Giới Thiệu Các Khóa Thiền Vipassana Tại Chùa Hồng Sơn Trung, Xã Nam Cát Tiên, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai

16/04/20194:22 CH(Xem: 30256)
Giới Thiệu Các Khóa Thiền Vipassana Tại Chùa Hồng Sơn Trung, Xã Nam Cát Tiên, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai
GIỚI THIỆU
CÁC KHÓA THIỀN VIPASSANA

TẠI CHÙA HỒNG SƠN TRUNG, XÃ NAM CÁT TIÊN, HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI

GIỚI THIỆU

I.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHÓA TU THIỀN TUỆ (VIPASSANA)

         Các bậc Tổ Sư thường dạy: “Giải thoát chỉ có thể chứng nghiệm nhờ hành trì thiền định, chứ không thể nào đạt được bằng sự bàn luận trên lý thuyết.” Tham dự các khóa học về thiền nghiêm túc, là cách thức giúp chúng ta nắm bắt được phương pháp thực hành cụ thể để hướng đến giải thoát. Nhờ rèn luyện tu tập từng bước, người hành thiền sẽ dần dầntâm bình thản và tự mình tìm thấy nghệ thuật sống an vui, sáng tạohạnh phúc.

        Trên thế gian này, ai ai cũng mong muốn mình có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúcchắc chắn không có người nào thích điều bất hạnh, đau khổ. Tuy nhiên, bản chất của sự sống vốn vô thường, luôn luôn thay đổi và không bao giờ vẹn toàn, nên mọi người dù giàu hay nghèo đều cảm thấy đau khổ. Vừa mới chào đời, chúng ta đã phải cất tiếng khóc trước tiên để phấn đấu vươn lên tồn tại. Tùy theo nghiệp lực cá nhân, chúng ta sẽ bị chi phối bởi những hoàn cảnh khó khăn hay đắm nhiễm, và từ đó càng trở nên tham sân, phiền muộn trong cuộc đời. Theo quy luật tự nhiên, loài người phải chung sống với nhau trong mối nhân duyên hỗ tương để sinh tồn, và dĩ nhiên mỗi khi buồn phiền người ta không thể tránh khỏi việc gây tổn thương hay làm mích lòng người xung quanh. Do đó, trong một xã hội có nhiều người đau khổ, thì xã hội ấy sẽ có nhiều hỗn loạnbạo động. Chính vì thế, dù sống trong bất cứ thời đại nào con người vẫn luôn khao khát tìm kiếm một nghệ thuật sống như thế nào để có thể sống an vui và hòa hợp với nhau.

         Ngược dòng lịch sử, cách đây 26 thế kỷ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự thân trải nghiệm con đường giải thoát, giác ngộ. Ngài được tôn xưng như là Bậc Thầy của nhân loại, đã tìm ra phương pháp đoạn tuyệt khổ đau và đạt đươc hạnh phúc tối thượng nhờ thực hành phương pháp thiền Vipassana. Đây là tiến trình chuyển biến tâm lý cá nhân hay thanh tịnh tâm bằng cách tự mình quán chiếu với tuệ giác. Mục tiêu tối hậu của thiền Tuệ là con đường dẫn đến giải thoát mọi ràng buộc ngã chấp xuyên qua sự đoạn trừ tham, sân, si – cội nguồn của khổ đau. Người thực hành thiền Tuệ sẽ tự mình chuyển hóa nội tâm hướng đến cuộc sống an lạc và hài hòa; nhờ vậy họ sẽ góp phần xây dựng đời sống xã hội trở nên lành mạnh, hòa bình và thịnh vượng hơn.

II. NGUỒN GỐC LỊCH SỬ

Thiền Tuệ (vipassana) là một trong những pháp môn Thiền nguyên thủy nhất của đất nước Ấn Độ cổ đại. Đức Phật là người tự mình khám phá (khai mở) lại dòng thiền này và Ngài đã không những hành trì mà còn giảng dạy thiền Vipassana như là phương pháp chính yếu trong suốt 45 năm hoằng Pháp độ sanh. Theo sử Phật, vào thời đức Phật tại thế, nhờ thực hành thiền Vipassana mà hàng ngàn người xuất gia hay tại gia sống tại nước Ấn, đã thoát khỏi những ràng buộc khổ đau trong cuộc đời và đạt sự an vui trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Đặc biệt, có vô số bậc thượng căn đã chứng đạt các quả vị Niết Bàn tối thượng. Sau khi Phật nhập diệt, pháp môn thiền này vẫn được lưu truyền thịnh hành tại Ấn Độ mãi cho đến thời vua Asoka, một triều đại Phật Giáo huy hoàng rưc rỡ nhất. Với tinh thần xiễn dương Chánh Pháp nhiệt tâm của Pháp vương Asoka, thiền Vipassana được truyền sang các nước lận cận như: Tích-lan (Sri-lanka), Thái Lan (Thailand), Miến Điện (Burma, còn gọi là Myanmar) v.v… Tuy nhiên thời gian êm đềm trôi đi, thiền Vipassana dần dần bị quên lãng và biến mất khi Phật Giáo hoàn toàn bị diệt vong tại Ấn Độ vào giữa thế kỷ XI và XII.

May mắn thay! Miến Điện là nơi bảo tồn dòng thiền Vipassana từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hình thức nguyên thủy thuần túy của nó. Trải qua 2300 năm, các bậc thiền sư của đất nước này đã tận tâm truyền thừa thiền Vipassana theo đúng ý nghĩa chánh Pháp và với khẩu truyền rằng, 25 thế kỷ sau khi Phật diệt độ, thiền Vipassana sẽ được chuyển trao trở lại đúng vị trí ban đầu sản sinh ra nó và từ đây lan truyền khắp nơi trên thế giới. Chính vào thời điểm ấy, tiếng chuông “thiền Tuệ” sẽ ngân vang đến toàn thể nhân loại!

Hiện nay, thiền Vipassana được xem như là một nghệ thuật sống đem lại nguồn sinh khí tươi vui và hạnh phúc cho mọi người. Điều này biểu hiện thực tiễn qua việc, các trung tâm tu thiền Vipassanađược hình thành khắp nơi trên thế giới. Riêng Ấn Độ, dường như các tiểu bang trong nước đều có trung tâm tu thiền Vipassana, mỗi trung tâm đều có chỗ cư trú cho hàng 100 thiền sinh đến tham dự. Thiền Vipassana đã thực sự trở thành kỹ năng sống cho người dân Ấn Độ ngày nay dưới sự xiển dương của Thiền sư nổi tiếng, S.N. Goenka. Các khóa thiền đặc biệt mở ra dành cho giới thương gia, các dòng tu Thiên Chúa và Ấn Giáo v.v… Ngoài ra còn có các khóa thiền trong các trại giam lớn, các trường học và các cơ sở công an. v.v…Tuy thiền Tuệphương pháp tỉnh giác trong mỗi lúc, giúp con người hướng đến cuộc sống thánh thiệnhoàn mỹ; nhưng không nên học thiền với cách chạy theo phong trào xu hướng tâm linh. Nếu không nghiêm túc hành trì đúng với lộ trình giải thoát thì học thiền chỉ tạo thêm bản ngã cá nhân, đi ngược lại lý tưởng hạnh phúcgiải thoát cao thượng

III.PHƯƠNG PHÁP HÀNH TRÌ

          Bắt đầu học thiền, tốt nhất chúng ta nên tham dự Khóa Thiền 10 ngày dưới sự hướng dẫn của người tu thiềnkinh nghiệm, vì đọc sách hay tu theo băng thuyết Pháp là một điều liều lĩnh. Mười ngày là thời gian quy định căn bản cho người mới học thiền Tuệ, để có thể thực hành những gì mình học hiểu. Nếu bỏ cuộc giữa chừng hoặc không thực hành trọn đủ mười ngày, thiền sinh sẽ không tìm thấy được lợi ích của thiền Tuệ và nguy hiểm hơn là đánh mất cơ hội chiến thắng chính mình. Trong khóa tu, thiền sinh không được giao tiếp với môi trường bên ngoài, ngay cả điện thoại, thư từ và hoàn toàn tỉnh lặng (tức chánh niệm trong yên lặng hay gọi là tịnh khẩu). Tuy nhiên, thiền sinh có thể tự do trình bày những thắc mắc liên quan trong vấn đề thực hành với người hướng dẫn và các nhu cầu cần thiết với ban hộ Thiền (phục vụ). Ngoài ra, thiền sinh không nên đọc, viết, sử dụng máy ghi âm và hành trì các pháp môn tu tập khác làm cho tâm thức xáo trộn và phân tán tư tưởng trong khi hành thiền; Hơn nữa, nếu thiền sinh không hoàn toàn quy thuận theo nguyên tắc của khóa tu thì việc thực hành sẽ không đem lại kết quả lợi ích đúng pháp. Do đó, thiền sinh được yêu cầu tự giác thực hiện các nội quy sinh hoạt và thời khóa thiền định một cách nghiêm túc.

      Trong khóa tu, phương hướng hành trì là quá trình trau giồi thân tâm trên lộ trình giải thoát: giới, định, tuệ; đây là con đường thực hành duy nhất giúp thiền sinh đột nhập vào dòng tâm thức chuyển hóa vô minh thành trí tuệ. Thiền sinh được hướng dẫn phương pháp thực tập thiền cụ thể theo từng bước của mỗi thời thiền trong ngày, và mỗi tối sẽ có hơn một tiếng nghe giảng giải chánh Pháp qua việc hành thiền. Vào ngày thứ 10, thiền sinh sẽ thực hành Từ bi quán (Metta Bhavana), phương pháp hành trì này giúp thiền sinh phát khởi Bồ-đề tâm, mở rộng lòng yêu thương từ trái tim thuần tịnh vô ngã vị tha đến với tất cả chúng hữu tình. Sau đó, thiền sinh được giao tiếp nói chuyện và sinh hoạt trao đổi trong đời sống bình thường trở lại. Khóa thiền kết thúc vào buổi sáng ngày thứ 11 với sự thực hành tâm từ bi hướng đến tất cả chúng sanh, cầu nguyện sự tu tập thanh tịnh trong suốt khóa tu sẽ được chia sẻ cùng hết thảy chúng sanh đồng triêm lợi lạc.

Con đường Giới – Định – Tuệ

Giới (sìla): Thiền sinh phải biết phát tâm nghiêm trì giới pháp một cách tự nguyện chứ không phải ép buộc theo giáo điều. Đây là bước thực hành các nguyên tắc đạo đức làm nền tảng xuyên qua việc hành trì năm giới, từ bỏ các hành động bất thiện như: sát sanh, trộm cướp, nói dối, tà dâm và uống chất có men say. Sự trì giữ năm giới hoàn toàn trong sạch giúp cho tâm thiền sinh trở nên an tĩnh và bớt đi những dao động bất an do bất thiện nghiệp gây ra; từ đó mới có thể từng bước chuyển tâm thích hợp đi vào thực tập thiền định.

Định (samàdhi): ba ngày rưỡi đầu thiền sinh hành trì thiền định với phương pháp thiền Anapana là thiền tùy tức hay thiền chỉ. Trong giai đoạn này, thiền sinh lấy hơi thở làm đề mục cho sự phát triển khả năng tỉnh giác, chế phục tâm tán loạn, tăng trưởng thiện căn để tâm bước vào trạng thái kiên định.

Tuệ (panna): Sau khi nghiêm trì giới pháp và thực hành thiền định giúp cho tâm được an trú và định tĩnh, thiền sinh mới có đủ hành trang chuyển sang giai đoạn hành trì thiền Vipassana gọi là thiền tuệ quán, gồm năm ngày rưỡi kế tiếp. Thiền sinh quán chiếu toàn bộ cơ cấu thân-tâm bằng tuệ giác, qua đó tự tâm khai mở trí tuệ hiểu rõ sự sinh – diệt của các pháp một cách như thật. Đây là bước hành trì quan trọng chính yếu thể nhập sâu hơn vào dòng tâm thức, tháo gỡ dần những phức cảm để thanh tịnh tâm, và có khả năng đoạn trừ các lậu hoặc (nghiệp lực bất thiện) để thoát khỏi khổ đau.

          Sau khóa học mười ngày về thiền tuệ chỉ mới là sự bắt đầu trên con đường giải thoát, có nghĩa chúng ta sẽ ít nhiều thay đổi về tư duy hướng thiện trong cuộc sống, chứ chưa thể nào thánh thiện hoàn toàn viên mãn. Do đó khi trở về với cuộc đời thường, thiền sinh cần phải tiếp tục hành trì mỗi ngày ít nhất 2 tiếng; nhưng không nên tham gia các khóa thiền liên tục mà phải nghỉ một thời gian ít nhất là 3 tháng để áp dụng sự thực hành vào cuộc sống thực tế. Nhìn chung, học thiền là để thân khỏe, tâm an; nhưng điều quan trọng là để chúng ta biết trân trọng giá trị làm người, yêu mình, thương người; biết trân quý cuộc sống để tận hưởng hạnh phúc ngay trong phút giây hiện tại v.v…; hơn hết, là tri ơn và báo ơn chánh Pháp!


HƯỚNG DẪN

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÓA THIỀN

BTC khóa thiền đăng tải lịch khóa thiền và nhận thiền sinh đăng ký thông qua mục  Lịch khóa thiền – Đăng ký   

– Lịch khóa thiền được BTC đăng lên để theo đó mọi người biết thời gian sắp xếp công việc riêng.

– BTC sẽ mở đường link ĐĂNG KÝ (hoặc ĐĂNG KÝ DỰ BỊ)  theo thời gian đã ghi rõ trên lịch đăng ký khóa thiền. thiền sinh hoan hỷ theo dõi lịch và đăng ký trong khoảng thời gian quy định. (Chưa đến thời gian đăng ký quý vị  sẽ không thấy đường link).

– Mỗi thiền sinh tham dự khóa thiền đăng ký 1 đơn. Thiền sinh điền đầy đủ thông tin BTC yêu cầu trong hộp thư ĐĂNG KÝ và gởi thông tin. Sau khi nhận đơn, BTC sẽ xem xétchính thức xác nhận cho thiền sinh bằng email: phapdangthientue@gmail.com trong khoảng 1 tuần.

– BTC không nhận đăng ký khóa thiền qua Email hay LIÊN HỆ.

 

HƯỚNG DẪN PHƯƠNG TIỆN
ĐẾN CHÙA HỒNG TRUNG SƠN 

A. Xe đưa đón thiền sinh từ TPHCM đến chùa Hồng Trung Sơn: 

* Chuyến đi từ TPHCM vào ngày đầu khóa: 

1.Điểm khởi hành:

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ PHÚ NHUẬN – Số 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q.Phú Nhuận.
(Góc Ngã tư Nguyễn Văn Trỗi – Nguyễn Đình Chính).

Các điểm đón trên tuyến đường xe đi: Vòng xoay Cát Lái (trước cổng Pháp viện Minh Đăng Quang), Ngã tư Thủ Đức (cách trạm xe Phương Trang Đà Lạt khoảng 50m-đi tới), Tân Vạn (trước cổng Nhà thờ Nghĩa Sơn), Ngã tư Vũng Tàu (Trạm xăng Long Bình Tân-Tín Nghĩa), Vòng xoay Cổng 11 (quán Cafe Mộc).

2.Thời gian khởi hành: 8 giờ sáng.

3.Chi phí: 120.000đ/người/lượt.

4.Dự kiến thời gian cho cả hành trình: khoảng 5 tiếng. Xe sẽ ghé Quán chay Khánh Lâm ở Dầu Giây khoảng 30 phút cho thiền sinh giải lao và ăn uống (món ăn tự chọn 20.000đ/phần – món nước tính riêng).

5.Đăng ký xe: (2 số đăng ký xe 0997.219282 và 0997.410507 không còn dùng, TS cũ vui lòng chuyển qua số mới nhé!)

Chị Như: 0906.969825 
Chị Lộc:  0909.969825

  • Vui lòng liên hệ đặt xe sau khi quý vị xác nhận với BTC là bạn tham dư khóa thiền.
  • Quý vị có thể nhắn tin đặt xe qua điện thoại với 3 thông tin: Họ Tên, Năm sinh, Điểm đón xe ( TT Dạy nghề PN hoặc các điểm xe dừng đón trên tuyến đường đi đã liệt kê ở trên), nếu quý vị dùng số khác đặt xe nên nhắn thêm số điện thoại thường dùng.
  • Vui lòng gọi lúc: 7:30g-11:30g; 14g-16:30g; 19:30g-21:00g. 
  • Nếu đã đặt xe nhưng không đi nữa hoặc đổi điểm đón xe, quý vị vui lòng báo tin giúp nhé! 

* Chuyến vềvào ngày cuối khóa: từ chùa Hồng Trung Sơn 7g30 sáng

(Thiền sinh sẽ đăng ký BTC xe về vào cuối khóa).

B. Xe đưa đón thiền sinh từ Bình Dương đến chùa Hồng Trung Sơn:

Chuyến đi vào ngày đầu khóa:

Khởi hành từ Khu công nghiệp Mỹ Phước lúc 6g sáng.

Trung tâm Thương mại Becamex (Đại lộ Bình Dương) lúc 7g- 7g30.

Chuyến vềvào ngày cuối khóa: từ chùa Hồng Trung Sơn lúc 7g30 – 8g sáng.

Liên hệ đặt xe: Tâm 0902.828626

C. Các chuyến xe khách đến chùa Hồng Trung Sơn (các xe này sẽ đưa thiền sinh đến tận chùa).

1. Từ TPHCM: Bến xe Miền Đông – Nam Cát Tiên

– Mua vé ở quầy vé số 5 (mua vé đi Nam Cát Tiên không phải đi Cát Tiên).

Có thể liên hệ các xe xếp tài trong BXMĐ, hỏi giờ đi và đặt chỗ trước:

– Xe Kim Hoàn: 0613 791133 – 0945 791133

– Xe Bé: 0902473020

– Xe Tuấn Hạnh: 0913930964

2. Từ Đà Lạt đến Nam Cát Tiên:

  • Nhà xe Tấn Phát:0937.474.878 – chuyến 5 giờ 30 mỗi ngày.
  • Có thể đi các nhà xe tuyến Đà Lạt – Sài Gòn. Xin xuống xe đoạn cây số 142 hoặc trạm thu phí Phương Lâm (vừa vào địa phận Đồng Nai). Trước trạm thu phí vài chục mét là ngã ba bên tay phải  là đường vào xã Nam Cát Tiên. Từ ngã ba vào đến chùa Hồng Trung Sơn khoảng 15 km (từ đây có thể đi xe máy hoặc Taxi).

SƠ LƯỢC VỀ KHÓA THIỀN VIPASSANA 

*SƠ LƯỢC VỀ KHÓA THIỀN VIPASSANA – HỒNG TRUNG SƠN

1. Tổng thời gian khóa thiền: thiền sinh tu tập trong 10 ngày liên tiếp, tính thêm ngày tập trung và ngày mãn khóa là 12 ngày.

 + Thời gian khai mạc: lúc 16 giờ sinh hoạt Nội quy khóa thiền. Thiền sinh phải có mặt tại trường thiền trước 15g vào ngày khai mạc khóa thiền. (Nếu lỡ xe phải đến trễ sau 15g, quý vị nên chủ động báo cho BTC).

 + Thời gian kết thúc:  6g30 sau thời thiền buổi sáng. Thiền sinh ăn sáng, sau đó cùng nhau tổng vệ sinh các khu vực: thiền đường, nhà ăn, nhà ở…. trước khi ra về. (Trường hợp cần về gấp, thiền sinh báo trước với BTC để được sắp xếp về ngay sau giờ thiền 6g30, BTC không giải quyết về sớm hơn thời gian này).

2. Số lượng thiền sinh: BTC nhận thiền sinh với số lượng giới hạn trong 1 khóa:  Chư Ni : 20, Nữ : 80, Nam : 50.

3. Sinh hoạttu tập:

– Nội trú : Thiền sinh được sắp xếp chỗ ở tại chùa suốt thời gian khóa thiền. Có 2 khu riêng cho thiền sinh nam và thiền sinh nữ.  

– Dùng bữa: ăn sáng, ăn trưa, ăn nhẹ hoặc dùng nước bữa chiều. Ngồi chung ở Trai đường theo thời khóa.

Thực tập thiền: ngồi chung trong Thiền đường, có sự hướng dẫn cụ thể từng ngày theo thời khóa.

4. Hướng dẫn và hỗ trợ:

Thiền sinh được hướng dẫn thiền từng ngày và được hỗ trợ từ Ban Tổ Chức, Ban Phục vụ & Hộ thiền trong suốt khóa tu. 

*NHỮNG ĐIỀU THIỀN SINH CẦN BIẾT VÀ CHUẨN BỊ

Quý vị cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết và cần biết trước những điều dưới đây:

1. Thủ tục hành chính: mang theo CMND bản gốc và 1 bản photo nộp cho chính quyền địa phương để đăng ký tạm trú.
2. Hành lý: gọn nhẹ, đơn giảnvừa đủ

  • Chuẩn bị đồ dùng vệ sinh cá nhân: dầu gội, xà bông tắm, kem đánh răng, giấy vệ sinh…, mang theo dép, mũ-nón, dù, áo mưa… đi ngoài sân từ khu nhà ở đến khu thiền đường và nhà ăn.
  •  Chuẩn bị trang phục: đủ ấm vào sáng sớm và nhẹ mát vào buổi trưa. Nên mặc y phục ngồi thiền thoải mái nhưng kín đáo. Không được mặc váy ngắn, quần đùi ngắn, quần bó, áo sát nách. (Chùa có phát hành quần áo ngồi thiền thích hợp. Thiền sinh nhận giường ngủ có đủ nệm, tấm trải, gối, mùng (màn), mền (chăn) và móc áo. Có nơi giặt và phơi đồ. 

3. Sức khỏeQuý vị nên chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi đi dự khóa thiền. Do điều kiện y tế còn hạn chế nên BTC chưa thể tiếp nhận những trường hợp thiền sinh:

+ Đang ăn kiêng.

+ Thính lực suy yếu.

+ Không thể tự túc trong sinh hoạt.

+ Có tiền sử bệnh thần kinh hiện tại chưa khỏi.

4. Những quy định bắt buộc: 

+ Thiền sinh tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá, rượu hoặc bất kỳ chất gây nghiện nào.

+ Trong suốt thời gian khóa thiền, thiền sinh phải giữ Giới tịnh khẩu, đó là: không được nói chuyện, không đụng chạm nhau, không ra dấu hiệu bằng mắt bằng tay, không đọc, viết hoặc nghe nhạc…. Thiền sinh chỉ được giao tiếp với Sư Cô hướng dẫn thiền và người hộ thiền.

+ Tất cả vật dụng, tư trang của quý vị như: điện thoại, tiền, sách, vở, viết… phải gửi cho BTC vào ngày đầu khóa và được nhận lại vào ngày cuối khóa.

5. Nguyện vọng và phát tâm sau khóa thiền:

  • Nguyện vọng góp phần hỗ trợ chi phí: Khóa thiền không thu lệ phí. Tuy nhiên, sau khi mãn khóa, thiền sinh cảm thấy hoan hỷ, cảm nhận được lợi lạc qua những ngày tự mình trải nghiệm, từ đó muốn góp phần cho người khác có điều kiện được tham dự như mình thì có thể đóng góp tùy hỷ tịnh tài hoặc tịnh vật sau khóa tu.
  • Phát tâm đóng góp công sức: Ban Phục vụ và Hộ thiền là những thiền sinh cũ nghiêm túc chấp hành những quy định (giữ Giới) và thực hành đúng phương pháp được hướng dẫn của khóa thiền. Do đó, sau khi tham dự khóa thiền, thiền sinh phát tâm phục vụ, nếu tự xét mình đã đủ tiêu chuẩn nói trên thì đăng ký phục vụ các khóa sau.

* MỘT VÀI LƯU Ý

1. Quý vị nên có kế hoạch sắp xếp việc riêng trước khi đăng ký khóa thiền, link đăng ký mở trước 1 tháng. Quý vị không nên đến chùa vào ngày đầu khóa xin tham dự vì bất cứ lý do gì. BTC sẽ không giải quyết trường hợp này vì chỗ ở và chỗ ngồi thiền được sắp xếp đầy đủ theo danh sách đã đăng ký trước.

2. Do tính nối kết chặt chẽ của tiến trình thiền trong 1 khóa học, đòi hỏi thiền sinh phải thực hành từng bước và liên tiếp 10 ngày. Do đó để có kết quả tốt, quý vị phải chuẩn bị tâm lý tham dự từ ngày khai mạc đến ngày kết thúc. BTC sẽ không giải quyết trường hợp quý vị xin về giữa khóa. (chỉ giải quyết cho thiền sinh ngã bệnh trầm trọng hoặc gia đìnhsự cố quan trọng). 

3. Vì quý Sư cô có những giờ tu tậpsinh hoạt riêng, thiền sinh thông cảm không đến trước ngày khai mạc quá sớm. Trường hợp quý vị ở tỉnh xa không thuận tiện tàu, xe thì có thể đến trước 1 ngày.

 

_________________________________________________

THỜI KHÓA TU TẬP MỖI NGÀY

4.00 (am) : Chuông thức giấc
4.30 – 6.30 : Thiền định
6.30 – 7.00 : Điểm tâm sáng
7.00 – 8.00 : Nghỉ ngơi hoặc thiền hành
8.00 – 9.00 Thiền định (chính khóa)
9.15 – 11.00 : Thiền định
11.00 – 11.30 : Dùng cơm trưa
11.30 – 12.30 : Nghỉ trưa
12.30 – 1.00 (pm) : Tham vấn thiền hoặc thiền hành
1.00 – 2.15 : Thiền định
2.30 – 3.30 Thiền định (chính khóa)
3.45 – 5.00 : Thiền định
5h.00 – 6.00 : Dùng nước và giải lao
6.00 – 7.00 Thiền định (chính khóa)
7.15 – 8.30 : Pháp thoại thiền
8.35 – 9.00 : Thiền định với sự hướng dẫn
9.15 – 9.30 : Tham vấn thiền (theo nhu cầu cá nhân)
9.30 : Chỉ tịnh

NỘI QUY KHÓA TU

Khi đã quyết tâm tham dự khóa thiền Vipassana yêu cầu thiền sinh nên tôn trọng Nội quy của khóa thiền một cách nghiêm túc.

I.Trì giữ 5 giới hoặc 8 giới:

1. Không sát sanh
2. Không nói dối
3. Không trộm cắp
4. Không buông lung trong các hạnh xấu
5. Không uống các chất có men say
6. Không ăn phi thời sau giờ ngọ trưa
7. Không xem tivi, nghe nhạc hoặc dùng điện thoại
8. Không trang điểm xa hoa và nghỉ ngơi phóng túng

II. Trong suốt khóa tu 10 ngày, yêu cầu thiền sinh:

– Không nên cất giữ các tài vật quý giá hay tiền bạc nơi chốn đông người (nhờ Ban tổ chức giữ giùm để tịnh tu thanh thản).

– Không nên thực hành các nghi lễ tụng kinh, cúng kiếng nhang đènsử dụng các Phật cụ như niệm chuỗi, máy ghi âm nghe kinh, niệm Phật, v.v…

– Không nên đọc, viết và hành trì các pháp môn tu tập khác (ngay cả trong giờ nghỉ ngơi hoặc giải lao).

– Không nên dùng máy ghi âm và ghi chép trong các buổi pháp thoại.

– Không nên nhịn ăn trong các bữa chính.

– Thiền sinh nam không được hút thuốc, không đi qua cương giới nữ và ngược lại.

– Giữ vệ sinh chung. Trước khi vào nhà vệ sinh nên gõ cửa 3 tiếng, nếu có người bên trong phải gõ đáp lại.

III.Tĩnh lặng: 

Là để giữ hạnh yên lặng thanh tịnh để tăng trưởng nội tâm thánh thiện hay gọi là tịnh khẩu. Do đó, thiền sinh hoàn toàn không giao tiếp với môi trường bên ngoài bằng các phương tiện điện thoại, thư từ, nhắn tin. Cũng không nên nói chuyện và giao tiếp giữa thiền sinh với nhau trong mọi sinh hoạt cá nhân (dù bằng lời hay ánh mắt). Tuy nhiên, thiền sinh có thể tự do trình bày các vấn đề nghi vấn trong phạm vi thực hành thiền định với Sư Cô hướng dẫn và những nhu cầu cần thiết cá nhân với Ban hộ thiền.

IV. Đúng thời gian quy định: 

Thiền sinh nên có mặt tại Thiền đường trước thời gian quy định 5 phút.

Thiền sinh cần nghiêm túc với các nội quy này để không làm chi phối phương pháp thực hành thiền Vipassana, vì nếu không nghiêm túc thực hiện thì sẽ không đạt được kết quả lợi ích thiết thực.

 

LỊCH KHÓA THIỀN – ĐĂNG KÝ

LỊCH KHÓA THIỀN

QUÝ VỊ ĐĂNG KÝ KHÓA THIỀN HOAN HỶ LƯU Ý:

  • BTC đã đăng tải tất cả thông tin cần thiết cho thiền sinh muốn tìm hiểu về khóa thiền trên website: www.phapdangthientue.com. Quý vị nên đọc các mục  như: Giới thiệu, Hướng dẫn, Sơ lược về khóa thiền, Chia sẻ kinh nghiệm, Thông báo…. để hiểu rõ về khóa thiền trước khi quyết định đăng ký, tránh những trường hợp gửi email hoặc gọi điện thoại hỏi những vấn đề đã đăng tải. Chân thành cảm ơn!
  • Lịch khóa thiền dự kiến nên sẽ có thể thay đổi nếu BTC có Phật sự đột xuất, quý vị hoan hỷ cập nhật thường xuyên. Đường link ĐĂNG KÝ KHÓA THIỀN  sẽ được mở trước ngày đầu khóa 1 tháng.
  • Địa điểm tổ chức thường xuyên là ở chùa Hồng Trung Sơn. Chỉ vài khóa được tổ chức ở nơi khác sẽ kèm thông báo địa điểm ngay khóa đó, như: Khóa Tháng 06/2019 – Tổ chức ở chùa Lộc Uyển (Đà Lạt) hoặc Khóa Sati tháng 08/2019 – Tổ chức ở TX Ngọc Cảnh (Đà Lạt).

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÓA THIỀN:

  • Quý vị đăng ký khóa thiền nào thì chọn vào đường link ĐĂNG KÝ KHÓA THIỀN bên dưới của khóa đó. Đường link chỉ mở vào thời gian đã thông báo trước trên lịch và sẽ đóng khi nhận đủ thiền sinh.  
  • Sau khi gửi form đăng ký, quý vị sẽ nhận được hồi đáp“Thông tin của bạn đã được ghi nhận. BTC sẽ hồi âm cho quý vị” là đăng ký của bạn đã thành công.
  • BTC sẽ xem và gửi hồi âm đến email của quý vị trong khoảng 1 tuần kể từ ngày nhận đăng ký.  Sau 1 tuần, quý vị nào không nhận được hồi âm từ BTC, quý vị hoan hỷ chủ động liên hệ với BTC qua email : phapdangthientue@gmail.com, vì có thể email của quý vị không chính xác nên hồi đáp của BTC không đến được.
  • Sau khi nhận được hồi đáp chấp thuận từ BTC,  quý vị nên kiểm tra email thường xuyên cho đến ngày tham dự khóa thiền, để cập nhật được thông tin mới (nếu có) từ BTC. Để giúp cho khóa thiền được tổ chức thuận lợi, quý vị hoan hỷ thực hiện đúng những quy định cần thiết trong phần hồi đáp của BTC.
KHÓA

THỜI GIAN

Khóa 10 ngày

Tháng 03 (T.02 Kỷ Hợi) 

Ngày 19/03/2019 – 30/03/2019

(Nhằm ngày 14/02 – 25/02 Kỷ Hợi)

Khóa 10 ngày

 Tháng 04 (T.02 Kỷ Hợi) 

Ngày 01/04/2019 – 12/04/2019

(Nhằm ngày 27/02 – 08/03 Kỷ Hợi)

Khóa tu GIỚI ĐỊNH TUỆ – 7 ngày

Tháng 04 (T.03 Kỷ Hợi) 

Dành cho Ni Giới Hệ Phái Khất Sĩ

Ngày 14/04/2019 – 20/04/2019

(Nhằm ngày 10/03 – 16/03 Kỷ Hợi)

CÁC KHÓA DỰ KIẾN

2019  –  KỶ HỢI

Khóa 10 ngày

Tháng 05  (T.04 Kỷ Hợi)

Ngày 19/05/2019 – 30/05/2019

(Nhằm ngày 15/04 – 26/04 Kỷ Hợi)

TB: Do có Phật sự đột xuất nên BTC tạm hoãn khóa thiền này, quý vị hoan hỷ sắp xếp thời gian đăng ký tham dự khóa kế tiếp nhé! Rất mong quý vị thông cảm. With Metta!

KHÓA THIẾU NIÊN – 4 ngày HÈ 2019

Dành cho Thiếu Niên  10 đến 15 tuổi (2004 – 2009) 

Ngày 30/05/2019 – 02/06/2019

(Nhằm ngày 26/04 – 29/04 Kỷ Hợi)

TB: Link ĐĂNG KÝ sẽ mở lúc 7 giờ sáng 30/04/2019

Khóa 10 ngày

Tháng 06 (T.05 Kỷ Hợi)

Tổ chức ở Chùa Lộc Uyển (Đà Lạt)

Ngày 04/06/2019 – 15/06/2019

(Nhằm ngày 02/05 – 13/05 Kỷ Hợi)

TB: Link ĐĂNG KÝ sẽ mở lúc 7 giờ sáng 04/05/2019

Khóa 10 ngày

Tháng 06 (T.05 Kỷ Hợi) 

Ngày 18/06/2019 – 29/06/2019

(Nhằm ngày 16/05 – 27/05 Kỷ Hợi)

TB: Link ĐĂNG KÝ sẽ mở lúc 7 giờ sáng 18/05/2019

KHÓA THANH NIÊN – 10 ngày

Tháng 07 (T.06 Kỷ Hợi) 

Dành cho Thanh Niên từ 16 đến 25 tuổi

Ngày 18/07/2019 – 29/07/2019

(Nhằm ngày 16/06 – 27/06 Kỷ Hợi)

TB: Link ĐĂNG KÝ sẽ mở lúc 7 giờ sáng 18/06/2019

Khóa SATI – 8 ngày

Tháng 08 (T.07 Kỷ Hợi)

Tổ chức ở Tịnh xá Ngọc Cảnh (Đà Lạt)

Dành cho thiền sinh cũ (đã dự 3 khóa 10 ngày và phục vụ 1 khóa 10 ngày)

Ngày 01/08/2019 – 09/08/2019

(Nhằm ngày 01/07 – 09/07 Kỷ Hợi)

TB: Link ĐĂNG KÝ sẽ mở lúc 7 giờ sáng 01/07/2019

 Khóa 10 ngày

Tháng 08 (T.08 Kỷ Hợi) 

Ngày 30/08/2019 – 10/09/2019

(Nhằm ngày 01/08 – 12/08 Kỷ Hợi)

TB: Link ĐĂNG KÝ sẽ mở lúc 7 giờ sáng 30/07/2019

Khóa 10 ngày

Tháng 09 (T.09 Kỷ Hợi) 

Ngày 29/09/2019 – 10/10/2019

(Nhằm ngày 01/09 – 12/09 Kỷ Hợi)

TB: Link ĐĂNG KÝ sẽ mở lúc 7 giờ sáng 29/08/2019

 Khóa 10 ngày

Tháng 10 (T.10 Kỷ Hợi) 

Ngày 28/10/2019 – 08/11/2019

(Nhằm ngày 01/10 – 12/10 Kỷ Hợi)

TB: Link ĐĂNG KÝ sẽ mở lúc 7 giờ sáng 28/09/2019

Khóa 10 ngày

Tháng 11 (T.11 Kỷ Hợi) 

Ngày 26/11/2019 – 07/12/2019

(Nhằm ngày 01/11 – 12/11 Kỷ Hợi)

TB: Link ĐĂNG KÝ sẽ mở lúc 7 giờ sáng 26/10/2019

 

 


Truy cập ngày Link Đăng Ký khóa tu tại địa chỉ nàyhttp://www.phapdangthientue.com/lich-khoa-thien-va-dang-ky

Liên hệ

THIỀN VIPASSANA – HỒNG TRUNG SƠN
Ấp 2, Xã Nam Cát Tiên, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai.
Email:phapdangthientue@gmail.com

* Những điều cần thiết liên quan đến khóa thiền BTC đã đăng tải ở các trang: GIỚI THIỆU, SƠ LƯỢC VỀ KHÓA THIỀN, HƯỚNG DẪN, THÔNG BÁO … quý vị hoan hỷ xem quaNếu có những thắc mắc khác thì có thể liên lạc qua phần LIÊN HỆ dưới đây hoặc qua ĐIÊN THOẠI

Sư cô Trung Nguyện: 082.5669.123. Các giờ có thể gọi: Chiều từ 13g – 18g (Vui lòng không gọi điện thoại vào các giờ khác, chân thành cảm ơn!).

* Quý vị không đăng ký khóa thiền ở mục LIÊN HỆ này, hoan hỷ Đăng ký ở trang LỊCH KHÓA THIỀN – ĐĂNG KÝ. http://www.phapdangthientue.com/lich-khoa-thien-va-dang-ky

(Theo Hồng Sơn Trung Pháp Đăng Thiền Tuệ)

Vài nét về Pháp Đăng Thiền Tuệ - Hồng Trung Sơn

Thích nu Hang Lien
Ni sư Thích Nữ Hằng Liên, Trụ Trì Hồng Sơn Trung

Tọa lạc ở Xã Nam Cát Tiên, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai, Chùa Hồng Trung Sơn là một trong những địa chỉ nổi tiếng về trải nghiệm thiền dưới sự hướng dẫn của Sư Cô Trụ Trì - Thích nữ Hằng Liên. Sau 16 năm tu họcẤn Độ, nhận đến hai bằng tiến sĩthực hành miên mật thiền Vipassana, Sư cô trở về Việt Nam, xây dựng chùa Hồng Trung Sơn - giúp mở rộng và phát triển thiền Phật Giáo ở tỉnh Đồng Nai. 

Đến Chùa Hồng Trung Sơn, bạn sẽ thấy mình thong dong giữa thiên nhiên, chậm rãi ngắm nhìn núi rừng Nam Cát Tiên, nghe tiếng hơi thởtiếng gió vi vu. 

Đây cũng là nơi thường xuyên tổ chức các khóa thiền, tu học Vipassana 10 ngày liên tục - giúp cho các thiền sinh tham gia được trải nghiệm sâu sắc và thực hành tích cực. Để được góp mặt ở khóa tu, các bạn thiền sinh phải đăng ký trước cả tháng và phải chuẩn bị tâm lý để tu tập 10 ngày với tinh thần dũng mãnh, tích cực. May mắn là lịch trình khóa tu luôn được cập nhật trên website, giúp những bạn có ý muốn tham gia có thể đăng ký dễ dàng và sắp xếp lịch trình phù hợp

Nếu bạn là người có mong cuốn học thiền và đã tìm hiểu về thiền thì nơi đây chắc chắn là một trong những điểm đến tuyệt vời để bạn tìm hiểu sâu sắc và thực hành về phép thiền Vipassana.  


Địa chỉ:Xã Nam Cát Tiên, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai
Địa thoại:Sư cô Trung Nguyện: 0129.5669.123. Các giờ có thể gọi: Sáng từ 7h – 11h (Vui lòng không gọi điện thoại vào các giờ khác, chân thành cảm ơn!).
Email:phapdangthientue@gmail.com

Xem một video giảng pháp của Ni sư Thích Nữ Hằng Liên:



Xem thêm:
Video clip Trải nghiệm và suy nghĩ cá nhân về khóa thiền tuệ Vipassana 10 ngày tại chùa Hồng Trung Sơn.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/01/2015(Xem: 13387)
10/12/2020(Xem: 8926)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.