Nghĩ Về Giáo Dục Thiền Môn Qua Kinh Thừa Tự Pháp

19/01/20198:44 SA(Xem: 4829)
Nghĩ Về Giáo Dục Thiền Môn Qua Kinh Thừa Tự Pháp

NGHĨ VỀ GIÁO DỤC THIỀN MÔN
QUA KINH THỪA TỰ PHÁP
Sakya Như Bảo

 

        kinh thua tu phap  Kinh Thừa Tự Phápbài kinh số ba trong Trung Bộ Kinh. Nội dung bài kinh này xoay quanh vấn đề Đức Phật mong mỏi các đệ tử Ngài sẽ là những người thừa kế chánh pháp, thực hành phạm hạnh, sống đời viễn ly thay vì thừa hưởng vật chất thế tục.

          Không ít người cho rằng, Đức Phật có vẻ hơi lo xa, vì chư Tăng thời xưa chỉ có ba y, bình bát (Nhất bát thiên gia phạn, cô thân vạn lý du), ăn ngày một bữa, ngủ dưới gốc cây, thế thì Đức Phật hay các vị tổ sư làm gì có tài vật mà lo đệ tử ham thừa tự quên mất mục tiêu tu tập giải thoát?!

Thực ra, cái gọi là “tài vật” không chỉ giới hạn trong phạm vi của cải, vàng bạc, châu báu, đất đai, chùa chiền, vật dụng...  mà chỉ chung cho tất cả những gì thuộc về hữu vi pháp. Nó, do vậy, gồm cả danh thơm, tiếng tốt v.v... (Bản dịch Trung Bộ tiếng Anh, ngài Bodhi dùng từ ‘Material things’ để diễn đạt ý này rất chuẩn). Như vậy, người đệ tử sống bám vào tên tuổi của Thầy, mà ta thường gọi là ‘núp bóng từ bi’ hay ‘sóng bước với mặt trời để ké phần vĩ đại’ cũng được xem là một loại “thừa tự tài vật” của Thầy.

          Khi Phật còn tại thế và khoảng ngàn năm sau Phật diệt độ, các vua chúa rất mực kính Phật trọng tăng, dành mọi ưu ái cho Tăng đoàn. Chính điều này, về sau, đã làm phát sinh tệ nạn là một số kẻ thiếu ăn thiếu mặc, suốt đời cực nhọc không đủ nuôi thân, hoặc những phường bịp bợm, lười biếng, giá áo túi cơm sanh tâm bất chánh. Họ tự nghĩ tại sao ta không cạo bỏ râu tóc, khoát áo ca sa, biến thành một Thầy Tỳ kheo, như thế thì không làm vẫn có ăn, lại được danh thơm là “Xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo” (mà thực ra là...xả bần cầu phú!), được vua chúa kính trọng, Phật tử lễ lạy, tôn thờ. Kết quả là, Tăng đoàn vốn thanh tịnh bắt đầu xuất hiện những thành phần ô tạp, hình tướng sa môn mà kỳ thực tâm ý còn nguyên thế tục, xuất gia chỉ với mục đích duy nhất là mong cầu lợi dưỡng, nương uy danh của Phật để thừa hưởng những vật chất người đời bố thí. Đó phải chăng là những kẻ “thừa tự tài vật” của Phật?

          Thời nay, hàng xuất gia cũng không ít kẻ trục lợi trên tên tuổi của Thầy tổ. Được làm đệ tử của một vị Thầy nổi tiếng, đến đâu cũng tự xưng: tôi là đệ tử của vị đó, vị kia v.v… Vì Thầy là vị chân tu, tài đức, nên khi Phật tử nghe qua thì tất nhiên là hết sức ngưỡng mộ, vui mừng, tranh nhau cúng dường đệ tử của vị cao tăng nọ cho có phước! Người đệ tử thọ nhận như thế chính là “thừa kế tài vật” của Thầy. Đó là chưa kể ngày nay, nhiều nơi Thầy tổ nằm xuống, đệ tử tranh chấp chùa chiền, đất đai, dẫn đến cảnh huynh đệ không nhìn mặt nhau, hoặc bằng mặt mà không bằng lòng, tệ hơn nữa nhiều khi Thầy vẫn còn rất khoẻ mạnh, minh mẫnđệ tử đã rì rầm tính toán!... đây há chẳng phải là tranh nhau mà thừa tự tài vật hay sao?

          Thuở xưa, Đức Phậtcầu đạohy sinh đến cả quốc thành, thê tử, thậm chí xả bỏ thân mạng, chỉ để nghe được một bài kệ, một câu kinh. Tổ sư Huệ Khảcầu pháp mà chặt bỏ cả cánh tay. Thiện Tài Đồng Tử vượt núi băng rừng, ngàn dặm gian nan tầm sư học đạo. Còn những tu sĩ trẻ chúng ta ngày nay, lớp trường sẵn có, giáo thọ kề bên, thế mà lại học pháp với tâm dãi dui, phóng túng, lòng đầy tạp niệm, nghe kinh thì ngủ gật, thính pháp thì hôn trầm, đối với pháp sư, giáo thọ sư thì khởi tâm thị phi nhân ngã. Phải chăng chính vì tất cả những nhân bất thiện này mà chúng ta ngày nay trí tuệ ngày càng tê liệt, học thiên kinh vạn quyển chưa thấm được một câu, nói gì đến chuyện đạt ngộ, đắc thánh?

          Trường học thế gian ngày nay quá thừa những học sinh tàn nhẫn và buông thả, khái niệm, “tôn sư trọng đạo”, “tiên học lễ, hậu học văn” đang trở thành một thứ xa xỉ phẩm. Giáo dục học đường Phật giáo với phương châm “duy tuệ thị nghiệp”, do vậy, cần phải hoàn thiện cả hai kỹ năng: phần cứng và phần mềm. Kỹ năng cứng là những kiến thức về Kinh, Luật, Luận và kỹ năng mềm, quan trọng hơn, là tư cách, đạo đức của một học trò tu sĩ. Một lớp học mà trong đó có những học viên hành xử và phát ngôn đối với người xung quanh còn tệ hại hơn cả những người thế gian có văn hoá là điều không thể chấp nhận được. Thành phần ấy phải chăng là những ‘sản phẩm học đường’ không hoàn chỉnh, bị ‘lỗi kỹ thuật’ trong quá trình giáo dục nhân cách ‘tiền học đường’ – tức là gia giáo. Chính sự thiếu sót này đã khiến những trường học vô hình chung thành một nơi thâu nạp ‘phế liệu’ đủ loại thượng vàng hạ cám và đáng buồn là số phế liệu méo mó, lồi lõm, gồ ghề thường nhiều hơn những sản phẩm hoàn chỉnh!

          Trong quá trình giáo dục một tu sĩ, quan trọng nhất là giai đoạn ‘đổ móng’ - tức là quá trình tập sự, được gia giáo từ vị Thầy bổn sư trước khi bước chân vào các trường Phật Học. Thế nên, các bậc Thầy đừng vì mong có nhiều đệ tử hoặc đệ tử mình ‘mau lớn’ mà đốt cháy giai đoạn, tháng trước vào chùa, tháng sau đã thế phát, thọ giới, (thậm chí là tuần trước vào chùa, tuần sau đã thọ giới!), rồi vội vội vàng vàng đưa vào các trường Phật học nội trú, phó mặc ở đấy ba năm là có bằng Trung Cấp, thêm ba năm nơi thành phố là đã có đệ tử Tỳ Kheo tốt nghiệp Cử nhân Phật học để về phụ giúp tiếp quản cơ sở tự viện. Những trái cây chín ép, những ‘sản phẩm mì ăn liền’ có lượng mà thiếu chất như thế này xuất hiện ngày càng nhiều làm đau đầu những người làm công tác giáo dục. Phải chăng thời nay con người ta quá chú trọng đến việc kế thừa sự nghiệp kinh tài mà quên đi sự nghiệp trí tuệ cực kỳ quan trọng của người tu sĩ?

          Thực tế cho thấy, việc giáo dục nhà chùa lâu nay vốn có tính cách tự phát, nghĩa là tuỳ theo tính cách, khuynh hướng của vị Thầy mà mỗi tự viện sẽ có những quy ước bất thành văn khác nhau. Có những vị Thầy tư tưởng thoáng đãng, đệ tử có thể đi tầm sư học đạo, làm Phật sự mọi nơi, Thầy chỉ có bổn phận khai tâm, vấn đề tu tập thế nào phải do chính bản thân người đệ tử, nhưng cũng không ít vị thầy thiết lập mối quan hệ Thầy – Trò theo lề lối của nho gia: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu.” Người đệ tử một khi làm trái ý vị thầy này, thì xem như đã bước vào ‘tuyệt lộ’.

          Thực ra, một vị Thầy tài cao đức trọng, công hạnh tuyệt vời, tự nhiên sẽ khiến cho người đệ tử thuần phục mà không cần nhiều đến những hình thức răn dạy cầu kỳ của thế tục. Từ chỗ kính tài, phục đức, người đệ tử có thể xả thân theo chí nguyện lợi tha của Thầy như một việc tất nhiên.

          Thông thường, các bậc thầy chân chính luôn biết tuỳ thuận theo căn cơ của đệ tử để mà hướng dẫn đệ tử tu tập. Mỗi chúng sanh nơi cõi ta bà này có những căn tánh, hạnh nghiệp khác nhau, chúng ta không thể dằn vặt anh A vì tội không giống anh B được! Người làm Thầy nếu không khéo thấu hiểu, rất dễ dẫn đến những nội kết trong tâm lý đệ tử, “cứng quá thì gãy” là lẽ đương nhiên, đây cũng chính là một phần nguyên nhân tất yếu dẫn đến việc đệ tử đi học rồi tìm cách ‘thoát’ luôn, không về lại chùa Thầy tổ. 

          Tóm lại, một vị Thầy bổn sư có trí tuệ không bao giờ chỉ chăm chăm để lại của cải, vật chất, chùa chiền cho đệ tử, và một người đệ tử thông minh luôn biết phát huy hoài bão của Thầy, bước ra khỏi vầng hào quang của Thầy, tự nỗ lực bằng chính sự phấn đấu của mình, hiếu thuận, phù trợ nhưng không dựa dẫm và ỷ lại, càng không nên chỉ biết chú trọng đến cơ sở kinh tài của Thầy mà quên mất trách nhiệm kế thừa sự nghiệp trí tuệ quan trọng hơn rất nhiều lần.
          Mỗi ngọn gió đều có thể góp thành bão tố, mỗi đôi tay vỗ sẽ góp thành tràng pháo tay, mỗi vì sao đều lung linh phát sáng, tuy ánh sáng của một vì sao không rực rỡ, lộng lẫy như ánh trăng nhưng chính sự cộng hưởng của muôn ngàn tinh tú đã tạo nên bầu trời sao lấp lánh, đầy giá trị kế thừa trong tinh thần pháp giới dung thông, “đồng đăng hoa tạng huyền môn,” “cộng nhập tỳ lô tánh hải”:

“Ngã thử đạo tràng như đế châu
Thập phương chư phật ảnh hiện trung
Ngã thân ảnh hiện chư phật tiền…”

Có như thế chúng ta mới không cô phụ ơn đức Tam bảo và những bậc Thầy đã truyền trao giới thân huệ mạng, khai tâm, mở trí cho mình. Có như thế chúng ta mới không phụ bạc chơn tâm, mới không hiệp trần mà bội giác. Và có như thế là chúng ta đã thực hành đúng lời dạy của Đức từ phụ Thế Tôn: Là những đệ tử thừa kế chánh pháp, không phải là những đệ tử thừa tự tài vật của Ngài.

 
Thư Viện Hoa Sen 



Bài đọc thêm:

Kinh Thừa Tự Pháp (Thích Nhật Từ )


                                                                                                                            

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.