Tu sĩ Phật giáo có nên nói về chính trị không?

29/06/201810:22 SA(Xem: 7851)
Tu sĩ Phật giáo có nên nói về chính trị không?

TU SĨ PHẬT GIÁO CÓ NÊN NÓI VỀ CHÍNH TRỊ KHÔNG?
Thích Tánh Tuệ


chientranhhoabinh_phatgiaoCâu trả lời là: Được!

Đối với Tu sĩ Phật giáo thì Đức Phật khuyên không nên tham gia chính trị, vì Ngài biết rất rõ:

1/ Người làm chính trị luôn luôn xảo trá, dã tâm, hận thù, chống đối với phe đối lập dù bên phe đối lậpgiải pháp hay, cách thức đúng, mang lại hạnh phúc cho người dân…

2/ Các thể chế chính trị chỉ là nhất thời, tồn tại trong thời quân chủ vài thập niên, nhiều nhất là vài trăm năm như thời Lý, Trần. Thời hiện đại, thể chế chính trị phần lớn tồn tại từ 4-8 năm. Nói chung, các thể chế chính trị không trường tồn. Muốn Đạo Phật trường tồn thì Tu sĩ Phật giáo “không theo phe nào” để mỗi khi thay đổi thể chế chính trị sẽ không bị họa lây...

Đó là 2 lý do chính mà Đức Phật khuyên Tu sĩ Phật giáo không tham gia vào chính trị.

Nhưng Ngài khuyên Tu sĩ nên giảng, tư vấn về chính trị như: thuật lãnh đạo đất nước, phương pháp làm quốc gia trở nên giàu mạnh và cường thịnh, pháp an dân, đạo đức của người lãnh đạo đất nước, tư vấn trong việc xây dựng luật...


Trên thực tế mấy ngàn năm cho thấy, Phật giáo chưa bao giờ tách rời với chính trị. Thời nào người đứng đầu đất nước ủng hộ Phật giáo thì Phật giáo phát triển; thời nào người đứng đầu không ủng hộ thì Phật giáo suy vong, thậm chí mất gốc!

Đối với người tại gia thì Ngài khuyên nên tham gia các loại hình nghề nghiệp trong xã hội, trong đó chính trị chân chính; chỉ tránh 6 nghề tà!

Các bài kinh Đức Phật giảng về thuật trị nước:

Kinh chuyển luân thánh vương
Kinh đức hạnh của vua và tu sĩ
Kinh quốc gia cường thịnh
Kinh Hiền Nhân
Kinh sống trong hòa hợp
Kinh hóa giải tranh cãi
Kinh hòa hợphòa giải 

Namo Buddhaya

Thích Tánh Tuệ

 

Bài đọc thêm:
Phật tử có nên biểu tình? (Thích Chân Tính)
Đạo trị quốc của bậc Quân Vương (Tiến sĩ Robert Thurman | La Sơn Phúc Cường chuyển ngữ)
Chính trường cần có những tiếng nói trí tuệ của Phật giáo
Đạo Phật Và Chính Trị (Thích Tâm Quang dịch)
Giải pháp của đức phật trước nguy cơ xung đột & chiến tranh (Quảng Tánh)
Phật dạy về pháp lãnh đạo (Phan Minh Đức)
Quan điểm của Phật giáo về chiến tranh và xung đột (Thích Trung Hữu)
Quan Niệm Phật Giáo Về Chính Quyền
Trị quốc mà cực đoan thì hỏng (Cao Huy Thuần)
Vua Và Vương Quyền (Minh Nguyên dịch)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).
- Lễ Rước Phật Và Nghi Thức Mộc Dục Tại TP. Hồ Chí Minh / - Diễu hành xe hoa kính mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Chùa Ba Vàng / - Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Việt Nam Quốc Tự, TP. Hồ Chí Minh - Đại lễ Phật Đản chung vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ lần thứ V tại Philadelphia, USA
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.