QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO VỀ
“NGƯỜI TIÊU DÙNG” VÀ “BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG” Liên Hòa chuyển ngữ
Tiểu luận này bắt đầu với sự định rõ điểm đặc thù của “chủ nghĩa tiêu thụ” và khái niệm “người tiêu dùng”. Kế đó khảo sát tỉ mỉ quan điểm của đạo Phật về của cải tài sản và “kinh tế Phật giáo” trước khi dựa trên những điều này để đi đến phác họa cho việc đánh giá định mức về chủ nghĩa tiêu thụ, đây được xem như cách không gây ảnh hưởng và hoang phí đối với hạnh phúc nhân loại. Khái niệm “Tiêu dùng” “Sự tiêu dùng (Consumption)” được dịch là “sự hủy diệt”: Trong thế kỷ 19, danh từ này dùng để chỉ cho căn bệnh làm hao mòn dần sức khỏe, đặc biệt là khi nói về căn bệnh lao phổi. Bây giờ từ ngữ này được dùng chủ yếu trong phạm vi hoạt động kinh tế của nhân loại ở nhiều quốc gia. Tự điển Concise Oxford English Dictionary định nghĩa “tiêu dùng” như thế này: “1. Ngoại động từ: Hủy diệt; sử dụng; ăn hay uống; chi tiêu; lãng phí (thời gian, điều phiền muộn,…); (về giới từ) bận tâm (với đố kỵ,…); 2. Nội động từ: Gầy mòn ốm yếu đi…”. Từ ngữ này thực sự không mang nghĩa tích cực nhưng dường như chúng ta quên mất điều này. Thật thú vị rằng công việc mua vật dụng và các dịch vụ được xem là “tiêu dùng” cũng giống như việc ăn uống. Định nghĩa này thích hợp với những người bán hàng và làm trong các dịch vụ này, dĩ nhiên, đối với chuyện khi ăn gì đó, chúng ta làm thức ăn tiêu biến mất và rồi sau đó chúng ta lại ăn. Hơn nữa, chúng ta cần ăn nên việc đó cũng giống như mua đồ để có thực phẩm nghĩa là chúng ta có nhu cầu thực sự về những loại đồ ấy, chúng ta chỉ cần sao đủ thực phẩm mà thôi. Khi con người ta được gọi là “những người tiêu dùng” hay “khách hàng”, điều này ngụ ý điều gì? Một phần nó chỉ cho sự giảm bớt không đúng cách của con người ta trong việc tiêu dùng. Mặc khác, nó ngụ ý một sự thật không mấy tốt trong chúng ta: rằng chúng ta tiêu dùng những sản phẩm của môi trường và con người làm biến đổi tài nguyên thiên nhiên, và trong việc làm này khiến gia tăng những nguy cơ đe dọa bầu sinh quyển của thế giới, ngôi nhà chung của chúng ta. Đạo Phật nhận ra gốc rễ các vấn nạn của thế giới như là “lòng tham lam, sân hận, và si mê”, và ngụ ý rằng đôi khi có thể được xem là sự thiển cận, ngu muội, không biết điều gì sắp xảy ra. Khi Jared Diamond ra mắt tác phẩm của mình - Collapse: How Societies Choose to Fail or Survive (Sự sụp đổ: Những xã hội con người lựa chọn tồn tại hay diệt vong ra sao), ông nói “Những xã hội nhân loại” cũng là nói đến các quần đảo phương Đông có khả năng làm tiêu diệt đi cái nền cho sự tồn tại của họ một cách mù quáng; hy vọng rằng chúng ta không làm điều như thế trên hành tinh này. Con người cũng thấy một xu hướng rất mãnh liệt đối với việc kinh tế hóa mọi thứ; khuôn mẫu cho bất cứ mối quan hệ nào của con người đều là việc giao dịch tài chính. Ví dụ như sinh viên bây giờ là “những người tiêu dùng” hơn là nói “những khách hàng”. Nhiều người xem ngành giáo dục như là đại lộ đầu tiên nhờ đó con người ta mới trở thành những nhà sản xuất hay tiêu thụ tốt. Chúng ta cũng thấy, ngay cả trong những truyền thống tâm linh cũng đang bị suy hóa biến dạng vì đang có những dấu hiệu mua bán và những người quản lý cảm thấy không vấn đề gì trong việc làm của họ. Điều này nói lên rằng, trong khía cạnh nào đó điều được gọi “bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” là tích cực, như khi nó dấy lên chiến dịch bảo vệ con người ta từ việc bị kinh tế lợi dụng tha hóa, từ những hàng hóa độc hại, hay những thứ đồ làm suy tổn đạo đức con người. Tuy nhiên những điều này cần được nhận diện rõ, vì đó là những khía cạnh liên quan đến “bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” khi những việc ấy đơn thuần là những hành động trách nhiệm và yêu cầu người khác cũng phải có trách nhiệm? Tất nhiên, từ quan điểm của những người bán “hàng tiêu dùng”, họ cũng vô tình như “người tiêu dùng” chịu đau vì cắn nhầm lưỡi thay vì họ dùng “răng” để nhai thức ăn do chính mình đưa vào. Trong quan niệm Phật giáo, trách nhiệm trong việc đi mua đồ có thể được xem như là người đi mua với cặp mắt mở sáng; không chỉ những người bán cần có cặp mắt mở sáng để thấy rõ lợi nhuận cho họ và đạo đức trong việc kinh doanh (AN I, 129-230), mà những người mua cũng cần có cặp mắt để thấy cái lợi và xứng đáng, không cảm thấy tổn thất đối với những thứ mua về. Con người ta mong muốn thỏa mãn nhu cầu “tiêu dùng” tối đa và họ thật sự có đạt được mong muốn này không? Một “người tiêu dùng” tiết kiệm quan tâm đến những thứ như quần áo, xe cộ, nhà cửa và tiện nghi làm đời sống gia đình sung túc hơn, đồ điện gia dụng, máy hát. Những thứ này tự thân chúng không có gì là sai trái cả dù rằng những thứ như loại xe chạy bằng gas là những thứ xe ích kỷ chỉ biết tiết kiệm nhiên liệu nhưng lại đe dọa trầm trọng đến khí hậu địa cầu. Những món đồ tiết kiệm có thể có lợi và mang lại cho đời sống con người niềm vui, hạnh phúc. Nếu chúng thực sự làm con người ta vừa lòng, thì con người không cần mua thêm gì nữa cho đến khi nào những thứ họ mua mòn hư, nhưng thật ra người tiêu dùng cũng tùy người, có người không hài lòng với những thứ họ mua về hay chỉ hài lòng chút xíu rồi chán bỏ. Dĩ nhiên, sự thật là tâm lý nhân loại khi mua gì đó, chúng ta có thể vui, vừa lòng trong một thời gian nhưng rồi món đồ ấy được cho đi hoặc hư hỏng, hoặc chúng ta dùng ngán rồi…, chúng ta lại tìm kiếm thứ khác. Không hoài nghi gì khi nói rằng nhân loại thích cái này, nhưng rất thiển cận, chỉ mang chiếc xe theo bên mình giữ gìn nó mà không có chút nỗ lực nào để bước sang một bên, bỏ nó xuống. Vấn đề then chốt ở đây là phải chăng chiếc xe này có thật sự làm cho ta hạnh phúc hay chỉ khiến mỏi mệt bực dọc vì khư khư chấp giữ nó? Có phải “cách trị liệu lẻ tẻ” này chữa trị được cho bất kỳ ai, bất kỳ bệnh gì? Với tư cách cá nhân, tôi thấy rằng những nơi mua sắm gần như là ngục tối. Con người ta dường như rất thích thú trong chuyện tìm kiếm sở hữu vải vóc hay đồ quý pha lê, kim ngân mặc dù bạn không thể nào có được bất cứ cái gì, đúng thế không? Ở đây, tôi nhắc lại quan điểm của đạo Phật rằng có loại chúng sinh có tính tham ăn mãnh liệt khi tái sinh sẽ sinh vào “loài quỷ đói”, đó là loại chúng sinh có lòng tham ăn dữ dội nhưng có cái cổ bé tí ti chỉ có thể ăn từng chút thức ăn mà thôi. Có lẽ theo cách lý giải hiện đại về điều này là một ngạ quỷ đi dạo quanh cửa hàng bán đồ đã đóng cửa, chỉ là có thể nhìn ngắm không sao làm thỏa mãn được một chút xíu lòng tham vì không thể mua được gì. Kinh tế người tiêu dùng tùy thuộc vào việc tiêu tốn đáp ứng “nhu cầu” do mong muốn cứ luôn phát sinh và hiện diện trong mỗi con người ta và để gợi ý rằng “thỏa mãn” cho những nhu cầu ấy sẽ mang lại niềm sung sướng, hạnh phúc. Đạo Phật dạy cho khuynh hướng nhìn thẳng vào sự việc một cách khác hơn. Thực tại thứ hai trong bốn thực tại chắc thật hay chân lý cao thượng (Spiritually Ennobled – ariya saccas) là tham ái (taṇhā) hay sự mong muốn đòi hỏi và đây được xem là chìa khóa tạo nên đau khổ cho đời sống nhân loại: “Này, chư Tỳ-kheo, nguyên nhân khổ đau là một thực tại chắc thật, đây là chân lý cao thượng. Chính tham ái dẫn dắt tái sinh, nó kết hợp với sự vui thích và tham chấp, tìm kiếm khoái cảm ở đây ở kia…” (SN, V, 421). “Taṇhā” nghĩa đen là “khao khát” và rõ ràng là chỉ cho những dục vọng đòi hỏi hay những xung lực lúc nào cũng hướng ra bên ngoài, lúc ở đây lúc ở kia để tìm sự thỏa mãn, vừa lòng. Những mong muốn này khiến cho đau khổ trong muôn ngàn đau khổ. Trước nhất, dục vọng dẫn đến khổ đau vì thất vọng tràn trề, dục vọng đòi hỏi kéo dài và mong được thỏa mãn lại không thực hiện được bởi thế giới này luôn thay đổi và không mấy tốt đẹp, bởi con người có khuynh hướng luôn mong muốn mọi thứ, được cái này lại mong có cái khác khiến cho chúng ta không có cơ hội để sự tĩnh lặng và sự vừa lòng trỗi dậy. Thứ hai, dục vọng thúc đẩy con người làm đủ mọi cách để có được thành quả tròn đầy cũng cho những kiếp tái sinh trong tương lai cùng với những cái khổ luôn đính kèm ấy. Thứ ba, dục vọng là động cơ gây ra các cuộc ẩu đả, bất hòa, và mâu thuẫn giữa mỗi cá nhân hay số đông. Ba loại tham ái được nhận diện, đó là: dục vọng (kāma); đạt được và duy trì theo cách mỗi người như là đề cao cái tôi khiến người tiêu dùng tiêu tốn tiền bạc sức lực một con số đáng kể; và loại trừ những hoàn cảnh, đồ vật hay con người không vừa ý. Một vài tình trạng khủng hoảng xã hội có thể thấy nhắm đến người có chủ trương chống tiêu thụ “chủ nghĩa khoái lạc thay đổi”, tuy nhiên thật sự tôi không thể nhận ra loại chủ nghĩa khoái lạc thay đổi nào trong cách nhìn và tư cách rằng thấy khoái lạc như là điều tuyệt vời nhất có thể mang lại hạnh phúc đúng đắn nhất. Khoái lạc có tính chất phù du, đặt nặng vào nhận thức “tôi và của tôi”. Hạnh phúc có thể là một quan điểm toàn diện hơn, gần với lòng bao dung hơn, ít ích kỷ hơn mặc dù tự thân nó cũng thay đổi liên tục. Tuy nhiên, theo nghiên cứu nhận xét khi niềm an lạc sinh khởi mà chánh niệm và giới hạn của chúng là tốt, đó cũng như là trạng thái thọ hưởng hỷ lạc. Hơn thế nữa, mang hỷ lạc đến cho tha nhân, hạnh phúc có thể đến với mình thật sự. Khoan dung và chia sẻ, chắc chắn sẽ mang lại hạnh phúc, song lại là một thách thức đối với một xã hội chú trọng quan niệm tiêu thụ cá nhân. Trong đạo Phật, lòng khoan dung được tán dương như được viết trong đoạn kinh sau: “Này chư Tỳ-kheo, nếu con người ta biết như Ta biết về nghiệp quả của việc chia sẻ bố thí, họ sẽ hoan hỷ làm việc cúng dường bố thí này và họ cũng không bị tâm niệm ích kỷ xấu quấy làm bất an. Thậm chí chỉ còn vật cuối cùng, miếng ăn cuối cùng, họ cũng hoan hỷ chia sẻ nó nếu có ai đó cần được chia sẻ” (It, 18). Đại sư Long Thọ (Nāgārjuna) cũng có nói: “Ngang qua việc sử dụng tài sản, có hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây, Ngang qua việc bố thí, có hạnh phúc trong tương lai, Phung phí tài sản, không sử dụng hay không bố thí, chỉ khiến thêm khổ đau. Sao không làm cho ta và người có hạnh phúc?” (RPR.315) Nguyên nhân quan trọng khác mang lại hạnh phúc đó là khi gặp may mắn, thành công, hay thấy hạnh phúc của người khác. Trong đạo Phật, hoan hỷ vui vẻ với hạnh phúc của kẻ khác (muditā) là gì? Điều này được ví dụ như là có người mua được món đồ, ta vui với người đó, và không hề có cảm giác buồn khổ rằng ta không có được thứ đồ ấy, hay suy nghĩ ta “cần có” món đồ như vậy cho mình. Quan điểm của Phật giáo đối với của cải tài sản: Đối với Phật giáo, khuynh hướng tích lũy tài sản là chuyện khó, nhưng tài sản tự thân nó không có tội; điều quan trọng là làm thế nào tạo ra và sử dụng nó. Trong kinh điển, Đức Phật dạy cho mọi người cách tốt nhất để tạo ra và sử dụng nguồn thu nhập của mình như thế nào (trong SN, IV, 331-337): 1. Về cách làm ra của cải theo con đường đạo đức, được tán thưởng, không mang lại họa hại gì cho bất cứ ai và đáng chê trách là làm theo con đường ngược lại. Quan điểm của đạo Phật trong trường hợp này là Chánh mạng, nghĩa là tránh những tâm niệm như không chân thật hay buôn bán các loại vũ khí (kể cả chế tạo và bán súng ống, vũ khí), buôn bán sinh mạng chúng sinh (như nuôi thú vật để giết lấy thịt), bán thịt, bán rượu (chất gây say nghiện), và thuốc độc (AN, III, 298). Tất nhiên, chúng ta có thể thêm vào trong bảng liệt kê nguyên thủy này. Những thứ thấy trong việc quảng cáo có thể không trung thực lắm vì nó gợi lên lòng tham và mê muội của con người ta. 2. Sử dụng sản phẩm do chúng ta tạo ra, đáng tán thưởng khi sử dụng nó làm cho ta thêm vui, vừa lòng, chia sẻ nó với mọi người, và sử dụng nó do xuất phát từ lòng rộng rãi thương người, một hành động đưa đến quả của nghiệp. Tương tự thế, đáng chê trách là sử dụng nó làm khổ cho chính mình và cho người khác. 3. Ngay cả của cải tài sản được làm ra bằng con đường thiện lành và thường mang lại ích lợi cho mình và mọi người, chúng ta vẫn bị chê trách nếu thái độ của chúng ta đối với của cải ấy là tham lam, thèm muốn, không biết vừa lòng hay cố ý làm vì muốn tăng tiến trong lĩnh vực tinh thần. Tiêu chí sau cùng ở đây tương tự với câu kinh Đức Phật dạy: “Tiền của hại người mê, nhưng không ai chịu tìm đến bờ bên kia, kẻ mê vì tham làm giàu mà tự hại chính mình và người khác”(Kinh Pháp Cú, kệ 355); “Không bệnh, lợi tối thượng/Biết đủ, tiền tối thượng/Thành tín đối với nhau/Là bà con tối thượng/Niết bàn, lạc tối thượng” (Kinh Pháp Cú, kệ 204). Cho dù tiền của đang mỗi ngày đầy đủ hay suy hoại dần, tâm vẫn luôn bình lặng, thản nhiên, không lưu luyến, đó là cách chúng ta kiếm tiền chân chính đạo đức không pha lẫn lòng tham vọng. Nói chung, đạo Phật khuyến khích phương thức thực tập “Trung đạo” giữa hai thái cực của nghèo nàn và tìm cầu vật chất thừa mứa cho mục đích cá nhân. Nghèo nàn là hoàn cảnh con người ta không có đủ phương tiện sống cho đầy đủ: “Đối với người đời trong thế giới này, nghèo nàn là khổ” (AN, III, 350), “nỗi khổ trên thế giới này là nghèo nàn và mắc nợ” (AN, III, 350), “đói khát là nỗi khổ lớn nhất” (Kinh Pháp Cú, kệ 203). Nghèo nàn được xem như chất xúc tác của trộm cắp, khiến đạo đức con người suy đồi, khiến xã hội bất an (DN, III.64-68, DN I.134-136). Hơn nữa, trong hoàn cảnh nghèo cùng và xung đột, con người ta càng khó hướng về con đường đạo đức tâm linh hơn (AN, III.65-66). Bàn về thái cực thứ hai, đạo Phật quan niệm của cải vật chất không phải là mục đích cho mỗi cá nhân, mà là phương tiện làm cho đời sống con người có hạnh phúc, và là một hỗ trợ cho đời sống đạo đức, phát triển tâm linh tốt hơn. Cứ mãi tìm kiếm thêm, tham vọng, không hài lòng biết đủ, điều này không thể nào tạo cho con người ta hạnh phúc được, chúng ta không bao giờ được thanh thản, an vui. Như vậy, những giá trị Phật giáo truyền thống là chú trọng vào những giá trị của một xã hội tiếp thu học hỏi, Bruce Morgan cho biết rằng ở Thái Lan - đất nước có tốc độ hiện đại hóa nhanh chóng, ngoài việc ủng hộ sự phát triển kinh tế cho Tăng đoàn Phật giáo, họ còn quan tâm đến: … phương thức nghỉ ngơi, dừng lại mọi ham thích, kỳ vọng trong guồng máy kinh tế sôi động, không bao giờ vừa lòng, luôn có xu hướng tiến tới. Đó không phải là tiêu chuẩn cụ thể của cuộc sống mà những tiêu chuẩn về phong cách, tốc độ và mức ảnh hưởng của sự thay đổi vẫn đang là vấn nạn (72). Chúng ta có thể thấy nhiều xã hội thịnh vượng trong những mức độ khác nhau đều chấp nhận đạo Phật song không phải là liên tục phấn đấu nhiều hơn vì lợi ích riêng của nó. Như Russel Sizemore và Donald Swearer nói, “Để không tham chấp là chúng ta sở hữu và sử dụng vật chất nhưng không bị chúng sở hữu và sai xử chúng ta”(2). David Loy, một nhà văn Phật giáo người Mỹ đã nói trong bài viết của mình “The Religion of the Market (Tôn giáo Thị trường)” rằng: “Điều trớ trêu không thể thay đổi được trong thế giới mà sự thương mại hóa gần như ngự trị hoàn toàn này đó là gây sự ngạc nhiên cho những ai từng biết rõ những thứ làm 59 triệu người Mỹ say nghiện (Dominguez and Robin 171). Nhiều so sánh qua các giai đoạn và giữa những xã hội cho thấy rằng hạnh phúc mỗi cá nhân có không khác biệt nhau mấy. Sự thật là sống trong thế giới phát triển hiện nay chúng ta đang tiêu thụ quá nhiều song dường như sự tiêu thụ vô tội vạ ấy không liên quan gì đến hạnh phúc của chúng ta (Durning 38-40). Đối với những người có đời sống nghiêng về thế giới tâm linh thì điều này cũng không lấy làm ngạc nhiên cho lắm. Lời góp ý xây dựng có giá trị nhất về sự tham lam tiêu thụ vẫn được tìm thấy trong những lời pháp của các tôn giáo truyền thống, đó không những giúp chúng ta có một nền tảng vững vàng mà còn cho thấy cuộc sống của chúng ta có thể được chuyển hóa như thế nào. Trong đạo Phật, tôn giáo tôi đang đặt trọn niềm tin, lời giáo huấn của Đức Phật luôn soi sáng đó là lòng tham vô độ của tự ngã là nguyên nhân của thất bại và làm vắng mặt hòa bình, điều này chúng ta chứng thực được ngay trong đời sống hàng ngày. Việc tiêu thụ quá mức khiến chúng ta rối trí và say sưa theo là một trong những dấu hiệu chính yếu của vấn nạn này. Thật không may mắn cho chúng ta, một áp lực như vậy không làm dịu xuống nỗi bất an ấy của chúng ta ngược lại còn nuôi dưỡng bất an thêm. Để tháo gỡ vấn nạn này, đạo Phật chỉ cho con đường hãy thoát ly và có tâm bao dung. Shunryu Suzuki-roshi đã diễn đạt điều này, rằng thoát ly không có nghĩa là từ bỏ tất cả thế giới này mà là chấp nhận chúng đang rời xa ta. Nhận ra và chấp nhận mọi thứ đang đổi thay hoại diệt kể cả bản thân mỗi chúng ta là điều cần thiết để sống một cuộc đời thanh thản. Chỉ có một số người không bị trói buộc trong vòng tranh giành tìm kiếm và tiêu dùng mới có thể thật sự thoát ly thế giới. Biểu hiện của sự thoát ly đó là lòng bao dung, điều này được trân trọng tán dương trong đạo Phật cũng như đối với tất cả các tôn giáo lớn. Lòng bao dung đích thực không chỉ chứng minh cho bước tiến về phẩm hạnh đạo đức mà còn về trí tuệ: “Khi nhu cầu cần thiết đặt ra của chúng ta giảm thiểu, tính ích kỷ và hám lợi cũng giảm theo. Sau hết, chúng ta còn có thể nhận thấy rằng trải nghiệm của sự ích kỷ tự thân nó chính là vì si mê vậy. Những thứ là của ta chỉ khi nào nếu nó không phải là của bạn. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể thấy được rằng không có cái tôi nào tách rời từ bạn cả cũng như không có cái chúng ta nào tách rời với thế giới hiện tượng này, ý tưởng ích kỷ bắt đầu mất dần đi ý nghĩa của nó. Trên căn bản, không thể có tính hám lợi vì không có cái gì vắng thiếu” (Jeffrey 12). Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ quan tâm vào việc mang lại niềm vui nhiều hơn cho người khác, nó còn ngăn không cho xuất hiện nhận thức mang tính bản thể học về nguyên lý bất nhị giữa tự thân và tha nhân. Một nhận thức như vậy đưa đến tầm hiểu biết sâu sắc mang tính thăng hoa hơn rằng không có nhu cầu gì cả để hám lợi tích trữ nếu không có gì mất mát. Bởi “không có gì mất mát”, tôi nghĩ ý của vị học giả trong câu nói này là trừ phi một người trong hoàn cảnh nghèo thật sự nhưng điều kiện hạnh phúc đã sẵn có nên anh ta không tùy thuộc vào thói quen hám lợi tích trữ. Sizemore và Swearer cho rằng Phật giáo Nguyên thủy “quan niệm ‘con đường Trung đạo’ hoặc nhận ra sự tranh giành và thoát ly vượt ra ngoài của cải tiền bạc trong một mối quan hệ biện chứng (1, và xem Reynolds 63-64, 68). Đối với chư Tăng, điều này có nghĩa là “mặc dù Phật tử càng cung kính càng cúng dường nhiều, song lòng cung kính của họ giúp chư Tăng càng duy trì tâm không tham chấp đối với sự kính ngưỡng và vật cúng dường” (Sizemore and Swearer 3). Đối với Phật tử, “của cải vật chất luôn bày ra cho họ cả hai cơ hội, thứ nhất là cơ duyên để bày tỏ lòng thành kính và tu tập tâm vô tham và thứ hai là nguy cơ nhiễm theo cám dỗ hướng đến phi pháp (anti-dhammic, anti-spiritual), sự bê tha trong thú vui vật chất dẫn lối đến cái bẫy của mạng lưới luân hồi trong ba cõi sáu đường” (Reynolds 69). Đối với chư Tăng cũng như Phật tử, “đó không phải là giá trị thực thậm chí tài sản có được và sử dụng là chủ đề cho việc khảo cứu đạo đức” (Sizemore and Swearer 17). “Nền Kinh tế Phật giáo” Ở châu Á, một số học giả Phật giáo, chủ yếu là Phật giáo Nguyên thủy nhận thấy “nền kinh tế Phật giáo” khác với nền kinh tế ảnh hưởng từ quan điểm tư bản hay Mác-xít mà nó đã ảnh hưởng nền kinh tế các nước Á châu từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Một tác nhân ảnh hưởng rất lớn là bài viết ngắn “Quan điểm Phật giáo về kinh tế chính trị” của tác giả theo Thiên Chúa giáo, ông E. F.Schumacher, một người ủng hộ cho ngành công nghệ trung gian và phê bình các mô hình phát triển phương Tây, người trở thành nhà cố vấn cho Miến Điện vào thập niên 1950 trước hoàn cảnh đất nước đương thời đứng giữa chủ nghĩa dân tộc và Mác-xít. Bài viết nguyên thủy xuất hiện vào năm 1966 nhưng sau tái bản với tựa đề là Small is Beautiful: A Study of Economics as if People Mattered vào năm 1973. Ông chỉ ra rằng “sự hiện đại hóa” thật ra thường dẫn đến sự suy sụp nền kinh tế nông thôn, một cơn hồng thủy thất nghiệp dâng lên từ thành phố đến nông thôn và sự khuếch trương của một giai cấp vô sản thành phố không có thực phẩm nuôi dưỡng cho cả thể chất và tâm hồn” (56). Vì vậy, ông lấy làm tiếc khi người Miến Điện và những người khác đã dễ dàng chấp nhận những dự án phát triển từ phương Tây không chút do dự “thiết nghĩ đời sống của một đất nước Phật giáo cần có một nền kinh tế Phật giáo” (48). Ông lập luận rằng con đường phát triển đúng đắn, những gì cần thiết nhất đó là “con đường Trung đạo giữa sự không chú ý vật chất và tinh thần bất bạo động truyền thống” (56), và ông đã có tầm nhìn theo hướng phát triển nền kinh như vậy bởi ông nhận thấy sức sống Phật giáo tiềm tàng ở đất nước con người Miến Điện (48). Thật không may, những lãnh tụ Miến Điện từ thập niên 1960 đã làm cho đất nước đi xuống theo con đường áp bức, mặc dù Miến Điện thoát ra khỏi những làn sóng của chủ nghĩa tư bản mà nước láng giềng như Thái Lan lúc bấy giờ cũng đang bị cuốn theo. Ở những nước Phật giáo Nguyên thủy là quốc giáo như Tích Lan và Thái Lan, phần lớn chư Tăng và Phật tử ủng hộ hình thức nguyên thủy của Phật giáo vì nó tương thích với những nỗ lực để phát triển đất nước của chính phủ. Tuy vậy, nhiều người than van sự mất mát khi “đánh đồng một Phật giáo như một cộng đồng có tu dưỡng đạo đức” mà thôi do sự tấn công dữ dội của hiện đại hóa, Tây phương hóa và thế tục hóa (Swearer, Sivaraksa 196). Donald Swearer thấy rõ điều này: 1. Người theo chủ nghĩa truyền thống mới: Những phong trào tương tợ như trào lưu chính thống chủ trương trở lại “lý tưởng hóa đạo đức cá nhân hoặc phớt lờ hoặc hiểu lầm bản chất của những căng thẳng và những vấn đề về văn hóa, xã hội, kinh tế có hệ thống”. 2. Những người theo chủ nghĩa tự do quan tâm đến những vấn đề của thế giới hiện đại và tìm cách sử dụng sáng tạo những giải thích của các tín ngưỡng và thực tập truyền thống để giúp giải quyết những điều này. (Swearer, Sivaraksa 196) Ở Thái Lan, tổ chức Santi Asoke, phong trào duy tâm có ảnh hưởng của tư tưởng Thánh Gandhi đưa ra một phê bình thuộc về luân lý học đối với các phương diện trong xã hội Thái Lan (Swearer World136-139; Harvey 391-394), và Pháp thân (Dhammakāya) một phong trào thiền tập rất thành công đã ủng hộ cho những nhà lãnh đạo quân sự và chính trị, sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng để truyền bá rộng phong trào này và đặc biệt nhấn mạnh đến thiền định và sự phục hồi đạo đức (SwearerWorld 114-115; Harvey 388-391). Những người có chủ trương cải cách bao gồm những người nhận ra được sự phát triển và quan điểm tương hợp của “nền Kinh tế Phật giáo”. Ở Tích Lan, Tiến sĩ H. N. S. Karunatilake – Giám đốc Phòng Nghiên cứu Kinh tế tại Central Bank, trong cuốn This Confused Society (1976), nhắm tới “việc phát triển một hệ thống kinh tế thích hợp với thế giới hiện đại dựa trên những lời dạy của Đức Phật” (iii), mặc dù những điều ông đưa ra thực tiễn hơn quan niệm duy tâm. Ông cho rằng những nguyên tắc về kinh tế của Phật giáo đã được minh họa bằng thí dụ rõ ràng trong triều đại của hoàng đế Asoka của Ấn Độ (268-239 BCE) và những công việc dẫn thủy nhập điền trên quy mô lớn của nền văn minh Tích Lan thời xưa (74). Ông nói: “Hệ thống kinh tế Phật giáo đặt nền tảng phát triển trên sự nỗ lực đoàn kết hòa ái của tập thể. Tính cá nhân ích kỷ và sự mưu cầu vì hám lợi phải loại bỏ bởi tự thân của người cầu tiến” (29). Cũng ở Tích Lan, một triết gia và cũng là nhà Tâm lý học - Padmasiri De Silva trong hai tác phẩm của mình Value Orientations and Nation Building (1976) và The Search for Buddhist Economics (1975) đã phác thảo những gì ông nhận thức được về đóng góp của Phật giáo đối với sự đi lên của xã hội về nhiều phương diện. Ở Thái Lan, Hoà thượng P. A. Payutto, một vị Tăng học giả lãnh đạo, đã phát huy quan kiến về một nền kinh tế Phật giáo trong tác phẩm Buddhist Economics: A Middle Way for the Market Place của người. Tại đây Hoà thượng phê bình xu hướng kinh tế hiện đại khảo sát những công việc kinh doanh độc lập không quan tâm đến khía cạnh đạo đức trong bản chất của những gì được bán ra và tác động của những lối kinh doanh này đến môi trường thiên nhiên và xã hội. Hoà thượng nhấn mạnh tác động của việc ứng xử thiếu đạo đức trong lĩnh vực kinh tế như là một sự miễn cưỡng phải đầu tư vào nơi xã hội mất trật tự, khách hàng khó chịu nếu hàng hóa bán ra kém chất lượng như những trường hợp đôi khi đã xảy ra ở Thái Lan (24). Cũng ở Thái Lan, một vị Tăng đề xuất nhiều cách lý giải về lời dạy của Đức Phật một cách hiện đại sáng tạo có đề cập đến cả xã hội và nền kinh tế chính là Hòa thượng Buddhadāsa, Ngài được mọi người tôn xưng là Thiền sư và là vị Tăng lãnh đạo thông tuệ (1906-1993). Tuy tu viện của Ngài ở trong rừng rất xa trung tâm quyền lực, nhưng Ngài ảnh hưởng rất lớn đến tầng lớp quần chúng trí thức ở Thái Lan, kể cả luật sư, giáo sư, nhà giáo, bác sĩ cũng như phong trào sinh viên dân chủ vào thập niên 1970 (Santikaro 180-182). Hòa thượng Buddhadāsa đã thẳng thừng chỉ ra “tính phi đạo đức và ích kỷ của nhiều cấu trúc xã hội hiện đại” (Santikaro 147), và so sánh những người giàu có ở Bangkok không mấy thiện chí với những người nông thôn rộng lượng (Me and Mine 175). Dù rằng chú trọng đến nguyên tắc tâm linh trong đạo Phật, Ngài vẫn không tách rời giữa những điểm tương thích của hệ thống nguyên tắc đạo đức này với những vấn đề xã hội liên quan (Santikaro 155), trong việc giải quyết những khó khăn xã hội, chúng ta phải chịu có sự khiếm khuyết về đạo đức đó là nguyên nhân căn bản (Swearer, Me and Mine 170). Như vậy Ngài thấy rõ những điều này như là đói khát, mù chữ, và bệnh hoạn, là những dấu hiệu lực bất tòng tâm bình thường của một tôn giáo chân chính và những nguyên tắc đạo đức trong xã hội (Swearer, Me and Mine 171). Hòa thượng Buddhadāsa cảm thấy rằng tất cả các tôn giáo kể cả Phật giáo về cơ bản đều mang tinh thần chủ nghĩa xã hội, các vị lãnh đạo tâm linh luôn nhắm đến mục đích làm cho xã hội tốt đẹp toàn diện. Vì vậy Ngài phản đối chủ nghĩa cá nhân, loại chủ nghĩa gắn liền với chủ nghĩa tư bản liên đới với “dân chủ tự do”, Ngài thấy đó như cách ăn nhanh trong xã hội Thái Lan vậy (Swearer, Me and Mine172). Ngài không đồng ý với chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, mà chỉ tán thành với chủ nghĩa xã hội tôn giáo mà Ngài gọi là “Chủ nghĩa Xã hội Giáo pháp” như là một giải pháp cho những khó khăn của xã hội. Đối với Ngài, tách rời với những hình thức “thế tục” của chủ nghĩa xã hội trong hình thức chủ nghĩa Max và chủ nghĩa cộng sản, chúng ta có được một chủ nghĩa xã hội chân chính vì hình thức “thế tục” kia có thể khiến cho bạo động và độc ác. Ngài thấy rằng chủ nghĩa chân chính này có cội rễ bắt nguồn từ giáo pháp, bản chất tương duyên giữa các pháp (Swearer, Me and Mine 195). Chủ nghĩa này được dựng lên trên sự thật rằng con người là chủng loại có thuộc tính tập thể, sống tùy thuộc lẫn nhau, tương thân tương ái giúp đỡ mọi người, không làm việc theo chủ nghĩa cá nhân (Santikaro 166-169; Swearer, Me and Mine 173). Chủ nghĩa xã hội chân chính này đòi hỏi “việc không lấy hơn phần chia đều của người khác - chỉ sử dụng những gì cần thiết để phần còn lại sẵn cho người khác dùng”, như trong di huấn của Đức Phật về hạnh thiểu dục tri túc (Swearer, Me and Mine 172). Đó là cách sống thuận theo tự nhiên, chỉ lấy những gì chúng ta cần thật sự (Swearer, Me and Mine 173). Cả hai tác giả Payutto và Buddhadāsa đã ảnh hưởng lớn đến người chủ trương cải cách theo tinh thần tự do Thái Lan, Sulak Sivaraksa (Swearer, Sivaraksa 215), một cư sĩ trí thức chịu nhiều ảnh hưởng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một danh Tăng Việt Nam hoạt động vì hòa bình (Swearer, Sivaraksa 225). Sivaraksa được biết như là “nhà văn, nhà xuất bản, giảng sư, thành viên hội A-ri-xtốt quốc tế, người hoạt động cho nhân quyền và hòa bình, sáng lập viên tổ chức phi chính phủ (NGOs), nhà phê bình xã hội Phật giáo và là nhà đạo đức học” (Swearer, Sivaraksa 200). Ông đã lên tiếng phê bình sắc bén sự vội vã của Thái Lan ảnh hưởng trào lưu hiện đại hóa và chủ nghĩa vật chất mà nó dựa trên nền tảng của chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ. Đối với ông, “Xu hướng phát triển trở nên hiện đại làm cho cạnh tranh và thành công trong khi đạo Phật khuyến khích tinh thần cộng tác và biết đủ ” (Sivaraksa, Vision 182). Mặc dù ông công nhận rằng việc hiện đại hóa ở Thái Lan đã giúp cho một số mặt trong nước trở nên tốt đẹp hơn, trên thực tế, ông cảm thấy điểm chính yếu là nó đem đến đời sống xa hoa cho số ít còn khiến cho số đông quần chúng phải chịu cảnh nghèo nàn nhất là nông dân và công nhân thợ thuyền (Vision xv). Nợ nần phát sinh có nghĩa là phần lớn nông dân nghèo phải di chuyển đến sinh sống ở Bangkok, nơi mà: Lượng người thất nghiệp lan tràn khiến con người ta lâm đường cùng phải làm những việc tội lỗi. Các cô gái trẻ làm việc như đầy tớ, công nhân nhà máy hay bị đẩy vào kỹ viện ăn chơi. Trẻ em làm việc bất hợp pháp tại những cửa tiệm nhỏ trong điều kiện khắc khe tàn nhẫn, một số bị bán ra nước ngoài. Đàn ông làm những công việc nặng nhọc nhưng tiền lương ít ỏi đáng thương (Sivaraksa, Seeds 32-33). Sự hiện đại hóa đã làm cho môi trường ô nhiễm, nhiều khu nhà ổ chuột và khu phố bẩn thỉu mọc lên, và còn làm cho nền văn hóa bị phân hủy (Vision 20, 57-8). Vì thế, Sivaraksa đã cố gắng duy trì giữ gìn nền văn hóa truyền thống của Thái Lan, ông vẫn thích sử dụng thuật ngữ ngày xưa là người Xiêm (Siamese) song trong xã hội cũng cần thiết thay đổi một số để nâng cao công lý xã hội (Vision xxiii). Một số học giả và những nhà hoạt động Tích Lan như Karunatilake, ông nghiên cứu lại triều đại hoàng đế Asoka, thời kỳ đầu của Tăng đoàn và nền đạo đức xã hội khi ấy, những vị vua nhân từ trong quá khứ như để được truyền thêm năng lượng từ những khuôn mẫu của xã hội Phật giáo chân chính (Swearer, Sivaraksa 213). Người tin theo đạo Phật quan tâm đến Hiệu quả nền Kinh tế và phê bình Chủ nghĩa tiêu thụ Nhiều học giả khi bàn về “nền kinh tế Phật giáo” thường quan tâm đến mục đích đặc biệt về quan điểm Phật giáo đối với kinh tế chính trị: 1. Nền kinh tế Phật giáo phải là rất khác với nền kinh tế hiện đại theo chủ nghĩa vật chất, vì lẽ rằng người Phật tử nhận thức được bản chất của nền văn minh không chỉ ở chỗ làm nhân lên điều con người ước muốn mà là ở chỗ làm thanh lọc trong nhân cách con người… trên căn bản là trong hành động việc làm của một người (Schumacher 50). 2. Phát triển Kinh tế phải được dựa vào nền tảng rộng lớn đó là nhu cầu phát triển nhân cách toàn diện và hạnh phúc con người (De Silva, Search 5). Hòa thượng Payutta cho rằng việc tiêu dùng nên chỉ xem là “phương tiện để đạt được một mục đích và mục đích đó chính là sự phát triển tiềm năng trong con người” (43) hay “hạnh phúc cho mỗi cá nhân, cho xã hội, cho môi trường xung quanh” (35). Như vậy, Hòa thượng có sự phân biệt rõ giữa “tiêu dùng chân chính” và “tiêu dùng không chân chính”, với ý nghĩa thứ nhất là sử dụng đồ đạc và các dịch vụ “là để đáp ứng nhu cầu hạnh phúc chân chánh”, và ý nghĩa thứ hai là sử dụng chúng “để thỏa mãn khát vọng, cảm giác sung sướng hay làm vừa lòng tự ngã” (41), ranh giới giữa hai cách tiêu dùng này chỉ bởi động cơ con người ta muốn gì (43). Karunatilake quan niệm rằng, “xu hướng kinh tế hiện nay dựa trên luận điểm là mở rộng phạm vi kinh tế không giới hạn, cố định và tin tưởng điều này có thể thực hiện thành công” (29), mặc dù đối với con người “không có tiêu chuẩn sống nào làm cho vừa lòng cả” (79). Điều này khiến cho việc sử dụng thiếu thận trọng làm nguồn tài nguyên thiên nhiên không còn phục hồi được, như thế là mất công bằng đối với các thế hệ tương lai (63) và cũng nhận ra được lòng tham lam của con người như một tiền đề cơ bản trong việc làm kinh tế (18, 28). Vì vậy, Sivaraksa đã phê bình sự đi xuống của đất nước Thái Lan sa vào “tôn giáo của chủ nghĩa tiêu thụ”, “một nền đạo đức đạt đỉnh trên thế giới ngày nay” (Seeds 3). Tôn giáo của chủ nghĩa tiêu thụ chú trọng lòng tham lam, sân hận và si mê. Nó dạy cho con người ta coi thường nền văn hóa tự tin, nền văn hóa bản xứ đặc thù của họ trên danh nghĩa của sự tiến bộ và hiện đại hóa. Chúng ta chỉ cần sống giản dị để phá vỡ những sức mạnh của chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa hưởng thụ (Seeds 114). Về bản chất, không có gì sai trong việc hy vọng có một sự khởi sắc, nhưng nó trở nên có hại khi con người ta chỉ quá sung sướng tin tưởng rằng họ không thể làm gì được nếu không có thứ họ muốn (Seeds 30). Những vị học giả này đã đặt câu hỏi nền tảng căn bản của đời sống nhắm đến sự tiêu thụ cứ tiếp tục tăng dần. Sivaraksa bảo rằng khi con người ta làm việc nặng nhọc hơn cho những thứ họ không cần, họ chăm chỉ, khẩn trương hơn và không bao giờ biết mệt (44). Đặc biệt hơn, Schumacher còn cho rằng mặc dù nền kinh tế hiện đại “cố gắng hướng đến sự tiêu thụ tối đa bởi mô hình tối ưu về sản phẩm cầu kỳ”, nền kinh tế Phật giáo “cố gắng hướng đến làm cho con người hài lòng tối đa bởi mô hình tiêu dùng tốt nhất” (53). Ông còn lưu ý rằng theo như ông biết đất nước Miến Điện có rất ít thiết bị trong việc tiết kiệm sức lao động so với Hoa Kỳ nhưng người dân Miến cũng rất ít chịu áp lực căng thẳng của cuộc sống (53). Như vậy, nhìn vào thực tế, quan điểm về tiêu dùng đang được quan tâm: Một nhà kinh tế Phật giáo sẽ xem xét sự thể quá vô lý này bởi vì tiêu thụ chỉ đơn thuần là một phương tiện để con người hạnh phúc, mục tiêu là để có được hạnh phúc tối đa với mức tiêu thụ là tối thiểu….Kinh tế học Phật giáo nghiên cứu có hệ thống làm thế nào để đạt được mục đích nhất định với cácphương tiện tối thiểu. (52, 53). Tương tự như vậy, De Silva cho rằng “tất cả các dự án phát triển quốc gia phải đi xa hơn trong việc thanh lọc ‘sản phẩm tối đa’ để ‘làm phát triển con người tối ưu’(Value 36-37)”. Luật sư Peter Timmerman, ông cũng là một Phật tử và là Giám đốc Viện Nghiên cứu Môi trường, Đại học Toronto, đã tuyên bố một cách hùng hồn rằng xã hội chủ nghĩa tiêu thụ hiện đại thực tế là “văn hóavật chất nhất trong lịch sử” vì nó không thúc đẩy những giá trị đạo đức mà lại cố gắng sử dụng chúng để đáp ứng những giấc mơ về tình dục, quyền lực, hoặc thần tượng, và sau đó loại bỏ chúng. Ở đây, “nhu cầu đáng sợ để sản xuất (và tiêu thụ) đã dẫn đến sự hoảng loạn và nghi ngờ bởi vì nó là một nỗ lực để lấp đầy khoảng cách lớn giữa sự tồn tại và dòng chảy lấp lánh đủ thứ bất tận”. Tuy vậy, quán sát trong chánh niệm thấy rõ được giá trị của những món đồ đặc biệt đẹp đẽ. Schumacher quan niệm rằng,theo quan sát của ông trên thực tế ở đất nước Miến Điện, quan niệm về y phục chẳng hạn chỉ sử dụng nguyên liệu bền, không may rườm rà khiến thêm vất vả chỉ cần xếp vải chứ không cắt và quấn thân thể, tiết kiệm được thời gian và công sức vào việc sáng tạo nghệ thuật trên mẫu thêu trang trí trên vải(Schumacher 52). Susanna Satha-Anand, một học giả Thái Lan chịu nhiều ảnh hưởng của Hòa thượng Buddhadāsa cho rằng trong kinh tế phương Tây …tham muốn là điều nhất định phải có. Nó không nằm trong lĩnh vực kinh tế để “chế ngự hay đòi hỏi” tham muốn. Bản chất của kinh tế là đáp ứng tham muốn. Ngược lại, đạo Phật tìm cách chế ngự tham muốn [nghĩa là mong muốn vừa phải thôi], đó cũng là cách làm cho hạnh phúc, làm giảm ham muốn khiến con người ta hài lòng với mọi thứ dễ dàng hơn (7). Ở đây, Hòa thượngPayutto phân loại tham ái (taṇhā) theo chiều hướng tích cực, đó là hướng vào việc đạt được niềm vui,và mục đích (chanda), ở đó không bị nhiễm bởi tham ái, chỉ đặt trên nền tảng trí tuệ hướng đến mục đích tốt đẹp thiện lành. Khi có động cơ thúc đẩy thuộc ý niệm đầu thì đạo đức nền kinh tế ấy không lành mạnh, nhưng nếu động cơ thuộc ý niệm sau thì đạo đức nền kinh tế là thiện lành (34-35). Người hiểu rõ nền kinh tế hiện đại dựa trên giả định rằng mục tiêu của con người là tìm cầu hạnh phúc ngang qua việc thỏa mãn tham muốn, điều đó có nghĩa là đích đến còn vượt quá chân trời, vì tham muốn không bao giờ được thỏa mãn vĩnh viễn. Một đề tài phổ biến đó là vấn đề đánh giá về Tổng Sản phẩm Quốc gia (GNP) và thu nhập bình quân đầu người trong một quốc gia, đây được xem như là thước đo chính của một nền kinh tế thành công. Có một điều, những tiêu chuẩn đánh giá này lại không lưu tâm đến hàng hoá hoặc thu nhập được phân phối (Karunatilake 45) ra sao, vì vậy chỉ số GNP tăng 80% trong khi chỉ số Tổng Thu nhập Quốc dân có thể là 10% (Sivaraksa Vision 59). Mặt khác, chỉ số GNP còn tính gộp chung các mặt hàng không cần thiết (Karunatilake 40) và những sản phẩm độc hại như là các loại vũ khí, rượu, chất gây nghiện, hóa chất và giết mổ động vật (84). Như Helena Norberg-Hodge, nhà quán quân của nền văn hóa Phật giáo Ladak truyền thống ở vùng biên giới Bắc Ấn nhấn mạnh việc quan tâm theo dõi chỉ số GNP đăng ký là đúng đắn, còn việc giao dịch kinh tế đó là lãng phí và phá hoại các mô hình tự cung tự cấp truyền thống (147). Sivaraksa cho rằng việc nhấn mạnh các biện pháp định lượng của sự phát triển tập trung sự chú ý vào các yếu tố kinh tế, chẳng hạn như tăng sản xuất, cũng như các yếu tốchính trị, sự quan tâm vào số lượng hàng hóa gia tăng của những nhà kinh tế bồi dưỡng thêm lòng tham, và sự quan tâm vào quyền lực của nhà chính trị càng nuôi dưỡng thêm ác ý. Cả hai làm việc cùng nhau và đo lường kết quả về số lượng, từ đó nuôi dưỡng thêm tâm si mê, vô minh (SivaraksaVision 57). Kết luận: Trong những quốc gia giàu có, chúng ta đang trở nên ý thức hơn về những giới hạn của “lối sống hưởng thụ”. Nói theo ngôn ngữ nhà Phật là chúng ta đã để cho lòng tham lam tự do ngự trị, vì vậy một số người có thể nhận thức rõ ràng rằng điều này không làm cho đời sống hạnh phúc được. Phần lớn con người ta trong các quốc gia đang phát triển vẫn đang tìm kiếm đua tranh với đời sống của chúng ta, mua những thứ kém chất lượng cho dịu bớt mơ tưởng. Tuy nhiên, bầu sinh quyển sẽ không thể dung chứa nổi hầu hết mọi người sống với ý thức mong hưởng thụ. Trong hoàn cảnh đó, sự lựa chọn của chúng ta dường như là: - Tranh giành để có được những gì chúng ta muốn có càng gieo thêm mâu thuẫn hận thù trong thế giới này. - Từ bỏ hoàn toàn lối sống phong lưu của chúng ta để những người khác cũng có thể được trải nghiệm hạnh phúc và khổ đau trong đời sống; hay - Suy xét về những hạn chế của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chúng ta có được thông điệp này ngang các quốc gia đang phát triển, những nước có quan hệ với các quốc gia đang phát triển cũng đã thấy rõ nhiều khó khăn để họ không cạnh tranh những sai lầm vấp phải của chúng ta, mà còn có thể học hỏi thêm. Điều này sẽ giúp cho thế giới có một lối sống kiên trì nhẫn nại, mang lại nhiều lợi ích trong việc hiện đại hóa và tôn trọng ngôi nhà chung của chúng ta, giúp cho thế giới công bằng và hòa bình hơn. Trong Phật giáo, những gì được đòi hỏi cần có đặc tính như vậy, đó là lòng bao dung và trách nhiệm đạo đức, điềm tĩnh và trong sáng, tốt bụng và từ bi, vô chấp và vô tham, và hiểu rõ tính vô thường thay đổi của mọi thứ và hạnh phúc vui vẻ, những giới hạn cũng như lợi ích. Tuy vậy, những nhu cầu cần thiết này được thực hiện trong con đường tràn đầy ánh sáng mang lại niềm hỷ lạc và những đặc tính này cũng có thể mang lại niềm hỷ lạc vậy. Peter Harvey (Trường Đại học Sunderland) ____________________ * Ấn bản này được nằm series ISSN 1076-9005, volume 20, 2013,http://blogs.dickinson.edu/buddhistethics/, đặc biệt Kỷ niệm Tạp chí Đạo đức học Phật giáo tròn 20 tuổi.Lưu ý tác quyền: Có thể sao chép lại ấn phẩm điện tử này và lưu bố rộng rãi nhưng không được có bất cứ sửa đổi nào trong nội dung. Việc sao chép dưới mọi hình thức dù chỉ là một copy nhỏ cho nghiên cứu cá nhân đều phải có sự cho phép của tác giả. Mọi yêu cầu xin liên hệ: cozort@dickimson.edu. Bảng viết tắt (Abbreviations) AN Aṅguttara Nikāya, translated by Bhikkhu Bodhi, The Numerical Discourses of the Buddha: A Translation of the Aṅguttara Nikāya, Boston, Wisdom, 2012. Reference to vol. and page number of the PTS text in Pāli. Dhp Dhammapada—various translations—references to verse number. DN Dīgha Nikāya, translated by M. Walshe, Thus Have I heard, the Long Discourses of the Buddha, London: Wisdom Publications, 1987. Reference to vol. and page number of the PTS text in Pāli. It. Itivuttaka, translated by P. Masefield, The Itivuttaka, Oxford: Pāli Text Society, 2001. Reference to vol. and page number of the PTS text in Pāli. PRP Rāja-parikathā-ratnamāla (of Nāgārjuna), reference to verse number. Translated in Nāgārjuna and the Seventh Dalai Lama, The Precious Garland and the Song of Four Mindfulnesses, London: George Allen & Unwin, 1975. SN Saṃyutta Nikāya, translated by Bhikkhu Bodhi, The Connected Discourses of the Buddha, Boston: Wisdom Publications, 2000. Reference to vol. and page number of the PTS text in Pāli. Bibliography De Silva, Padmasiri. The Search for Buddhist Economics. Kandy, Sri Lanka: Buddhist Publication Society, 1975. Value Orientations and Nation Building. Colombo, Sri Lanka: Lake House Investments Ltd, 1976. Diamond, Jared. Collapse: How Societies Choose to Fail or Survive. London: Allen Lane, 2005. Dominguez, J. and Robin. V. Your Money Or Your Life. Harmonsworth: Penguin, 1993. Durning, A. How Much is Enough. New York: Norton, 1992. Harvey, Peter. An Introduction to Buddhism: Teachings, History and Practices, 2nd edn. Cambridge: Cambridge University Press, 2013. Jeffrey, M. “Consumerism in the Monastery,” Turning Wheel, Summer 1995, 11-13. Karunatilake, H. N .S. This Confused Society. Colombo, Sri Lanka: Buddhist Information Centre, 1976. Loy, David R. “The Religion of the Market.” Journal of the American Academy of Religion 65, no. 2 (1997). Available HTTP <http://www.colorado.edu/economics/morey/4999Ethics/Loy.pdf> (accessed 28 May 2013) Morgan, F.B. “Vocation of Monk and Layman: Signs of Change in Thai Buddhist Ethics.” In Tradition and Change in Theravada Buddhism, edited by B. L. Smith, 68-77. Leiden: Brill, 1973. Norberg-Hodge, Helena. Ancient Futures: Learning from Ladakh. London: Rider, 1991. Payutto, Bhikkhu P. A. [also known as Phra Rājavaramuni]. Buddhist Economics: A Middle Way for the Market Place. Bangkok: Buddhadhamma Foundation, 1994; also available HTTP <http://www.buddhanet.net/cmdsg/econ.htm> (accessed 28 May 2013) Queen, Christopher S. and Sallie B. King (eds.). Engaged Buddhism: Buddhist Liberation Movements in Asia. Albany: State University of New York Press, 1996. Reynolds, Frank E. “Ethics and Wealth in Theravāda Buddhism.” In Sizemore and Swearer, pp. 59-86. Santikaro Bhikkhu. “Buddhadasa Bhikkhu: Life and Society Through the Natural Eyes of Voidness”. In Queen and King pp. 147-194. Satha-Ananda, Suwanna. “Ethics of Wealth: Buddhist Economics for Peace.” Paper at the Seventh International Seminar on Buddhism and Leadership for Peace, Department of Philosophy, University of Hawaii, Honolulu, June 1995, 9 pages. Schumacher, F. Small is Beautiful: A Study of Economics as if People Mattered. London: Blond and Briggs, 1973. Pp. 48-56: “Buddhist Economics,” which first appeared in G. Wint, ed., Asia: A Handbook. London: Anthony Blond Ltd, 1966. Sivaraksa, Sulak. A Buddhist Vision for Renewing Society- Collected articles by a Concerned Thai Intellectual. Bangkok: Tienwan Publishing House, 1986. ________. Seeds of Peace: A Buddhist Vision for Renewing Society. Berkeley: Parallax Press, 1992. Sizemore, Russell F. and Donald K. Swearer (Eds). Ethics, Wealth and Salvation: A Study in Buddhist Social Ethics. Columbia, S.C.: University of South Carolina Press, 1990. Swearer, Donald K. Me and Mine: Selected Essays of Bhikkhu Buddhadāsa. Albany: State University of New York Press, 1989. The Buddhist World of Southeast Asia. Albany: State University of New York Press, 1995. “Sulak Sivaraksa’s Buddhist Vision for Renewing Society.” In Queen and King, pp. 199-235. Timmerman, Peter. “Defending materialism.” People and the Planet, magazine of the World Wide Fund for Nature, vol. 4, no.1 (1995), pp. 30-31. |