Các Bước Thực Tiễn Hướng Tới Việc Bảo Vệ Môi Trường

15/07/20214:49 CH(Xem: 2593)
Các Bước Thực Tiễn Hướng Tới Việc Bảo Vệ Môi Trường
CÁC BƯỚC THỰC TIỄN
HƯỚNG TỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đức Đạt Lai Lạt Ma

Hiện nay, môi trường - nguồn sống cho tất cả chúng sinh trên thế giới bao gồm cả Tây Tạng, vùng Đất tuyết - đang trải qua sự thoái hóaphạm vi rộng. Vào thời điểm này, điều cực kỳ quan trọng là mỗi chúng ta, theo khả năng của mình, phải luôn nỗ lực để bảo đảm việc gìn giữbảo vệ môi trường của hành tinh này và con người một cách thích hợp.

blankBetty Williams, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma, Shirin Ebadi, Mairead Maguire và Lech Walesa trồng cây sau Hội nghị thượng đỉnh Thế giới lần thứ 13 của những người đạt Giải thưởng Nobel Hoà bình ở Warsaw, Ba Lan vào ngày 23 tháng 10 năm 2013. (Ảnh: Jeremy Russell / VPTĐĐL)

Lợi ích của một "môi trường không bị ô nhiễm” là rất nhiều. Ví dụ, một cây khỏe mạnh sẽ làm sạch không khí và cung cấp oxy cho các sinh vật. Điều đó làm hài hoà các yếu tố và làm tăng tuổi thọ. Bóng mát của cây tạo ra một nơi tươi mát để nghỉ ngơi, đồng thời nó cũng mang lại những cơn mưa vào thời điểm thích hợp. Môi trường trong sạch nuôi dưỡng cây trồng, vật nuôi, và làm cân bằng nhiệt độ. Điều đó góp phần tạo nên một cảnh quan hấp dẫn và không ngừng phục hồi môi trường xung quanh, mang lại sự phát triển tự nhiên trong lĩnh vực giáo dục, kinh tế, ...v.v.

Những hạn chế của một môi trường ô nhiễm bao gồm sự suy giảm chất lượng tinh khiết, mát mẻ của các đại dương, các ao hồ, và làm xáo trộn cuộc sống của các sinh vật sống ở những nơi đó. Đồng thời sự mất mát các loài thực vật và các khu rừng là nguyên nhân gây ra sự thoái hoá của các chất dinh dưỡng trên trái đất.

Không có mưa khi cần thiết. Các cơn bão dữ dội chưa từng thấy sẽ hoành hành khủng khiếp, v.v. Vì vậy, sẽ có rất nhiều điều bất lợi.

Nhìn từ khía cạnh chánh Pháp, Đức Bổn Sư, vua của dòng họ Thích, cũng được sanh ra dưới gốc cây. Ngài giác ngộ dưới gốc cây, và nhập Niết Bàn dưới gốc cây. Đặc biệt trong Luật tạng của thánh Pháp, dạy các vị Tỳ Kheo làm thế nào để nuôi dưỡng cây cối v.v... từ đó ta có thể thấy rằng trồng và chăm sóc cây là những việc làm công đức. Hơn nữa, các vị thần bổn tôn trí tuệ của những cảnh giới phi thế gian; cũng như các vị thần địa phương, rồng và quỷ thần, sống ở trên cây. Điều này giúp chúng ta hiểu rằng cây cối tự nhiên cực kỳ quan trọng.

Nói chung trồng nhiều loại cây khác nhau rất có lợi, như đã nói ở trên. Đặc biệt, cây ăn quả cung cấp sự sống và là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho con người, cũng như có lợi ích cho các loài hữu tình khác. Chúng cũng giúp cải thiện sức khỏe và tăng sự ngon miệng, v.v... vì vậy, chắc chắn trồng cây là quan trọng.

Tương tự như thế, trồng hoa cũng là một hành động đạo đức thanh tịnh. Ví dụ, khi làm một mạn đà la để cúng dường, chúng ta cầu nguyện rằng mặt đất được rải đầy hoa và tỏa hương khắp nơi. Hoa giúp chúng ta tích lũy công đứcthanh tịnh nghiệp chướng, và cũng là một món cúng dường không thể thiếu được ở mọi nơi trong các hoạt động tôn giáo, như quán tưởng chư thiên thiền định. Hơn nữa, nếu có hoa đẹp và bạn cúng dường đồng thời quán tưởng về Tam Bảo, thì lợi ích của việc tích lũy công đức sẽ nhanh chóng trổ hoa. Hơn nữa, khi người ta gặp rắc rối và tâm mất cân bằng, họ đi dạo trong vườn một lúc thì tâm họ trở nên tươi tỉnh lại và đầy niềm vui.

Do đó, toàn xã hội cần phải quan tâm đến việc trồng các loại cây và hoa khác nhau xung quanh các tu viện, trường học, văn phòng, bệnh viện, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn, và nhà ở, hai bên vệ đường. Cách tốt nhất để bảo vệ những gì đã được trồng là người ta nên khuyên trẻ em không được làm hại cây cối. Thực sự, đây rõ ràng là một sự phục vụlợi ích cho cá nhân, cộng đồng và tất cả loài hữu tình.

Tây Tạng, trước đây có truyền thống tốt về việc xây dựng luật để bảo vệ các ngọn đồi và thung lũng cho các loài chim và thú rừng không được bảo vệ và không được ủng hộ, và bảo vệ các loài vật không có khả năng tự vệ. Chúng ta nên duy trì tiếp tục truyền thống này. Hiện nay, một số ít người thiếu suy nghĩ đã săn bắt động vật hoang dã, bắt cá và hải cẩu vì lòng tham tiềncủa cải vật chất. Ngăn chặn tất cả những điều này xảy ra là công việc cao quý cho bản thân, người khác và cho cuộc sống hiện tại và tương lai.

Tương tự như vậy, sẽ không thích hợp chút nào nếu tùy tiện xả vỏ trái cây, giấy, chai nhựa, quần áo cũ, thức ăn thừa và những loại rác thải khác. Người ta không nên tiểu tiện và đi vệ sinh ở mọi nơi. Những thứ như thế sẽ làm ô nhiễm cảnh quan và là mối nguy hiểm cho sức khỏe và vệ sinh. Đặc biệt có một số người buộc giẻ lau và tóc rụng trên cành cây. Điều này trông cực kỳ không đẹp mắt, vì thế từ bây giờ thói quen này nên bỏ đi.

Tóm lại, đây là yêu cầu mà thông qua sự hiểu biết về tánh tương duyên của thế giới và các loài sinh vật sống trong nó, người ta sẽ thi hành những biện pháp dựa trên việc chấp nhận một cách không sai lầm những phương tiện đúng đắn để yêu quý tiềm năng của cõi thiên nhiên rộng lớn.

Nguyện cho những khu rừng mạnh mẽ và hấp dẫn tươi tốt tăng trưởng ở khắp mọi nơi! Nguyện cho các loài chúng sanh được tự dothoát khỏi cái chết không đúng thời và được sống đời hạnh phúc!

Thông điệp này được gởi đi vào ngày Tây Tạng Dân Chủ, ngày 02 tháng 09, 1994

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.