lead to peace and happiness. But this is a mistaken view.
As Fromm points out, an animal is content if its physiological needs‒, hunger, thirst and sexual needs are satisfied because being rooted in the inner chemistry of the body, they can become overwhelming if not satisfied. Inasmuch as man is also animal, these needs must be satisfied. But inasmuch as one is human, the satisfaction of these instinctual needs is not sufficient to make one happy because human happiness depends on the satisfaction of those needs and passions which are specifically human. These essential needs which modern civilization fails to satisfy are “the need for relatedness, transcendence, rootedness, the need for a sense of identity and the need for a frame of
orientation and devotion” (Fromm 1955: 25, 28, 65, 67, 134). From the Buddhist point of view, economic and moral issues cannot be separated from each other because the mere satisfaction of economic needs without spiritual development can never lead to contentedness among people.
By
pointing out that the vulgar chase of luxury and abundance is the root-cause of suffering, Buddhism encourages restraint, simplicity, and contentment. This way of life embraces frugality of consumption, a strong sense of environmental urgency, a desire to return to human-sized
living and working environments, and an intention to realize our higher
human potential‒ both psychological and spiritual (Elgin and Mitchell 1970: 5). This type of enlightened simplicity would integrate “both inner and outer aspects of life into an organic and purposeful whole…. outwardly more simple and inwardly more rich” (Elgin, 1993: 25). Enlightened simplicity is essential to attain sustainable development and to solve global problems of environmental pollution, resource scarcity, socioeconomic inequities, and existential/spiritual problems of alienation, anxiety, and lack of meaningful lifestyles. Thus, need of
the hour for the developed nations is to follow what Arnold Toynbee called Law of Progressive Simplification i.e., by progressively simplifying the material side of their lives and enriching the nonmaterial side (1947: 198). From Buddhist point of view, enlightened simplicity requires having contentment (saṃtuṭṭhi: Rhys Davids and Carpenter 1890-1911: i.71; Trenckner and Chalmers 1888-1896: i.13; Fausböll 1985: 265; Sarao 2009: 204; Morris and Hardy 1995-1900: ii.27, 31, ii.219) with little, avoiding wastefulness i.e., fewness of desires (appicchatā: Oldenberg
1879-1883: iii.21; Rhys Davids and Carpenter 1890-1911: iii.115; Trenckner and Chalmers 1888-1896: i.13; Feer 1884-1898: ii.202). Contentment, which is viewed in Buddhism as the best wealth (saṃtuṭṭhiparamaṃ dhanaṃ, Sarao
2009: 204),is the mental condition of a person who is satisfied with what he has or the position in which he finds himself (saṃtussamāno itarītarena: Fausböll 1985: 42).
As
pointed out by Karl Marx, “Private property has made us so stupid and partial that an object is only ours when we have it, when it exists for us as capital… Thus all the physical and intellectual senses have been replaced by… the sense of having” (Bottomore, 1963: 159).
Thus, people acquire things, including useless possessions, because they “confer status on the owner” (Fromm 1955: 133). As pointed out by Fromm, in the Having Mode of Existencerelationship to the world is one of possessing and owning, to treat everybody and everything as property. The fundamental elements in the relation between individuals in this mode of existence are competition, antagonism, and fear. In such
a mode, one’s happiness lies in one’s superiority over others, in one’s
power and capacity to conquer, rob, and kill. The need to have is also propelled by the biologically given desire to live. Whether we are happy
or unhappy, our body impels us to strive for immortality. But since we know by experience that we shall die, we seek for solutions that make us
believe that, in spite of the empirical evidence, we are immortal. The peril of the having mode is that even if a state of absolute abundance could be reached; those who have less in physical health and in attractiveness, in gifts, in talents bitterly envy those who have more (Fromm 2008: 66-67, 91-92). In the Being Mode of Existence one’s
happiness lies in aliveness and authentic relatedness to the world, loving, sharing, sacrificing, and giving. The difference between these two modes of existence is that whereas the having mode is centered around persons, the being mode is centered around things (Fromm 2008: 15, 21, 66).
There
is an urgent need to sensitize people to the fact of the interconnectedness and interdependence of all living beings, including humans, and resources. The earth is not only teeming with life but seems
to be a living being in its own right. As pointed out by Capra, all the
living matter on earth, together with the atmosphere, oceans, and soil,
forms a complex system that has all the characteristic patterns of self-organization. The earth is a living system and it functions not just like an organism but actually seems to be an organism‒ Gaia, a living planetary being” (Capra 1983: 284-285). However, as pointed out by Carolyn Merchant, “As long as the earth was considered to be alive and sensitive, it could be considered a breach of human ethical behavior
to carry out destructive acts against it” (Merchant 1980: 3). But with the disappearance of cultural constraints, the globalizing consumer in the name of advancement of knowledge, economic growth, or technological progress has become uncaringly abusive towards earth. A wide-ranging, objective, well-documented, and value free scientific research shows that each living creature has its place in the biosphere whereby it plays its unique role as part of the collective balance. From a Buddhist
perspective, not only that life is inherently valuable but human and other forms of life are also interdependent and reciprocal. Thus, nature
and humanity on the one hand and humans amongst themselves on the other
are seen as mutually obligated to each other. A living entity can neither isolate itself from this causal nexus nor have an essence of its
own. In other words, as part of the Dependent Origination (paṭiccasamuppāda),
humans are seen as affecting their environment not only through the purely physical aspects of their actions, but also through the moral and
immoral qualities of such actions. It is thus said that, if a king and his people act unrighteously, this has a bad effect on the environment and its gods, leading to little rain, poor crops and weak, short-lived people (Morris and Hardy 1995-1900: ii.74-76). This message is also strongly implied by theAggañña Sutta of the Dīgha Nikāya (Rhys
Davids and Carpenter 1890-1911: iii.80-98) which shows how in the beginning nature was bountiful but it became less so when humans began to take greedily from it. When they began to harvest more rice than they
needed, it was not naturally able to grow quickly enough. This necessitated cultivation which in turn caused division of land into private fields, so that property was invented. Origin of private property became the root cause of different social and economic ills. Thus, one is not surprised that from Buddhist point of view, consumer-oriented modernity “is rejected because it is seen as a form of
life that has in a short period of time despoiled the landscape and done irreparable damage to the environment” (Lancaster 2002: 1-2).
Just
as poverty is the cause of much crime, wealth too is responsible for various human ills. Buddhism views material wealth as being required only for meeting the bare necessities and must only be earned through are righteous and moral means. Generosity (dāna) and liberality (cāga) are always linked in Buddhism with virtue (Sarao 2009: 177). Moreover, by giving one gets rid of greediness/selfishness (macchariya)
and becomes more unacceptable to others because “one who gives makes many friends” (Fausböll 1985: 187; Morris and Hardy 1995-1900: iii.273. v.40, 209; Rhys Davids and Carpenter 1890-1911: iii.234). Generosity is one of the important qualities that make one a gentleman (Morris and Hardy 1995-1900: iv.218). The Buddha compares the person who earns wealth righteously and shares it with the needy to a person who has both
eyes, whereas the one who only earns wealth but does no merit is like a
one-eyed person (Morris and Hardy 1995-1900: i.129-130). In other words, if a healthy society is to be built, liberality and generosity must be fostered as its foundation pillars.
Avoidance of wastage is an important aspect of Buddhist enlightened simplicity. The fig-tree glutton (udumbarakhādika)
method blamed by the Buddha (Feer 1884-1898: iv.283), the method of shaking down an indiscriminate amount of fruit from a fig-tree in order to eat a few, is exactly the same as the one employed in drift-net fishing, where many more aquatic life is destroyed than utilized. Humanity cannot continue to consume the planet’s limited resources at the rate to which it has become accustomed. Through unbridled expansion,
the economy is not only absorbing into itself more and more of the resource base of the extremely fragile and finite ecosystem but is also burdening the ecosystem with its waste. As human population grows further; the stress on the environment is bound to rise to even more perilous levels. In 1930 the world population was two billion people, in
1975 and 2000 it went up to four billion and six billion respectively. It will most probably cross ten billion by 2025! Exploding population levels wipe out what little is accomplished in raising living standards.
The basic solutions involve dramatic and rapid changes in human attitudes, especially those relating to reproductive behavior, economic growth, technology, the environment, and conflict resolution. There “is enough food to feed everyone an adequate diet if food were distributed according to need. But there is not the slightest sign that humanity is about to distribute anything according to need” (Ehrlich and Ehrlich 2009: 67). As suggested by Stephanie Kaza, the environmental impact is accelerated by the rapidly rising population numbers, increasingly efficient technologies, and consumption rates beyond the planet’s capacity. If any one of these is reduced, the impact drops and if one or
all three are increased, the impact rises, in some cases dramatically (2000: 23).
Since
human beings are social creatures who naturally come together for common ends, this means that a social order guided by Buddhist principles would consist primarily of small-scale communities with localized economies in which each member can make an effective contribution. To attain sustainable development, what we need most of all is streamlining and downsizing. Only small-scale and simple technology would not drain natural resources as in it production would be aimed principally at local consumption, so that there is direct face-to-face contact between producers and consumers. As Schumacher says, large-scale technologies are dehumanizing and morally wrong as they become impersonal and unresponsive making individuals functionally futile, dispossessed, voiceless, powerless, excluded, and alienated. “Wisdom demands a new orientation of science and technology towards the organic, the gentle, the nonviolent, the elegant and beautiful” (Schumacher 1973: 20). From a Buddhist perspective, a new relation must be established between people and nature, one of cooperation not of exploitation or domination. The driving force of such an economy would be to make a distinction between a state of utmost misery (daḷiddatā) (Feer 1884-1898: v.100, 384, 404), being sufficient (yāpanīya) (Oldenberg, 1879-1883: i.59, 212, 253), and glut (accogāḷha)
(Morris and Hardy 1995-1900: iv.282). There would be a balance between material excess and deprivation i.e., avoidance of both mindless materialism and needless poverty leading to a balanced approach to living that harmonizes both inner and outer development.
Implementation and realization of the spirit underlying the Buddhist Eight-fold Path (aṭṭhaṅgika-magga) encompassing wisdom (paññā), morality (sīla), and meditation (samādhi) in eight parts can truly offer a path leading to sustainable development. Right View (sammā-diṭṭhi) and Right Thought (sammā-saṃkappa) constitute wisdom; Right Speech (sammā-vācā), Right Conduct (sammā-kammanta), and Right Livelihood (sammā-ājīva) constitute morality; and Right Effort (sammā-vāyāma), Right Mindfulness (sammā-sati), and Right Concentration (sammā-samādhi)
form the practice of meditation (Rhys Davids and Carpenter 1890-1911: ii.311-315). By following this path of wisdom, morality, and meditation one can grow inwardly and follow a life of enlightened simplicity.By following this path humans can aim at harmonious living (dhammacariya, samacariya) (Trenckner and Chalmers 1888-1896: i.289; Feer 1884-1898: i.101) and compassion (karuṇā)
with “the desire to remove what is detrimental to others and their unhappiness” (Fausböll 1985: 73). This would form the basis of the weltanschauung of the well-adjusted and balanced person, who would seek inner peace (ajjhattasanti, Fausböll 1985: 837), and inward joy (ajjhattarata, Sarao
2009: 362; Rhys Davids and Carpenter 1890-1911: ii.107; Feer 1884-1898:
v.263) by exercising a degree of restraint, limiting his/her needs, and
avoiding being greedy (ussuka) (Sarao 2009: 199) because one can never become worthy of respect if one is SEQ CHAPTER \h \r 1envious, selfish, and fraudulent ( SEQ CHAPTER \h \r 1issukī maccharī saṭho)(Sarao 2009: 262).
The
upshot of the above stated is that the essence of a happy society lies not in the multiplication of wants but in downsizing. It is unbuddhistic
to consider goods as more important than people and consumption as more
important than creative activity. Such an aim was made explicit in the Green Buddhist Declaration, prepared by members of the international Buddhist community for discussion at the World Fellowship of Buddhism in
Colombo (1980): “We believe that since world resources and the ecosystem cannot support all peoples at the level of the consumption of the advantaged nations, efforts towards global equity must be coupled with efforts towards voluntary simplicity, in one’s individual life-style and through democratically-determined policies. The economic structures which encourage consumerist greed and alienation must be transformed.” Unless we make a dramatic shift in our overall pattern of thinking and living, we will soon produce a world of monumental misery and destruction. As
suggested by Alan Durning, the linked fates of humanity and the natural
realm depend on us, the consumers. We can curtail our use of ecologically destructive things and cultivate the deeper, non-material sources of fulfillment that bring happiness: family and social relationships, meaningful work, and leisure (Durning 1992). For
building a sustainable future affluent members of the society will need
to make dramatic changes in the overall levels and patterns of consumption. We must choose levels and patterns of consumption that are globally sustainable, i.e., use the world’s resources wisely and do not overstress the world’s ecology, i.e., consuming in ways that respect the
rest of life on this planet. It is time that each of us chooses a way of life that is materially simple, inner directed, and ecology friendly.
The fundamental issue is of the Earth’s finite capacity to sustain human civilization. “Lifeboat ethic” must be replaced by “spaceship earth ethic” .Finally, it may be befitting to conclude in the words of Elgin:
“To
live sustainably, we must live efficiently not misdirecting or squandering the earth’s precious resources. To live efficiently, we must
live peacefully, for military expenditure represents an enormous diversion of resources from meeting basic human needs. To live peacefully, we must live with a reasonable degree of equity, or fairness, for it is unrealistic to think that, in a communications-rich world, a billion or more persons will accept living in absolute poverty while another billion live in conspicuous excess. Only with greater fairness in the consumption of the world’s resources can we live peacefully, and thereby live sustainably, as a human family” (Elgin, 1993: 41-42).
Bibliography :
Anonymous.1983. Discussion
Points for United Nations University Project on Perceptions of Desirable Societies in Different Religions and Ethical Systems.
Bottomore, T.B. (ed. and trans).1963.Karl Marx:Early Writings. New York: McGraw-Hill
Capra, Fritjof. 1983. The Turning Point: Science, Society, and the Rising Culture.Toronto: Bantam Books.
Durning, Alan. 1992. How Much is Enough?The Consumer Society and the Future of the Earth.New York: W.W. Norton and Co.
Jones, Ken. 1993. Beyond Optimism: A Political Buddhist Ecology.Oxford: Jon Carpenter.
Kaza, Stephanie. 2000. “Overcoming the Grip of Consumerism,” Buddhist-Christian Studies, vol. 20: 23-42.
Kiyosaki, R. and Lechter, S. 1997. Rich Dad Poor Dad.New York: Warner Books.
Lancaster,
L. 2002. “The Buddhist Traditions in the Contemporary World: History and Critique,” a keynote speech made at the opening ceremony of the Fourth Chung-Hwa International Conference on Buddhism, January 18-20, 2002.
Loy, David. 1997. “The Religion of the Market,” Journal of the American Academy of Religion.65 (2): 275-290.
Meadows, D.H. and D.L.,et al. 2004.The Limits to Growth.updated version, White River Junction, VT: Chelsea Green Publishing Company and Earthscan.
Merchant Carolyn.1980. The Death of Nature.New York: Harper & Row.
Morris, R. and Hardy, E. (eds.). 1995-1900. The Aṅguttara Nikāya.5 vols, London: Pali Text Society.
Oldenberg, V. (ed.). 1879-1883. The Vinaya Piṭaka.5 vols, London: Pali Text Society.
Payne, Richard K. (ed.). 2010. How Much is Enough?: Buddhism, Consumerism, and the Human Environment. Somerville, MA: Wisdom Publications.
Rhys Davids, T.W. and Carpenter, J.E. (eds.). 1890-1911. The Dīgha Nikāya.3 vols, London: Pali Text Society.
Russell, Bertrand.1954. Human Society in Ethics and Politics, London: George Allen & Unwin Ltd.
Sarao, K.T.S. (trans). 2009. The Dhammapada: A Translator=s Guide, New Delhi: Munshiram Manoharlal.
Schumacher, E.F. 1973.Small is Beautiful: Economics as if People Mattered.1999 print with commentaries, Point Roberts, WA: Hartley & Marks.
Sen, Amartya. 1997. “Economics, Business Principles and Moral Sentiments,” Business Ethics Quarterly, vol. 7, no. 3, July 1997: 5-15.
Sivaraksa, Sulak. 1992. Seeds of Peace. Berkeley: Parallax Press.
Toynbee, Arnold. 1947. A Study of History. vol. 1, New York: Oxford University Press.
Trenckner, V. and Chalmers, R. (eds.). 1888-1896. The Majjhima Nikāya.3 vols, London: Pali Text Society.
World Commission on the Environment and Development.1987. Our Common Future [The Brundtland Report]. Oxford: Oxford University Press. (Also www.UN-documents.net.Retrieved 16.07.2013).
World Fellowship of Buddhists.1984. Green Buddhist Declaration.World Fellowship of Buddhists.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.