Cộng Đồng Phật Giáo Tham Gia Bảo Tồn, Phát Triển Rừng Ngập Mặn Ven Biển Cù Lao Lợi Quan, Tỉnh Tiền Giang

21/05/20164:55 CH(Xem: 4242)
Cộng Đồng Phật Giáo Tham Gia Bảo Tồn, Phát Triển Rừng Ngập Mặn Ven Biển Cù Lao Lợi Quan, Tỉnh Tiền Giang

CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO
THAM GIA BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN
VEN BIỂN CÙ LAO LỢI QUAN, TỈNH TIỀN GIANG

DUYÊN KHỞI TRONG PHẬT GIÁO

daophatvoimoitruong“Khái niệm Duyên khởi, tính bình đẳng sinh mệnh, sự luân hồi sinh mệnh là đặc trưng lớn và nền tảng căn bản của Phật giáo, đều có mối quan hệ mật thiết với Rừng. Quả thực Phật giáotôn giáo biểu đạt tiến trình tự nhiên của rừng. Và đồng thời, điều quan trọng là đặc trưng tư tưởng Phật giáo không chỉ có quan hệ mật thiết với rừng mà còn thể hiện qua tư tưởngtrí tuệ của sự cộng sinh giữa con người với thiên nhiên. Theo khái niệm Duyên khởi thì việc hủy hoại mạng sống, bắt giữ hay cướp bóc những sinh vật, đốn phá thực vậtvấn đề rất nghiêm trọng. Do đó, nếu một hệ sinh thái bị phá hủy do việc di dời động vật hoang dã, thực vật ra khỏi môi trường cư trú, sinh sống của nó thì cần phải cảnh cáo, phản đối hành vi đó”. “Tất cả sinh mệnh không luận là cấp thấp hay cấp cao đều là thiêng liêng. Kính úy sinh mệnh tức là giữ gìn bảo vệ sinh mệnh, làm thăng hoa sinh mệnh, chỉ có như thế mới có thể khiến cho sinh mệnh thực hiện được giá trị cao nhất của nó. Đồng thời, Kính úy sinh mệnhnuôi dưỡng tình thương, sự hiến dâng, sự thông cảm, cùng an vui của con người và sự truy cầu mang tính cộng đồng”. “Tất cả vật tồn tại trong hệ thống sinh thái đều có đủ giá trị nội tại, tất cả vật tồn tại đều có quyền lợi trong tiến trình “Tự ngã thực hiện”, con người cũng phải gánh lấy trách nhiệm luân lý đối với sỏi đá, thì trên phương diện tinh thần mới có thể đạt đến “Tự ngã thực hiện” chỉ cho việc con người  thoát ra khỏi tình trạng hẹp hòi cô độc, đem sự đồng nhất hóa giữa mình và vật, từ một người bạn đến cả nhân loại, từ nhân loại mở rộng đến tất cả vật tồn tạisinh mệnh, rút ngắn cảm giác ghẻ lạnh, xa cách giữa bản thân với các vật tồn tại khác, rồi sau mới thực hiện sự chuyển biến từ Tiểu ngã sang Đại ngã”.

PHẬT GIÁO VÀ MÔI TRƯỜNG

Phật giáolý luận của Luân lý học môi trường hiện đại có rất nhiều điểm giống nhau, đại khái có thể quy nạp thành những điểm như sau: - Đều nhấn mạnh sự cùng bổ trợ, cùng tồn tại lẫn nhau giữa con ngườigiới tự nhiên. Phật giáo nhấn mạnh con người và môi trường sống đều nương tựa và chuyển hóa lẫn nhau. Giữa con ngườigiới tự nhiên có sự tương nhập lẫn nhau, cùng tác dụng nhau; vòng sinh vật là một chỉnh thể không thể chia cắt được, tỉ lệ cân đối, động thái có trật tự, con người nương giới tự nhiên để sinh tồn, giới tự nhiên là “thân thể” vô cơ của con người. Như vậy con ngườigiới tự nhiên kết hợp lại thông qua mối quan hệ lẫn nhau và tác dụng lẫn nhau. - Đều nhấn mạnh giới tự nhiên có địa vị bình đẳng. - Đều nhấn mạnh con người phải có tình cảm sâu sắc đối với tự nhiên. Phật giáo chủ trương “Loài vô tình có tính giác” vốn đã bao hàm sự yêu quý giới tự nhiên rồi. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm xếp đất đai, cỏ cây, sỏi đá, vàng bạc thành một loại chúng sinh, được gọi là Vô tưởng yết Nam, Kinh này còn cho rằng đệ tử Phật không nên dùng tay nhổ hoặc giẫm đạp lên cỏ cây. - Đều nâng cao mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên đến phạm trù luân lý. Con người và đất đai, nước, thực vậtđộng vật tồn tại mối quan hệ luân lý, cho rằng chỉ có sự vật có lợi ích khi bảo vệ được sự hài hòa, ổn định và tốt đẹp của cộng đồng sinh vật thì nó mới hợp lý. - Đều kết hợp việc bảo vệ sinh mệnh và sự tiến bộ của nhân loại.

 

XEM TIẾP:
pdf_download_2
Bảo Vệ Môi Trường



 










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/10/2020(Xem: 1941)
14/06/2014(Xem: 17957)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.