Nguyên Tắc Và Phương Pháp Hoằng Pháp Cho Tuổi Trẻ - Thích Chiếu Tuệ

27/08/201012:00 SA(Xem: 25585)
Nguyên Tắc Và Phương Pháp Hoằng Pháp Cho Tuổi Trẻ - Thích Chiếu Tuệ

NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP 

HOẰNG PHÁP CHO TUỔI TRẺ
Thích Chiếu Tuệ
blank
blank

Hoằng pháp cho tuổi trẻ trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ đầy thách thức, không chỉ bởi sự hạn chế tự thân của ngành hoằng pháp, mà còn đến từ xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng với nhiều xu hướng văn hóa, giải trítâm linh khác nhau. 

Không cần bàn nhiều thì ai cũng ý thức được tầm quan trọng của việc hoằng pháp đối với tuổi trẻ. Đây chính là thế hệ tương lai của Dân tộc và Đạo pháp, là lực lượng góp phần duy trì và phát triển Phật giáo trên quy mô cộng đồng, xã hội và đất nước. 

Tuy nhiên, hoằng pháp cho tuổi trẻ trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ đầy thách thức, không chỉ bởi sự hạn chế tự thân của ngành hoằng pháp, mà còn đến từ xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng với nhiều xu hướng văn hóa, giải trítâm linh khác nhau. 

Tham luận đề cập đến nét đặc thù của tuổi trẻ ngày nay, từ đó đưa ra một số nguyên tắc và phương pháp hoằng pháp cho tuổi trẻ. Cũng xin nhấn mạnh, khi đề cập đến tuổi trẻ, tác giả muốn hướng nhiều hơn đến đối tượng là những người chưa quy y, có tình cảm hoặc tín ngưỡng Phật giáo hơn là những thanh thiếu niên Phật tử đã quy y, ở độ tuổi từ 16 – 35 tuổi.

CÁI NHÌN SƠ BỘ VỀ TUỔI TRẺ NGÀY NAY

Rất khó khái quát đặt điểm của tuổi trẻ ngày nay, bởi môi trường sống, trình độ học vấn, nghề nghiệp, sở thích… khác nhau. Tuy nhiên, khái quát có thể chỉ ra một số nét đáng chú ý sau đây:

- Có trình độ học vấn cao hơn thế hệ trước, có hiểu biết đa dạng, phong phú, nhất là về khoa học, kỹ thuật, tin học. Nhu cầu tự khẳng định bản thân, cái tôi là rất lớn.

- Có nhiều nhu cầu đa dạng, phong phú, nhất là vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra, nhu cầu giao lưu, chia sẻ trong bối cảnh xã hội vận hành hối hả, cha mẹ bận rộn, ít có điều kiện quan tâm, chia sẻ với con cái.

- Dễ bị tác động bởi các xu hướng, trào lưu, văn hóa, lối sống ngoại lai, lệch lạc, sức đề kháng trước ảnh hưởng tiêu cực của xã hội còn hạn chế do việc đào tạo kỹ năng sống trong nhà trường hầu như còn bỏ ngỏ. Việc tiếp nhậnthấm nhuần các giá trị truyền thống rất hạn chế, nhất là trong giao tiếp, ứng xử

- Thời gian dành cho học tập trong nhà trường chiếm quá nhiều thời gian, áp lực học tập và thi cử lớn

- Tính kiên trì, nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, khả năng tập trung thấp hơn thế hệ trẻ trước đó

NGUYÊN TẮC HOẰNG PHÁP CHO TUỔI TRẺ

Từ những đặc điểm sơ bộ nêu trên, công tác hoằng pháp cho tuổi trẻ cũng cần dựa trên những nguyên tắc thích hợp, sao cho Phật pháp có thể được hoằng truyền và thấm nhuần đến tuổi trẻ một cách nhanh chóng, hấp dẫnhiệu quả. Tác giả xin đưa ra một số nguyên tắc hoằng pháp cho tuổi trẻ sau:

- Nội dung hoằng pháp phải giản dị, gần gũi, thích hợpđáp ứng nhu cầu của của giới trẻ. Đó là những vấn đề Phật pháp ứng dụng trong đời sống hàng ngày: tình bạn, tình yêu, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, vấn đề học tập, thi cử, hướng nghiệp, quan hệ công sở, lý tưởng sống, kỹ năng sống, giải quyết xung đột… Tránh những nội dung hoằng pháp cao siêu, chung chung, nặng tính kinh điển, giáo điều. Tất nhiên, một bộ phận nhỏ có nhu cầu tìm hiểu những vấn đề phức tạp hơn, tuy nhiên, đối tượng này thường tự đến và tìm hiểu

- Phương tiện, công cụ, hình thức hoằng pháp phải đa dạng, phong phú, hấp dẫn, hướng đến những nhóm tuổi trẻ cụ thể, rõ ràng. Việc đăng đàn thuyết pháp cho giới trẻ trong giai đoạn hiện nay rõ ràng là ít hiệu quả, khó thu hút giới trẻ. Cần có nhiều phương pháp, công cụ, phương tiện mới để hoằng pháp cho giới trẻ, sẽ được đề cập ở phần sau.

- Thời gian, địa điểm, cơ hội hoằng pháp phải rất linh hoạt. Việc hoằng pháp không chỉ nhất thiết được thực tiện tại chùa, mà có thể trong các sinh hoạt tuổi trẻ, lễ hội, trên không gian internet. Chú trọng hoằng pháp vào dịp hè, vào dịp nghỉ lễ tại những danh lam thắng cảnh Phật giáo.

- Việc truyền thông, quảng bá các hoạt động hoằng pháp cho tuổi trẻ phải được chú trọng, sao cho nhiều người (kể cả gia đình, trường học…) biết đến các hoạt động hoằng pháp này. Tránh tư tưởng hữu xạ tự nhiên hương, hoặc ai có duyên thì đến.

- Việc duy trì liên lạc, đánh giá ý kiến phản hồi của giới trẻ về các hoạt động hoằng pháp phải được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp, qua đó có sự kết nối thường xuyên với giới trẻ, qua đó định hướng và dẫn dắt giới trẻ đến với sinh hoạt Phật tử

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẰNG PHÁP TỚI GIỚI TRẺ

Từ các nguyên tắc nêu trên, tác giả xin mạn phép đưa ra một số gợi ý, đề xuất để việc hoằng pháp cho tuổi trẻ đạt hiệu quả cao:

- Về nội dung: Ban hoằng pháp nên tập hợp một số quý thầy có nhiều kinh nghiệm hoằng pháp với giới trẻ để biên soạn bộ cẩm nang hoằng pháp cho tuổi trẻ, trong đó đưa ra một số bài viết mang tính định hướng về ứng dụng Phật pháp trong các vấn đềtuổi trẻ quan tâm như tình bạn, tình yêu, lý tưởng, quan hệ gia đìnhxã hội, bài tập thiền đơn giản… Ban Hoằng pháp cũng nên đưa ra bàn thảo vấn đề hiện đại hóa ngôn ngữ hoằng pháp để các em có thể tiếp cận nhanh chóng hơn với Phật pháp

- Về hình thức: bên cạnh việc hoằng pháp tại nhà chùa trong các sinh hoạt định kỳ hoặc đột xuất, Giáo hội Trung ương, địa phương và nhà chùa nên phối hợp với nhà trường, ban ngành, đoàn thể tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, triển lãm, tư vấn mùa thi, thi đố, hội trại, lễ hội hướng đến giới trẻ. Giáo hội, nhà chùa cũng nên thường xuyên tổ chức các khóa tu ngắn ngày, các chương trình temple stay (nghỉ lại chùa), các buổi tọa đàm, hội thảo về các chủ đề thiết thực với giới trẻ. Cũng có thể nghĩ đến các chương trình tư vấn, điện thoại nóng để giải đáp các vấn đề đời sống dưới quan điểm Phật pháp

- Về công cụ, phương tiện: ngoài việc đăng đàn thuyết pháp truyền thống, nên sử dụng băng đĩa Phật pháp (hiện đang khá phổ biến nhưng chưa thực hiện một cách bài bản, chính quy mà thường tự phát của các chùa, các quý thầy), đĩa CD-ROM học Phật (tương tự như các đĩa học tiếng Anh, học văn hóa hiện nay), diễn đàn Phật pháp trực tuyến, trường học Phật pháp trực tuyến. 

Ngay cả việc hoằng pháp tại chùa cũng nên trang bị công cụ đa phương tiện như TV, đầu video, máy chiếu.

Ban hoằng pháp nên xuất bản các cuốn sách dưới dạng bỏ túi có chủ đề gần gũi với giới trẻ và phát hành rộng (nên miễn phí) tới các chùa, đặc biệt vào dịp đầu năm, lễ hội Phật đản, Vu lan…

Để kết thúc, xin nhấn mạnh rằng: đa dạng, cuốn hút, hấp dẫn, linh hoạt, nhẹ nhàng, đó sẽ là những tiêu chí cần thiết cho việc hoằng pháp tới tuổi trẻ. Đặc biệt, sự nhiệt tình, sáng tạo, dấn thân của các Tăng Sĩ trẻ sẽ là chìa khóa cho hoạt động hoằng pháp cho thế hệ tương lai của Đạo pháp và Dân tộc.

Tham luận của Đại đức Thích Chiếu Tuệ - Trưởng ban Hoằng pháp THPG Hà Nội tại Hội thảo của ngành Hoằng pháp, 4/2009 tại Đà Nẵng.
(Phật Tử Việt Nam)
 

04-21-2009 06:24:35
 

c
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/04/2012(Xem: 34549)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.