Biển đông lặng sóng và thoát Trung về văn hóa

21/06/20183:55 SA(Xem: 24936)
Biển đông lặng sóng và thoát Trung về văn hóa

BIỂN ĐÔNG LẶNG SÓNG &
THOÁT TRUNG VỀ VĂN HÓA 
TT. Thích Nhật Từ | Giác Hạnh Hoa

thich nhat tuAi bảo đức Phật chỉ nói về tu? Để trả lời cho những quan điểm sai lầm ấy. Bằng những hiểu biết sâu sắc khi thâm nhập Kinh tạng của đức Phật mà TT. Thích Nhật Từ đã có bài pháp thoại với chủ đề: “Biển Đông lặng sóng - Thoát Trung về văn hóa’’.

Thượng tọa đã lấy sự kiện về việc phán quyết của Tòa án Hague về vụ kiện mà Philippines thắng toàn tập Trung Quốc về đường 9 đoạn tại biển Đông mà Trung Quốc vẽ ra.

Với 3 nội dung chính để phân tích cho phần I của chủ đề đó là: (I) Điểm qua dấu mốc của vụ kiện, (II) Tóm tắt về các nội dung phán quyết của tòa án Hague, (III) Chủ trương và phản ứng của Trung Quốc.

Phần I: liên quan đến chính trị và thế giới nhưng nó lại liên hệ rất quan trọng đến học thuyết xã hội Tứ trọng ân đức Phật đã dạy. Trong đó có: Ơn cha mẹ - khai sinh sự sống; Ơn thầy cô giáo - người truyền trao tri thức; Ơn tổ quốc - bao gồm nguyên thủ quốc gia yêu nước, thương dân và các nghĩa sĩ bảo vệ chủ quyền đất nước; Ơn đồng loại - đã tạo ra những giá trị giao hoán bằng các nghề nghiệp khác nhau.

Trải qua nhiều thế kỷ, người ta cứ nghĩ Phật giáotôn giáo tu rục, tu rị, đó là một cái nhìn rất thiển cậnsai lầm về tính đa diện của đạo Phật minh triết và đạo đức. Phật giáo bao gồm: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan, tu tập quan và giải thoát quan. Việc đánh giá sai lầm của một số quần chúng chỉ liên hệ đến một phương diện trong nhóm vừa nêu, đó là: tu tập quan. Còn các phương diện rất quan trọng mà đức Phật đóng góp cho tư tưởng của nhân loại đó là: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan qua hệ thống triết học đặc biệt của Ngài mà giới kinh doanh, giới tri thức, giới bình dân ít biết đến. Một phần là do đạo Phật bị ảnh hưởng bởi nghi thức đọc tụng được sử dụng trong các chùa chỉ chọn đọc vài ba kinh tín ngưỡng lại được diễn đạt bằng ngôn ngữ Hán - Việt vốn rất xa lạ với cộng đồng Phật giáo Việt Nam trong nước và nước ngoài.

Phần II: được hệ thống lại ở hơn 30 bài đã giảng trong hơn một thập niên qua mà Thượng tọa đã mạnh dạn chia sẻ ở nhiều góc độ khác nhau, với 6 nội dung chính:i) Nói không với các thần tượng sao Trung Quốc; ii) Bản sắc Việt phải được đề cao trong truyền thông; iii) Độc lập về chữ viết, văn học, nghi thức và tập tục; iv) Độc lập khỏi triết học của Trung Quốc; v) Độc lập khỏi Trung Quốc về hội họa, điêu khắc, kiến trúc; vi) Độc lập khỏi Trung Quốc về pháp phục.

Như đã nói ở phần I, một trong 4 trọng ơn là: ơn tổ quốc, cho nên khi đất nước lâm nguy, các tu sĩ Phật giáo và các Phật tử không được quyền rửng rưng, vô cảm, thờ ơ, vô tích sự, bàng quan. Ngày xưa, nhiều Thiền sư Việt Nam đã trở thành quốc sư cố vấn về chính trị, tôn giáo, triết học, xã hội cho nhà vua như trong thời đại Lý và Trần. Ngày nay với thể chế độc đảng ở Việt Nam không cho phép làm quốc sư nhưng cho phép các nhà sư làm đại biểu Quốc hội, lập pháp và giám sát bằng tiếng nói chính thức.

Do đó, khi đề cập đến độc lập chủ quyền của Việt Nam về văn hóa, đó không phải là chấp nhấtThượng tọa chỉ muốn đề cập đến việc làm đẹp bản sắc văn hóa Việt trong phạm vi tương tác trong khu vực và trên toàn cầu. Đó là cách thể hiện lòng yêu nước về phương diện văn hóa. Đức Phật đã có nhiều bài giảng đề cập đến quan điểm chính trị của Ngài về quản trị đất nước, về chuyển luân thánh vương, cai trị đất nước về pháp quyền. Rất tiếc là rất nhiều Phật tử không hề đọc đến những bài kinh này trong Tạng kinh mà lầm tưởng rằng đức Phật chỉ nói về vấn đề tu. Thực ra đề cập đến quản trị đất nước là tu về chính trị và xã hội nó không tách rời với đời sốngnhân sinh. Đó là chủ trương nhập thế rất sáng suốt của đức Phật. Cho nên cần phải nghiên cứu nhiều về Phật giáo để không qui kết các tu sĩ Phật giáo đề cao tinh thần yêu nước khi mà đất nước đang bị lâm nguy bởi những cuộc chiến tranh truyền thông.

Mời quý vị xem thêm một số pháp thoại có nội dung liên quan:




Bài đọc thêm:
Chính trường cần có những tiếng nói trí tuệ của Phật giáo
Đức Phật Thích Ca Biểu Tình Bất Bạo Động? (Thích Chân Tính)
Phật nói gì với người lãnh đạo đất nước? (Thích Chân Tính)
Phật tử có nên biểu tình? (Thích Chân Tính)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2018(Xem: 7965)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.