PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức
Bài nghiên cứu này nhằm mục đích phát họa sơ lược những phương hướng của Phật Giáo trong việc hình thành và phát triển một nền kinh tế ở mức độ quốc gia và mức độ toàn cầu. Việc hình thành một nền kinh tế như vậy có thể đưa ra một khả năng lựa chọn khác mang tính hiệu quả và hữu hiệu hơn so với nền kinh tế hiện nay vốn đặt nặng việc tìm kiếm lợi nhuận và nhắm đến đối tượng người tiêu dùng riêng lẻ.Kinh tế học Phật Giáo được dựa trên, và bắt nguồn từ những lời dạy của Đức Phật trong tác phẩm nổi tiếng Dhammacakkapavattanasutta, trong đó nội dung của Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo đã được truyền lại.
Kinh tế học Phật Giáo được biểu hiện bằng từ bi và yêu thương, lòng nhân từ và vị tha, mối quan hệ hỗ tương và phụ thuộc lẫn nhau, quan hệ qua lại và nhân nhuợng lẫn nhau, tình bằng hữu và tính tập thể, việc cho và việc từ bỏ, việc chăm sóc và chia xẻ. Mục đích tối thượng của Kinh tế học Phật Giáo là sự an vui của toàn nhân loại.
Một trong những ngụ ý đặc sắc của quan điểm phi thực thể (Anatmavada) của Phật Giáo về Thực Tại là vũ trụ, thay vì quá trình vận chuyển của vũ trụ, là một tập hợp những sự kiện xảy ra chứ không phải là những sự vật. Đó là một hệ thống khá phức tạp, rắc rối và khó hiểu nhưng được quy hoạch và hoạch định, và cũng không phải là một sự sắp đặt máy móc của những thực thể đã tồn tại trước đó. Mỗi một cá thể tồn tại trên thế gian này đều có một phát xuất mang tính phụ thuộc trong một sự sắp xếp có tính chất nhân quả được biểu hiện thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau và tính cởi mở, tính tương quan và tính nhân nhượng. Mỗi cá thể đều mang một cơ chế đặc biệt, nơi chốn, vai trò và nhiệm vụ đặc biệt trong cơ cấu vũ trụ, như đã được xác định trong sự sắp xếp của vũ trụ.Trong cơ chế hoạt động kinh tế, mỗi người đều phải góp phần tùy theo khả năng của mình. Vũ trụ là một hệ thống những quan hệ làm tiền đề cho sự phát sinh của những tập hợp sống hữu cơ tương tự như của một cá thể. Như Phật Giáo Hua-Yen mô tả:
Trong một là tất cả, trong nhiều là một
Một giống như tất cả, tất cả giống như mộtNhững khái niệm cơ bản hàm chứa trong phương diện kinh tế của Phật giáo là Trung Đạo (madhyama marga), Chánh Mạng (samyag ajivaka), sống tập thể (samgha jivana), sự liên hệ hỗ tương và phụ thuộc lẫn nhau giữa các hiện tượng (pratitya samutpada), sự giữ gìn, bảo tồn, và củng cố các nguồn tài nguyên (ksema), làm tăng trưởng và tái sinh các nguồn tài nguyên (yoga), tính bất vụ lơi và không bóc lột những người khác để bảo đảm được sự công bằng giữa các thế hệ (asteya), bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên cho các thế hệ sau như tính pháp lý giữa các thế hệ (aparigraha), quản lý đầu ra, các phương tiện và các phương thức theo một phương cách có kế hoạch, có mục đích, có hiệu quả (upaya kausala), và tự tin (purusartha).
Phương diện phi thực thể có ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn trong việc hình thành nền kinh tế học Phật Giáo. Do chủ trương vô ngã nên nó tránh được chủ nghĩa cá nhân và tất cả những hệ luận đi kèm. Không có cá thể nào có thể tồn tại một cách đơn độc. Mỗi cá nhân đều phụ thuộc vào những cá nhân khác. Việc lấy cá nhân làm trung tâm sẽ đưa đến chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi, nuôi dưỡng tất cả những loại tranh chấp kinh tế, mâu thuẫn và cướp đoạt. Nó sẽ dẫn đến khuynh hướng bảo vệ quyền lợi cá nhân của người tiêu dùng và việc thủ lợi cho bản thân, những hành vi trái pháp luật và những mối bất hòa. Kinh Tế Học Phật Giáo tôn trọng cá nhân và tự do cá nhân, các sáng kiến cá nhân, các quyền ưu tiên, các chọn lựa và các hành động, nhưng đồng thời cũng kêu gọi việc chịu trách nhiệm chung. Nó tin rằng việc theo đuổi những giao dịch mua bán mang tính cách cá nhân khi bắt những người khác phải gánh chịu chi phí là việc sẽ không sản sinh lợi tức nếu phân tích kỹ càng.Vì mỗi thực thể đều có liên hệ qua lại và có mối quan hệ hỗ tương, Phật giáo chủ trương việc thấu hiểu tính chất toàn bộ của cơ chế của tính thực tại về mặt tổng quát, và của thực tại nền kinh tế về mặt chi tiết. Đó là cảm giác hoà đồng và hòa hợp với tất cả. Trong tác phẩm Bodhicaryavatara, Santideva đã sử dụng hai từ ngữ sâu sắc là paratmasamata và paratmaparivatana để hàm chỉ điều này. Những giải thích cho điều này cũng được tìm thấy trong bốn Brahmaviharas nổi tiếng về Maitri (tính đoàn kết), Karuna (lòng trắc ẩn), Mudita ( hoan hỉ khi thấy những người khác hạnh phúc), và Upeksa (thờ ơ đối với những thú vui riêng của bản thân).
Kinh tế học Phật Giáo được dưa trên giáo lý về Trung Đạo-tránh những cực đoan của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa toàn bộ, sự nghèo nàn và sự giàu có, tính tiêu cực và tính say mê của bản thân. Nó bảo đảm việc tiêu thụ nhưng không liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi bản thân của người tiêu dùng. Nó chấp nhận lợi nhuận mà không chấp nhận việc thủ lợi. Lợi nhuận không chỉ được sủ dụng chỉ riêng cho mục đích cá nhân. Nó được sử dụng cho việc tăng trưởng và phát triển, để giúp đỡ người nghèo, và dành cho những mục đích từ thiện như giáo dục.
Kinh tế học Phật Giáo nhấn mạnh đến các yếu tố xã hội, với mục tiêu tối hậu là sự an vui cho toàn thể nhân loại. Như Đức Phật đã từng dạy các đệ tử của mình:
“Này các Tỳ-kheo! Hãy đi hành hóa vì sự an vui của mọi người, vì hạnh phúc của mọi người; hãy tỏ lòng từ bi đối với chúng sanh trên cả thế giới, hãy đi hành hóa vì sự tốt đẹp, vì lợi ích của thiên và nhân.” (Vinaya Pitaka I.23)
Vì vậy, trái với nền kinh tế hiện tại nhắm vào việc bảo vệ quyền lợi cá nhân của người tiêu dung và nhắm vào mục tiêu lợi nhuận, dựa trên nền tảng của cái “có”- của sự chiếm đoạt và sở hữu, Phật Giáo đưa ra một mô hình thay thế về văn hóa “cho”, của sự hy sinh, sự từ bỏ, của hòa bình, hòa hợp và hợp tác, của tính hợp pháp và tuân thủ các điều kiện môi trường. Kinh tế học Phật Giáo vì thế có thể đưa ra một phương thức mới, những cách nhìn mới, những khả năng trực giác sâu hơn, và một lý do mới cho việc chuyển đổi mang tính biến chuyển, một sự biến chuyển cũng tự nhiên như việc hoàn thiện con người chỉ có thể tìm được trong một hệ thống các giá trị thay đổi. Trong sự thay đổi này, mấu chốt của nền kinh tế không phải là lợi nhuận mà là sự phục vụ, không phải sụ bóc lột mà là sử dụng các nguồn tài nguyên.
Việc “cho” (bố thí) không thể được xuất phát từ động cơ ích kỷ là đạt được danh vọng hay sự nổi tiếng, hay quyền lực và tiếng tăm. Đó cũng không phải là sự thỏa mãn bản thân hay nhằm mục đích tìm kiếm những mối lợi có đi có lại. Đó là vì sự an vui cho toàn thế giới (bahujanahitaya). Đó là cho mà không ích kỷ. Đó là cho để đem đến sự hòa bình cho xã hội và cho thế giới, cho sự thịnh vượng và sự sung túc. Đó là sự cho với niềm vui và vì niềm vui. Đó là sự xẻ chia các phương tiện vật chất và tinh thần. Đó là một nền kinh tế trong đó nhu cầu của mỗi người, chứ không phải là sự ham muốn tham lam, sẽ được lưu ý đến. Đó không phải là một nền kinh tế của sự phung phí, keo kiệt và chi tiêu vô bổ.
Trong Kinh tế học Phật Giáo, sự giàu có là một phương tiện, chứ không phải là mục đích cuối cùng. Nó đạt được theo một phương thức chánh pháp, với những giới hạn hợp pháp và những ràng buộc. Nó kêu gọi có những giới hạn cho những ham muốn và sự tiêu thụ. Với Trung Đạo, không nên có sự nghèo nàn hay giàu có. Những phương tiện đều phải trong sạch và có ích cho đến tận cùng. Kinh tế học Phật Giáo chú trọng đến chất lượng cuộc sống và tiêu chuẩn sống tốt, nhưng những tiêu chuẩn này đuợc đánh giá theo chất lượng chứ không phải số lượng. Hơn nữa, Kinh tế học Phật Giáo là nền kinh tế bất bạo động, bất bạo động với bản ngã của mỗi con người, đối với những người khác và đối với toàn thể thế giới.
Kinh tế học Phật Giáo có cả hai phương diện vi mô và vĩ mô. Nó liên quan đến tất cả các mặt của nền kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh và thương mại, và các chính sách tài chính.
Phát triển là mấu chốt của Kinh tế học Phật Giáo. Đó là sự phát triển lâu dài của toàn bộ vũ trụ, không những chỉ là sự phát triển của nhân loại.
Việc quản lý Kinh tế trong một khuôn khổ có liên quan đến cả ba giai đoạn: sản xuất, phân phối và tiêu thụ trên quan điểm của luật cung-cầu. Việc hoạch định kinh tế đi theo phương thức Upaya Kausal, chia làm hai giai đoạn. Một giai đoạn là quản lý các hoạt động, và giai đoạn thứ hai là quản lý các kết quả của các hoạt động. Điều cần nhấn mạnh là chúng ta phải biết cần làm gì, vì sao phải làm, và làm như thế nào. Chúng ta phải làm theo một phương thức khéo léo nhất để có thể thấy được kết quả mong đợi. Việc quản lý các kết quả phải lấy sự công bằng trong cùng một thế hệ và công bằng qua các thế hệ để làm chỉ dẫn.
Đó là tóm tắt về Kinh tế học Phật Giáo.