Cộng Đồng Phật Giáo Tham Gia Bảo Tồn, Phát Triển Rừng Ngập Mặn Ven Biển Cù Lao Lợi Quan, Tỉnh Tiền Giang

21/05/20164:55 CH(Xem: 4556)
Cộng Đồng Phật Giáo Tham Gia Bảo Tồn, Phát Triển Rừng Ngập Mặn Ven Biển Cù Lao Lợi Quan, Tỉnh Tiền Giang

CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO
THAM GIA BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN
VEN BIỂN CÙ LAO LỢI QUAN, TỈNH TIỀN GIANG

DUYÊN KHỞI TRONG PHẬT GIÁO

daophatvoimoitruong“Khái niệm Duyên khởi, tính bình đẳng sinh mệnh, sự luân hồi sinh mệnh là đặc trưng lớn và nền tảng căn bản của Phật giáo, đều có mối quan hệ mật thiết với Rừng. Quả thực Phật giáotôn giáo biểu đạt tiến trình tự nhiên của rừng. Và đồng thời, điều quan trọng là đặc trưng tư tưởng Phật giáo không chỉ có quan hệ mật thiết với rừng mà còn thể hiện qua tư tưởngtrí tuệ của sự cộng sinh giữa con người với thiên nhiên. Theo khái niệm Duyên khởi thì việc hủy hoại mạng sống, bắt giữ hay cướp bóc những sinh vật, đốn phá thực vậtvấn đề rất nghiêm trọng. Do đó, nếu một hệ sinh thái bị phá hủy do việc di dời động vật hoang dã, thực vật ra khỏi môi trường cư trú, sinh sống của nó thì cần phải cảnh cáo, phản đối hành vi đó”. “Tất cả sinh mệnh không luận là cấp thấp hay cấp cao đều là thiêng liêng. Kính úy sinh mệnh tức là giữ gìn bảo vệ sinh mệnh, làm thăng hoa sinh mệnh, chỉ có như thế mới có thể khiến cho sinh mệnh thực hiện được giá trị cao nhất của nó. Đồng thời, Kính úy sinh mệnhnuôi dưỡng tình thương, sự hiến dâng, sự thông cảm, cùng an vui của con người và sự truy cầu mang tính cộng đồng”. “Tất cả vật tồn tại trong hệ thống sinh thái đều có đủ giá trị nội tại, tất cả vật tồn tại đều có quyền lợi trong tiến trình “Tự ngã thực hiện”, con người cũng phải gánh lấy trách nhiệm luân lý đối với sỏi đá, thì trên phương diện tinh thần mới có thể đạt đến “Tự ngã thực hiện” chỉ cho việc con người  thoát ra khỏi tình trạng hẹp hòi cô độc, đem sự đồng nhất hóa giữa mình và vật, từ một người bạn đến cả nhân loại, từ nhân loại mở rộng đến tất cả vật tồn tạisinh mệnh, rút ngắn cảm giác ghẻ lạnh, xa cách giữa bản thân với các vật tồn tại khác, rồi sau mới thực hiện sự chuyển biến từ Tiểu ngã sang Đại ngã”.

PHẬT GIÁO VÀ MÔI TRƯỜNG

Phật giáolý luận của Luân lý học môi trường hiện đại có rất nhiều điểm giống nhau, đại khái có thể quy nạp thành những điểm như sau: - Đều nhấn mạnh sự cùng bổ trợ, cùng tồn tại lẫn nhau giữa con ngườigiới tự nhiên. Phật giáo nhấn mạnh con người và môi trường sống đều nương tựa và chuyển hóa lẫn nhau. Giữa con ngườigiới tự nhiên có sự tương nhập lẫn nhau, cùng tác dụng nhau; vòng sinh vật là một chỉnh thể không thể chia cắt được, tỉ lệ cân đối, động thái có trật tự, con người nương giới tự nhiên để sinh tồn, giới tự nhiên là “thân thể” vô cơ của con người. Như vậy con ngườigiới tự nhiên kết hợp lại thông qua mối quan hệ lẫn nhau và tác dụng lẫn nhau. - Đều nhấn mạnh giới tự nhiên có địa vị bình đẳng. - Đều nhấn mạnh con người phải có tình cảm sâu sắc đối với tự nhiên. Phật giáo chủ trương “Loài vô tình có tính giác” vốn đã bao hàm sự yêu quý giới tự nhiên rồi. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm xếp đất đai, cỏ cây, sỏi đá, vàng bạc thành một loại chúng sinh, được gọi là Vô tưởng yết Nam, Kinh này còn cho rằng đệ tử Phật không nên dùng tay nhổ hoặc giẫm đạp lên cỏ cây. - Đều nâng cao mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên đến phạm trù luân lý. Con người và đất đai, nước, thực vậtđộng vật tồn tại mối quan hệ luân lý, cho rằng chỉ có sự vật có lợi ích khi bảo vệ được sự hài hòa, ổn định và tốt đẹp của cộng đồng sinh vật thì nó mới hợp lý. - Đều kết hợp việc bảo vệ sinh mệnh và sự tiến bộ của nhân loại.

 

XEM TIẾP:
pdf_download_2
Bảo Vệ Môi Trường



 














Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :