Truyền Giới Tỳ Kheo Ni Tại Vaishali - Một Sự Kiện Lịch Sử - Lee Yu Ban Hải

16/06/201212:00 SA(Xem: 11177)
Truyền Giới Tỳ Kheo Ni Tại Vaishali - Một Sự Kiện Lịch Sử - Lee Yu Ban Hải

TRUYỀN GIỚI TỲ KHEO NI TẠI VAISHALI
MỘT SỰ KIỆN LỊCH SỬ
Lee Yu Ban Hải

Cách nay khoảng 2600 năm, đức Phật đã khai sinh giáo đoàn Tỳ Kheo Ni tại Vaishali bằng việc truyền giới cho di mẫu của Ngài tại thành Vaishali, nay thuộc bang Bihar, Ấn Độ.

Vào tháng bảy này, lần đầu tiên trong thời hiện đại, sự kiện đó sẽ được tiếp nối khi một số Sa di ni sẽ thọ giới Tỳ kheo ni theo truyền thống Theravada tại Ni viện Kiều Đàm Di Việt Nam ở Vaishali. Sự kiện truyền giới lần này là tâm nguyện của Sư cô Liễu Pháp, một Tỳ kheo ni truyền thống Theravada Việt Nam, giảng viên khoa Phật học Đại học New Delhi, lưu trú tại Ấn Độ gần 14 năm.

Lễ truyền giới sẽ được tổ chức tại Ni viện ở Vaishali và được coi như là một sự kết nối lịch sử của thị trấn này với sự khai sinh của giáo đoàn Ni giới cách nay hơn hai thiên niên kỷ.

nivienkieudamdi-vietnam-ando
Chùa Kiều Đàm Di Vaishali, Ấn Độ - nơi sẽ diễn ra lễ truyền giới Tỳ kheo ni

Sự kiện này cũng là một phần nỗ lực của chư Tăng Theravada trên thế giới nhằm khôi phục giáo đoàn Tỳ kheo ni sau khi sự truyền thừa bị gián đoạn trong truyền thống này cách nay nhiều thế kỷ cho dù nó vẫn được tiếp tục phát triển trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền.

Sư cô Liễu Pháp đã chấp nhận sự thỉnh cầu của các Sa di niẤn Độ cũng như các quốc gia khác và khiến nó trở thành một sự kiện mang tính quốc tế. Nghi thức truyền giới Tỳ kheo ni đòi hỏi phải có sự tham dự của nhị bộ Tăng Ni. Về vấn đề này, Ban tổ chức đã cung thỉnh các Trưởng lão Tăng Ni từ Ấn Độ, Tích Lan. Trưởng lão Nyaninda người Myanmar, vị Trưởng lão rất được tôn kính tại Bodhagaya cũng đã được cung thỉnh tham dự.

Các vị tân Tỳ kheo ni sẽ phải ở lại đây tối thiểu là ba tháng để học giới luật của giáo đoàn trước khi trở về nước. 

CTV (Theo Buddhist Channel)
(Phật Tử Việt Nam)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Theo Biên niên sử Urangkhathat (Phrathat Phanom), bảo tháp cất giữ 9 xá lợi xương bàn chân của Đức Phật. Khách du lịch đã tụ tập trên lối đi dạo ven sông ở Nong Khai để xem bảo tháp trong khi những người khác đi thuyền để quan sát cận cảnh. Mực nước sông rút dần cho thấy cấu trúc cổ xưa đang bị xói mòn do dòng chảy của sông Mekong, đang bào mòn lớp đá bên ngoài của tháp.