Phật giáo hay cơ hội giáo

12/07/20214:14 CH(Xem: 10703)
Phật giáo hay cơ hội giáo

PHẬT GIÁO hay CƠ HỘI GIÁO
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

an cu lieu quan
An cư tại chùa Từ Đàm Huế

Là một cư sỹ sơ cơ nhưng tôi lại có 1 suy nghĩ rất hồ đồ và ngu xuẩn khi tự đặt câu hỏi rằng trong mùa an cư kiết hạ này có bao nhiêu phần trăm quý thầy, quý sư cô, nói cách khác là các nhà sư đang toàn tâm, toàn ý, tập trung 100 % tâm trí cho tu học của mùa an cư kiết hạ trong suốt 3 tháng, từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 sắp tới. Tôi cứ hồ đồ nghĩ rằng, có khi chưa nổi 80% quý sư đang thực sự toàn tâm tu học. Tôi lại lẩn thẩn suy nghĩ, liệu có quý thầy quý sư cô nào tham gia trường hạ chỉ để “ghi điểm”, chỉ để có thêm tuổi hạ, chỉ để được lên Thượng tọa, Hòa thượng hay không. Liệu có quý thầy quý sư cô nào mong hết hạ để được ra để còn đi cúng hay không. Sẽ phước đức vô cùng cho Phật giáo Việt Nam nếu như hơn 90% quý thầy quý sư cô tập trung 3 tháng này để hết mình tu học, để thực hành lời Phật dạy, cho chính mình, để giác ngộgiải thoát, để sau khi kết thúc mùa an cư về chùa mình hoằng pháp. Nếu không như vậy có thể Phật giáo biến thành cơ hội giáo mất.

tuong phat thich ca
Tượng Phật Thích Ca ngồi thiền cao 81m, được khắc vào
vách đá núi Sam (Ảnh minh họa )

Tôi lại lẩn thẩn suy nghĩ rằng liệu có nhà sư nào đang kiếm tiền trong ngôi chùa mà quý thầy quý sư cô đang tu tập hay trụ trì hay không. Tôi vẫn nghĩ rằng không, hoặc nếu có thì rất ít, bởi khi đã có chí nguyện xuất gia thì đâu có màng đến tiền tài danh vọng nữa. Bởi hơn chúng tôi, những cư sỹ tại gia, quý thầy biết rất rõ đó là những con rắn độc. Mà nếu như nhà sư còn kiếm tiền trong chùa là có vẻ như đi lạc hướng và tiếp tay biến Phật giáo thành cơ hội giáo mất rồi.

Tôi viết ra như vậy vì nghe anh bạn tôi kể rằng có một vị sư kia mời anh đến và dạy cho anh cách kiếm tiền. Sư bảo, thầy mới xây bức tượng Phật này 1 phần và để dở dang. Rồi thầy mời các Phật tử, nhất là các doanh nhân, lãnh đạo đến thầy ra để thuyết trình và thế là người ta đua nhau mang tiến đến cúng. Tôi thật sự giật mình và không tin. Làm sao mà tin được chuyện vô lỹ này cư chứ. Xuất gia để tu chứ đâu phải để làm chùa to, Phật lớn. Xuất gia tức đâu có màng đến kiếm tiền, quyên tiền. Xuất gia tức phải tùy duyên thuận pháp chứ.

Tôi đến thăm rất nhiều số ngôi chùa, từ nam ra bắc. Một quan tâm của tôi là chùa đó có tam tạng kinh điển hay không, các quý thầy có đọc hay không, các Phật tử đến có đọc hay không, và ai đọc. Và các khóa tu có tổ chức thường xuyên không. Các buổi giảng pháp ở chùa đó có diễn ra đều đặn hay không. Tôi hơi buồn khi thấy có những chùa không có đủ bộ kinh Nikaya. Chuyện như đùa đúng không ạ. Tôi lấy làm tiếc khi có những chùa không giảng kinh, không tổ chức khóa tu cho Phật tử. Và chắc bạn đang đọc những dòng này cũng không tin. Còn đáng tiếc hơn nữa vì có những ngôi chùa có cả những bộ kinh đồ sộ nhưng còn mới tinh, không ai đọc. Cứ như rằng đó là đồ trưng bày trong viện bảo tàng. Nếu thật như vậy thi có khi Phât giáo tuyệt diệu khó bề phát triển.

thay cung
Một chúng sinh bị cắt đầu dâng trước bàn thờ để "người đàn ông"
mặc y áo tu sĩ Phật giáo cúng bái.
(ảnh minh họa cắt từ video clip)

Bạn tôi bảo, một số nhà sư chuyên chỉ lễ bái, rồi đi cúng. Như một nghề. Suốt ngày đêm cúng lễ. Anh ấy rất ít thấy sư ngồi thiền hay đọc kinh điển. Tôi nghĩ rằng bạn ấy nói đùa hay không hiểu đúng sự thật mà thôi. Mình là cư sỹ làm sao biết được chuyện của các thầy.

Lại nói đến chuyện thờ ai trong chùa. Câu hỏi nghe có vẻ ngớ ngẩn và có khi tôi ngớ ngẩn thật. Chùa là thờ Phật.  Phật ở đây dĩ nhiên là Phật Thích Ca Mâu Ni, bậc giác ngộ, đã giải thoát. Phật Thích Ca là người thầy đã tìm ra con đường và chỉ cho chúng ta cách thoát khổ. Vậy chùa là thờ Phật Thích Ca. Ấy vậy mà có những chùa thờ quá nhiều tượng. Thậm chí có chùa thờ cả vua, quan, tướng. Thậm chí có chùa thờ cả ông nọ bà kia. Những ai không phải là Phật, có lẽ nên thờ ở đền, miếu thì đúng hơn. Nếu không, tôi nghĩ, Phật giáo sẽ biến thành cơ hội giáo mất thôi. Phật giáogiáo dục. Phật giáo khác xa tín ngưỡng.

uong bia ruou
Các nhà tu hành liên hoan. Ảnh minh họa,
nguồn: internet. (vietinfo.eu)

Một người quen của tôi cam kết rằng có những vị sư ăn thịt chó, uống rượu. Mà là thường xuyên. Thậm chí còn xúi Phật tử giết gà để sư cúng cho. Tôi nghĩ rằng cậu ấy bịa. Làm gì có chuyện. Đã xuất gia rồi thì tâm quý thầy rất từ bi, sao có thể ăn thịt chúng sinh nhất là xúi dục cư sỹ sát sinh được. Chẳng lẽ vẫn có chuyện “Tối uống sâm banh, sáng sữa bò” nơi chốn tu hành này ư?

Tôi lại nghĩ, ở chùa nên dùng tiếng gì để viết các câu đối, các bức thư pháp, các thông tin. Chùa là để hoằng pháp và cho Phật tử đến tu tập. Vậy dĩ nhiên phải là tiếng Việt. Người Việt, nhất là giới trẻ cần tiếng Việt để học, để hiểu và để hành. Vậy mà nhiều chùa, nhất là ở miền bắc vẫn dùng chứ Hán, chữ Nôm chẳng đọc được, không hiểu viết gì. Tôi có hỏi 1 quý thầy tại sao không viết tiếng Việt vì chùa mới xây. Thầy bảo, phải dùng chữ Hán, chữ Nôm cho nó cổ kính. Trời ơi, thế thì có khi ngay cả các sư trụ trì và các thầy tu ở đó cũng không hiểu. Tôi giật mình: Thế thì chúng ta đang biến chùa thành bảo tàng chứ không phải là nơi tu tập mất rồi. Nếu cứ thế này đạo Phật sẽ thành đạo gì, Phật giáo sẽ thành gì giáo.

dai tang kinh
Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền
do HT. Thích Minh Châu dịch
(Ảnh: Thầy Thích Minh Thân gửi cho TVHS)

Tôi thực sự thực sự khâm phục Hòa thượng Thích Thanh Từ đã khôi phục lại được dòng thiền Trúc Lâm của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Tôi bái phục cố Hòa thượng Thích Minh Châu đã dịch toàn bộ kinh Phật ra tiếng Việt. Tôi muốn đảnh lễ hàng ngàn lần Hòa thượng Thích Nhất Hạnh vì đã làm sống lại Phật giáo, mang Phật giáo đến với giới trí thứcthế hệ trẻ trên toàn thế giới. Tôi rất tâm huyết với những việc làm rất cụ thểthiết thực của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm với chùa Bằng ở Thủ đô Hà Nội. Tôi vô cùng thích cách hoằng pháp và những việc làm vô cùng kỳ diệu và nhiệm màu của quý thầy trẻ hơn: Thầy Thích Phước Tiến và chùa Tường Vân, thầy Thích Chân Tính và chùa Hoằng Pháp, thầy Thích Nhật từ và chùa Giác Ngộ, thầy Thích Minh Đòng và chùa Hưng Khánh, sư cô Thích Quảng Khiết và chùa Tứ Kỳ của Hải Dương. Và còn bao nhiêu quý thầy quý sư cô đang làm đúng (chứ không làm trật), làm hết mình như những quý thầy này. Nếu trên  80% các ngôi chùa trên cả nước, nếu trên 80% quý thầy quý sư cô tu tập đúng, hoằng pháp đúng thì là phước báu của dân tộc Việt Nam ta rất lớn. Còn nếu sai, nếu trật thì Phật giáo sẽ đi về đâu.

Tôi là 1 cư sỹ rất sơ cơ nhưng thường xuyên nghe pháp thoại, đọc kinh, nghe kinh. Tôi cũng đang khuyến khích người thân, bạn bè, đồng nghiệp và các học trò như vậy. Bởi nếu không, đến ngày nào đó kinh sách sẽ thành nắm xương khô nằm trong viện bảo tàng. Và như vậy Phật giáo sẽ đi về đâu.

Tôi ngồi và luôn nghĩ đến câu trả lời của Thủ tướng Nhật Bản khi được hỏi tại sao ở Nhật nhiều chùa thế. Ông bảo rằng có nhiều chùa để bớt đi nhà tù. Mà nước Nhật là thế thật. Không chỉ có nhiều chùa to tượng lớn mà Nhật Bản còn có hệ thống quý tăng ni tài năng đức độ nữa. Thế mới đủ, mới đúng. Nếu không chùa lại thành bảo tàng hay nơi du lịch tâm linh để kinh doanh chứ không phải nơi tu tập. Tôi mong ước và mơ đến một ngày nào đó sẽ nghe được những tuyên bố phụng hưng Phật giáo như vậy từ lãnh đạo cao cấp nhất của nước Việt Nam. Và khí đó nước ta, dân tộc ta chắc chắn được quay lại thời Lý Trần tuyệt vời.

Chiều chủ nhật tôi ngồi từ 14h đến 17h30 để hàn huyên với một anh bạn quen chưa lâu tên là Nam. Anh bảo tôi rằng nếu một người đun, trăm người quạt thì không bao giờ nước sôi có thể nguội được. Chi bằng dập lửa đi và rút củi ra. Anh ấy rất mong rằng số lượng người ủng hộ chánh pháp ngày càng tăng lên, số lượng chùa thực sự tu tậphoằng pháp tiến dần đến con số 100%.

Tôi tự nhiên nhớ đến chùa Quán Sứ của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến của chúng ta. Mà nghĩ đến Quán Sứ tôi không thể không nhớ về cố Hòa thượng Thích Trí Hải. Công lao của Hòa thượng lớn vô cùng và chắc rằng ai cũng đã biết. Tôi chỉ muốn kết thúc bài viết này bằng những câu nói chí tâm, chí cốt, từ đáy lòng Hòa thượng. Chỉ 4 câu thôi mà tôi luôn giật mình thon thót mỗi khi ngồi nhớ lại để nhắc mình cần phải làm gì. Mỗi ngày.

“Những phường phái đạo ta đây
Nào đâu có phải ma này, quỷ kia
Trùng sư tử chẳng lìa sư tử,
Đục cho cùng cả bộ xương hom”.
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng (*)

(*) 

Tác giả sinh quán tại Thái Bình, có học vị Tiến sĩ hiện là Chủ tịch Tổng Giám Đốc Công ty CP sách Thái Hà Books, Hà Nội



BÀI ĐỌC THÊM:
http://thuvienhoasen.org/a13612/khi-thay-cung-len-ngoi 
http://thuvienhoasen.org/p22a21706/5/12-thay-tu-thay-chua-hay-thay-cung

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2018(Xem: 7255)
06/06/2019(Xem: 14146)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.