Nhất Quán Đạo Có Phải Là Phật Giáo Không?

05/12/20185:06 SA(Xem: 41996)
Nhất Quán Đạo Có Phải Là Phật Giáo Không?

NHẤT QUÁN ĐẠO CÓ PHẢI LÀ PHẬT GIÁO KHÔNG?
HT. Thích Thánh Nghiêm & TT Thích Nhật Từ trả lời

 

nhat quan daoChúng tôi được một người cháu dẫn đến một nơi được gọi là Phật Đường tại quận 11 TP. Hồ Chí Minh để tham dự một buổi lễ truyền đạo do một vị Cư sĩ mà cháu tôi gọi là Thầy đến từ đảo quốc Đài Loan. Sau khi dùng cơm chay xong, chúng tôi được mời lên tầng lầu xem chính điện và được một vị nữ cư sĩ trẻ người Việt gốc Hoa nói thông thạo tiếng Hoa và tiếng Việt thuyết về vị sư phụNhất Quán Đạo. Chúng tôi được mời đăng ký để vị Thầy truyền đạo điểm huyệt (họ gọi là điểm huyền quang). Cô thông dịch viên nói không ép buộc sau khi chúng tôi khước từ với lý do cần nghiên cứu thêm về Nhất Quán Đạo. Đây là lần đầu tiên chúng tôi được nghe và biết đến giáo phái này có mặt tại Việt Nam. Vậy xin quý thầy và ban biên tập Thư Viện Hoa Sen cho biết Nhất Quán Đạo có phải là Phật Giáo Không? (Trần Thị Thu Hà thuhatranthi..@yahoo.com)

 

TRẢ LỜI

 

Theo Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học, “Nhất Quán Đạo là một tà phái mượn danh nghĩa Phật giáo, vốn là hậu duệ của Bạch Liên Giáo, do Lưu Thanh Hư lập ra vào năm 1886 tại Đông Chấn Đường thuộc huyện Thanh Châu, tỉnh Sơn Đông, rồi được truyền bá rộng rãi nhờ công sức của Lộ Trung Nhất và Trương Thiên Nhiên. Giáo phái này từng bị chính quyền Trung Hoa Dân Quốc lần lượt nghiêm cấm vào các năm 1936 và năm 1956, nhưng vẫn tồn tại dai dẳng dưới các danh xưng khác nhau.

Nhất Quán Đạo được truyền vào Đài Loan năm 1954 do công sức của Tôn Huệ Minh, nhưng vẫn không được công nhận như một tôn giáo hợp pháp. Mãi cho đến năm 1987, tổng thống Tưởng Kinh Quốc của Đài Loan mới bãi bỏ lệnh cấm này.

Giáo phái này vay mượn các giáo nghĩa của Phật giáo, Khổng giáo, Đạo giáo, kể cả Thiên Chúa giáoHồi giáo. Họ thờ vị thần cao nhất gọi là Minh Minh Thượng Đế (tức Vô Cực Lão Mẫu, cho rằng tất cả Phật, Bồ Tát, thần thánh trên đời đều do Vô Cực Lão Mẫu sanh ra), cũng như thờ Di Lặc Bồ Tát, Tế Công đại sư (họ coi Trương Thiên Nhiênhóa thân của vị này), Nguyệt Huệ Bồ Tát (hóa thân thành Tôn Tố Chân, tức Tôn Huệ Minh, vợ của Trương Thiên Nhiên), Quán Âm Bồ Tát, Quan Công, và Lữ Tổ (Lữ Động Tân). Nhằm tạo sự chánh thống, họ cũng tuyên xưng họ là Phật giáo chánh truyền, Lưu Thanh Hư tự xưng là người thừa kế chính thức của tổ Bồ Đề Đạt Ma, đã có công chấn chỉnh Phật giáo, được sự mặc khải để củng cố Phật giáo sau khi các tăng sĩ hậu duệ của Lục Tổ Huệ Năng đã làm suy đồi, truyền bá sai lạc Phật pháp!”

thich thanh nghiem
HT. Thích Thánh Nghiêm

Dưới đây là lời giải đáp của Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm, một vị cao Tăng Trung Hoa:

“Từ nhà Minh trở đi, ở Trung Quốc thịnh hành thuyết hòa đồng ba giáo Nho-Phật-Lão. Rồi sau khi chính phủ Dân quốc thành lập, thừa kế ảnh hưởng còn lại của các hội bí mật của Bạch Liên giáo, lại sinh ra thuyết hòa đồng các tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo, Gia Tô giáo và Hồi giáo.

Thuyết này rút tỉa ý nghĩa của năm giáo, chắt lọc và dung hợp lập ra "Nhất quán đạo". Tuy chủ thuyết của Nhất quán đạoquán xuyến 5 giáo, nhưng chủ yếu lấy tín ngưỡng Di-Lặc, truyền thuyết Tế-công, các Kinh "Kim Cương", "Tâm Kinh", "Duy Ma Cật", "Pháp Bảo Đàn" của Lục Tổ làm lý luận để "treo đầu dê bán thịt chó". Họ nói nào là Phật Thích Ca đã thoái vị, hiện nay Lão Mẫu Vô Sanh đã phái Di Lặc xuống nắm giềng mối của đạo, lại nói Thiền Tông sau Huệ Năng đã suy tàn, và chức trách duy trì đạo đã thuộc về người thế tục. Do đó mà phái " Nhất Quán Đạo " cực lực bài xích Tăng ni Phật giáo xuất gia.

Đối với những người chưa vào đạo của họ, thì họ tự xưng là Phật giáo, gọi tế đàn thờ Trời của họ là Phật đường. Nhưng sau khi đã vào rồi thì mới được họ cho biết đây là đạo Trời và tín đồ gọi nhau bằng Đạo thân.

Tư tưởng, quan điểm của họ cũng như nghi thức nhập đạo của họ đều khác với Phật giáo. Họ dùng kinh Phật, nhưng không nói Phật pháp. Họ dựa vào những điều nghe được từ linh môi, từ "loan đàn" để giải thích kinh Phật. Các bậc Thánh hiền xưa nay trong đạo Phật đều chủ trương lấy Phật pháp để giải thích Phật pháp theo đúng câu "Y kinh giải thích kinh Phật là Phật nói; lìa kinh một chữ là Ma nói". Như vậy, đủ biết "Nhất quán đạo" tuy nói quán thông 5 giáo, thực ra là hủy báng Phật giáo, âm mưu muốn thay thế Phật giáo.

Họ không có lịch sử, không có giáo chủ, không có giáo nghĩa, họ bóp méo lịch sử Phật giáo, muốn thay thế giáo chủ Thích Ca của Phật giáo, gây lộn xộn trong giáo nghĩa, lại rêu rao tự xưng là đạo Trời, sùng bái toàn những nhân vật hư cấu, như Lão Mẫu Vô Sanh, thượng đế Minh Minh, tin vào những lời do ông đồng, bà cốt nói ra, rồi lại còn lợi dụng Phật đường, tượng Phật, danh hiệu Phật, kinh Phật để lừa dối người. Phật giáo lấy Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng làm trung tâm tín ngưỡngcông khaihợp lý tính. Nhất quán đạo cũng dùng danh từ Tam Bảo, nhưng lại dùng các nghi thức như Điểm huyền quang (điểm vào một chấm giữa hai mắt) câu chú 5 chữ (Vô Thái Phật Di Lặc), đó chính là thần bí, cảm tính, không phải là Phật giáo.

Nói chung lại, Nhất quán đạo của Trung Quốc, không phải là Phật giáo chính thốngvĩnh viễn không thể hòa nhập vào Phật giáotính chất, thứ bậc tu hành, và nhất là mục đích của chúng đều khác với Phật giáo. (Trích từ Học Phật Quần Nghi: https://thuvienhoasen.org/p21a6791/hoc-phat-phan-nghi 

 

Dưới đây là lời giải đáp của Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh qua video clip như sau:

 

 

Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen

Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…