Ai thải nhiều CO2 ra không khí

04/07/20184:47 CH(Xem: 18362)
Ai thải nhiều CO2 ra không khí

AI THẢI NHIỀU CO 2 RA KHÔNG KHÍ
Cao Huy Hóa

nhiet dien gay o nhiemNgày nay, một vấn nạn trầm trọng mà trái đất và mọi loài đang gánh chịu, đó là hiện tượng nóng lên của trái đất, kèm theo đó là thiên tai, bão lụt thất thường, nước biển dâng, đất đai bị khô cằn… Nguyên nhân là do con người tác động vào trái đất, làm phá vỡ cân bằng sinh thái, phá vỡ hiệu ứng nhà kính, mà vốn trước đây, nhờ hiệu ứng đó được cân bằng mà con người tồn tại.

Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính, chủ yếu là carbon dioxide (CO2 ), methane và hơi nước, giúp giữ nhiệ t tỏa ra từ mặ t trời chiếu xuống trái đất và có công dụng như tấm màn nhiệ t phủ quanh trái đất, với nhiệt độ tương đối ổn định cho mọi loài sống được. Nhưng với việ c sử dụng ngày càng nhiều năng lượng hóa thạch (than đá, dầu, khí…) và tàn phá rừng, con người đang thải ra nhiều khí CO2 và các khí khác vào khí quyển, vượt quá mức cần thiết, chúng tiếp thu sức nóng từ ánh sáng mặt trời, phản xạ và phát tán sức nóng, khiến nhiệ t độ trái đất tăng lên.

Để ngăn chặn đà suy thoái của trái đất, các chính phủ khắp thế giới đã trải qua nhiều lần họp bàn, và đã ra đời Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 (cho dẫu chính quyền Mỹ mới đây rút lui, tuy nhiên, rất nhiều bang của Mỹ, 300 thành phố, hơn 1.200 doanh nghiệp, khẳng định vẫn tiếp tục tuân theo Hiệp định Paris đã ký kết)1 .

Biện pháp cụ thể và nghe có vẻ đơn giản là giảm thải khí CO2 ra không khí. Về phía quản lý nhà nước, cần có sự chuyển đổi từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang các dạng năng lượng khác (gió, mặt trời…), gia tăng phủ xanh đồi núi trọc, khuyến cáo người dân sử dụng phương tiện đi lại ít tốn năng lượng, đi xe đạp, xe buýt…

Ngày nay, các phương tiện di chuyển và các công cụ cơ giới, các tiện ích cá nhângia đình, đã phát ra quá nhiều khí thải, nhất là ở các đô thị lớn. Chuyện này, ai cũng tham dự vào, trực tiếp hay gián tiếp, tuy nhiên chắc chắn có sự khác biệt lớn giữa ông nhà giàu, nhà cao cửa lớn, sử dụng tiện nghi nhiều và hiện đại, đi xe riêng… với ông nhà nghèo, không sử dụng bao nhiêu máy móc, nhà ở tuềnh toàng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc phương tiện xe hai bánh. Phải chăng người càng giàu thì càng làm vẩn đục trái đất?

Có lẽ đúng thế, nhưng cũng cần nói thêm, và chỉ đề cập lãnh vực di chuyển.

Một tài liệu được công bố ngày 2/11/2014 tại Copenhague (Đan Mạch) bởi Nhóm liên chính phủ của những chuyên gia về biến đổi khí hậu (Groupe intergouvernemental d’experts sur l’évolution du climat) lặp lại chứng cứ đã biết từ lâu: nếu không chống lại sự rối loạn khí hậu, đến kỳ hạn nào đó, con người phải trả giá đắt. Sự thách đố khởi đầu bằng tác động vào lãnh vực chuyên chở, một lãnh vực chịu trách nhiệm thải ra 23% lượng khí thải CO2 do sự đốt cháy những nhiên liệu hóa thạch, trên toàn thế giới. Những ai đi lại ngày càng nhiều, vào mọi lúc và luôn luôn nhanh, nên suy nghĩ để mà dè dặt khi đi lại như thế.

Trên thực tế, ai đã phát thải khí CO2 khi đi đây đi đó? Một khảo sát của Trung tâm nghiên cứugiám định rủi ro, môi trường, chuyển động và quy hoạch (Centre d’études et d’expertise sur les risques, l’environnement, la mobilité et l’aménagement, gọi tắt là Cerama) - một tổ chức thuộc Nhà nước Pháp - trả lời: đó là “những người đỗ đạt bằng cấp cao”. Khảo sát dựa trên 20.000 cuộc trao đổi cá nhân thực hiện năm 2008, trong khuôn khổ cuộc điều tra quốc gia “chuyên chở và di chuyển”, đã phân tích những kết quả của 125.000 chuyến đi hàng ngày và 18.000 cuộc du lịch từ 80km trở lên, không kể cách thức vận chuyển.

Tại Pháp, 60% lượng khí thải là do 20% số người dân Pháp thải ra. Ông Damien Verry của Phân viện “Sự di chuyển bền vững” của Cerama, trong một tài liệu phổ biến tại hội thảo ngày 14/10/2014 ở Paris, do tổ chức Hợp tác để phát triển và cải thiện chuyên chở đô thị và siêu đô thị, đã cho biết: “Những vận chuyển sản sinh 26% trong số 500 đến 700 tấn tương đương CO2 thải ra hàng năm tại Pháp, và tỉ lệ đó càng tăng lên. Nói rõ là 20% số người dân Pháp chịu trách nhiệm về 60% lượng thải đó.” Cerama đã phác họa chân dung tiêu biểu của “người phát thải lớn” này: Đó là “người giàu, đỗ đạt bằng cấp cao, năng động, có một hay nhiều xe hơi, sống trong mái ấm gia đình có một hoặc hai con, trong một vùng nông thôn hoặc ở ngoại vi thành phố, xa những phương tiện công cộng, trường học và khu thương mại”.

Nhưng chân dung như thế thật ra che giấu nhiều nhóm người khá khác biệt, đó là.

- Những người di chuyển như con thoi, chiếm 13% dân số, chịu trách nhiệm thải 30%. Sống trong những siêu đô thị và có thu nhập bảo đảm rất tiện nghi, họ thải nhiều khí CO2 do di chuyển nhiều hàng ngày, nhưng ít đi du lịch.

- Những “nhà du lịch lớn”, chiếm 1,6% dân số, thải 10% lượng khí thải do di chuyển. Đó là những cặp vợ chồng năng động, đỗ đạt học vị cao, sống ở trung tâm thành phố, trong số này cũng kể thêm những người về hưu giàu có. Nếu như họ biết giới hạn khí thải do hiểu biết hiệu ứng nhà kính khi đi hàng ngày, thì chính những người du lịch này chịu trách nhiệm về lượng thải lớn do đi đường dài.

 - Một loại thứ ba “siêu di động”, thể hiện những đặc điểm của hai loại trên: đỗ đạt bằng cấp cao, năng động, thoải mái, phương tiện cơ giới hóa và sống trong những vùng ngoại ô giàu có ở những thành phố chính. Họ chiếm khoảng 5% dân số nhưng phát ra đến 19% lượng khí thải toàn bộ.

Tổ hợp những dữ kiện trên cho phép Cerama tách ra điểm chung chính của những “người thải lớn”, đó là: đỗ đạt bằng cấp cao và thu nhập có thể không cao (người ta dễ lầm tưởng thu nhập cao thì nhất thiết phát thải lớn). Nói cách khác, những người càng trải qua những năm dài trên ghế đại học hay những ngôi trường lớn, thì càng có khuynh hướng di chuyển làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Có thể nói thêm rằng, người ta càng có nhiều phương tiện để ý thức nguy cơ phát thải CO2 , thì họ lại càng phát thải nhiều. Một nhà giáo đại học ở thành phố Nice (Pháp), Yannick Rumpala, đã đặt câu hỏi công khai vào năm 2009: “Những nhà nghiên cứu phải chăng nên bớt đi dự hội nghị?”.

Một nhà nghiên cứu khác là giáo sư nổi tiếng Hervé Philippe làm việc tại Viện Hóa Hữu cơ thuộc Đại học Montréal (Canada) đã đề cập rõ hơn về vấn đề này. Ông đã thử định lượng tác động của ông vào môi trường năm 2007 và cho biết ông đã thải khí CO2 ít nhất hai lần cao hơn mức phát khí thải CO2 trungbìnhcủa người Mỹ. Từ đó, ông muốn nói với giới nghiên cứu khoa học rằng: Hãy giảm bớt số hội nghị, bằng cách thay thế bằng những lần gặp gỡ ít thường xuyên hơn, nhưng mỗi lần dài ngày hơn, và dùng thường xuyên hơn những hội nghị video (videoconference) hay tổ chức hội nghị “ảo” (conference “virtuelle”).

Như thế, “trước hết đó là đặc điểm của những cá nhân, đặc biệt là bằng cấp và hoạt động của họ, giải thích chuyện phát ra khí thải liên quan đến vấn đề đi lại” như phân tích của ông M. Verry. Ông cũng đã phản bác “hiệu ứng lò nướng” như các nhà xã hội học đã từng nêu như thế này: “những cư dân siêu đô thị, lên xe mỗi buổi sáng, không phát thải nhiều cho bằng cư dân ở trung tâm thành phố, là những người đi lại mọi ngày bằng phương tiện công cộng, họ cũng đáp tàu đi dự những hội thảo hay các cuộc hẹn công việc, không kể đi máy bay cuối tuần. Sự di chuyểntrung tâm thành phố phát ra sức nóng từ khí thải: đó là hiệu ứng lò nướng. Còn những cư dân siêu đô thị, mỗi lần kết thúc đi lại hàng ngày, họ không chuyển động nữa, họ ở yên quanh lò nướng”.

Theo những tính toán của M. Verry, mặc dầu hiệu ứng lò nướng, “trung bình một cư dân siêu đô thị phát thải nhiều khí CO2 trong việc di chuyển hơn là cư dân ở trung tâm thành phố”.

Những khảo sát, những tính toán lạnh lùng nói trên, tiếc thay, lại đả động đến những nhà khoa học, những vị khoa bảng, những người cống hiến cuộc đời cho tri thức nhân loại. Nhưng chỉ là tiếc cho những con người khoa học, trí thức thực thụ, chứ đối với không biết bao nhiêu vị cũng vét-tông cà-vạt như ai, đến dự hội nghị, hội thảo khoa học để chẳng thu hoạch được gì vì thiếu trình độ, thì tội nghiệp cho trái đất thêm nóng, thêm vẩn đục. Nhưng biết làm sao được, chỉ một chút mặt trái của chuyện họp hành và hội thảo cũng cần thiết để họ phải xem xét lại - nếu đúng như thế - sao cho lương tâm không áy náy vì chuyện khí thải, một vấn đề mà rồi ai ai cũng phải góp phần làm ngăn chặn đà nóng lên ngôi nhà chung của nhân loại.

Ghi chú:
1. Theo Quỳnh Trang, Việt Nam cần chuyển đổi năng lượng cấp bách, Tuổi Trẻ cuối tuần, ngày 5-11-2017.
Tài liệu tham khảo:
1. Olivier Razemon, “Plus on est diplômé, plus on émet de CO2 en se déplaçant”, transport.blog.lemonde.fr, 3/11/2014
2. Trang web: https://yannickrumpala.wordpress. com/2009/09/01/chercheurs-et-scientifiques-doivent-ilsfaire-moins-de-conferences/.
3. Các trang mạng khác.

Cao Huy Hóa

Văn Hóa Phật Giáo số 300 ra ngày 1-7-2018
Thư Viện Hoa Sen

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
  • Từ khóa :
  • CO2
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.