Biến đổi khí hậu, Trí tuệKinh nghiệm (song ngữ)

08/07/20159:12 SA(Xem: 6519)
Biến đổi khí hậu, Trí tuệ và Kinh nghiệm (song ngữ)
blank

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TRÍ TUỆKINH NGHIỆM
Phúc Cường dịch

dalai lama irvine 1
Elizabeth Dias, tạp chí Time phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma
tại Anaheim, California vào ngày 6 tháng 7 năm 2015.
Ảnh/ Jeremy Russell

Irvine, CA, USA, ngày 06 tháng bảy năm 2015 - Vào ngày thứ hai trong lễ tôn vinh kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 Đức Đạt Lai Lạt Ma,  ngài đã trả lời phỏng vấn phóng viên Elizabeth Dias tạp chí Time. Cô đặt câu hỏi quý ngài về vấn đề đa vũ trụ, tập hợp những vũ trụ có thể có. Ngài đã chia sẻ rằng văn học Phật giáo có bàn về những vũ trụ khác nhau và sự kết nối của chúng sinh với các vũ trụ đó là kết quả do sự tương tác lẫn nhau. Ngài cũng nhắc đến các vũ trụ tan rã giống như loại vật chất đặc tan thành hơi ẩm, nhiệt độ, năng lượngkhông gian, nhưng chúng lại tiếp tục hình thành trở lại. Đây là những sự kiện diễn ra không phải qua nhiều thập kỷ hay thế kỷ, nhưng qua nhiều kỷ, trong khi đời sống của con người là rất ngắn ngủi.

Ngài liên hệ đến sự tương ứng giữa tư tưởng Trung đạo của ngài Long Thọ với vật lý lượng tử hiện đại. Ngài đặt vấn đề liệu sự hiểu biết về sự không tồn tại của khách thể được mô tả trong vật lý lượng tử có giúp làm giảm năng lực của các phiền não nơi những nhà khoa học đã có hiểu biết đúng đắn không.

Quan sát khoảng cách ngày càng lớn giữa thông điệp lạc quan của quý Ngài với những thực tế đang xảy ra tại Tây Tạng, Dias tự hỏi chính quyền lưu vong đã thể hiện được đầy đủ năng lực chưa. Ngài cho rằng trách nhiệm chính của các tổ chức lưu vong Tây Tạng là trợ giúp những cộng đồng lưu vongbảo tồn văn hóa Tạng. Mặc dù sự kiểm duyệt rất hà khắc nhưng nhiều thông tin vẫn tới được Tây Tạng. Ngài trích dẫn trường hợp một vài năm trước, tại một cuộc gặp gỡ giữa tôn giáo lớn ở Ấn Độ, ngài đã chỉ trích phong tục trang trí trang phục bằng lông động vật. Tu học và kết quả sự tu học quan trọng chứ không phải trang phục bên ngoài. Ngay sau đó những báo cáo cho thấy các gia đìnhTây Tạng đã bỏ những trang phục có lông động vật.

dalai lama irvine 2
Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng nhà hải dương học Walter Munk tại
Hội nghị Thượng đỉnh Từ bi Toàn cầu tại Đại học
California Irvine tại Irvine, California, ngày 06 tháng bảy,
năm 2015. Ảnh/ Tenzin Choejor.

Ngày thứ hai của Hội nghị Thượng đỉnh Tâm từ bi toàn cầu được mở tại Trung tâm Sự kiện Bren, Đại học California Irvine. Đầu tiên Hiệu trưởng Howard Gillman đọc lời giới thiệu. Tiếp theo đó là những ý kiến từ UCI Regent Richard Blum, một người bạn cũ của Ngài. Người dẫn chương trình Ann Curry giới thiệu các thành viên buổi hội đàm sáng. Nhà hải dương học Walter Munk năm nay đã 97 tuổi được đức mời ngồi cạnh. Munk chia sẻ ông rất ấn tượng với những buổi thảo luận những ngày hôm trước về vấn đề biến đổi khí hậu. "Từ bi là câu trả lời cho bất cứ vấn đề gì có thể được thực hiện."

Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu phiên hội đàm:

"Chúng ta phải nỗ lực, ngay cả khi ngay cả khi thất bại, chúng ta cũng sẽ không có gì phải hối tiếc. Trên hết đây là vấn đề sinh tồn của loài người. Tôi nhớ những người bạn đã chia sẻ về một dòng sông chảy qua Stockholm, có thời gian dài không có loài cá nào sống ở đó được. Tuy nhiên, sau rất nhiều biện pháp thực hiện để giảm thiểu ô nhiễm của dòng sông, các loài cá đã xuất hiện trở lại ở đó. Chăm sóc hành tinh chính là chăm sóc ngôi nhà của chúng ta. Trong khi đó, đối với khoảng cách to lớn giữa người giàu và người nghèo, thì cách thức thích hợpnâng cao tiêu chuẩn của người nghèo.”

dalai lama irvine 3
Thính chúng lắng nghe buổi thảo luận về biến đổi khí hậu
với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Đại học Trung tâm Bren California,
ngày 06 tháng 7, 2015. Ảnh/ Tenzin Choejor

Tiến sĩ Veerabhadran Ramanathan phát biểu với các thành viên và  trước 5500 thính chúng rằng, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong vòng 30 năm tới sẽ là rất xa so với tưởng tượng của mọi người. Ông chỉ ra rằng hiện nay 1 tỷ người đang sử dụng 50% năng lượng của thế giới. Ông cho biết có công nghệ có giải quyết nhiều vấn đề chúng ta đang đối mặt, nhưng cần phải có sự thay đổi trong thái độ đối với môi trường. Ông tính toán rằng nếu thực hiện những thay đổi cần thiết cho 1 tỷ người sẽ cần chi phí 450 USD mỗi người. Thêm rằng nếu cung cấp cho tất cả mọi người nguồn năng lượng sạch thì mất chi phí thêm 250 USD mỗi người. Một vấn đề là người dân ở các vùng kém phát triển trên thế giới không kiếm được 250 USD mỗi năm.

Bàn về sự tan chảy của các dòng sông băng, Giáo sư Isabella Velicogna cho rằng chúng ta nên lo lắng về những biến đổi khí hậu lớn có khả năng xảy ra. Bà kêu gọi thính chúng là các sinh viên mỗi người hãy giúp tìm một giải pháp. Miya Yoshitani, một nhà tổ chức cộng đồng đấu tranh cho bình đẳng về khí hậu phát biểu rằng nuôi dưỡng lòng từ bi là để đấu tranh cho nhân phẩm. Cô nói mọi người cần phải sống một đời sống có kỷ luật và hãy tìm một mối quan hệ mới với nguồn năng lượng, hãy lưu giữ trong tâm rằng sống một đời sống có nhân phẩm là rất quan trọng.

dalai lama irvine 4
Tiến sĩ Ramanathan và Dr Munk cúng dường Đức Đạt Lai Lạt
Ma khung ảnh về một loài sinh vật biển mới được phát hiện và
được đặt tên là Sirsoe dalailamai khi kết thúc cuộc
thảo luận về biến đổi khí hậu tại Đại học California,
ngày 06 Tháng Bảy, 2015. Ảnh/ Sonam Zoksang

Tiến sĩ Ramanathan nhắc mọi người rằng ó rất nhiều điều mỗi người chúng ta có thể làm ví như, luôn giữ trong tâm rằng biến đổi khí hậu trong 30 năm tới là kết quả của sự ô nhiễm môi trường đang diễn ra hiện nay. Một nguồn chính gây ô nhiễm là giao thông vận tải, vì vậy mỗi người có thể tạo thay đổi tốt nếu biết tìm mua những sản phẩm tiêu dùng địa phương. Hệ thống cài đặt năng lượng mặt trời cũng có hiệu quả. Ông nhắc lại rằng các giải pháp luôn có sẵn.

Nghị sĩ Loretta Sanchez cho biết trong khi 97% các nhà khoa học có liên quan đều đưa ra quan điểm rõ ràng về biến đổi khí hậu, thì đa số các thành viên Quốc hội lại không tin tưởng vào khoa học. Bà cho rằng luôn rất khó khăn nếu muốn thay đổi hiện trạng, nhưng muốn vậy cần thay đổi giáo dụcgia đình, giáo dục cho các bà mẹ cũng đặc biệt hiệu quả. Bà bày tỏ sự ủng hộ lời kêu gọi của Đức trong việc giảm thiểu vũ khí hạt nhân. Trở lại với những thính chúng trẻ tuổi trong hội trường, bà cho rằng, "Nếu các bạn có thể bỏ phiếu, xin hãy đăng ký và bỏ phiếu. Nếu không, các bạn đang đánh mất đi quyền lực của chính mình.”

Khi Ann Curry đặt câu hỏi cần phải làm những gì để tác động đến các nhà lãnh đạo chính trị, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng:

"Chúng ta đang mắc kẹt với cung cách suy nghĩ cũ kỹ trong khi thực tế đã thay đổi. Xin hãy nhìn vào những gì diễn ra tại hội nghị Copenhagen. Có quá nhiều quốc gia đặt tầm quan trọng lợi ích quốc gia của họ lên trên lợi ích toàn cầu. Về vấn đề này, chúng ta cần phải đặt lợi ích toàn cầu lên trên hết. Một số trong đó là do kết quả của lối sống thiên về cách vật chất và để thay đổi, chúng ta cần một nền giáo dục toàn diện hơn, một nền giáo dục có sự kết hợp các giá trị tình thần, chẳng hạn như sự quan tâm chia sẻ tới lợi ích của người khác."

Trước khi phiên hội đàm buổi sáng kết thúc, Richard Blum nhắc rằng có một điều đã không được đề cập tới  là 100 bước có thể được thực hiện ở Mỹ, nhưng sẽ có ít ảnh hưởng nếu Trung Quốc không tham gia.

Cuối cùng, Tiến sĩTiến sĩ Ramanathan Munk lên cúng dường ngài nhân ngày sinh nhật thứ 80. Hai ông cúng dường ngài một bức tranh về một loài sinh vật mới được phát hiện ở dưới lòng đại dương. Họ đã đặt tên chúng là Sirsoe dalailamai để gửi lời tri ân lên ngài. Đây là một trong những loài sinh vật lạ thường bởi điểm đặc biệt là chúng luôn nuôi dưỡng môi trường xung quanh hơn là lấy đi các chất dinh dưỡng từ môi trường.

dalai lama irvine 5
Larry King phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Irvine, California
vào ngày 06 tháng 7, 2015. Ảnh/ Tenzin Choejor

Sau giờ nghỉ trưa, Larry King phóng viên đài truyền hình nổi tiếng đã phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông từng gặp gỡ ngài một vài lần trước, King nhiều hơn ngài một tuổi. Ông đặt câu hỏi Ngài dùng bao nhiêu bữa một ngày. Ngài trả lời rằng là một tu sĩ Phật giáo ngài không dùng bữa tối. Với câu hỏi về thiền, ngài chia sẻ rằng ngài giành thời gian khoảng 5 giờ mỗi ngày để thiền. Vậy điều gì diễn ra khi ngài thiền? Ngài trả lời rằng hiệu quả nhất thiền quán. Ngài thường thiền quán về sự tương đối của thực tại, điều này cũng giống như những mô tả trong các lý thuyết của vật lý lượng tử.

Ngài đã sống lưu vong kể từ năm 1959, vậy đâu căn nguyên của vấn đề này? Ngài đã chia sẻ, ngay khi quân đội Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng, họ đã cố gắng kiểm soát mọi phương diện đời sống của người Tạng. Ngài lo ngại nhiều về Trung Quốc hay ISIS hơn? Ngài cho rằng ISIS dường như họ không có nhiều hiểu biết về việc những hành động của mình đang làm tổn hại đến đạo Hồi mà họ đòi hỏi bảo tồn. Về vấn đề Đức Đạt Lai Lạt Ma đời kế tiếp, Ngài cho rằng:

"Đó không phải là việc của tôi. Tất cả phụ thuộc vào người dân Tây Tạng."

Vậy ngài có từng vướng vào tình yêu không? Ngài trả lời rằng ngài là một tăng sĩ và ngay cả trong những giấc mơ của mình, luôn luôn là như vậy, mặc dù không muốn suy nghĩ mình là vị Đạt Lai Lạt Ma nhưng ngài luôn luôn khắc ghi rằng bản thân là một tăng sĩ sống cuộc đời độc thân.

Cuối cùng, phóng viên King đặt câu hỏi về những gì mà ngài cho là những thành tựu lớn nhất của bản thân. Ngài cho rằng những cuộc đối thoại mà ngài tổ chức trong 30 năm qua với các nhà khoa học là một trong những thành tựu. Thêm nữa trước đây ở Tây Tạng không có sự tu học nghiêm ngặt giành cho ni giới tại các ni viện, ngày nay ở khắp các Ni viện, ngài đã khích lệ chư ni có thể tham dự các chương trình tu học cao cấp nghiêm ngặt. Kết quả ngày nay đã có một số ni sư trở thành học giả hàng đầu; đó cũng là một thành tựu.

Trở lại Trung tâm Sự kiện UCI Bren vào buổi chiều, phiên hội đàm bắt đầu với một hàng người lên cúng dườngtri ân tới ngài. Carol Nappi bày tỏ lòng tri ân. Rajiv Mehrotra cũng tri ân rằng ngài là một chela hay một người đệ tử nhưng nay lại trở thành bậc guru của họ, ông đại diện cho một tỷ người Ấn cung chúc sinh nhật ngài và mong nguyện quý ngài trường thọ dài lâu. Juan Ruiz Naupari từ Mỹ Latin cũng bày tỏ lòng tri âncúng dường một phẩm vật lên ngài.  Điều phố viên Ann Curry cho rằng trong những sự kiện ba ngày thì đây là một trong những buổi mà hầu hết mọi người đều mong muốn tham dự.

Đáp lại sự thỉnh mời ban những lời trí tuệkinh nghiệm, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng:

"Chúng ta cần một nhận thức về 7 tỷ con người đều cùng thuộc về một gia đình nhân loại. Chúng ta cần chia sẻ, đối thoại với nhau với tư cách là những con người. Tất cả chúng ta đều mong có một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Đôi khi những hoàn cảnh khó khăn giúp ta đạt được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc thực hiện những mục tiêu đó.”

Paul Ekman phát biểu tán thành khung đạo đức mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề xuất để giúp chúng ta dựa vào trong đời sống. Bà Dolores Huerta, thành viên nhiều tuổi nhất của phiên hội đàm, người được Ngài mời ngồi cạnh, đã chia sẻ bà từng chứng kiến người nông dân ở các nông trại không được trả thù lao tương xứng. Bà đã nói với họ rằng, "Quý vị phải hành động cho chính mình." Bà mời thính chúng cùng tham gia để cất tiếng nói giúp những người nông dân nghèo.

dalai lama irvine 6
Nhà hoạt động nhân quyền Iran, bà Shirin Ebadi phát biểu
trong phiên hội đàm buổi chiều Hội nghị Thượng đỉnh
Từ bi Toàn cầu tại Đại học California Irvine, California
vào ngày 06 tháng 7, 2015. Ảnh/ Tenzin Choejor

"Chúng ta có quyền lực," nhưng loại quyền lực gì? "Quyền lực của người dân", "Vâng, chúng ta có thể."

Nhà hoạt động nhân quyền Iran Shirin Ebadi chia sẻ với các thành viên rằng, sự mất mát có thể là một phần của chiến thắng. Hãy coi đó như một bước đà để nhảy qua rào cản. Bà kể lại mình từng hối tiếc khi mất công việc thẩm phán vì bà là một phụ nữ, nhưng rồi tất cả những thành tựu bà đạt được tới nay lại bắt đầu từ thời điểm đó. Nếu không rời công việc thẩm phán bà sẽ không thể làm được những gì như hiện nay. Ca sĩ Gloria Estafan, từng phải chịu một chấn thương lưng nghiêm trọng trong một tai nạn, đã nói về việc nhận sự hỗ trợ và năng lượng tích cực từ nhiều người trên toàn thế giới đã giúp cô hồi phục.

Jody Williams, nhà hoạt động xã hội chống chiến tranh từ khi còn trẻ đã cho rằng, khi mọi người không chịu lên tiếng có nghĩa là đồng lõa với những việc làm sai trái. Bà thúc giục mọi người cần hành động để chống lại chủ nghĩa quân phiệt. Diễn viên Julia Ormond đã kể lại một cách cảm động về công việc của mình giúp nhiều người thoát khỏi tình trạng nô lệ ngành công nghiệp may mặc. Bà đặt câu hỏi, "Khi nào tình trạng này kết thúc? Ngay khi chúng ta lựa chọn để kết thúc nó“. Bà kết luận:

"Bình đẳng không phải là một khát vọng, đó là những gì chúng ta vốn sẵn có."

Anthony Melikhov kể về việc thiết lập lại đời sống sau khi rời Byelarus và bước ngoặt của cuộc đời diễn ra chính khi ông nhận ra tầm quan trọng của những việc làm lợi ích cho người khác.

dalai lama irvine 7
Đức Đạt Lai Lạt Ma ban khăn Khata trắng cho tất cả thành viên
phiên hội đàm buổi chiều Hội nghị Thượng đỉnh Từ bi Toàn cầu
tại Đại học California Irvine ngày 06 Tháng Bảy, 2015.
Ảnh/ Sonam Zoksanm

"Tôi không có gì để chia sẻ," Ngài trả lời lời trước lời thỉnh mời của Ann Curry, "Tôi rất ấn tượng. Tôi cho rằng nếu chúng ta tổ chức phiên hội đàm này 20 hay 30 năm trước đây, sẽ ít người có thể tới.  Còn bây giờ mọi người đang hiện diện nơi đây, điều đó chứng tỏ sự phát triển và tiến bộ của chúng ta. Mặc dù tôi không có ý định hoằng dương Phật pháp nơi đây nhưng tôi thấy có một lời khuyên đặc biệtĐức Phật ban tặng cho chúng đệ tử là hãy đừng tin theo những lời dạy của ngài một cách mù quáng chỉ bởi đó là lời dạy của ngài, mà hãy như người thợ kim hoàn kiểm tra chất lượng vàng, hãy suy xét và kiểm chứng những lời dạy của đó. Điều này thực sự đúng trong điều kiện của chúng ta bây giờ. Nó cũng tương tự với thái độ hoài nghi khoa học và tinh thần cởi mở mà chúng ta thấy trong khoa học."

Trước khi kết thúc phiên hội đàm, Đức Đạt Lai Lạt Ma đứng dạy ban tặng khăn Khata trắng cho từng thành viên. Tiến sĩ  Bob Thurman thỉnh cầu tất cả mọi người đang hiện diện hãy làm những điều lợi ích cho người Tạng, thậm chí chỉ cần giúp tạo sự nhận biết về vấn đề lớn hơn. Đó chính là phẩm vật cúng dường lên ngài nhân ngày sinh nhật lần thứ 80 của ngài. Lời thỉnh cầu đã nhận được những tiếng vỗ tay hưởng ứng nồng nhiệt.

Phúc Cường trích dịch

Nguồn: Dalailama.com/news
Nguyên tác Anh ngữ:

Climate Change, Wisdom and Experience
July 7th 2015

Irvine, CA, USA, 6 July 2015 - At the start of the second of three days celebrating his 80th birthday, His Holiness the Dalai Lama gave an interview to Elizabeth Dias of Time magazine. She asked what he thought of the multiverse, the hypothetical collection of possible universes. He told her that Buddhist literature speaks of different universes and beings’ connections with them as a result of their actions. He also mentioned such universes disintegrating as solidity dissolves into liquidity, heat, energy and space, but that they also arise again. This is something that takes place not over decades or centuries, but over aeons, in the context of which human life is very short.

His Holiness referred to the correspondence between the Middle Way thought of Nagarjuna and contemporary quantum physics. He wondered whether the understanding of a lack of objective existence described in quantum physics has the effect of reducing the power of disturbing emotions in the scientists who properly understand it.

Observing the widening gap between His Holiness’s optimistic message and what is happening on the ground in Tibet, Dias wondered if the administration in exile is doing enough. His Holiness told her that the main responsibility of Tibetan organizations in exile is to look after the exile community and help preserve Tibetan culture. He also noted that despite the prevailing censorship, information seems to reach Tibet and spread. He cited an occasion a few years ago when, at a large religious gathering in India, he had criticised the custom of decorating clothes with animal fur. He had said that study and its fruits were a much better ornament. Shortly afterwards reports came of families Tibet burning whatever furs they had.

The second day of the Global Compassion Summit opened at the University of California Irvine’s Bren Events Center. Chancellor Howard Gillman gave the introduction. There followed remarks from UCI Regent Richard Blum, who is old friends with His Holiness. Ann Curry, as moderator, introduced the members of the morning panel. Acknowledging his seniority at 97 years old, His Holiness insisted that oceanographer Walter Munk sit next to him. Munk then set the tone for the morning, telling the assembly how impressed he’d been at the previous day’s discussions that when it comes to climate change, “compassion is the answer to whether anything can be done.”

His Holiness took up the theme:

“We have to make an effort, so that even if we fail we have no regret. Ultimately this is a matter of our survival. I remember friends telling me about the river that runs through Stockholm and that at one point there were no fish in it. However, after steps were taken to reduce the pollution of the river, fish reappeared. Taking care of the planet is taking care of our home. Meanwhile, with regard to the huge gap between rich and poor, the proper way to reduce it is to raise poor people’s standard of living.”

Dr Veerabhadran Ramanathan told the panel before an audience of 5500 that effects of climate change over the next 30 years would be so far-reaching that everyone would feel them. He pointed out that at present 1 billion people use 50% of the world’s energy. He said there is technology to address the problems we face, but that there needs to be a change in attitudes to the environment and to each other if it is to be employed. He suggested that implementing necessary changes would cost those 1 billion people $450 each. He added that there is also a need to provide everyone with clean energy and suggested the cost of that would be another $250 per person. A problem is that people in less developed parts of the world do not have $250 to spend.

Speaking about the melting of glaciers, Prof Isabella Velicogna said that we should worry about the huge changes in climate that are likely to take place. She appealed to the students in the audience saying that each of them can really help to find a solution. Miya Yoshitani a community organizer fighting for climate justice said that employing compassion is to fight for dignity. She said people need to put their lives on the line and find a new relationship with energy, keeping in mind that living in dignity is what actually matters. 

Dr Ramanathan reminded the panel that there are many things each one of us can do, bearing in mind that anticipated climate change in 30 years is the result of pollution taking place now. A major source of pollution is transportation, so it makes a difference to buy local produce. Rooftop solar installations pay for themselves in a relatively short time. He repeated that solutions are available. 

Congresswomen Loretta Sanchez observed that while 97% of concerned scientists are clear about climate change findings, the majority of members of Congress do not believe the science. She said it is always difficult to change the status quo, but that doing so relates to education and that in families, educating the mother is particularly effective. She expressed support for His Holiness’s appeal to reduce nuclear weapons. Turning to the young people in the audience she stated clearly, “If you can vote, register and vote. Otherwise you are giving away your power.”

When Ann Curry asked His Holiness what needs to be done to influence political leaders over this, he replied:

“We are stuck with old ways of thinking while the reality has changed. Look at what happened at the Copenhagen summit. Too many important nations put their national interests before global interest. In this regard we are going to have to put the global interest first. Some of it is a result of our materialistic way of life and to change that we need a more holistic education, an education that incorporates inner values, such as a compassionate concern for others’ well-being.”

As the morning session was coming to an end, Richard Blum reminded the panel that one thing that had not been mentioned is that 100 steps can be taken in the USA, but they will have little effect unless China also takes part. 

Finally, Dr Ramanathan and Dr Munk offered a gift to His Holiness on his 80th birthday. They presented him with a framed picture of newly discovered species of marine life that they have named Sirsoe dalailamai in tribute to him. The key point is that it is one of those unusual species that gives back more to the environment than it takes. 

After a wholesome lunch, His Holiness was interviewed by well-known broadcaster, Larry King. They have met several times before and King is one year older than His Holiness. He asked if His Holiness eats three meals a day. He replied that as a Buddhist monk he eats no dinner. Asked about meditation he said he does so for about 5 hours every day and when King asked what happens when he does, he replied that most effective for him is analytical meditation. He explained that what he thinks about relative to reality is comparable to the theories of quantum physics. 

Noting that His Holiness has lived in exile since 1959, he asked him what the original problem had been and His Holiness told him that once Chinese forces became entrenched in Tibet, they tried to take control of every aspect of Tibetan life. Asked whether he worries more about China or ISIS, His Holiness told him that ISIS seem to have little understanding how much their actions are damaging the Islam they claim to uphold. About the next Dalai Lama, His Holiness said:

“That’s not my business. It’s up to the Tibetan people.”

As to whether he has ever been in love, His Holiness remarked that he is a monk and that even in his dreams, although he never reflects that he is the Dalai Lama, he always remembers that he is a celibate monk.

Finally, King asked what he thinks of as his greatest accomplishment. His Holiness told him that he feels the dialogue he’s held for 30 years with scientists is one achievement. Another is that previously in Tibet there was no serious study going on in nunneries and in exile he urged that nuns too should be able to undertake rigorous studies. The result now is that there are several nuns who have become top scholars; that’s another achievement. 

Back in the UCI Bren Events Center for the afternoon, the session began with several tributes to His Holiness. Carol Nappi expressed gratitude. Rajiv Mehrotra too expressed gratitude that in His Holiness the chela or disciple has become the guru and on behalf of one billion Indians offered birthday greetings and the wish that he live long. Juan Ruiz Naupari added a tribute from Latin America. Ann Curry resuming her role as moderator mentioned that of the three days’ events, this was the one most people wanted to attend. 

Invited to reflect on wisdom and experience, His Holiness remarked:

“We need a sense of how 7 billion human beings belong to one human family. We need to talk to each other just as fellow human beings. All of us want to have a happy life and that is our right. Sometimes difficult circumstances help us gain more experience in fulfilling that goal.”

Paul Ekman spoke appreciatively of the ethical framework His Holiness has proposed for us to live by. Dolores Huerta, who at 85 was the senior member of the panel His Holiness had invited to sit next to him, spoke of seeing farm workers who were not adequately paid. She told them, “We have to act for ourselves.” She roused the audience to join her in crying out, 

“We’ve got the power,” what kind of power? “People power,” “Yes, we can.”   

Iranian human rights activist Shirin Ebadi told the panel that loss can be a part of victory, just as you step back to jump a hurdle. She spoke of her regret at losing her job as a judge because she was a woman, but explained all that she has since achieved that she would otherwise not have done. Singer Gloria Estafan, who at one point suffered a severe back injury in an accident, spoke of the effect of receiving a huge outpouring of support and positive energy from people around the world that helped her recover. 

Jody Williams, anti-war activist from her youth, challenged everyone to reflect that to remain silent is to be complicit in wrongdoing. She affirmed her urge to take action to fight militarism. Actor Julia Ormond spoke movingly of her work to free people from enslavement asking in relation to the garment industry, for example, “When does it end? When we choose to end it.’ She concluded:

“Being equal is not an aspiration, it’s what we are.”

Anthony Melikhov talked of rebuilding his life after leaving Byelarus and the turning point being when he realised the importance of doing something for someone else.

“I have nothing to say,” His Holiness replied to Ann Curry’s invitation to respond. “I’m very impressed. I think that if we’d held this meeting 20 or 30 years ago, fewer people would have come. That you are all here is sign of our development and progress. Although I have no intention to propagate Buddhism, I think the Buddha’s unique advice that his followers should not accept his words blindly because he said them, but should examine and investigate them as a goldsmith tests gold, is really relevant to our situation now. This approach corresponds to the scepticism and open mindedness we find in science.“

Before His Holiness stood to offer white silk scarves to the panellists, Bob Thurman appealed to everyone present, as a gift to His Holiness on his 80th birthday, to pledge to do something to benefit Tibetans, His Holiness’s people, even if it’s just a matter of creating greater awareness. The audience responded with warm applause.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.