An Cư Kiết Hạ Suối Nguồn Từ BiTrí Tuệ

19/05/20224:25 CH(Xem: 27890)
An Cư Kiết Hạ Suối Nguồn Từ Bi Và Trí Tuệ


Sáng ngày 12-5-2022 (12-4-Nhâm Dần), tại Việt nam Quốc Tự, chư tôn giáo phẩm đã vân tập tác pháp an cư kiết hạ Phật lịch 2566 khởi động mùa an cư kiết hạ của chư tăng ni. Hòa thượng Quyền Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, GHPGVN đã tuyên bố: "Đối với người xuất giatu học trau dồi Giới, Định, Tuệ là điều quan trọng nhất trong các việc cần làm. Do đó, không thể viện bất cứ lý do nào khác để rời bỏ nếp sống an cư mà Đức Phật đã chế định”.

Vậy thế nào là an cư kiết hạ?


AN CƯ KIẾT HẠ
SUỐI NGUỒN TỪ BITRÍ TUỆ

Tâm Diệu

an cu kiet ha 2Thưở Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng Tăng ni là mỗi năm phải An cư Kiết hạ vào mùa mưa [1]. Vì mùa mưa ở Ấn Độ, các loại côn trùng sinh sôi nảy nở rất nhiều, mà chúng Tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên chúng, giết hại nhiều chúng sanh nhỏ nhoi, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật của hàng Phật tử, nên chư Tăng ni không được phép du hành ra ngoài, mà phải ở yên một chỗ trong thời gian ba tháng để nỗ lực tu tập thiền định, trau dồi giới định tuệ, cùng nhau sống trong hoà hợp thanh tịnh. Tuy nhiên, nếu có chuyện khẩn cấp và cần thiết, chỉ được phép rời trú xứ trong thời hạn không quá bảy ngày [2], rồi phải trở lại tiếp tục an cư. Đó là nguồn gốc của việc “An cư Kiết hạ”.

Đối chiếu giữa lịch Ấn Độ và lịch Trung Hoa, thời gian đó bắt đầu từ ngày trăng tròn tức ngày 16 tháng 6 âm lịch, cho đến ngày 15 tháng 9 âm lịch. Thời gian An cư Kiết hạ nầy vẫn được chư Tăng tại các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam Tông: Thái Lan, Cao Miên, Miến Điện, Ai Lao và Tích Lan tôn trọng cho đến ngày nay. Nhưng khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa, mùa An cư lại được ấn định từ ngày trăng tròn 16 tháng 4 âm lịch (tức là sau ngày lễ Phật Đản) cho đến ngày 15 tháng 7 âm lịch, nhằm ngày lễ Vu Lan. Đó là truyền thống của Phật giáo Bắc Tông: Trung Hoa, Việt Nam, Nhật BảnTriều Tiên. Đến ngày kết thúc mùa An cư, chư Tăng họp lại kiểm điểm thành quả, làm lễ sám hối Bố tát [3] và tuyên bố hoàn mãn. Ngày này được gọi là ngày Tự Tứ, áp dụng chung cho cả hai truyền thống Phật giáo Nam TôngBắc Tông. Chư Tăng Nam Tông tổ chức lễ Tự Tứ vào ngày 15 tháng 9 và chư Tăng ni Bắc Tông tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hằng năm.

Theo tinh thần Giới luật, mỗi năm đến mùa An cư Kiết hạ, chư Tăng ni đều phải tìm đến một nơi thích hợp để nhập hạ, nơi này được gọi là trường hạ. Tuy nhiên, nếu không có trường hạ hay trường hạ ở xa, địa điểm an cư có thể là ngôi chùa, ngôi tịnh xá, tịnh thất, hay bất cứ chỗ nào thích hợp. Ở những chùa chỉ có bốn vị Tỳ kheo, sự thực hiện yết ma [4] để kiết giớikiết hạ cho ba tháng an cư được xem là hợp pháp Phật. Ở những chùa nơi vùng xa xôi hẻo lánh mà một vị Sư không thể đến trường hạ hay đến một ngôi chùa nào có trên ba vị Tăng để cùng nhau an cư kết hạ, thì vị Sư ấy sẽ an cư ngay tại chùa của mình bằng phương pháp thực hiện “tâm niệm an cư”. Pháp này được áp dụng cho trường hợp trong chùa chỉ có một hoặc hai, hoặc ba vị Sư. Họ đối trước Phật đường, đọc ba lần lời phát nguyện an cư thì sự an cư cũng hợp với pháp Phật [5]. Một khi đã quyết định an cư ở đâu thì phải an cư ở đó, không được đi ra ngoài chỗ đó trong thời gian 3 tháng, ngoại trừ những trường hợp được giới luật qui định, như cha mẹ hay bổn sư bị bệnh nặng hoặc viên tịch, hay có Tăng sự quan trọng, hoặc có thí chủ thỉnh đi làm những Phật sự cần thiết, thì Tỳ kheo nhập hạ phải xin phép tạm thời rời trú xứ an cư.

Việt Nam, đa số các chùa, tự việntịnh xá thuộc ba hệ phái lớn là Nam Tông, Bắc TôngKhất sĩ đều nằm trong một giáo hội nên việc An cư Kiết hạ được thống nhất tổ chức. Năm nay giáo hội qui định thời gian an cư cho chư Tăng ni Bắc tôngKhất sĩ từ ngày 16 tháng 4 âm lịch đến ngày 15 tháng 7 âm lịch và từ ngày 16 tháng 6 âm lịch đến ngày 15 tháng 9 âm lịch cho chư Tăng Nam Tông. Vì năm Bính Tuất, nhuần hai tháng 7, do vậy, kết thúc an cư kiết hạ của chư Tăng Nam Tông rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Mỗi tỉnh thành trên bình diện cả nước thường có một trường hạ. Riêng tại Saigon mỗi quận có một trường hạ. Những nơi khác không có trường hạ, chư Tăng ni cũng phải đăng ký an cư tại chỗ trong các chùa, tự viện, tịnh xá.

Chương trình tu tập hằng ngày của các trường hạ không hoàn toàn giống nhau về thời khắc nhưng tựu chung cũng không ngoài việc tọa thiền, kinh hành, tụng kinh sáng, tụng kinh chiều, học tập giáo lý, nghiên cứu kinh điển và chấp tác những công việc thường nhật trong chùa. Thời khóa tu tập thường bắt đầu từ 4 giờ sáng là thức chúng, tọa thiền, tụng kinh sáng. Thời công phu sáng chấm dứt lúc 6 giờ rưỡi, chư tăng nghỉ ngơi nửa giờ trước khi ăn sáng. Sau bữa ăn sáng khoảng một tiếng đồng hồ là giờ chấp tác. Từ 9 giờ đến 11 giờ rưỡi là giờ học tập giáo lýgiới luật của chúng Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Ni và các vị tân Tỳ kheo. Các bậc Tỳ kheo có tuổi hạ cao dành thì giờ này để dịch kinh sách hoặc dạy Tăng chúng. Đến 11 giờ rưỡi là giờ nghỉ ngơi và chuẩn bị cho bữa cơm trưa vào giờ Ngọ. Mười hai giờ trưa là giờ cúng quá đường, dùng cơm và nghỉ trưa khoảng 1 tiếng đồng hồ để sau đó tiếp tục khóa học buổi chiều từ 2 giờ đến 5 giờ rưỡi với các sinh hoạt cũng như buổi sáng gồm chấp tác, học tập, tọa thiền. Công phu chiều thường là khoá lễ Tịnh Độ được bắt đầu lúc 7 giờ tối. Tiếp đó là giờ học tập hoặc tọa thiền. Mười giờ, sẽ là giờ chỉ tịnh. Ai muốn tiếp tục tọa thiền thì có thể tiếp tục cho đến khuya.

Tuy nhiên, có một số trường hạ chuyên tu về một pháp môn hay ngành học, như trường hạ Chùa Tam Bảo thuộc tỉnh Đồng Tháp chuyên tu Tổ sư thiền khán Thoại đầu, trường hạ chùa Phước Sơn tỉnh Đồng Nai chuyên tu về Thiền Tứ Niệm Xứ, trường hạ Chùa Siêu Lý tỉnh Vĩnh Long và Chùa Huyền Không thành phố Huế chuyên tu về Pháp học, có chương trình tu tập nặng hơn, thời gian toạ thiềnkinh hành nhiều hơn. Ví dụ như trường hạ chùa Tam Bảo, thời lượng toạ thiềnkinh hành mỗi ngày là 10 tiếng đồng hồ, được phối trí như sau: Buổi sáng: 3 giờ rưỡi là thức chúng, từ 4 giờ đến 5 giờ rưỡi là ngồi thiềnthiền hành, 6 giờ là điểm tâm, từ 6 giờ rưỡi đến 7 giờ rưỡi là chấp tác, từ 8 giờ đến 11 giờ là ngồi thiềnthiền hành. Giờ thọ trai là 11 giờ 5 phút và 12 giờ trưa là chỉ tịnh. Buổi chiều: 13 giờ thức chúng, từ 13 giờ rưỡi đến 16 giờ rưỡi là thời ngồi thiềnthiền hành, 16 giờ 35 phút là dược thực. Buổi tối: 18 giờ rưỡi đến 20 giờ rưỡi là thời ngồi thiềnthiền hành, 21 giờ chỉ tịnh.

Đối với quý Tăng ni Việt Nam đang tu hànhhành đạo tại hải ngoại, do hoàn cảnh xã hội, chính trị, kinh tế và địa dư quốc độ mỗi nơi, mỗi thời sai khác, nên việc tu hành hằng ngày và việc tổ chức An cư kiết hạ mỗi năm của họ không đơn thuần như ở trong nước. Đa số các chùa, tự viện, tịnh xá không nằm chung trong một giáo hội nên rất khó thống nhất tổ chức. Hơn nữa việc chư Tăng ni một năm đóng cửa chùa ba tháng để an cư kiết hạ, có thể nói là một điều khó khăn, vì ở hải ngoại, phần lớn mỗi Thầy trụ trì một chùa và các công tác lo cho Phật tử bổn đạo đều tập trung vào ngôi chùa đó. Nếu chùa không có Ban Hộ Tự trực tiếp lo các công việc hằng ngày như nhang đèn, tiếp khách, lo hôn sự, tang tế cho Phật tử hội viên nếu có, thì vị trụ trì đó khó có thể yên lòng đóng cửa chùa mà an cư tĩnh tọa trong ba tháng như quy định của giới luật.

Tuy thế, khóa An cư Kiết hạ vẫn được một vài giáo hội Phật giáo hải ngoại tổ chức hằng năm, nhưng thời điểm nhập hạthời hạn an cư được quý Thầy trong giáo hội tự quyết định và gọi là “tuỳ duyên ứng biến”. Thay vì ba tháng An cư như Phật qui định nay chỉ vỏn vẹn mười ngày, như tại trường hạ chùa Pháp Bảo, Giáo hội Úc và tại trường hạ chùa Phật Tổ ở Long Beach, California, Giáo hội Hoa Kỳ. Tại Pháp, Giáo hội Phật giáo Linh sơn tổ chức an cư ba tháng nhưng linh động hơn, vị nào muốn tham dự ít tháng hay thậm chí an cư một tuần cũng được. Tại Đức, Chùa Viên Giác tổ chức an cư ba tháng từ ngày 11 tháng 6 năm 2006 đến ngày 8 tháng 9 năm 2006. Riêng Làng Mai Pháp quốc và các tu viện chi nhánh của Làng Mai ở Hoa Kỳ tổ chức An cư Kiết Đông thay vì Kiết Hạ.

thời gian an cư ít hơn thời gian Phật qui định nên chủ yếu việc An Cư, theo thầy Thiện Hữu, trường hạ chùa Phật Tổ, Long Beach cho biết là “Tâm niệm An cư”, “mỗi Tỳ kheo đều duy trì tâm niệm An Cư cho đến ngày Tự tứ (80 ngày còn lại). Nguyên do, sau 10 ngày An Cư, Tăng đoàn chỉ xả giới tướng [6], nhưng vẫn giữ giới thể [7], để làm mạch sống cho Tăng già trên con đường truyền bá chánh pháp, phục vụ chúng sanh”.

Tưởng cũng nên biết nghĩa của từ An cư. An là an tịnh nội tâm, còn Cư là kỳ hạn cư trú trong suốt một thời gian nhất định nào đó, mà theo giới luật là ba tháng. An cư tức là chúng Tăng sống yên ổn một chỗ hoà hợpthanh tịnh để cùng nhau tu học, trau dồi Giới đức, Định họcTuệ học sau chín tháng đi hoằng pháp độ sinh. Trong thời gian ba tháng an cư, Tăng đoàn sinh hoạt cộng trú, cùng nhau sống trong tinh thần lục hoà, cùng nhau nhắc nhở giới luật, sách tấn lẫn nhau. Đến ngày kết thúc, tức vào ngày thứ chín mươi, chư Tăng tập trung tại một giới trường, đối chiếu với giới luật mà mình đã thọ trì, mỗi người tự kiểm điểm bản thân qua thấy, nghe và nghi và nếu thấy việc gì đó không đúng, tự mình nói lên hoặc nhờ một vị Tỳ kheo khác nói lên, sau đó nếu thấy rằng, mình có sai phạm thì phải sám hối đúng pháp. Sau khi sám hối liền được thanh tịnh, trong tâm cảm thấy an lạc. Đó là ý nghĩa của ngày Tự tứ, ngày kết thúc khoá an cư. Ngày Tự tứ này cũng còn gọi là ngày thọ tuế, nghĩa là chư Tăng được xác định thêm một tuổi đạo, là tuổi của Giới đức, của Tuệ học. Hàng xuất gia luôn lấy Giới đứcTuệ học làm tuổi, chứ không tính tuổi theo năm tháng của thế gian. Hễ Tỳ kheo nào không An cư, không Tự tứ, hoặc có An cư mà không Tự tứ hoặc có Tự tứ mà không An cư thì cũng xem như là không có tuổi đạo.

Nói tóm lại, mùa an cưthời gian quan trọng nhất trong năm của hàng Tỳ kheoý nghĩa tu học trong môi trường hoà hợp thanh tịnh được nổi bật nhất. Mỗi mùa an cư là một tuổi đạo cùa cuộc đời một Tỳ kheo. Đây là một Phật sự [8] vô cùng quan trọng và thiết thực của Tăng chúng, thể hiện lòng từ bi đối với muôn loài chúng sanh và làm nền tảng cho sự tu tập của hàng Phật tử tại gia. Đây cũng là thời gian thuận tiện cho giới cư sĩ tại gia có dịp thân cận chư Tăng học tập giáo pháp, đồng thời là cơ hội tạo phước báo nhân thiên qua việc hộ trì chúng Tăng trong suốt mùa An cư.

Tâm Diệu
Mùa An Cư 2006

Chú thích:

[1] Thích Đổng Minh, Tứ Phần Luật, Ch.3 An cư, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: http://www.thuvienhoasen.org/tuphanluat-tangsu-03.htm

[2] Theo Tứ Phần Luật, nếu có duyên sự cần thiết phải rời khỏi trú xứ quá bảy ngày phải xin phép Tăng đoàn, thực hiện pháp bạch nhị yết-ma.

[3] Bố Tát là ngày định kỳ thuyết giới, cùng nhắc nhở nhau về giới pháp để tu hành, nhằm nuôi lớn các thiện pháp, khiến chúng trưởng thành trong sự thanh tịnh, hầu duy trì và phát triển sinh mệnh của Tăng đoàn trong tinh thần hòa hợp.

[4] Yết Ma là một buổi họp hay nghi thức tuyên cáo thọ giới, sám hối, hay trục xuất ra khỏi giáo đoàn những người phạm tội “bất khả hối.”—A meeting of the monks for the purpose of ordination, or for the confession of sins and absolution, or for expulsion of the unrepentant.

[5] Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nhà Xuất bản Văn học Hà Nội 1979: http://www.thuvienhoasen.org/vnphatgiaosuluan2-17.htm

[6] Giới tướng là những giới do Phật chế để chúng ta tuân theo. Ví dụ như những hành động, những ngôn ngữ chúng ta có khi sai trái, giữ không cho hành động, ngôn ngữ sai trái gọi là giới tướng.

[7] Còn Giới thể là cơ sở, bản chất của giới. Ví dụ nói giới thể của giới sát sinh là lòng từ bi với mọi người và loài vật.

[8] Phật sự tức là “việc Phật” Trên bình diện tự giác, Phật sự tức là việc giác ngộ vô minhgiải thoát phiền não. Như vậy, làm Phật sự tức là thực hiện sự giác ngộgiải thoát cho tự thân. Trên bình diện giác tha, Phật sự tức là việc mà đức Phật làm, đó là việc giáo hóa chúng sinh bỏ ác, làm lành, tự thanh tịnh hoá tâm ý.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/04/2012(Xem: 34549)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.