60 năm ĐCSTQ phá hủy môi trường ở Tây Tạng

01/07/20191:01 SA(Xem: 15788)
60 năm ĐCSTQ phá hủy môi trường ở Tây Tạng
60 NĂM ĐCSTQ PHÁ HỦY MÔI TRƯỜNG Ở TÂY TẠNG
Hạ Chi 

khai-thac-mo-o-tay-tang
Trung Quốc khai thác mỏ quặng
Sách trắng mới nhất của chính quyền Trung Quốc về Tây Tạng, một lần nữa cho thấy sự thiếu hiểu biết của Bắc Kinh về lịch sử Tây Tạng và sự ngoan cố không chịu tiếp thu những ý kiến đóng góp từ bên ngoài. 60 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã một mực phá hủy môi trường tự nhiên Tây Tạng.

Báo cáoCải cách dân chủ ở Tây Tạng – chặng đường sau 60 năm,” đã được công bố ngày 27/3/2019 để kỷ niệm 60 năm Trung Quốc chiếm đóng cao nguyên và đàn áp người dân Tây Tạng.

Với văn phong ngạo mạn mang tính thực dân, báo cáo đã viết một chương ngắn về hệ sinh thái Tây Tạng, cho rằng: “Ở xứ Tây Tạng xưa, với một nền kinh tế cực kỳ kém phát triển, người dân chỉ có thể thuận theo môi trường tự nhiên – họ sử dụng bất cứ gì có thể khai thác được từ tự nhiên.”

Những lời này đã phủ nhận sạch trơn lịch sử huy hoàng và những nỗ lực bảo vệ môi trường của người Tây Tạng trong hàng ngàn năm qua.

Tây Tạng và môi trường thiên nhiên

Trên thực tế, người dân Tây Tạng tin tưởng vào sự linh thiêng của môi trường tự nhiên, họ sở hữu những hiểu biết sâu sắc cùng kỹ năng để chung sống hài hòa với môi trường xung quanh. Điều này đã góp phần vào bảo tồn sự nguyên vẹn của cao nguyên cao nhất thế giới cho tới trước khi Trung Quốc xâm lược năm 1959.

Trong một bài viết đáp trả lại sách trắng về hệ sinh thái Tây Tạng của Trung Quốc do Chính quyền Tây Tạng Trung Ương (CTA) công bố vào tháng 12 năm 2018, tác giả viết “Suốt chiều dài lịch sử, người Tây Tạng đã bảo vệtôn trọng môi trường thiên nhiên của mình. Họ không chỉ thích nghi thành công với những biến đổi khí hậu liên tục của vùng cao nguyên, mà còn phát triển thành một nền văn minh thịnh vượng.”

Rất nhiều nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây đã khẳng định đức tin người dân Tây Tạng vào sự linh thiêng của những khu vực sinh thái quan trọng có vai trò rất tích cực trong gìn giữbảo tồn tự nhiên.

Theo các ghi chép trong lịch sử Tây Tạng, những nỗ lực bảo tồn thiên nhiên được tiến hành trên quy mô lớn từ rất sớm, ngay từ vương triều Tượng Hùng (Shang Shung) xa xưa huy hoàng. Sự bảo tồn tiếp tục được củng cố vào thế kỷ thứ 7 trong thời gian trị vì của vua Songtsen Gompo, vị vua thứ 33 của Tây Tạng.

Ông đã đưa ra sắc lệnh khiển trách những thần dân làm hại hay giết động vật. Vị vua khởi đầu vương triều Phách Mộc Trúc Ba (Phagmodrupa) ở Tây Tạng, Tai Situ Changchub Gyaltsen (1302-1364), cũng đã ban bố một chính sách tài tình khi yêu cầu trồng 200.000 cây xanh mỗi năm và chỉ định một quan viên chuyên bảo vệ những cây mới trồng.

Tương tự như vậy, những người nắm vương vị ở Tây Tạng như Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 và Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đều ban hành những lệnh cấm săn bắt và chặt phá cây cối tại những khu vực sinh thái quan trọng.

Nhưng sau khi Giải phóng quân của Trung Quốc (PLA) tiến vào Tây Tạng sau ba cuộc đối đầu riêng rẽ ở biên giới những năm 1950, Tây Tạng bắt đầu chứng kiến sự phá hủy môi trường trên quy mô chưa từng có trước đây. Bài viết này sẽ phân tích ngắn gọn ba vấn đề môi trường để đưa ra một góc nhìn nhanh về 60 năm phá hủy môi trường Tây Tạng của ĐCSTQ.

1. Săn bắn vô tội vạ làm động vật sụt giảm nhanh chóng

Cao nguyên Tây Tạng, với diện tích 2,5 triệu cây số vuông, được các nhà thám hiểm ví von là ‘một khu vườn sinh thái vĩ đại’. Một số nhà khoa học đã so sánh sự đa dạng sinh học của nó với Rừng mưa Amazon.

Văn hóa Tây Tạng, vốn bị ảnh hưởng sâu đậm bởi tín ngưỡng Bon và Phật giáo, nghiêm cấm việc săn bắt vì mục đích thương mại trên diện rộng.

Những người nắm quyền ở Tây Tạng trước đây đã ban hành các sắc lệnh cấm săn bắt tại một số khu vực sinh thái trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Trước những năm 1950, có rất nhiều thương nhân và người hành hương Tây Tạng kể lại chuyện họ đi ngang qua những đồng cỏ xanh bạt ngàn với nhiều đàn thú hoang lớn.

Nhưng khi Trung Cộng chiếm đóng, tập tục tốt đẹp này của người dân Tây Tạng đã bị phá vỡ. Nhiều người Tây Tạng lưu vong cao tuổi đã tận mắt chứng kiến binh lính PLA dùng súng máy để hạ sát thú hoang.
linh-duong-tay-tangLinh dương Tây Tạng (chiru) bị săn bắt để lấy lông, vốn có giá thị trường rất cao (Ảnh: Shutterstock)

Một số binh lính của PLA còn dùng thuốc nổ để đánh cá trên sông hồ. Việc này tiếp diễn cho tới tận những năm 1990 bất chấp sự phản đối của người dân bản địa.

Chính quyền ĐCSTQ ở Tây Tạng đã cấp giấy phép săn bắt các động vật quý hiếm vì mục đích thương mại, và rất nhiều quan chức đã lấy việc đi săn để tiêu khiển. Thái độ này của chính quyền đã khuyến khích việc săn bắn bất hợp pháp trên quy mô lớn ở Tây Tạng vào những năm 1980 đến đầu những năm 1990. Một số kẻ săn trộm bất cần thậm chí đã giết nhà hoạt động Sonam Dhargay và những tình nguyện viên bảo vệ tự nhiên khác trong khu vực.

2. Các công ty lâm nghiệp quốc doanh chặt phá rừng gây nên lụt lớn

Cho đến năm 1949, những khu rừng ở Tây Tạng che phủ một trong những khu dự trữ sinh học lâu năm nhất ở trung tâm châu Á, tập trung chủ yếu ở phía Đông Amdo, Đông Nam Kham và khu vực Kongpo của miền Nam Tây Tạng. Nhưng sự xâm lược của ĐCSTQ đã mở toang cánh cửa cho bè lũ phá rừng mang danh công ty nhà nước.

trung-quoc-huy-diet-tay-tang

Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ gỗ lớn nhất thế giới, và họ đã gây ra nạn phá rừng với quy mô lớn chưa từng có tiền lệ trên xứ này. Diện tích che phủ rừng của Tây Tạng giảm từ 25,2 triệu hecta xuống chỉ còn 13,5 triệu hécta, tương ứng 46% trong khoảng thời gian từ năm 1950 tới năm 1985, với giá trị thị trường theo ước tính năm 2000 là 54 tỷ đôla.

Việc chặt phá rừng khủng khiếp ở một số vùng của Tây Tạng đã gây ra trận lụt sông Trường Giang năm 1998 và trận lụt Drukchu năm 2010.

A. Trận lụt sông Trường Giang năm 1998

Trận lụt sông Trường Giang năm 1998 ở Trung Quốc là một trong những trận lụt tồi tệ nhất trong vòng 44 năm. Theo các số liệu chính thức của Trung Quốc, nó đã giết chết hơn 3.000 người, khiến 15 triệu người mất nhà cửa và ảnh hưởng tới 223 triệu người khác – chiếm gần 1/5 dân số Trung Quốc. Ước tính tổng thiệt hại lên tới 40 tỷ USD.

Một nghiên cứu sau thảm họa của các khoa học gia Trung Quốc đã nêu tên nạn khai thác gỗ ở lưu vực sông Trường Giang, đặc biệt ở khu vực Tây Tạng – là một nguyên nhân chính dẫn đến lụt lớn.

Phá rừng vô tội vạ ở Tây Tạng cũng là nguyên nhân chính được nhấn mạnh trong Báo cáo Cuối cùng của Nhóm Điều phối và Đánh giá Thảm họa Liên Hợp Quốc (UNDAC) công bố tháng 9/1998. Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho rằng nguyên nhân chính của thảm họa là mưa lớn, tuyết tan tích tụ trên cao nguyên Tây Tạng và nạn phá rừng kinh hoàng ở đầu nguồn con sông phía Đông Tây Tạng.

Từ năm 1949 tới năm 1998, rừng ở miền Đông Kham đã tạo ra 241 triệu đôla tiền thuế và lợi nhuận cho các công ty khai thác rừng Trung Quốc. Việc khai thác gỗ quá mức và không bền vững tiếp diễn cho tới thảm họa năm 1998 diễn ra. Tuy vậy, những vụ phá rừng quy mô lớn vẫn tiếp diễn ở nhiều vùng của Kongpo sau đó.

Điều này có lẽ đã tạo ra một số trận lụt và lở đất gần đây tại khu vực này. Khai thác gỗ là ngành sử dụng rất nhiều nhân công ở Tây Tạng. Tính riêng vùng Kongpo đã có hơn 20.000 lính Trung Quốc và tù nhân Tây Tạng tham gia vào việc đốn và vận chuyển gỗ.

Một báo cáo vào tháng 1/2019 cho biết lượng tiêu thụ gỗ ở Trung Quốc đã tăng 18% lên 192,5 triệu m3 gỗ trong khoảng từ năm 2013 tới năm 2017.

B. Trận lụt Druchu năm 2010

Ngày 8/8/2010, lở đất và dòng bùn đá gây ra do mưa lớn đã xuất hiện ở vùng Druchuthuộc tỉnh Amdo miền Đông Bắc Tây Tạng. Theo các số liệu chính thức của Trung Quốc, bùn đá đã lấp đầy một khu vực dài 5km, rộng 300mm và sâu 5m với hơn 2 triệu m3 bùn đá chảy xuống thung lũng.

Thảm họa đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống cấp điện, nước và viễn thông tại khu vực. Bùn chảy đã phá hủy hơn 300 căn nhà và làm thiệt hại 700 căn khác.

Người dân Tây Tạng đã quy kết việc khai thác gỗ quá mức dọc lưu vực sông của chính quyền địa phương là thủ phạm chính. Đây là hậu quả của một chính sách mới ban hành năm 2005 yêu cầu dọn sạch rừng để khai thác sông Druchu và tạo ra 156 nhà máy thủy điện mới dọc con sông này.
khai-thac-mo-o-tay-tang-2Người dân Tây Tạng biểu tình phản đối một dự án của Trung Quốc (Ảnh qua freetibet.com)

Kết luận tương tự cũng xuất hiện trong một bài báo trên Tạp chí Nghiên cứu Địa chất năm 2014, cho rằng trận lở đất kinh hoàng tại Drukchu tháng 8/2010 xuất hiện với các nguyên nhân chính là mưa lớn, cộng hưởng với trận động đất Tứ Xuyên tháng 5/2008 và sự tổn thất nghiêm trọng của thảm thực vật tại khu vực.

3. Ô nhiễm nguồn nước từ các chất thải độc hại của ngành khai khoáng

Khai mỏ quy mô lớn và có hệ thốngTây Tạng bắt đầu từ những năm 1960 cùng với sự bành trướng của Trung Quốc. ĐCSTQ đã bắt đầu khảo sát các mỏ quặng tại Tây Tạng ngay sau khi chiếm đóng. Rất nhiều cơ sở hạ tầng ở Tây Tạng là để phục vụ mục tiêu đẩy nhanh tốc độ vơ vét khoáng sản nơi này.

Phương pháp khai khoáng mang tính phá hủyvô đạo đức của Trung Quốc đã gây ra biểu tình và bất ổn trên khắp Tây Tạng. Kể từ năm 2009, đã có hơn 30 cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối khai mỏ ở Tây Tạng khi các công ty Trung Quốc liên tục phá hủy các đồng cỏ và đầu độc các dòng sông.
M

khai-thac-mo-o-tay-tang

Một khu mỏ của Trung QuốcTây Tạng (Ảnh qua freetibet.com)

A. Ô nhiễm nước vùng Mingyak Lhagang

Một công ty khai thác lithium có tên Ronda Lithium đã xả các chất độc ra sông Lichu ở vùng Minyak Lhagang miền Đông Tây Tạng, gây ra ô nhiễm nước nghiêm trọng và cá chết hàng loạt.

Vụ việc này đã khiến hàng trăm người dân địa phương tràn ra đường biểu tình ngày 4/5/2016. Chính quyền địa phương thông báo với người biểu tình rằng họ đã tạm ngưng các hoạt động khai thác. Nhưng không lâu sau đó người dân đã phát hiện ra chính quyền nói dối – các hoạt động ấy vẫn tiếp diễn.

Đây không phải là lần đầu tiên một con sông bị đầu độc. Năm 2013, cũng chính dòng sông ấy đã bị ô nhiễm bởi các chất thải khai thác lithium, gây ra cái chết của các động vật dưới nướcđe dọa nguồn nước sinh hoạt của nhân dân địa phương.

B. Ô nhiễm nước làng Dolkar

Trong một vụ việc tương tự ngày 23/9/2014, tại ngôi làng Dolkar và Zibuk ở huyện Lhundrup gần Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, hơn 1.000 người Tây Tạng đã biểu tình phản đối sự ô nhiễm sông gây ra bởi mỏ khai thác đa kim loại Gyama.

Mỏ này nằm gần một con sông cấp nước cho sinh hoạt, thủy lợi và chăn nuôi của nhân dân địa phương.

Đúng như dự đoán, giới chức địa phương tuyên bố ô nhiễm đến từ các lý do tự nhiên chứ không phải từ công ty khai khoáng. Nhưng theo các nghiên cứu khoa học, tuyên bố này không chính xác. Xiang, một nhà khoa học Trung Quốc khẳng định chắc chắn rằng rất nhiều mỏ khai thác và khu vực chế biến trên lựu vực sông đã gây ra vấn nạn môi trường do có chứa hàm lượng lớn các kim loại nặng như chì, đồng, kẽm và mangan… Các chất độc sẽ theo nước ngầm vào đất và gây ô nhiễm cho môi trường địa phương, đe dọa chất lượng nước ở hạ lưu.

Một dân làng đã trả lời Đài Châu Á Tự Do vào tháng 9/2014 như sau: “Trong quá khứ, những con sông của chúng tôi trong lành và mát mẻ, những ngọn núi và thung lũng thì tươi đẹp tự nhiên. Nhưng giờ sông suối đều bị ô nhiễm từ các mỏ khai khoáng rồi.” Điều này đã thể hiện rõ tốc độ phá hoại nhanh chóng môi trường tự nhiên tại khu vực này.

Kết luận

Trong khi sách trắng của Trung Quốc hạ thấp năng lực của người Tây Tạng trong việc khai thác thiên nhiên trước khi Trung Quốc xâm lược, thì chính sự nông cạn và vô đạo đức của chính quyền ĐCSTQ đã phá hủy môi trường tự nhiên tươi đẹp của người Tây Tạng.
khu-mo-tay-tangMột khu mỏ cũ ở Tây Tạng chỉ còn các con đường giữa hoang mạc và gió lốc (Ảnh: Shutterstock)

Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã chi nhiều triệu đôla cho các dự án bảo vệ môi trường trong những năm gần đây, nhưng họ lại kiếm được hàng tỷ từ khai khoáng và vơ vét các tài nguyên khác của Tây Tạng.

Ví dụ, một báo cáo triển vọng sản xuất năm 2019 của Hiệp hội Vàng Quốc tế Trung Quốc cho biết: “Sản xuất đồng từ mỏ Jiama tăng 54% từ 35.844 tấn lên 55.025 tấn trong cùng kỳ năm 2017. Sản lượng vàng tăng từ 47.710 lên 70.262 ounce trong cùng kỳ năm 2017.”

Khảo sát Địa chất Trung Quốc năm 2007 ước tính Tây Tạng hiện có khoảng 30-40 triệu tấn đồng, 40 triệu tấn kẽm và hàng tỷ tấn quặng sắt. Mỏ đồng Yulong với trữ lượng 7,8 triệu tấn là mỏ lớn nhất Trung Quốc và thứ hai châu Á.

Trong khi các công ty quốc doanh Trung Quốc tiếp tục kiếm được hàng tỷ đôla từ khai khoáng, xây đập, chặt gỗ và du lịch trên khắp Tây Tạng, thì 60 năm qua, thiên nhiên Tây Tạng đang bị tàn phá với tốc độ chưa từng có trong lịch sử lâu đời của vùng đất này.

Thiên nhiên cung cấp vật chất cho cuộc sống của con người, tín ngưỡng cung cấp điểm tựa tâm linhduy trì đạo đức cho con người. Phá hủy đi 2 nền tảng đó, phải chăng ĐCSTQ đang hủy diệt dân tộc Tây Tạng từ những nền tảng căn bản nhất?

Theo Green World Warriors
Hạ Chi tổng hợp
(Theo trithucvn.net)

Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…