Đánh Mất Tính Độc Lập Của Phật Giáo Việt Nam

18/09/201312:00 SA(Xem: 19479)
Đánh Mất Tính Độc Lập Của Phật Giáo Việt Nam

ĐÁNH MẤT TÍNH ĐỘC LẬP
CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
LÀ ĐÁNH MẤT DI SẢN CƠ BẢN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM 
Ls HÀ HUY SƠN

img_4516_769771660-0ff8aĐạo Phật kể từ khi truyền vào Việt Nam đến nay trải hơn 2000 năm đã dần dần đi vào tâm thức, ảnh hưởng nhiều đến cách nghĩ, cách sống của phần đông người Việt. Tuy có nhiều thịnh suy do những nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài nhưng đạo Phật từ lâu đã có vai trò quan trọng trong đời sống người Việt, góp phần không nhỏ trong di sản lịch sử và văn hóa của đất nước Việt Nam. (Hình bên: các chức sắc GHPGVN đặt vòng hoa tưởng niệm tại lăng HCT - ảnh GHPGVN)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo của các nơi khác trên thế giới. Phật giáotôn giáoảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2005, hiện có gần 10 triệu tín đồ Phật giáo, còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường...”

Theo quy luật thì bất cứ một tôn giáo nào hay bất cứ một nhà nước nào cũng đều có quan hệ qua lại hay ảnh hưởng đến nhau là không tránh khỏi. Nhưng sự ảnh hưởng của nhà nước làm cho mất đi tính độc lập của một tôn giáo là một biến cố lớn của một xã hội hay một dân tộc đã được hình thành bởi tính lịch sử. Dân tộc Việt Nam được hình thành trong lịch sử và mang tính lịch sử đặc trưng và đây cũng chính là giá trị cơ bản trong cộng đồng các dân tộc của nhân loại. Phật giáo Việt Nam là một đặc trưng cơ bản, một giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam. Trong lịch sử thì tuổi thọ của một tôn giáo thường dài hơn rất nhiều lần tuổi thọ của một thể chế chính trị hay tuổi thọ của một loại hình nhà nước, bất kể đó là loại nhà nước kiểu gì.

Thực tế xã hội Việt Nam hiện nay thì Phật giáo đã chịu sự ảnh hưởng quá lớn của nhà nước. Mục đích của tôi không phải là chứng minh hay tranh luận về nhận định này. Đây là quan điểm của cá nhân tôi, một người dám chịu trách nhiệm truyền kiếp về thuyết nhân quả, dám chịu trách nhiệm về tính trung thực. Vấn đề tôi muốn nêu ra ở đây chính là hậu quả của việc đánh mất tính độc lập của Phật giáo Việt Nam đối với Phật giáo chân chính và dân tộc Việt Nam. Xã hội Việt Nam là một xã hội đa tôn giáo, mọi tôn giáo trong xã hội đều chịu sự ảnh hưởng khác nhau của nhà nước. Tôn giáo ít chịu sự chi phối của nhà nước hơn thì ít được ưu ái hơn và đồng thời cũng mang tính độc lập nhiều hơn. Phật giáo Việt Nam do tính lịch sử và do yêu cầu đối trọng với các tôn giáo khác nên đã chịu chi phối nhiều hơn và đồng nghĩa với ít tính độc lập hơn. Ví câu chuyện: Trong một gia đình có nhiều anh em, ai được cha mẹ ưu ái chiều chuộng hơn thì kẻ đó không còn là mình nữa và khi cha mẹ chết đi thì người anh em bị cha mẹ trước đây phân biệt hà khắc sẽ lại chính là người có bản lĩnh làm chủ gia đình.

Không một thể chế chính trị nào, hay không một nhà nước nào là vĩnh cửu chỉ có giá trị văn hóa của dân tộc là vĩnh cửu. Chính giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam đã góp phần cơ bản bảo vệ độc lập cho dân tộc Việt Nam, dù vô tình hay hữu ý từ phía nhà nước hay từ bản thân Phật giáo làm mất đi tính độc lập của Phật giáo là hủy hoại nền tảng lịch sử của dân tộc Việt Nam. Hậu quả của việc đánh mất tính độc lập của tôn giáo đang góp phần tạo ra tệ nạn trầm trọng vô phương cứu chữa trong xã hội ngày nay. Đây là một vấn đề ảnh hưởng tới mọi nơi, mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Một hình chiếu khác nhỏ hơn nhiều của hiện tượng này trong xã hội nhưng mọi người lại dễ nhân ra tai họa của nó. Đó chính là hiện tượng giới trí thức Việt Nam mất đi tính độc lập của mình, mất đi tính nhân bản của mình. Học vị, học hàm giả, nhân cách giả, trí thức giả…là một hậu quả nghiêm trọng nhưng nó cũng chỉ là quá nhỏ so với một tôn giáo bị đánh mất tính độc lập. Đánh mất tính độc lập của Phật giáo Việt Nam là đánh mất di sản cơ bản của dân tộc Việt Nam.

Hà Nội, 04/04/2013

HHS

 

Ý KIẾN PHẢN HỒI:

Một bài viết rất hay của LS Hà Huy Sơn. Có một điều mà bất cứ người phật tử nào cũng hiểu rất rõ rằng chính cách can thiệp, cách làm của nhà nước VN đối với Phật giáo từ hồi không công nhận GHPGVNTN và lập ra GHPGVN, đưa người của mình vào… là cách tàn phá đạo Phật tinh vi nhất. Ngày xưa nhớ mẹ mình vẫn hay nói ông này, ông kia sư CA… vv

Thực tế như chúng ta đã thấy, đa số dân miền Bắc đến chùa theo phong tục tập quán lâu đời, tín ngưỡng phần nhiều là mê tín dị đoan, đốt vàng mã, nhà lầu xe hơi cho người mất là học bên TQ còn có mấy người hiểu về đạo? Phật tử đến chùa đâu được nghe các Thầy giảng dạy về đạo, các Thầy ở chùa miền Bắc một số vẫn ăn mặn, đôi khi còn lén uống rượu… Ai là người đưa ra quy định là các Sư được ăn mặn và chỉ thỉnh thoảng ăn chay theo ngày lễ thì các phật tử hiểu rõ hơn cả và đó là ai thì ai cũng biết. Cũng chính vì điều này mà có một thời gian khi mình phát nguyện ăn chay trường thì rất nhiều người khi biết tỏ ra ngỡ ngàng và bảo các Sư bây giờ còn không phải ăn chay, Phật giáo không ăn chay, các Sư bây giờ chỉ kinh tế… vv.. sự hiểu như thế thì thử hỏi có buồn cho cái Đạo của mình không? Vị chân tu bây giờ hiếm mà ở miền Bắc còn hiếm hơn.

Dân miền Trung và Nam hiểu đạo hơn là bởi họ may mắn còn có các chùa của GHPGVNTN, và các chùa khác tuy không thuộc GHPGVNTN nhưng họ không bị tàn phá, bức báchgián đoạn mấy mươi năm như miền Bắc nên dân đến chùa vẫn được giảng dạy vào học đúng giáo lý của Đức Phật.

Một lần khi cùng các Thầy miền trong đi chùa Bái Đính mới, có Thầy đã nói với mình là ” Con có biết càng chùa to, tượng lớn như này là gì không con? Là thời kỳ mạt pháp đó con.” và Thầy cứ thắc mắc hoài sao đã có pho tượng Phật chính rồi mà họ còn làm quá nhiều pho tượng nhỏ để ở các hộc nhỏ trên tường làm gì, mình nói là nghe nói các doanh nghiệp đua nhau cúng tiến vào Thầy ạ. Thầy trầm ngâm nói rằng ” mỗi pho tượng này có thể cứu trợ được bao nhiêu người nghèo, mấy pho tượng gộp lại xây được những cây cầu xi măng cho dân sông nước… ” Mình thì tự nhủ trong lòng đã đến đã hiểu và chỉ một lần duy nhất thôi không bao giờ quay lại. Với mình đó không phải là chùa mà đó giống một điểm danh thắng đem tâm linh ra để kinh doanh không hơn không kém.

Năm nay nghe nói có quy định mới là các Thầy, Sư cô miền trong không được ra trú xứ ngoài miền Bắc nữa. Điều này là vi phạm tự do tôn giáo quá rõ còn gì. Không hiểu có phải vì mấy năm gần đây nhờ sự hoằng pháp và mở chùa giảng dạy đạo pháp ở ngoài miền Bắc của các Sư miền trong khiến các phật tử đi theo nườm nượp mà họ bàn nhau đưa ra cái quy định này hay không? Họ sợ mất dân, mất phật tử sao? Nếu đúng thì sao không làm điều tử tế? Một thực tế mà tất cả đều hiểu dù chẳng cần nói ra.

Bởi: Thoa ngày 10/04/2013 lúc 14:42

 

Tiêu chí: Đạo pháp-Dân tộc-CNXH là sự gán ghép khiên cưỡng.Đạo pháp là chủ thuyết của đạo Phật : Từ bi, không sát sinh, bât phản kháng mà đem gán vào đấu tranh giai cấp, cách mạng bạo lực, chuyên chính vô sản mà nghe được? Chưa thấy vị chân tu nào lên tiếng, chưa thấy vị học giả nào lên tiếng chỉ thấy bao cảnh hỗn loạn ở những nơi thờ tự như Bái đính, chùa Hương, đền Trần…Đó là hậu quả của Đạo pháp gán ghép với C.N.X.H Muốn trở về gốc Đạo, chắc phải mất vài chục năm nếu mọi tín đồ nhận biết từ lúc này. Chính trị đòi lãnh đạo tôn giáo là cách nghĩ của kẻ cướp . Mỗi tôn giáo đều có kinh sách, đã tồn tạiduy trì vài nghìn năm mà vài kẻ mới nứt mắt đòi lãnh đạo. Đức Phật sẽ cảm hóa được kẻ cướp nhưng phải chờ hàng thế kỷ, muốn nhanh đòi hỏi Phật tử tẩy chay các trò lừa bịp của các tà sư,( hiện nay chiếm tới 95%). Chỉ có tẩy chay là biện pháp hữu hiệu nhất. Cứu Đạo là cứu dân. Cấp cứu!

Bởi: doanhhoangduc ngày 11/04/2013 lúc 09:07

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2018(Xem: 7124)
06/06/2019(Xem: 13870)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.