Dự án kinh doanh núp áo du lịch tâm linh xẻ núi phá rừng, tận diệt tài nguyên quốc gia

23/08/20201:00 SA(Xem: 5340)
Dự án kinh doanh núp áo du lịch tâm linh xẻ núi phá rừng, tận diệt tài nguyên quốc gia

DỰ ÁN KINH DOANH
NÚP ÁO DU LỊCH TÂM LINH
XẺ NÚI PHÁ RỪNG, TẬN DIỆT TÀI NGUYÊN QUỐC GIA

 

Dự án khu du lịch sinh thái tâm linh Lũng Cú
Dự án khu du lịch sinh thái tâm linh Lũng Cú, Hà Giang

Tại Việt Nam trong những năm gần đây, phong trào xây dựng đền to, chùa lớn tại những nơi danh thắng, rừng xanh núi đỏ, được coi là cơ hội tốt giúp cho việc hợp thức hóa nhiều dự án lấy đất công mang danh « du lịch tâm linh » để xây cất các công trình vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng (trong đó các công trình được mệnh danh « tôn giáo » là một bộ phận) nhằm thu hút du khách, thu về các khoản lời lãi khổng lồ.

Một bộ phận trong công luận Việt Nam lo ngại quy mô của hiện tượng buôn thần, bán thánh phục vụ cho lợi ích của một số tập đoàn, quan chức - bất chấp việc thiên nhiên bị tàn phá - lan rộng trong giới sư tăng và đã bành trướng đến mức sâu rộng, khó lòng cứu vãn. Lòng tham - sân - si của con người hủy hoại môi trường. Muốn cứu môi trường, nên làm theo lời răn của Đức Phật, trong đó trước tiên là cần gạt bỏ bớt tham - sân - si.

Dưới đây là suy nghĩ của luật sư Đặng Đình Mạnh và HT. Thích Đồng Bổn

Trả lời RFI, luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định về tệ nạn mượn danh xây Chùa để làm các dự án du lịch:

« Trước tiên phải nói là các dự án xây dựng những khu ‘‘du lịch tâm linh’’, phát lộ nhiều năm trở lại đây, thì thực ra chẳng có gì là tâm linh cả đâu. Đó thuần túy là những dự án du lịch, mà mục tiêu của nó là lợi nhuận. Có điều nó được khoác lên tấm áo tâm linh, ví dụ như chùa chiền, đền miếu. Chẳng qua cái này là các phương tiện để cho những người làm kinh doanh đạt được mục đích lợi nhuận cao hơn mà thôi, và đạt được cả sự dễ dãi (từ phía chính quyền) trong việc (cấp phép) xây dựng công trình.

Như chúng ta biết, người Á Đông, nhất là người Việt Nam ta, và nhất là người ở phía bắc, thường là rất xem nặng giá trị về tâm linh, tín ngưỡng, và vì vậy họ sẽ dễ dàng chấp nhận các công trình xây dựng, được khoác lên tấm áo tâm linh. Ở đây rõ ràng đã có sự nhập nhằng giữa một công trình, dự án thuần túy kinh doanh và dự án về tâm linh, tín ngưỡng. Luật pháp Việt Nam hoàn toàn có sự thiếu sót khi đã không có quy định rạch ròi : Kinh doanh là kinh doanh, tâm linhtâm linh. Và nếu xây chùa là thuần túy là chùa. Xây chùa không thể đặt vấn đề là kinh doanh thu lợi nhuận trong đó.

Chuyện đã xảy ra rồi. Trong thời gian trước mắt, tôi nghĩ rằng, chắc là cơ quan lập pháp Việt Nam, phải tính đến đặt một khung pháp lý, có liên quan đến tín ngưỡng. Nếu là tín ngưỡng thuần túy, thì chỉ được phép tín ngưỡng mà thôi (4) ».

Sau đây là nhận định của thượng tọa Thích Đồng Bổn, phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam. Nhấn mạnh đến tình trạng xã hội Việt Nam hiện nay quá chú trọng đến mặt kinh tế, nên tình trạng môi trường bị tàn phá nặng nề, ông nhận xét :

« Sự góp phần trước hết của Phật Giáo là hiện nay Giáo hội đã ra văn bản phải bảo vệ môi trường. Chỉ trồng rừng thôi, không đốn rừng. Đối với tăng ni chúng tôi khuyến khích tái tạo rừng. Hiện nay việc mua đất, trồng rẫy, trồng rừng bảo vệ cây cối… số lượng tăng ni đăng ký giữ rừng rất nhiều. Chùa thì phải trồng cây cổ thụ. Trồng cây gây rừng, đó là điều hiện nay Phật Giáo đang làm nhiều nhất ở Việt Nam ».

Về quan hệ các dự án du lịch mang tên tâm linh với Giáo hội Phật Giáo, thượng tọa Thích Đồng Bổn nhấn mạnhGiáo hội Phật Giáo chỉ đóng vai trò tiếp nhận các công trình tôn giáo từ phía chủ đầu tư, sau khi chùa chiền đã được bên đầu tư hoàn chỉnh và bàn giao, đúng theo quy định của luật pháp:

« Một ngôi chùa xây nên làm lợi cho rất nhiều, nhưng có cái sự người ta ghét, nhất là những người không phải tôn giáo. Thứ hai là vì quyền lợi, nơi này được, nơi khác không được, thì bắt đầu có cạnh tranh, có điều tiếng. Bên Phật Giáo, chúng tôi thấy những gì mà các đại gia họ làm tốt, làm đúng, mà có giấy phép đầy đủ của Nhà nước, thì (Giáo hội) Phật Giáo mới đồng ý cử người về trụ trì. Chứ thực ra, Phật Giáo không đứng ra. Tức là họ xây văn hóa tâm linh, rồi họ mới mời Phật Giáo vào ».

Ngược lại, về phần mình, luật sư Đặng Đình Mạnh lưu ý việc Giáo hội Phật Giáo (nhất là ở cấp địa phương) đã tham gia ngay từ đầu vào dự án, với việc có ý kiến để hồ sơ xây dựng công trình tôn giáo được chính quyền chấp thuận:

« Những nhà kinh doanh, thay vì họ xin phép làm một công trình kinh doanh, thì họ lại xây dựng một công trình họ cho là thuần túy về tín ngưỡng. Đương nhiên là phải có sự đồng ý của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tại địa phương (5). Theo chỗ chúng tôi được biết, xin được sự chấp thuận của Giáo hội Phật Giáo không quá khó đâu. Thực ra, khi xây dựng họ phải có sự đồng ý trước (của Giáo hội), chứ không phải xong rồi mới đặt sự đã rồi với Giáo hội đâu. Chúng ta biết là sự đồng ý của Giáo hội rất là đơn giản. Họ sẽ chấp nhận ngay thôi. Đương nhiên là mình cũng hiểu là để đạt được sự chấp nhận dễ dãi của họ, thì chắc chắn người đầu tư cũng phải có khoản ngoại giao tế, như thế nào đó để Giáo hội Phật Giáo đồng ý (để được) cấp giấy phép đầu tư (6) ».

Liên quan đến những dự án xây chùa khủng trong khu du lịch tâm linh trên những vùng diện tích rộng lớn hàng ngàn héc ta (Người Đô Thị số 87 phản ánh), GS-TS. Trần Ngọc Vương nói “đất đai là xương máu của nhân dân khai phá và bảo vệ, tuyệt đối không thể hứng lên thì giao cho ai đó”.

Ông cũng nói, du lịch tâm linh chỉ là một khái niệm “tự sướng”, việc xây chùa lớn mới tinh rồi “thổi” tâm linh vào đó để bán vé thu tiền “khủng” chính là kinh doanh tâm linh, buôn thần bán Phật, kinh doanh tài sản quốc gia, và có thể băng hoại đời sống tinh thần xã hội.

 

Trên đây là một vài ý kiến về vấn đề liên quan đến các siêu dự án kinh doanh núp áo du lịch tâm linh xẻ núi phá rừng, tận diệt tài nguyên quốc gia. Mời quý độc giả xem chi tiết các bài đính kèm:

 

Kinh Doanh Tâm Linh ở Trung Quốc
Kinh Doanh Tâm Linh ở Việt Nam
Sức mạnh của tâm linh
Dự án kinh doanh núp áo du lịch tâm linh ‘tận diệt’ tài nguyên
Công Trường Xẻ Núi Chín Khúc Ở Nha Trang Để Làm Đại Dự Án Tâm Linh
Dự án khu du lịch sinh thái tâm linh Lũng Cú -Hà Giang
Chùa, du lịch tâm linh dưới góc nhìn kinh doanh
Thu gom quá nhiều đất cho các dự án tâm linh là lãng phí nghiêm trọng
Xây chùa thu tiền “khủng” là kinh doanh tài sản quốc gia







.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.