'Danh Sách Các Giáo Phái "Có Vấn Đề" Cần Quan Tâm

22/03/20213:50 CH(Xem: 94277)
'Danh Sách Các Giáo Phái "Có Vấn Đề" Cần Quan Tâm

dalai lama"When teachers break the precepts, behaving in ways that are clearly damaging to themselves and others, students must face the situation, even though this can be challenging, criticize openly, that's the only way." His Holiness the Dalai Lama

"Khi các Pháp sư phá giới, có những hành vi rõ ràng gây tổn hại cho bản thân họ và những người khác, các Phật tử phải đối mặt với tình hình, mặc dù điều này có thể gây nên thử thách, chỉ trích công khai, đó là cách duy nhất. " Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

DANH SÁCH CÁC GIÁO PHÁI "CÓ VẤN ĐỀ"
CẦN QUAN TÂM
Biên tậpHoàng Liên Tâm
Updated: 7-12-2020

 

Có lẽ chưa khi nào vấn đề sùng bái trở nên khủng khiếp như hiện nay. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã lên tiếng: sùng bái đang dẫn dắt nhiều người xa rời văn minh, tiến bộ xã hội.

Chủ nghĩa sùng bái có mặt trong hầu hết các tôn giáo, khi mà các tu sĩ truyền đạo có sức thuyết phục mạnh mẽ, quyến rũ, lôi cuốn và xảo quyệt – người tự cho mình có sở hữu quyền năng nhất định hoặc xưng là có "câu thông trực tiếp" với các vị thánh thần, thượng đế và do đó được trao quyền để nói thay mặt cho các vị đó. Họ cho rằng mình có quyền lực để chữa lành bệnh hay đảo ngược bất hạnh của một người. 

Và những người theo thường là những người mắc bệnh tà kiến, không nhìn sự việc bằng trí tuệ mà nhìn bằng tâm phân biệt, thương-ghét.

Trong Phật giáo người thầy giảng pháp không phải là không có sai lầm, và một phần nhiệm vụ của người đệ tử là chỉ ra lỗi lầm của người thầy một cách tôn trọng. Người đệ tử cũng không cần phải gắn chặt vào một người thầy, nếu người thầy đó được xem là không có khả năng. Trong khi đó, Guru (nhà lãnh đạo tôn giáo) được thần tượng hóa và tôn thờ bởi những người theo ông. Ông được coi là không thể sai lầm.

Vào ngày 16-19 tháng Ba, năm 1993, một cuộc họp quan trọng được tổ chức tại Dharamsala, Ấn Độ, giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và 22 vị Pháp Sư (Dharma Teachers) người Tây Phương đến từ các truyền thống Phật giáo lớn ở Âu Châu và Mỹ Châu. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các vị Lạt ma Tây Tạng Drikung Chetsang Rinpoche, Rinpoche Pachen Otrul, và Amchok Rinpoche. Mục đích của cuộc họp là để thảo luận công khai một loạt các vấn đề liên quan đến việc truyền bá Phật Pháp đến những vùng đất phương Tây. Một bản văn được công bố sau buổi họp như sau:

“Each student must be encouraged to take responsible measures to confront teachers with unethical aspects of their conduct. If the teacher shows no sign of reform, students should not hesitate to publicize any unethical behavior of which there is irrefutable evidence. This should be done irrespective of other beneficial aspects of his or her work and of one's spiritual commitment to that teacher. It should also be made clear in any publicity that such conduct is not in conformity with Buddhist teachings. No matter what level of spiritual attainment a teacher has, or claims to have, reached, no person can stand above the norms of ethical conduct.” ("Mỗi Phật tử theo học Phật Pháp cần phải được khuyến khích vai trò trách nhiệm của họ khi phải đương đầu với vị Pháp sư của mình về các hành vi không đạo đức của vị thầy. Nếu không có dấu hiệu của sự cải thiện, các Phật tử không nên ngần ngại công bố công khai các hành vi không đạo đức, trong đó có những bằng chứng không thể chối cãi của vị Pháp sư. Việc này cần được thực hiện rõ ràngcông khai các hành vi không đạo đức này là không phù hợp với giáo lý Phật giáo. Không ai, bất kể người đó là bậc thầy có đẳng cấp hay tự cho mình đạt được đẳng cấp cao về chứng ngộ Phật Pháp, có thể đứng trên giới luật và các chuẩn mực đạo đức..”) [01]

Ký tên:

Fred von Allmen, Brendan Lee Kennedy, Ven. Ajahn Amaro, Sensei Bodhin Kjolhede, Jack Kornfield, Martine Batchelor, Dharmachari Kulananda, Stephen Batchelor, Roshi Jakusho Bill Kwong, Alex Berzin, Lama Namgyal (Daniel Boschero), Ven. Thubten Chodron (Cherry Greene), Ven. Tenzin Palmo, Lama Drupgyu bạn thân thiết Chapman), Ven. Thubten Pende (James Dougherty), Lopon Claude aEsnee, Lama Surya Das (Jeffrey Miller), Edie Irwin, Robert Thurman, Junpo Sensei (Denis Kelly), Sylvia Wetzel.

Các Pháp sư và các giáo phái được liệt kê ở link dẫn chiếu này đã có những khiếu nại nghiêm trọng về hành vi của họ và / hoặc giáo lý. Việc công bố này chỉ là cảnh báo, nhất là đối với những người mới bước vào đạo, về những vấn đề tiềm năng đã có hoặc sẽ có thể gây tranh cãi của các giáo phái này. Đặc biệt là ở Trung Quốc, Đài Loan và những Pháp sư đến từ đó, chúng tôi khuyên bạn nên thận trọng khi vị Pháp sư nào đó được gọi là "Phật sống", là đấng "Tối Thượng Phật". Chỉ riêng điều này đã đi ngược lại tất cả các ý tưởng của Phật giáo về sự khiêm tốn. Đó là chưa kể đến việc vị này rao giảng về việc thực hànhthể đạt đến giác ngộ tức thời, hứa hẹn sự giàu cónổi tiếng. Hãy thận trọng!...” [02]

Trong danh sách này, ngoài Ching Hai “Vô Thượng Sư” Thanh Hải, (xem links bên dưới: Sự Thật Về Tà Đạo Thanh Hải Vô Thượng Sư ), Michael Roach, Một Nhà Sư Phật Giáo Mê Kim Cương, Lý Hồng Chí của Pháp Luân Công mà rất nhiều người trên thế giới biết đến, chúng ta còn thấy một vị được gọi là "Phật sống" đến từ Trung Hoa lục địa sang Hoa Kỳ, tự xưng là “Tối Thượng Phật” (Highest Buddha), người lãnh đạo tối cao của đạo Phật, tức Đức Giáo Hoàng của Phật Tử toàn cầu (Buddhist Pope) mà tiếng Anh có ba danh xưng: "Dorje Chang Buddha III /Wan Ko Yee /Wan Ko Yeshe Norbu". Một vị Phật không có lịch sử, không có ai biết, không gốc tích.

 

Riêng tại Việt Nam hiện có các giáo phái liệt kê dưới đây rất cần được quan tâm:

1. Ching Hai “Vô Thượng Sư” Thanh Hải
Sự Thật Về Tà Đạo Thanh Hải Vô Thượng Sư  
Nhận Định Về Pháp Môn Quan Âm Của Thanh Hải Vô Thượng Sư 

2. Trần tâm Ruma 
Lại Thêm Một "thượng Sư" Truyền Bá Pháp Môn Âm Thanh 
TT Thích Chân Tính giải đáp thắc mắc của Phật tử về 'minh sư' Trần Tâm 

3. Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam: (Long Hoa Phật Nhị Hội)
Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam” hay là: “Tà Đạo Tịnh Vương Nhất Tông?”

4. Nhất Quán Đạo 
Nhất Quán Đạo Có Phải Là Phật Giáo Không? 
Nhật Liên Chính Tôn và Nhất Quán Đạo có phải là Phật giáo không ?

5. Thiền Tông Tân Diệu
Những cái sai của ông Nguyễn Công Nhân chùa Tân Diệu, Long An
Tà giáo Thiền Tông Tân Diệu
Vấn đáp: Bí mật về Thiền tông Tân Diệu | Thích Nhật Từ
Thiền Tông Tân Diệu Tà Hay Chánh? (Thượng Tọa Thích Trí Chơn giải mã)
6. Chân Quang Và Tà Phái 'Thiền Tôn Phật Quang'
Chân Quang & Tà Phái 'Thiền Tôn Phật Quang'
Tu sĩ và âm nhạc
Hoang-tưởng-cu-si-minh-man
Tà Sư' Chân Quang Nguỵ Tạo Và Khai Man Lý Lịch
7. Tịnh thất Bồng Lai
Sự thật về nơi được gọi là 'Tịnh thất Bồng Lai'
TT. Thích Nhật Từ tiết lộ toàn bộ Sự Thật về Tịnh Thất Bồng Lai Nơi Nuôi Dưỡng 5 Chú Tiểu
Giáo hội Phật giáo Việt Nam " lật mặt " Tịnh Thất Bồng Lai
Ban Trị sự tỉnh Long An kiến nghị về “tịnh thất Bồng Lai”
8. Sự thật tà đạo "Tâm linh Hồ Chí Minh"
Sự thật tà đạo "Tâm linh Hồ Chí Minh"
https://thuvienhoasen.org/a35675/su-that-ta-dao-tam-linh-ho-chi-minh- 

9. Tà đạo Pháp Luân Công
Đôi điều về Lý Hồng Chí và tà đạo Pháp Luân Công
Giới trí thức Phật giáo phê phán lý luận “nghiệp lực” trong Pháp Luân Công
Sáu lý do chứng minh Pháp Luân Công không liên quan gì đến Phật Pháp
10. Sự thật về cái gọi là Đạo sư Thinley Nguyên Thành
Sự thật cái gọi là “đạo Sư” Thinley Nguyên Thành (Mục Lục Các Bài Viết)

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/10/2015(Xem: 16910)
19/02/2014(Xem: 8759)
24/08/2022(Xem: 2298)
08/03/2015(Xem: 9121)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.